Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Luận Đề 3

30 Tháng Tư 201300:00(Xem: 8063)
Luận Đề 3
KHAI TỔ THIÊN THAI TÔNG
THIÊN THAI TRÍ KHẢI

THIỀN VÀ CHỈ QUÁN

 PAUL L. SWANSON biên soạn
TỪ HOA NHẤT TUỆ TÂM biên dịch
thienquanvachiquan-bia2

Luận đề III
CHUYỆN GÌ ĐANG DIỄN BIẾN NƠI ĐÂY?
THIÊN THAI TRÍ KHẢI DU HÍ TRÊN VĂN NGHĨA
(Paul L. Swanson)

 Khi biên soạn bản dịch hai tác phẩmảnh hưởng lớn của Thiên Thai Trí Khải (538-597) là Pháp Hoa Huyền Nghĩa 法華玄義, và Maha Chỉ Quán摩訶止觀, một trong những mối quan tâm chính của tôi là tìm ra xuất xứ những dẫn chứng từ các bản kinh, và đưa những dẫn chứng nầy trở lại chỗ đứng thích hợp trong dòng văn. Dường như với tôi, một yếu tố quan trọng trong việc phiên dịch và chú dẫn để những dẫn chứng không trở nên lẽ loi và lạc đề – bản dịch không những phải phản ảnh, mà một cách nào đó, ứng hợp được với mạch văn đưa ra dẫn chứng. Việc nầy liên quan đến câu hỏi về nguyên nghĩa của đoạn văn dẫn chứng (như thường được hiểu), và xuất xứ của đoạn văn dẫn chứng thực sự chính xác hoặc là đã được hoán chuyển, cắt xén, và thay đổi nghĩa.

 Lần dò và so sánh để tìm nguồn gốc những đoạn kinh Thiên Thai Đại Sư trưng dẫn, đôi khi tôi giật mình vì dường như xuất xứ ghi lại không chính xác. Chuyện nầy đưa ra một số nghi vấn. Thiên Thai Trí Khải thường căn cứ vào bản kinh nào nhất, và tại sao?. Khi những bản kinh nầy có vẻ như bị “trưng dẫn một cách sai lạc”, thì có thể đây là một việc làm cố ý chăng?. Nếu như vậy, ý nghĩa của đoạn văn là gì, và việc nầy nói lên điều gì về tư tưởngbiệt tài sáng tạo của đại sư?. Chúng ta phải áp đặt bao xa những phỏng đoán và những lề lối trí thức hiện nay đối với ngày xưa?.

 Trong bài viết nầy, tôi sẽ thâm cứu những đoạn văn chọn lọc trong hai tác phẩm “Pháp Hoa Huyền Nghĩa”, và “Maha Chỉ Quán”, so sánh cẩn thận những dẫn chứng trong các bản văn của Thiên Thai Trí Khải đối với những bản của Taisho.[1] Sau đó, tôi sẽ luận về cách thức và ý nghĩa trong việc sử dụng kinh văn của đại sư.

 Thêm vào những nhận xét nói trên – liên quan đến các phương pháp Thiên Thai Trí Khải dùng để chú giải các bản kinh đại sư [có trong tay], tôi rất cố gắng để có thể phiên dịch chính xác theo lối văn thời nay những tác phẩm của đại sư – tôi cũng mong muốn nói đến (như phần phụ chú) một lối nhìn khác đối với đề mục nầy, tức là những vấn đề tôi gặp phải trong khi biên soạn những luận đề về các tác phẩm của Thiên Thai Trí Khải qua Nhật ngữ và Anh ngữ. Tôi đã viết về đề tài nầy dưới dạng Nhật ngữ trước kia, đến nay chỉ viết lại cùng đề tài dưới dạng Anh ngữ. Tôi bất chợt khám phá ra rằng không khi nào có thể viết “cùng một trang giấy” với hai ngôn ngữ khác nhau – tức là tôi không chỉ làm cái việc giản dị là “dịch” các bài viết tiếng Nhật [sang tiếng Anh]. Ngay

cả nói “cùng một chuyện” tôi muốn nói với hai ngôn ngữ, tôi cũng khó làm được. Tôi nghĩ đến những người phải sử dụng thêm một ngôn ngữ khác khi làm việc (hoặc ngay cả với cùng một ngôn ngữ nhưng với hai lối [diễn đạt] xưa và nay), đặc biệt các loại ngôn ngữ không liên hệvới nhau. Ngẫm nghĩ về những lý do đưa đến hiện tượng khó nói nầy khiến tôi nghĩ ra một số yếu tố góp phần, mặc dù có thể sẽ ở mức độ lấn lên nhau: sự khác biệt và tương tự giữa những từ hoặc âm đưa đường ý tưởng của người đọc qua nhiều ngả rẽ; sự khác biệt trong tư tưởng, nền tảng văn hóa, và trong những mớ “hành trang” cột cứng vào ngôn ngữ; và những khác biệt trong hàng thính giả đã tạo nên ảnh hưởng đối với chiều hướng, [mức độ] tuôn chảy, và nội dung của buổi nói chuyện. Tôi đi đến kết luận rằng những yếu tố nầy đều quan trọng như nhau đối với việc thâm cứu và phiên dịch những bản văn xưa, đưa ra sự tranh luận quan trọng chống lại ý kiến cho rằng lối dịch thẳng từng chữ một mới trình bày đúng đắn bản văn. Chỗ nầy cũng hàm chứa cái hiểu của riêng chúng tôi đối với những tác phẩm của Thiên Thai Trí Khải, cũng như đối với uy tín và cách thức đại sư sử dụng các bản kinh.

PHÂN TÍCH CHI TIẾT VỀ ĐƯỜNG LỐI

THIÊN THAI TRÍ KHẢI SỬ DỤNG BẢN KINH

 Cách thức đầu tiên của tôi khi so sánh những bản văn của Thiên Thai Trí Khải với xuất xứ những đoạn kinh đại sư dẫn chứng là chia chẻ và chắp vá bản văn theo lối xưa. Phương pháp nầy khiến bản văn bị cắt ra từng mảnh và đưa vào từng cột; sau đó lại cắt từng đoạn kinh dẫn chứng ra, và đưa vào những cột nầy khi thấy chúng tương ưng. Cách thức làm việc nầy không những khiến cho sự so sánh được chi li và thấu đáo mà còn có thể cho thấy khái quát về đường hướng của bản văn, đưa ra cái nhìn về sự cân xứng của phần dẫn chứng đối với bản văn, và cung cấp những xuất xứ sâu rộng, có lợi cho việc tham cứu về sau.

 Sau đây là phần phân tích về những đoạn văn tiêu biểu[2], hầu hết từ hai tác phẩm lớn là Maha Chỉ QuánPháp Hoa Huyền Nghĩa, cho thấy cách sử dụng kinh văn của Thiên Thai Trí Khải.

I. Phật tánh [là cái có thể] dạy cho chúng sinh được hay không, thấy trong bài giới thiệu của tôn giả Quán Đảnh[3] trong Maha Chỉ Quán (T46, 3a 11-b2). Phần nầy để trả lời nghi vấn: Làm thế nào có thể thuyết giảng về Phật tánh là cái bất tư nghị, vượt trên ngôn từ, và chúng ta có nên cố công làm [việc thuyết giảng nầy] chăng?. Những nghi vấn trưng dẫn lời kinh rằng “không thể nào dùng ngôn từ để diễn tả” Pháp (Kinh Pháp Hoa, T9, 10a-4), “bất khả thuyết” (kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 733c9-20), và “bất khả thuyết, bất khả tư nghị (Kinh Duy Ma Cật, T14, 548a 8-11 hoặc 540a 17-21). Tôn giả Quán Đảnh đã trả lời bằng cách trưng dẫn 12 đoạn trong cùng những quyển kinh mà bên nghi vấn đã đưa ra, cũng như từ những bản kinh văn khác (như Mula-madhyamaka- karika,Visesacinti-brahma-pariprccha-sutra, Pravara-devaraja-pariprccha-sutra) để nhấn mạnh rằng Phật tánh là cái có thể dạy được. Những điểm sau đây rất đáng lưu ý:

1. Dùng chính đoạn kinh bên những người đưa nghi vấn dẫn chứng, để cho thấy rằng thực sự đoạn kinh nầy hàm chứa ý nghĩa Phật tánh là cái có thể dạy được.

 a. Bên đưa nghi vấn mở đầu câu hỏi với một đoạn trong phẩm “Phương Tiện” kinh Pháp Hoa, mặc dù không nói rõ đây là đoạn kinh dẫn chứng. Tôn giả Quán Đảnh đưa ra phần dẫn chứng thứ ba nằm ngay ở dòng kinh tiếp theo đoạn kinh mà đối phương đưa ra, chỉ ra cho người thấy rằng “Phật thường dùng phương tiện thiện xảo để thuyết pháp” (T9, 10a5).

 b. Tôn giả Quán Đảnh trước hết dẫn chứng đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn, gồm có những dòng kinh đối phương đưa ra, rằng: “vì nhân duyên mà thuyết” (T12.733c 19-20).

 c. Phần dẫn chứng liên quan đến kinh Duy Ma Cật của bên đưa ra nghi vấn thấy ghi trong dẫn chứng thứ 7 của tôn giả Quán Đảnh, rằng: “giải thoát [không][4] khác tánh của văn tự” (T46.3a 24-25) (đọc phần tranh luận theo sau).

2. Một vài vấn đề:

 a. Tôn giả Quán Đảnh trưng dẩn ẩn dụ về màu của chất sữa trong kinh Đại Bát Niết Bàn (T12, 688c 15-24) để nhấn mạnh rằng chân đế (paramartha-satya) có thể được thuyết giảng. Tuy nhiên, ẩn dụ trong kinh ghi rằng việc cố công giải thích màu sữa cho người mù [bằng cách dùng những vật tương tự như] vỏ sò, bột gạo, tuyết, chim hạc trắng... không thể thành công vì người mù chưa từng “nhìn thấy” được “màu trắng”. Kinh kết luận rằng người ấy thực không biết được màu của sữa, cũng như việc cố công nói về các tánh thường, lạc, ngã, tịnh của Niết Bàn cho một người ngoại đạo, thì những người nầy sẽ không bao giờ hiểu. Như vậy, mặc dù các ẩn dụ đưa ra sự dung hợp việc dùng văn ngôn để giải thích điều [mà chính ra] phải được trực nghiệm, đây vẫn còn là tiếng vang vọng để chứng minh rằng “chân đế có thể được thuyết giảng”.

 b. “Thắng Thiên Vương bát nhã ba la mật đa kinh” (Pravara-devaraja-pariprccha- sutra) được dẫn chứng: “Mặc dù tánh của đà la nivô ngôn, nhưng văn tự [có thể làm công việc] biểu hiện được [ý nghĩa] của đà la ni” (T8, 720c5-6); và tôn giả

 Quán Đảnh cho rằng chỗ nầy trình bày thế đế (samvrti-satya) có thể được thuyết

 giảng. Tuy nhiên, hai dòng kinh tiếp theo sau dòng kinh trên lại nói rằng: “đại trí tuệ bát nhã lực thì vượt trên chữ và lời”. 

 c. Câu trả lời của tôn giả Quán Đảnh về phần dẫn chứng từ kinh Duy Ma Cật của đối phương dựa vào ít nhất là từ hai đoạn kinh. Thường thì đưa về đoạn kinh trong phẩm thứ ba, T14.540c18-20, gần câu dẫn chứng thứ hai của đối phương. Chắc chắn rằng những từ tìm thấy trong Maha Chỉ Quán hầu hết là những từ thấy ghi trong đoạn kinh nầy, ngoài việc lướt qua bốn chữ quan trọng là “Vô Hữu Văn Tự”, và nhóm chữ nầy nhấn mạnh trên sự độc lập của giải thoát vượt trên chữ và lời. Mặt khác, đoạn văn (T14, 548a 11-15) theo liền sau câu dẫn chứng thứ nhất của đối phương trong phẩm thứ 7, kinh Duy Ma Cật, dùng những từ khác để nói cùng một ý (tất cả ngôn ngữ, văn từ đều là tướng giải thoát), làm vững vàng lập trường của Thiên Thai Trí Khải trong tác phẩm Maha Chỉ Quán, trong câu “không thể nói giải thoát tách rời ngôn từ”. Như vậy, mặc dù các chữ dùng trong câu [dẫn chứng] của phẩm thứ 3 kinh Duy Ma Cật gần hơn câu dẫn chứng trong Maha Chỉ Quán, nội dung của câu – phải dùng ngôn từ để thuyết nghĩa giải thoát – thì gần hơn câu trong phẩm thứ 7. Thực khó mà khẳng định tôn giả Quán Đảnh muốn nói đến chương mục nào – có thể cả hai chăng?.

3. Các tiểu tiết khác:

 a. Trong một dẫn chứng từ kinh Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (Visesacinti- brahma-pariprccha T15.50c15-16), chữ thường được ghi là luôn luôn trong Maha Chỉ Quán. Đây chắc chắn là lỗi thuộc ấn loát vì hai chữ thoạt nhìn tương tự, nhưng không quá làm thay đổi nghĩa.

 b. Dẫn chứng thứ 10 của tôn giả Quán Đảnh từ kinh Pháp Hoa (T9, 20a 15-20). Các nhóm chữ (“đến, đi, ngồi, đứng”, “luôn thuyết diệu pháp”, và “tuôn mưa pháp”) được lấy từ những thứ tự khác nhau trong nguyên bản, nhưng không làm thay đổi ý nghĩa. Đây là một thí dụ có vẻ khác thường từ một đoạn văn thay vì từ một dẫn chứng trực tiếp từ kinh Pháp Hoa.

 c. Dẫn chứng thứ 11 bắt đầu bằng câu “kinh Pháp Hoa luôn nói rằng” nhưng không dẫn chứng kinh cho đến câu tiếp theo[5].

 d. Ngoài ra, một cách tổng quát thì những dẫn chứng khác từ các bản kinhchính xác.

II. Thường tọa tam muội và kinh Văn Thù (T46. 11a-12a):

 Thiên Thai Trí Khải dựa vào hai bản kinh để giải thích thường tọa tam muội là “Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Maha Bát Nhã Ba La Mật Kinh” (Saptasatika-prajnaparamita-sutra, T. no. 233), và “Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh” (Manjusri-pariprccha, T. no.40, 468)[6]. Nội dung bài giảng hầu hết dựa vào hai bản kinh nầy mặc dù các đề mục đôi khi không ghi rõ là dẫn chứng từ kinh. Chỗ nầy cũng không ngạc nhiên lắm vì Thiên Thai Trí Khải tuyên bố rằng chú giải của đại sư dựa vào hai bản kinh nầy. Điều quan trọng cần đưa ra ở đây là tác phẩm Maha Chỉ Quán thường viết tắt và sâu kín, việc tham khảo nguyên bản có thể cung cấp những chi tiết cần thiết để làm sáng tỏ bản văn Maha Chỉ Quán.

 Có một đoạn văn Thiên Thai Trí Khải giảng về “Quán Nghiệp” (T46, 11c25-12a1) rất giống với “Văn Thù Sở Thuyết Kinh” (T8, 728b-c), dù rằng đoạn văn nầy không cho biếtdẫn chứng kinh. Ở đây, tất cả những câu văn đều lấy từ kinh, nhưng đại sư nhảy từ đoạn nầy qua đoạn khác, phần nầy qua phần khác mà không thấy bản văn ghi là đại sư dùng chữ lấy từ kinh. Người đọc tự hỏi có phải là vì thính chúng đã quá quen thuộc với nội dung của bản kinh, và có thể tự điền vào chỗ trống cho nên đại sư chỉ cần giảng lướt qua; hoặc là đại sưdụng ý nên chỉ chọn những đoạn kinh tương ưng. Trong hai trường hợp nầy, tôi thiên về trường hợp thứ nhất nhiều hơn, vì thế nên chúng ta cần phải quen thuộc với nội dung các bản kinh, và các đoạn kinh mà Maha Chỉ Quán căn cứ vào để có thể hiểu được tác phẩm nầy một cách đầy đủ.

 III. Thường hành tam muộiBát Chu Tam Muội (Pratyutpanna-samadhi-sutra)

 Về thiền hành tam muội (T46, 12a 19-13a 23) cũng như trong phần II đã nói trên, ngoài những điểm đặc biệt dưới đây:

1. Tất cả những dẫn chứng trong phần nầy hoặc lấy từ kinh Bát Chu Tam Muội (T50. no. 418, esp. 13.904-909) – là bản văn cổ về Bát Chu tam muội, còn gọi là chư Phật lập tam muội – hoặc từ Thập Trụ luận (Dasabhumika-vibhasa-sastra, T. no. 1511, 13.20-122), đặc biệt mục 25 của bản văn nầy (T26. 86a-90a), gồm những bài luận về Bát Chu tam muội hoặc niệm Phật tam muội. Một mặt thì đây là điều có vẻ khác lạ đối với Thiên Thai Trí Khải, là người thường nhuận sắc các bản văn của đại sư với những dẫn chứng từ các bản kinh Pháp Hoa, Đại Bát Niết Bàn, và Đại Trí Độ Luận. Một mặt thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì đây là phần phân tích về một đề mục đặc biệt là “thường hành tam muội”, và hai bản văn Bát Chu tam muội, và Thập Trụ Luận là những tư liệu quan trọng cho việc thực tập.

2. Thay vì dẫn chứng toàn bộ kinh hoặc nguyên văn một đoạn luận dài, Thiên Thai Trí Khải thường có khuynh hướng tóm tắt hoặc chọn lựa những câu có thể biểu thị được ý nghĩa liên quan đến phần giải thích. Cũng vậy, thay vì bố cục nội dung của các tư liệu nầy theo thứ tự sẳn có, đại sư thường đi từ chỗ nầy sang chỗ khác, rồi thường xuyên trở về đoạn kinh chính.

Thí dụ, trong đoạn văn mở đầu (12a 21-22) Thiên Thai Trí Khải dùng chữ “Phật lập” là từ thường thấy trong kinh Bát Chu tam muội (903c13, 904b22, 905a4-5), và đi thẳng vào đoạn kinh 905c 16-18 để trình bày ba đặc tính về cái thấy của hành giả

Lại nữa, trong phần giải thích về những khía cạnh của Ý (12b24-c28) trong tam muội nầy (sau khi luận về Thân và Khẩu), đại sư căn cứ vào một đoạn văn dài trong kinh Bát Chu Tam Muội (T13, 905a1-906a11), nhưng đi từ phần nầy sang phần khác, không nhất định phải theo thứ tự. Thí dụ, đại sư luận về quán chiếu 32 tướng hảo của Phật (12b27), nhưng kinh Bát Chu Tam Muội không nói đến chỗ nầy cho đến nửa đoạn kinh (905b16), cũng như có nhiều câu dẫn chứng được đưa ra ở phần sau trong khi thực sự xuất hiện ở đoạn kinh mở đầu. Tóm lại, những câu kinh mà đại sư chọn lọc để trình bày chỉ chiếm khoảng 10% chiều dài của bản kinh, và sự tóm lược của đại sư, với một cách thức nào đó, hoặc là với chú thích, hoặc là với phần thêm vào bản văn để làm rõ nghĩa, đã làm chính xác và đầy đủ những liên quan đối với phương pháp tu tập

Có nhiều chỗ Thiên Thai Trí Khải nói những câu ngắn gọn về một loạt ẩn dụ hoặc những đề mục của bản văn, những câu ngắn gọn nầy tự nó khó rõ nghĩa nếu người đọc không quen thuộc với nội dung hoặc với những đoạn văn dài hơn lấy từ nguyên bản. Thí dụ, sự phân tích của đại sư về tam muội nầy qua “giả” liên hệ đến sáu ẩn dụ từ kinh Bát Chu Tam Muội (905a-c). Ẩn dụ thứ nhất được dùng như sau: “Ví như trong mộng người kia vui mừng khi thấy được bảy loại châu ngọc, quyến thuộc; sau khi tỉnh giấc, người ấy cố nhớ lại, nhưng không biết được những cảnh thấy được đã [tan biến] vào đâu. Hãy tưởng niệm Phật cùng một cách như vậy.”(12c8-10). Cách giản lược của Thiên Thai Trí Khải khiến người đọc khó [hình dung được] vai trò của ẩn dụ đối với sự tưởng niệm chư Phật, nhưng một chú giải đầy đủ được thấy trong Dasabhumika-vibhasa-sastra (905a-c), giải thích rằng hành giả niệm Phật tương tự như mộng, trong đó thấy ngọc ngà, quyến thuộc... Khi dịch đoạn văn nầy, một đoạn văn hoặc một chú thích đầy đủ cần đi kèm theo để làm rõ nghĩa [7]. 

 Thêm một lần nữa, Thiên Thai Trí Khải kết thúc tất cả [những gì đã nói] trong đề mục nầy với sự xác quyết: “Nếu con người không vun trồng một pháp [thiền] như vậy, con người sẽ mất đi vô lượng của báu khiến trời và người sẽ buồn rầu. Ví như một người nghẹt mũi ngửi hương chiên đàn nhưng không cảm nhận được hương vị, hoặc như một người dân quê chỉ muốn đổi một chú bò con lấy hạt châu ma ni vô giá.” (T46. 13A 21-23). Cả hai người trong ẩn dụ nầy – người nghẹt mũi và người dân quê – cũng thấy ghi trong một loạt ẩn dụ trong kinh Bát Chu Tam Muội (907a-908b). Cả hai đều được tóm lược và chỉ khi nào đọc toàn bộ chú giải trong kinh[8] thì mới biết tri ân

Dường như Thiên Thai Đại Sư cho rằng thính chúng sẽ lập tức nhận ra và hiểu được những ẩn dụ nầy, rất giống với những thính giả thời nay một khi nghe một loạt ngụ ngôn như “chó sói đến” (crying wolf), “sủa nhầm cây” (barking up the wrong tree), “nàng tiền” (material girl), “đầu gỗ” (Butt-head) thì liền cảm nhận được. Nói cách khác, khán thính giả thời nay cần được giải thích rõ ràng những nhóm chữ “người dân quê đánh đổi một chú bò” hoặc “mộng thấy thất bảoquyến thuộc, và sinh tâm vui mừng” thì mới có thể hiểu được ý nghĩa.

Ở đây, người ta có thể đặt câu hỏi: Khi Thiên Thai Trí Khải tóm lược hoặc chọn câu nầy mà không chọn câu kia, có phải chăng chỉ chọn những câu mà đại sư nghĩ rằng quan trọng, hoặc đại sư nghĩ rằng thính chúng đã quen thuộc với bản văn, và họ có thể tự bổ túc thêm chi tiết?. Có phải đại sư đã cố ý nhấn mạnh những điểm [quan trọng], hoặc sự tóm lược của đại sư có thể tượng trưng cho toàn bộ?. Nhiều chỗ cho thấy những ẩn dụ như trên được đưa ra ở đoạn cuối, hẳn nhiên là đại sư chỉ muốn đưa ra một chỉ điểm, và cho rằng thính chúng đã quen thuộc với phần còn lại. Trong những đoạn văn khác thì không hẳn là như trên. Khi dịch những đoạn văn như vậy, người dịch phải cân nhắc là nên đưa ra bao nhiêu phần nguyên văn để giúp người đọc thời nay có đủ tư liệu để có thể hiểu và giải thích bản văn. Hầu hết các trường hợp, một sự phiên dịch gọi là “dịch sát” nhiều lắm là chỉ nắm được nghĩa mặt ngoài, còn lại thì chỉ là một nhóm văn từ lộn xộn, vô nghĩa.

3. Những dẫn chứng của Thiên Thai Trí Khải ở phần nầy thì rất chính xác, thí dụ như trong Maha Chỉ Quán. Đại sư không có thói quen chung dẫn chứng sai lạc của một số luận giả. Có một vài chỗ đại sư rời nghĩa đen để đưa ra nhiều ý nghĩa hy hữuchính xác.

Một chỗ dẫn chứng gọi là “không chính xác” nhưng hàm chứa nhiều lý hy hữu thấy gần đoạn cuối trong mục nầy (12c22), ghi lại là “tâm kiến Phật” 心見佛thay vì “tâm thị Phật”心是佛. Đây hẳn là lỗi ấn loát vì chữ “kiến” thoạt nhìn rất giống với chữ “thị”. Tuy nhiên, trong Maha Chỉ Quán, một câu đi liền với chữ Phật bị lướt qua, và ghi lại trong câu tiếp theo, bắt đầu với chữ “tâm”. Điều nầy khiến cho các người hiệu đính bản Taisho ngắt câu [lầm chỗ], “Phật tâm”佛心trở thành “tâm kiến Phật tâm”心見佛心, cách nhấn câu như vậy không thể là từ chân bản.

Trong Maha Chỉ Quán cũng thấy có một vài dòng (12c27) dẫn chứng bài kệ từ kinh Bát Chu Tam Muội (909a 7-8). Dòng thứ nhất đọc là đắc giải thoát得解脫thay vì giải đắc đạo解得道nhưng nghĩa không quá đổi khác. Dòng thứ hai ghi là “Tâm không nhiễm thì gọi là tịnh”, thay vì là “tâm tịnh, minh, và không nhiễm”. Sự khác biệt nầy có thể do sự lầm lẫn khi nghe đại sư thuyết giảng, vì hai chữ “danh” 名 và “minh” 明thì đồng âm.

Ngoài ra, một câu dẫn chứng từ Thập TrụBà Sa Luận (Dasabhumika-vibhasa-sastra 26.86a14-15) dùng cặp chữ “tham đắm” thay vì “ô nhiễm”, tuy vậy, cũng không làm nghĩa quá khác đi. Tóm lại, khác với những chương khác trong Maha Chỉ Quán, không có đoạn văn nào trong chương nầy cho thấy rằng Thiên Thai Trí Khải vô tình hoặc cố ý đổi chữ hoặc ghi lầm xuất xứ.

4. Đối với ba trong bốn tam muội còn lại (và hầu hết những chỗ khác trong tác

phẩm Maha Chỉ Quán), Thiên Thai Đại Sư dùng Tam Đế – Không, Giả, Trung – để giải thích Bát Chu Tam Muội, đưa ra một lối nhìn và phân tích đầy sáng tạo. Tam Đế, hẳn nhiên, không thấy trong Bát Chu Tam Muội, mặc dù đại sư nói rằng [Tam Đế] ẩn tàng trong kinh nầy.

Sau khi nói tổng quát về nội dung của tam muội, và những quy tắc đòi hỏi đối với Thân và Khẩu, Thiên Thai Trí Khải đưa ra sự phân tích về Ý trong mặt thực hành. Lối phân tích của đại sư chia làm ba phần: quán tánh Không của vạn pháp, gồm cả vị Phật đang được quán; quán tánh Giả của vạn pháp, [gồm cả sự vật đang được quán]; và nhận ra Trung đạo, rằng vạn pháp gồm cả Không và Giả, hoặc với văn ngôn của Thiên Thai Trí Khải, “ba pháp nầy không thể lập nghĩa [qua lời] – tất cả đều là kết quả của niệm. Và mặc dù con người [giả] lập sự hiện hữu của niệm, chúng rốt ráo Không, và thiếu tự ngã. (12c24-25). Thiên Thai Trí Khải rút ra những đoạn kinh khác từ Bát Chu Tam Muội, và giải thích một cách đầy sáng tạo qua tên gọi Tam Đế. Thí dụ, đại sư nói đến một ẩn dụ về một người thanh niên mộng thấy ân ái với một người đàn bà sống trong thành Sravasti mà anh chàng mơ ước, nhắm mục đích trình bày các pháp, ngoài tánh rốt ráo Không, còn có cái nghĩa Giả tạm (anh chàng nầy nhận ra rằng cô nàng chẳng hề [thực sự] đến, và anh cũng chẳng hề [thực sự] đi đâu, dù rằng anh cảm thấy vui thú [như cô nàng thực sự có mặt]. Phương pháp đoạt được “huyền nghĩa” 玄義của kinh là một trong những mặt hy hữu của cách thức Thiên Thai Trí Khải sử dụng kinh điển – đó là, cho thấy rõ ràng đại sư thấy được giáo pháp Tam Đế ẩn chứa trong bản kinh không thuyết giảng rõ rệt về Tam Đế

IV. Phân tích về Sở Tri Chướng - Jneyavarana 

Thiên Thai Trí Khải đưa ra một số xuất xứ khác thường trong phần cuối Maha Chỉ Quán (T46. 85b) khi luận về phiền não chướng (klesajneyavarana)[9]. Trước hết, đại sư dẫn chứng kinh Đại Bát Niết Bàn, là bản kinh đại sư thường xuyên căn cứ vào, sau đó lại nói đến Bồ Tát Địa (Bodhisattva-bhumi, T. no. 1581), và từ Nhập Đại Thừa Luận (T. no.1634), là hai bản văn đại sư ít khi dùng đến. Với Bồ tát Địa (Bodhisattva-bhumi) thì không trích nguyên văn, nhưng chỉ tóm tắt hoặc lấy những từ chính. Thường thì khó mà nói chính xác Thiên Thai Trí Khải căn cứ vào đoạn văn nào, hoặc là đại sư chỉ lấy đại ý của toàn thể bản văn. Những dẫn chứng từ Nhập Đại Thừa Luận (T32. 45C12-16), mặt khác, hoàn toàn chính xác mặc dù có một lần đại sư nối hai câu ở hai đoạn khác vào nhau.

Tóm lại, phần nầy là một thí dụ về cách thức Thiên Thai Trí Khải dựa vào bản văn mà đại sư không thường dẫn chứng. Như thường lệ, những “dẫn chứng” của đại sư là “tóm tắt” hơn là trích nguyên văn (ngoại trừ trong Nhập Đại Thừa Luận).

V. Tứ Nhất 四一trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa (T33, 691c22-692a1)

Đoạn văn nầy dẫn chứng kinh Hoa Nghiêm, kinh Duy Ma Cật, kinh Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn, và Đại Trí Độ Luận làm nền tảng cho học thuyết về Tứ Nhất của Thiên Thai Trí Khải là Giáo Nhất 教一, Hành Nhất 行一, Nhân Nhất 人一, và Lý Nhất 理 一. 

a. Bản văn dùng để dẫn chứng cho học thuyết Giáo Nhất, rằng “tất cả pháp gồm thâu trong Đại Thừa”, đưa về cho sự giải thích Bát Nhã, với Thiên Thai Trí Khải, là Đại Trí Độ Luận. Tuy nhiên, tôi chưa thể tìm được câu văn đúng y như vậy trong bộ luận nầy, ngoại trừ một câu tương tự nói rằng “Ngồi trên [xe] Đại Thừa, hành giả đắc nhất thiết trí, và chuyển pháp luân”.

b. Bản văn dùng để dẫn chứng cho học thuyết Hành Nhất, rằng: “hiểu rất rõ ràng tất cả những đặc tính của thực tại... đây là phổ hạnh của chư Bồ tát”, là một dẫn chứng trực tiếp từ kinh Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh (Visesacinti-brahma-pariprccha T15, 37c22-26), mặc dù hai câu trong kinh cách nhau vài hàng.

c. Bản văn dùng để dẫn chứng cho học thuyết Nhân Nhất, rằng: “hành giả bước vào pháp giới [mà chân] không cần rời vườn Kỳ Đà” là câu tóm tắt một đoạn trong phẩm “Nhập Pháp Giới” nổi tiếng của kinh Hoa Nghiêm (T9. 683C684a), là phẩm kinh nhấn mạnh rằng hành giả không nhất thiết phải đi đến một chỗ nào đó để “vào” (hoặc chứng ngộ) pháp giới, rằng không nhất thiết phải rời vườn Kỳ Đà, nơi Đức Thích Ca Mâu Ni đang thuyết kinh để đắc một cảnh giới viên mãn, rằng cõi Phật và cõi phàm nhân, Niết BànLuân Hồi, là một.

d. Bản văn dùng để dẫn chứng cho học thuyết Lý Nhất, rằng: “biết được tất cả pháp trong một niệm, đây là ngồi tòa Bồ đề”, là một câu lấy ý từ kinh Duy Ma Cật (T14.5 4a4-5); vốn là “viên mãn nhất thiết trí trên tòa Bồ đề”

Tóm lại, phần nầy nói về cách thức Thiên Thai Trí Khải dẫn chứng kinh luận để làm vững vàng học thuyết của đại sư; ở đây là một thí dụ về “Tứ Nhất”.

V. Những bản văn dẫn chứng cho học thuyết “Tâm Pháp Diệu” 心法妙 trong “Pháp Hoa Huyền Nghĩa” (T33, 693a23-b2)

Thiên Thai Trí Khải hướng về các bản kinh Pháp Hoa, Duy Ma Cật, và Hoa Nghiêm để trình bày tư tưởng về “Diệu Tâm” của đại sư. Tất cả những câu kinh dẫn chứng đều chính xác, ngoại trừ câu dẫn chứng sau cuối từ kinh Hoa Nghiêm ghi là: “diệt được trần sa hoặc trong tâm, hằng ngàn quyển kinh hiển lộ”. Trong khi những câu kinh trước đó được dẫn chứng chính xác, ở đây, Thiên Thai Trí Khải thuyết giảng một cách phóng khoáng. Câu kinh trong nguyên bản (T9, 624a 6-12) được đọc như sau:

“Những cuộn kinh trong tam thiên đại thiên thế giới hiện hữu trong một vi trần. Tất cả vi trần cũng như vậy. Nếu có một người xuất hiện trên thế gian nầy và chứng được trí tuệ cùng khắp, viên mãn thiên nhãn thanh tịnh, thấy được những cuộn kinh nầy trong một vi trần. Rồi thì người ấy nghĩ rằng: Làm thế nào những cuộn kinh vĩ đại nầy lại có mặt trong một hạt bụi mà không làm lợi ích cho chúng sinh?. Tôi nên cẩn trọng dùng phương tiện thiện xảo, phá vỡ những hạt bụi nầy, và làm lợi ích cho chúng sinh. Rồi thì người ấy liền phá vỡ những vi trần nầy, mang cuộn kinh ra để lợi ích cho chúng sinh”.

Trong nguyên bản, không thấy có chữ “tâm” 心 được dùng, và dường như điều nói đến trong kinh thì hoàn toàn khác với điều Thiên Thai Trí Khải muốn đưa ra. Trí Khải dẫn chứng câu kinh nầy để hỗ trợ cho tư tưởng của đại sư, rằng tâm thì vi diệu, và câu kinh mà đại sư “dẫn chứng”, chỉ làm vững vàng ý tưởng nầy khi kinh Hoa Nghiêm thuyết về sự đồng nhất giữa Tâm và Cảnh. Với nghĩa nầy thì Tâm và Trần là một, và “diệt vi trần” hoặc “diệt những ngăn ngại như bụi bám trong tâm” làm hiển lộ ý nghĩa của những cuộn kinh có thể giải thích như nhau. Một cách phiên dịch đoạn văn nầy của Thiên Thai Trí Khải có thể đi sát với câu kinh nếu đọc: “Diệt tâm và trần, những cuộn kinh trong tam thiên đại thiên thế giới hiển lộ.” 

VII. Thập Diệu 十妙và kinh Pháp Hoa (Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33. 698a)

Trong phần nầy, Thiên Thai Trí Khải chỉ dùng kinh Pháp Hoa để dẫn chứng cho Thập Diệu, từ Diệu Cảnh đến Diệu Lợi Ích, là mười luận đề chiếm rất nhiều [trang giấy] trong tác phẩm Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Điểm rất đáng lưu ý trong phần nầy là tất cả những dẫn chứng, cho đến văn từ, đều hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, Thiên Thai Trí Khải dẫn chứng kinh Pháp Hoa khi nói rằng: “[Phật] chỉ dạy hàng Bồ tát, và không có môn đồ hàng Thanh văn”. Tuy nhiên, một đoạn trong kinh Pháp Hoa (T.10b5-6) thì hơi khác một chút, và cách dẫn chứng ngắn ngủi nầy không chân thực, [nếu không phải là đại sư đưa ra một ý hướng khác]. Hurvitz phiên dịch đoạn văn như sau:

 “Ta là vua các pháp.

 Phổ độ hằng vô số.

 Chỉ thuyết đạo nhất thừa.

 Giáo hóa hàng Bồ tát.

 Không có hàng Thanh văn.

 Nầy Xá Lợi Phấtthánh chúng,

 Thanh vănBồ tát không khác

 Biết được pháp vi diệu nầy

 Là mật tạng của chư Phật.[10]

Trong kinh Pháp Hoa, chữ “chỉ” làm rõ nghĩa đạo “Nhất Thừa”, không phải [nhấn mạnh vào] “Bồ tát”. Như vậy, kinh nói rằng Phật dựa vàonhất thừa ekayana để dạy hàng Bồ tát, không phải để dạy hàng Thanh văn, ám chỉ rằng Phật dựa vào một phương pháp khác để dạy hàng Thanh văn. Chỗ nầy không khẳng định rằng Phật không có môn đồThanh văn (mặc dù [văn dịch qua Hoa ngữ của] pháp sư Cưu Ma La Thập có thể được giải thích như trên, và Hurvitz đã theo dấu [lối dịch nầy]). Nhiều bản kinh khác nói rõ rằng Phật thuyết diệu pháp cho tất cả chúng sinh, “Thanh văn và Bồ tát”, và trong số những môn đồ của Phật, có chư Thanh văn. Tôi e rằng Thiên Thai Trí Khải vì muốn nhấn mạnh trên “Diệu Quyến Thuộc” nên giải có khác đi chăng?.

VIII. Tứ Thánh Đếkinh Đại Bát Niết Bàn (Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33. 700c-701c)

 Sự phân tích của Thiên Thai Trí Khải về Tứ Thánh Đế và sự trình bày về Tứ Thánh Đế trong kinh Đại Bát Niết Bàn thì hoàn toàn không phải là dễ hiểu[11], ở đây, tôi chỉ nói về Sinh Diệt Tứ Đế 生滅四諦.

 Một cách tổng quát, Thiên Thai Trí Khải sử dụng kinh Đại Bát Niết Bàn rất chính xác, dù rằng có một lần đại sư phân đoạn và chọn những câu nòng cốt thay vì dẫn chứng từng chữ một. Đại sư cũng nói đến “Phật thùy bát niết bàn lược thuyết giáo giới kinh” 佛垂般涅槃略説教誡經(T. no. 389, 12.1112b24-28), thường dẫn chứng chung với kinh Đại Bát Niết Bàn “Nhân gây [khổ] là chánh nhân, và không có nhân riêng biệt nào khác... Đạo diệt khổchánh đạo.” Trong trường hợp nầy, đại sư dùng chữ biệt 別thay vì chữ dị 異, và chữ tức 即thay vì chữ thực 實. Đây hẳn là Thiên Thai Trí Khải dẫn chứng kinh từ trí nhớ hơn là lỗi ấn loát, bởi vì các mẫu tự nhìn không có vẻ gì là giống nhau, nhưng ý nghĩa không khác.

 Sau cùng, Thiên Thai Trí Khải dẫn chứng kinh Đại Bát Niết Bàn (T12. 682c7-14), nói: “Phàm phu có khổ nhưng không [biết] đạo. Thanh vănDuyên giác có khổ, và [biết] khổ đạo”. Thực lạ khi đại sư bỏ lững câu kết luận trong kinh “... nhưng không phải là [cái biết] về chân đế.” Có thể đạicảm thấy có nói thêm nữa cũng là thừa.

IX. Những bản văn dẫn chứng về Phật độ trong các luận đề của Thiên Thai Trí Khải trong kinh Duy Ma Cật (Manji Zokuzokyu 27. 862-873)

 Vào những ngày tháng cuối đời – sau những lần thuyết giảng ghi lại thành hai tác phẩm [trong tam đại bộ] là Maha Chỉ QuánPháp Hoa Huyền Nghĩa, và cũng là giai đoạn sau khi rời kinh đô nhà Trần trở về đỉnh Thiên ThaiThiên Thai Đại Sư bắt đầu soạn những bài luận về kinh Duy Ma Cật. Vì đây là một trong số rất ít những tác phẩm đại sư chính tay ghi lại nên có thể cho chúng ta nhiều bằng chứng trực tiếp hơn [là những tác phẩm khác do môn đồtôn giả Quán Đảnh ghi lại từ những buổi thuyết giảng] về cách thức Thiên Thai Trí Khải sử dụng kinh điển. Chúng ta hãy đọc lại một đoạn văn trong “Duy Ma kinh văn sớ”, đại sư mở đầu phẩm thứ nhất bản kinh, và đưa ra những đoạn kinh liên quan đến Phật quốc 佛國.

 Trước hết, chúng ta nên lưu ý rằng Thiên Thai Trí Khải vẫn đặt căn cứ trên những bản kinh nổi tiếng như Pháp Hoa, Đại Bát Niết Bàn, và Đại Trí Độ Luận; và không thường nói đến kinh Duy Ma Cật. Đại sư cũng thường nói đến kinh Hoa Nghiêm. Khi có những liên quan cần thiết, thỉnh thoảng đại sư nói đến kinh Nhân Vương, Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa, Thắng Man, và Quán Phổ Hiền Bồ Tát.

 Cũng đáng lưu ý rằng có nhiều phần tham khảo liên quan đến Nhiếp Đại Thừa Luận (Mahayana-sangraha), là bản văn đại sư ít dùng đến trước kia. Tuy nhiên, những dẫn chứng thì không lấy trực tiếp từ bản văn nầy, nhưng chỉ nói đến một cách tổng quát, như trong bản nầy nói rõ rằng có bảy loại Luân Hồi” (865a1), và đấng pháp vương (865b13).

 Ngược lại, những dẫn chứng trong kinh Pháp Hoa thì trực tiếp và chính xác, thí dụ như một chú giải (864b17-18) trong câu kinh “Ta sẽ thành Phật ở một cõi nước khác” (T925c17); một chú giải khác đi theo sau (865a3) trong cùng một chương (T9.25c14-5), rằng: “sau khi Ta diệt độ, sẽ có những môn đồ của Ta là những người đã từng nghe kinh nầy...”; hoặc tiếp theo ngay sau đó (865b9), một đoạn văn tóm lược nhưng không thiếu chính xác “[Các ông sẽ thấy] trong cõi ta bà nầy, đất bằng phẳng... vô số Bồ tát trụ ở trung tâm” (T9.45b19-21).

 Phần chú giải của Đại Trí Độ LuậnĐại Bát Niết Bàn Kinh đặt vào giữa phần dẫn chứngtham khảo. Thí dụ, Thiên Thai Trí Khải đưa về cho Đại Trí Độ Luận giáo lý: “Chư vị A la hánDuyên giác không nhập Niết Bàn, và dù rằng không tái sinh trong tam giới, có một cõi nước tịnh siêu việt, nơi đó, chư vị chứng nghiệm pháp thân”

(865a 9-10). Hệ thống dùng máy vi tính và CD-ROM không tìm nguyên đoạn văn nầy trong Đại Trí Độ Luận, nhưng lại có một đoạn văn giản lược tương tự ở cuối chương (T25.714a-b) nói về việc chư A la hán trụ trong tịnh quốcchứng nghiệm pháp thân như thế nào (và như thế tức là đã không chứng được cứu cánh Bồ đề vì đã vướng mắc vào pháp Tiểu thừa). Một đoạn văn dẫn chứng tiếp theo cũng như vậy, rằng: “Pháp tánh pháp thân thuyết pháp cho Bồ tát pháp thân, và trong cõi nước nầy không có chư vị Thanh văn và Duyên giác” (865b10-11), là đoạn văn giản lược một đoạn văn khác trong Đại Trí Độ Luận (T25. 188A-c) trước hết giải thích rằng chư A la hánchư Duyên giác thiếu lòng đại từ, đại bi như chư Bồ tát và chư Phật, từ đó tiếp tục giải thích làm cách nào pháp thân Bồ tát ứng hóa ra vô lượng thân để thuyết pháp dẫn dắt chúng sinh (188c18).

 Những chú giải khác trong chương nầy pha trộn những dẫn chứng trực tiếp và chú thích tổng quát. Kinh Nhân Vương được đưa ra hai lần (865b8-9 và 866a5-6) với cùng một câu kinh được dẫn chứng “tam hiền thập thánh三賢十聖 trú cõi quả báo 果報, và chỉ có Phật trú ở cõi nước tịnh” (T8.828a1). “Quán Phổ Hiền Bồ Tát” cũng được dẫn chứng trực tiếp (866a 6-7): “Đức Thích Ca Mâu Ni gọi là Tỳ Lô Giá Na là bậc hội nhập khắp nơi, và trú xứ của Ngài là cõi Thường Tịch Quang (T9. 392C15-17), mặc dù (như bản Taisho, và không như những bản văn khác) thiếu chữ “Phật”佛theo sau chữ “Thích Ca Mâu Ni”. Mặc khác, kinh Hoa Nghêm được đưa ra để nhấn mạnh một cách tổng quát rằng “làm sáng tỏ cõi nước Indra” (865b12), và “làm sáng tỏ mười cõi Phật” (866b1).

 Chương nầy, vì vậy, đưa ra một cái nhìn hy hữu rằng Thiên Thai Trí Khải dẫn chứng kinh điển từ trí nhớ của đại sư hơn là lấy trực tiếp từ các bản văn khi biên soạn luận giải. Đoạn kinh Pháp Hoa, một đoạn kinh không nghi ngờ rằng đại sư đã quá quen thuộc, và có thể dẫn chứng từ trí nhớ, cũng như những câu kinh không xa lạ từ những bản văn khác, được dẫn chứng đầy đủ và rất chính xác. Những bản văn khác được nói đến một cách tổng quát liên quan đến nội dung quảng bác hơn hoặc câu văn ngắn gọn hơn. Một lần nữa, Thiên Thai Trí Khải dùng chen kẽ những bản văn như chúng ta đã thấy trong những tác phẩm đầu của đại sư như Maha Chỉ Quán, và Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Điều đáng lưu ý là không có ý nghĩa khác biệt nào đáng kể qua lối dẫn chứng kinh văn giữa những tác phẩm do chính tay đại sư viết, và những tác phẩm do đại sư thuyết, được tôn giả Quán Đảnh ghi lại.

 

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ

CÁCH SỬ DỤNG KINH ĐIỂN CỦA THIÊN THAI TRÍ KHẢI 

 Những thí dụ điển hình trên là vô số, hầu như là vô tận, cách thức Thiên Thai Đại Sư dùng kinh điển. Dựa vào những thí dụ đưa ra cũng như trên kinh nghiệm phiên dịch một số lượng những bản văn nầy của riêng tôi, tôi muốn trình bày một vài nhận xét tổng quát về cái thấy của tôi về cách thức dùng kinh điển một cách hy hữu của Thiên Thai Trí

Khải:

1.Thứ nhất, những bản kinh Thiên Thai Đại Sư dẫn chứng hoặc đưa ra thường là những bản kinh [12]:

a. Những bản kinh dẫn chứng thường xuyên, hầu như từ thói quen là:

- Pháp Hoa (T no 374, no. 375)

- Đại Bát Niết Bàn (T. no 374, no. 375)

- Duy Ma Cật (T. no. 475)

- Đại Trí Độ Luận (T. no. 1509), gồm bản Pancavimsati-sahasrika-prajnaparamita-sutra.

b. Những bản kinh thỉnh thoảng dẫn chứng:

- Hoa Nghiêm (T. no. 278)

- Những bản kinh trong bộ A Hàm

- Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh (Mahavaipulya-maha-samnipata-sutra T. no. 397)

- Trung Luận (Mula-madhyamaka-karika, T. no. 1564)

- Thành Thật Luận (*Satyasiddhi-sastra, T. no. 1646)

c. Những bản kinh dẫn chứng khi đặc biệt cần thiết nếu mạch văn có sự liên hệ (thí dụ kinh Bát Chu Tam Muội được dẫn chứng trong phần nói về Thường Hành Tam Muội), hoặc những bản kinh được dẫn chứng nhiều lần nhưng không thường xuyên:

- Nhân Vương (T. no. 245)

- Quán Phổ Hiền Bồ Tát (T. no. 277)

- Thắng Man (T. no. 353)

- Bát Chu Tam Muội (T. no. 418)

- Văn Thù Sư Lợi (T. no. 468)

- Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (T. no. 586)

- Kim Quang Minh (T. no. 663)

Anh Lạc (T. no. 1485)

- Thập Trụ Tì Bà Sa Luận (T. no. 1551)

- A Tì Đạt Ma Đại Tì Bà Sa Luận (T. no. 1546)

v.v...

 Một cách tổng quát, một bản văn càng được đưa ra nhiều lần thì sự dẫn chứng càng chính xác. Thí dụ, kinh Pháp Hoa được dẫn chứng chính xác nhất như thấy trong bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập. Vì vậy, thực đáng lưu ý khi thấy một đoạn kinh Pháp Hoa được dùng qua một đường hướng khác với cách dùng trong bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập. Ngược lại, kinh Đại Bát Niết Bàn thì được đưa ra thường xuyên, không dưới hình thức một “chứng thư”, nhưng liên hệ với một câu chuyện ngụ ngôn hoặc ẩn dụ tìm thấy trong bản kinh. Như vậy, những tham chiếu trong kinh Đại Bát Niết Bàn thì giống như phần tóm kết cần đưa ra, hoặc là một chú giải linh động. Những đoạn

văn thì không phải lúc nào cũng là nguyên văn trong kinh.

 Cũng vậy, khi kinh Đại Bát Nhã (Pancavimsati-sahasrika-prajnaparamita) được dẫn chứng thì hầu như Thiên Thai Trí Khải lúc nào cũng dùng Đại Trí Độ Luận. Nhiều lần đại sư còn nói rõ: “trong Đại Trí Độ Luận”, nhưng thực sự xuất xứ đoạn văn vốn từ kinh Đại Bát NhãĐại Trí Độ Luận trưng dẫn. Cũng có những thí dụ ngược lại, đại sư nói rằng dẫn chứng từ kinh, nhưng thực sự thì từ Đại Trí Độ Luận. Điều nầy cho thấy rằng đại sư đọc kinh Đại Bát Nhã qua lăng kính của Đại Trí Độ Luận

2. Không phải là chuyện lạ khi chúng ta thấy Thiên Thai Trí Khải khi trưng dẫn một cách chính xác từng chữ một trong một đoạn kinh, nhưng thường thì đại sư dùng từ ngữ của riêng mình để tóm lược ý chính đoạn kinh. Ngay cả đối với kinh Pháp Hoabản kinh thường được dẫn chứng chính xác từng chữ một, nhưng cũng không phải là điều lạ khi đoạn văn được tóm lược và thay đổi từ ngữ.

3. Trong nhiều trường hợp Thiên Thai Trí Khải không thấy cần phải lập lại xuất xứ “từ kinh” hoặc cho biết rõ nguồn gốc câu văn trưng dẫn, nhưng thực sự đó là một câu kinh được tóm lược. Vì vậy, có nhiều “dẫn chứng” hơn là một câu văn mà chúng ta có thể nghĩ rằng xuất xứ từ một bản kinh nào đó (thí dụ như trong chương “Tứ Tam Muội”).

4. Có những truờng hợp Thiên Thai Trí Khải dẫn chứng khác với “nguyên văn” đoạn kinh (thí dụ từ bản Taisho Canon), chắc chắn rằng câu văn dẫn chứng sẽ khác với xuất xứ trong một cách nào đó để nói lên được chỗ đại sư muốn nhấn mạnh. Điều nầy dường như hiển nhiên, nhưng thực là ý nghĩa. Ý nghĩa nầy cho thấy rằng sự khác biệt giữa những câu văn đại sư đưa ra và câu văn từ nguyên bản có liên quan đến một sự khuynh đảo hoặc vô tình hoặc cố ý, hoặc là một sự giải thích đầy sống động về phần Thiên Thai Trí Khải, hơn là do lỗi ấn loát.

 Hẳn nhiên người ta nên biết rằng những bản kinhchúng ta có thể đọc được ngày nay có thể không giống như những bản văn Thiên Thai Trí Khải có trong tay thời bấy giờ; và không phải là không nguy hiểm về phần tôi khi đưa ra sự xác định rằng những bản văn Phật giáo thuộc hệ thống Taisho là “nguyên bản”. Làm sao chúng ta biết rằng bản kinh Đại Bát Niết Bàn từ Taisho không khác với bản kinhThiên Thai Trí Khải nói đến? Trừ khi chúng ta vào được án thư của đại sư, còn không thì chẳng có gì là tuyệt đối chắc chắn. Tuy nhiên, khi chúng ta thấy rằng hầu hết các dẫn chứng Thiên Thai Trí Khải đưa ra từ hai bản kinh Pháp HoaĐại Bát Niết Bàn không khác với các văn bản Taisho, chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng đại sư nói đến cùng bản kinh, và những dẫn chứng đại sư đưa ra dù có khác với những xuất xứ bản Taisho đưa ra nhưng lại rất ý nghĩa.

 Hơn nữa, khi Thiên Thai Trí Khải trưng dẫn khác với bản Taisho, cũng có thể vì những lý do sau:

a. Bản Taisho khác với bản văn Thiên Thai Trí khải dùng. Điều nầy rất có thể xảy ra, và

đòi hỏi một sự truy tầm quy mô về nguồn gốc lịch sử của những bản văn nầy. Sự khác biệt, tuy nhiên, thực sự không đáng kểthí dụ như một vài chữ dùng – do lỗi từ ấn bản. Trong những trường hợp nầy thì hẳn nhiên những chữ dùng hoặc có nét viết tương tự, hoặc đồng âm, thường không đưa đến sự thay đổi nhiều về ý nghĩa bản văn. 

b. Những tác phẩm như Maha Chỉ QuánPháp Hoa Huyền Nghĩa được biết do tôn giả Quán Đảnh ghi lại từ những buổi thuyết pháp của Thiên Thai Đại Sư. Một lối giải thích cho những khác biệt giữa phần dẫn chứngxuất xứ đoạn kinh là vì đây là những ghi chú trong bài giảng, phần dẫn chứng được ghi xuống giấy từ trí nhớ thay vì được chép lại từ một bản kinh. Dù vậy, điều nầy cũng không thể phủ nhận thiên tài sáng tạo của Thiên Thai Đại Sư (và có thể một cách vô thức) đã nói lại câu kinh từ trí nhớ trong khi thuyết giảng , kết quả từ một “trí nhớ như ý”. Tuy nhiên, cũng không nên quên rằng tôn giả Quán Đảnh từng mất rất nhiều thời gian để hiệu đính các bản văn nầy, và chắc chắn rằng tôn giả có nhiều cơ hội để kiểm tra lại phần xuất xứ. Tôi thấy rằng những tranh cãi về sự trưng dẫn không chính xác nầy do khẩu thuyết thì khó chấp nhận được.

c. Thiên Thai Trí Khải chính mình không luôn luôn có ý muốn dẫn chứng đoạn kinh từng chữ một thay vì thường thích tóm lược hoặc căn cứ vào những điểm mà đại sư cho rằng [chuyên chở được] nội dung của bản kinh. Chỗ nầy mở ra toàn bộ câu hỏi về khuynh hướng đại sư nhìn “kinh điển”, và thái độ của đại sư đối với “những bản văn đáng tin cậy”. (Điểm nầy sẽ được bàn chi tiết dưới đây). Tóm lại, đến một [lằn mức nào] chúng ta có thể áp dụng những khuôn thước bình luận hiện đại về các văn bản [để có được] dáng vóc như Thiên Thai Trí Khải?.

d. Sau cùng, có thể rằng, mặc dù đại sư biết rõ nguồn gốc đoạn văn được dẫn chứng, nhưng đã có sự khẳng định khi chuyển đổi câu văn trưng dẫn phù hợp với đường lối chú giảiđại sư muốn chuyển đạt. Tôi tin rằng đây là cách giải thích tốt nhất đối với những trường hợp nầy trong hai tác phẩm Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Maha Chỉ Quán.

5. Khi Thiên Thai Trí Khải nói đến một bản kinh nhiều lần trong cùng một chương, có thể rằng đại sư đang nói đến cùng một chương trong bản kinh. Đây có thể chỉ là một điểm nhỏ, nhưng lại là điều cần ghi nhớ để có thể biết được đích xác nguồn gốc câu văn. Chỗ nầy cũng cho chúng ta thấy được cách thức Thiên Thai Trí Khải làm việc. Những học giả, có khi nhắc lại một xuất xứ hoặc một dẫn chứng chính xác để giữ vững lập luận ghi trên giấy mực. Tuy nhiên, có lúc thì viết về một đề tài đặc biệt, thí dụ như lấy trong Maha Chỉ Quán hoặc kinh Pháp Hoa, và từ đó khai phát lập luận của riêng mình. Phương pháp thứ hai nầy dường như được Thiên Thai Trí Khải dùng nhiều hơn, và lập luận của đại sư được những đoạn kinh rõ ràngđại sư căn cứ vào, làm sáng tỏ.

6. Thiên Thai Trí Khải thường dùng pháp hoán dụ để một chữ hoặc một câu văn biểu thị toàn thể đại ý đoạn văn. Đây là phương pháp thường thấy ngay cả trong văn pháp hiện

đại của Trung Hoa, thí dụ như dùng một nhóm chữ để ám chỉ một bài thơ nổi tiếng, hoặc dùng câu “E'loi, E'loi, la'ma sabach-tha'ni” được ghi rằng của Chúa Jesus để liên tưởng về bài thánh kinh số 22. Thiên Thai Đại Sư thường chỉ dùng một vài chữ để nhắc đến một bài kệ, một ẩn dụ hoặc một phẩm kinh – đọc “Thường Hành Tam Muội”. Thường thì những nhóm chữ đại sư dùng tự chúng khó có thể đầy đủ ý nghĩa, hoặc có thể đưa qua một ý nghĩa khác, trừ khi chúng được đặt đúng vào mạch văn sẳn có, hoặc là người đọc phải quen thuộc với bài kệ hoặc đoạn văn đang được nói đến. Như đã nói trên, với những trường hợp nầy thì trách nhiệm của người dịch hoặc chú giải là cân lường chiều kích của đoạn văn tiềm ẩn kia trong bản dịch của mình để có thể trình bày được cái mà đại sư đã cố công chuyển đạt

7. Sau cùng, như đã nói chi tiết ở phần trên, một trong những cách thức quan trọng nhất trong việc sử dụng kinh điển của Thiên Thai Trí Khải – ngoài những dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp – là việc chú giải bản kinh dưới lăng kính của Tam Đế (Không, Giả, và Trung) để rút ra được “huyền nghĩa” 玄義 [13] ẩn chứa trong kinh. Có thể nói đây là mục đích chính của tác phẩm Pháp Hoa Huyền Nghĩa. Hầu như mỗi chương trong Maha Chi Quán và Pháp Hoa Huyền Nghĩa đều kết thúc như một sự phân tích về tam đế Không, Giả, Trung. Chính Thiên Thai Trí Khải đã từng nói: “Nhiều kinh chứa đựng ý nghĩa phong phú [của tam đế] mặc dù chỉ thấy tên gọi nầy trong hai bản kinhAnh Lạc và Nhân Vương” (T33.704C17). Không phải là quá lời khi nói rằng hầu hết những tác phẩm chín muồi của đại sư là một chú giải về tam đế – cả hai mặt Lý và Hành – như ẩn như hiện trong các bản kinh Phật. Như vậy, khi dẫn chứnggiải thích về tam đế, đại sư làm công việc rút ra “huyền nghĩa”; trên nên tảng nầy, đại sư chọn lựa những câu kinh cần đưa ra dẫn chứng, và biết rằng câu kinh nên được dẫn chứng (hoặc tóm lược) như thế nào.[14]

 

TỔNG KẾT

 Như đã nói, không phải rằng Thiên Thai Trí Khải đã uốn nắn nguyên văn đoạn kinh theo ý thích của riêng mình. Hơn nữa, không kể đến nhan đề của tiểu luận nầy, điều quan trọng cần được nhấn mạnhThiên Thai Trí Khải rất “trung thực” đối với xuất xứ đoạn kinh, ít nhất với nghĩa rằng những dẫn chứng của đại sư hoàn toàn chính xác (như chúng ta được thấy qua bản của Taisho). Tuy nhiên, khi một dẫn chứng có vẻ như xa với nguồn gốc, [chúng ta có thể nói rằng] Thiên Thai Trí Khải chọn lựa một lối diễn đạt căn cứ vào ý nghĩa hơn là căn cứ vào văn tự; và trên sự chứng nghiệm của riêng đại sư đối với pháp Phật hơn là trên lề lối giải thích từ chữ và lời.[15] Thực sự, Thiên Thai Trí Khải

cũng đã từng nói ngắn gọn về phương cách [chú giải kinh điển] của đại sư trong một đoạn văn gần cuối trong mục Chỉ và Quán (T46.26b20-26) “Những lối giải thích nầy căn cứ vào [trí tuệ có được] trong pháp quán Tâm. Cũng đúng khi nói rằng [những lập luận nầy] không đi theo thứ lớp kinh điển. Tuy vậy, để tránh sự hoài nghi trong đại chúng, và để gia tăng tín tâm vào Phật pháp, Trí Khải tôi rất hoan hỷ mà nói rằng [những điều tôi đưa ra] đều phù hợp với kinh điển. Vì thế, tôi đã trưng dẫn kinh làm bằng chứng” (Như thử giải thích bản ư quán tâm. Thực phi độc kinh an trí thứ thử vi tích nhân hiềm nghi vi tăng trưởng tín hạnh dữ tu đa la hợp cố dẫn vi chứng nhỉ).

 Phương thức nầy khiến cho tất cả những sự trưng dẫn “bất cân xứng” nói trên trở nên hy hữu và đầy đủ ý nghĩa, vì với cái nhìn lạc quan, phương thức nầy phản ảnh chân thực những thánh giải của Thiên Thai Trí Khải đối với pháp Phật. Mặt khác, nếu đại sư dẫn chứng kinh như một sự hỗ trợ cho tư tưởng của riêng mình, trong khi đoạn kinh đang nói rõ ràng về một điều khác, thì chúng ta cần phải thẩm định lại sự bất xứng nầy. Những nhận định hoặc đã được đưa ra vào thế kỷ thứ 6 ở Trung Hoa hoặc vào thế kỷ 20 ở Âu Châu, tự chúng cũng không có gì là đáng tin cậy với cái nhìn bác học, vì vậy chúng ta nên biết đến những nhận định nầy. Đối với câu hỏi có phải chăng cách thức “chú giải đầy sáng tạo” của Thiên Thai Trí Khải thực sự “chính xác”, “thâm sâu”, và “đầy trí tuệ”, hẳn nhiên, là một vấn đề khác, liên quan đến những phán đoán giá trị của người đời.

Tham khảo

Chugoku Bukkyo Kenkyukai, ed. 1986. Makashikan in'yotenkyo saran. Tokyo: Nakayama Shobo.

Donner, Neal 1976, The Great Calming and Contemplation of Chih-I. Chapter One: The Synopsis (translated, annotated, and with an introduction). Diss. The University of British Columbia. Ann Arbor: University Micro-film International.

Donner, Neal, and Daniel B. Stevenson, 1993. The Great Calming and Contemplation: A Study and Annotated Translation of the First Chapter of Chih-I's Moho chih-kuan. Honolulu: University of Hawaii's Press.

Gregory, Peter, ed. 1986. Traditions of Meditation in Chinese Buddhism. Studies in East Asian Buddhism 4. Honolulu: University of Hawaii's Press.

Harrison, Paul 1990. The Samadhi of Direct Encounter with the Buddhas of the Present. Studia Philosophical Buddhica Monograph Series V. Tokyo: The International Institute for Buddhist Studies.

Hirai Shun'ei 1985. Hokke mongu no seritsu ni kansuru kenkyu. Tokyo: Shunjusha.

Hurvitz, Leon 1976. Scripture of the Lotus Blossom of the Fine Dharma. New York: Columbia University Press.

Lamotte, E'tienne 1988. The Assessement of Textual Interpretation in Buddhism. Buddhist Hemerneutics, ed. Donald Lopez. Studies in East Asian Buddhism 6, Honolulu: University of Hawaii's Press. 11-27.

Levering, Miriam, ed. 1989, Rethinking Scripture: Essays from a Comparative Perspective. Albany, NY: State University of New York Press.

Stevenson, Daniel B. 1986. The Four Kinds of Samadhi in Early T'ien T'ai Buddhism. Translations of Meditation in Chinese Buddhism, ed. Peter Gregory. Honolulu: University of Hawaii's Press, 45-97.

Swanson, Paul L. 1986. Chih-I's Interpretation of Jneyavarana: An Application of the Threefold Truth Concept. Annual Memoirs of the Otani University Shin Buddhist Comprehensive Research Institute 1: 51-72.

Swanson, Paul L. 1989. Foundations of T'ien T'ai Philosophy: The Flowering of the Two Truths Theory in Chinese Buddhism. Berkeley: Asian Humanities Press.

Swanson, Paul L., forthcoming. Apocryphal Texts in Chinese Buddhism: T'ien T'ai Chih-I's Use of Apocryphal Scripture. Canonization and Decanonization: Contributions to a Theme for Religious Studies, Leiden: E. J. Brill.

Weinstein, Stanley 1973. Imperial Patronage in the Formation of T'ang Buddhism. Perspectives on the T'ang, eds. Arthur Wright and Denis Twitchett. New Haven: Yale University Press.


[1] Những vấn đề khác liên quan đến lối nhìn những bản kinh Phật dưới hình thức Taisho là “nguyên bản” sẽ được bàn đến tiếp theo đây. Câu hỏi nầy được Paul Harrison đưa ra nhắm vào kinh Bát Chu Tam Muội tuy rằng lối lập luận một cách tổng quát có thể áp dụng vào tất cả kinh điển Phật giáo: “Khi chúng ta nói đến một “chân bản tiếng Phạn”, trước tiên chúng ta phải thấy được rằng chúng ta đang đồng ý chấp nhận một bản văn không thực sự chính xác. Bởi vì không thể nào có hoặc đã có một bản Bát Chu Tam Muội nguyên văn từ tiếng Phạn được biên soạn vào khoảng đầu kỷ nguyên mà vẫn giữ được chân bản qua nhiều lần được phiên dịch qua ngôn ngữ Trung Hoa và Tây Tạng. Một cách tổng quát, chúng ta cũng biết rằng bao nhiêu thế kỷ kinh điển Đại thừa trải qua nhiều sự thay hình, đổi dạng, phát huy, đức kết, khai thác và chuyển hóa qua những giai đoạn giáo pháp khác nhau. Những bản dịch kinh Bát Chu Tam Muội còn tồn tại ngày nay cho thấy “bản văn biến dạng” một cách đáng kể... Vì thế chúng ta cần nhận ra rằng khi chúng ta nói đến một “chân bản” của kinh Bát Chu tam Muội, thực sự chúng ta muốn chỉ cho bản kinh nguồn gốc Phạn văn chưa từng đổi khác thay vì một bản văn riêng rẽ nào – một dòng sông hơn là một cái hồ”. (Harrison 1990, xxxiv) 

[2] Dùng chữ “đoạn văn tiêu biểu” tôi muốn nói rằng hầu hết những mục khác trong các tác phẩm của Thiên Thai Trí Khải, đặc biệt Maha Chỉ QuánPháp Hoa Huyền Nghĩa, có thể được khảo sát với kết quả tương tự, và những đoạn văn không đưa ra một cách độc đoán để chứng minh điều đã tự xác định trước đó. Tôi cố ý tránh những đoạn văn trong tác phẩm Pháp Hoa Văn Cú (T50, 1915) vì với tôi, dường như trong thời gian nhuận sắc, tôn giả Quán Đảnh có đưa tư tưởng của sư Cát Tạng vào bản văn (đọc Hirai, 1985). Tôi không thể tự cho rằng mình đã đọc hết toàn bộ tư tưởng của Thiên Thai Đại Sư, tuy nhiên, với sự giới hạn của tôi đối với những tác phẩm trước đó của đại sư như Thứ Đệ Thiền Môn (T50, 1916), Tiểu Chỉ Quán (T50, 1915), và những cẩm nang nghi lễ khác, cũng như những luận đề về kinh “Duy Ma Cật”, khiến tôi tin rằng kết luận của tôi có thể dùng cho tất cả những chỗ khác.

[3] Bởi vì hầu như không thể nào phân biệt được trong các tác phẩm Maha Chỉ QuánPháp Hoa Huyền Nghĩatôn giả Quán Đảnh nhuận sắc, đưa về cho ai, tôi nhìn Thiên Thai Trí KhảiQuán Đảnh là “một người”, hoặc là nói cùng một tiếng nói. Mặc dù tôi rất muốn biết nguyên văn câu nói của Thiên Thai Đại Sư (trong buổi thuyết giảng tại đạo tràng), nhưng phải nhìn nhận rằng cái mà chúng ta gọi là “tác phẩm của Thiên Thai Trí Khải” liên hệ đến nhiều thứ lớp – bản văn có được hầu hết (nhưng không phải toàn thể) từ việc ghi chép và hiệu đính của tôn giả Quán Đảnh, được chấp nhậngiải thích dưới nhiều nhóm học giả Thiên Thai Tông [ở khắp nơi, thí dụ, Nhật Bản], không chỉ giới hạn ở tầng lớp tu sĩ Thiên Thai Tông. Như vậy, để chính xác hơn, bài viết nầy của tôi nên được đặt tựa đề là “Giả thử phê bình về cách dùng “kinh điển” (nếu tên gọi nầy được phép dùng trong các bản văn Phật giáo) của Thiên Thai Trí Khải trong những tác phẩm do tôn giả Quán Đảnh hiệu đính và nhuận sắc, và truyền trao qua các truyền thống Thiên Thai, nếu chúng ta có thể đưa ra sự khác biệt khi những bản văn nầy được biên soạn và phát hành chỉ trong hệ thống Taisho Tripikata”; nhưng tôi chọn giữ lại một tựa đề ngắn gọn, đơn giản hơn như vậy.

[4] Như Stevenson và Donner nói: “ Thấy rõ rằng bản văn Maha Chỉ Quán hỏng tại đây, không kể đến sự phủ nhận quan trọng về kinh Duy Ma Cật đưọc đưa ra qua bản Taisho, khiến Maha Chỉ Quán nên được đọc là: “không lìa”. Một ghi chú viết tay chen vào giữa bản gỗ ehon trong tài liệu của L. Hurvitz khiến rõ hơn”. Đọc Donner 1976, 82, và Donner and Stevenson 1993, 125-26.

[5] Donner và Stevenson (1993, 126) mô tả phần trước như một lối viết lại cùng một đoạn văn được dẫn chứng, nhưng họ cũng phải thú nhận rằng “không hoàn toàn xứng nhau”.

[6] Phần đúc kết rõ ràng về tứ tam muội, đọc Daniel Stevenson, The four kinds of samadhi in early T'ien T'ai Buddhism, Gregory 1986, 45-97.

[7] Bản phiên dịch đầy đủ từ bản kinh Tây tạng, đọc Harrison 1990, 32.

[8] Bản dịch của tôi đã được “thêm vào”. Bản dịch nói trên là một lối dung hòa giữa một lối dịch theo sát văn tự và một lối dịch mở rộng (ý nghĩa).

 [theo văn tự]: “Ví như một người dân quê muốn đổi một con bò lấy hạt châu”.

 [dịch đầy đủ theo ẩn dụ trong kinh]: “Hoặc như người dân quê ngây ngô kia không nhận ra được bảo châu như ý vô giá nên ông muốn đổi lấy với chỉ một con bò”.

[9] Đọc Swanson, Thiên Thai Trí Khải chú giải về sở tri chướng: đường vào Tam Đế (1983, 51-72)

[10] Câu kinh viết nghiêng có thể được dịch là: “giáo hóa hàng Bồ tát, / không phải hàng Thanh văn”. Đọc Hurvitz 1976, 46.

[11] Đọc chi tiết trong Swanson, 1989, 142-144 và 226-234.

[12] Danh sách nầy do tôi (Swanson) viết ra khi phiên dịch hai đại bộ Maha Chỉ QuánPháp Hoa Huyền Nghĩa, chưa được ghi vào mục lục, cũng như một số bản văn được nói đến trong Maha Chỉ Quán thấy trong Makashikan in'yo tenkyo sorsn, ed. Chugoku Bukkyo kenkyukai, 1987.

[13] Stanley Weinstein nói rằng: “Được nhìn nhận như một khai tổlà người hệ thống hóa các tông phái Phật giáo, Thiên Thai Trí Khải đọc tụng kinh điển qua trí tuệ thực chứng của đại sư hơn là qua khuôn thước của văn tự như đường hướng thịnh hành trước kia. Trong khi lối chú giải theo truyền thống dựa hẳn vào văn tự, Thiên Thai Đại Sư đã phát huy phương pháp thâm cứu và phô bày được huyền nghĩa (hidden meaning 玄義 của bản kinh; các học giả Phật giáo nổi tiếng vào đời Đường về sau như sư Cát Tạng, Thiện Đạo, Pháp Chúng... đã áp dụng phương pháp nầy (1973, 284). Mặc dù với vốn liếng kiến thức của tôi về Thiên Thai Trí Khải, tôi đồng ý với kết luận của Weinstein, nhưng với tôi, hai chữ “hidden meaning” dùng [để dịch] hai chữ “huyền nghĩa” thì quá mạnh vì dường như ám chỉ rằng kinh và luận cố ý “che dấu” ý nghĩa sâu kín bên trong. Ngoài ra, tôi không tìm thấy một bản văn nào cho thấy rằng Thiên Thai Trí Khải có ý mang ra những ý nghĩa bị che dấu, dù rằng đại sư có dùng chữ “khai” 開chân nghĩa của các kinh. Tôi thích dùng các chữ profound meaning [hoặc mysterious, esoteric, implicit] để phiên dịch hai chữ huyền nghĩa玄義.

[14] Phần luận về cách Thiên Thai Trí Khải sử dụng những bản kinh ngụy tác, đọc Swanson, Apocryphal Scriptures in Chinese Buddhism: Tien T'ai Chih-I's Use of Apocryphal Scriptures (Những bản kinh ngụy tác buổi sơ thời tại Trung Hoa – Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch 2010).

[15] Phương thức nầy gần với “Tứ Y” của Phật giáo là bốn thứ y theo: y pháp bất y nhân, y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh, y nghĩa bất y ngữ, và y trí bất y thức. Đọc Lamotte 1988, 11-27.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10128)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10394)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9668)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 23586)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 11828)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10715)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10063)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 28661)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 21593)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 29380)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 11380)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 12359)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
(Xem: 26300)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 31006)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25307)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22783)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 13034)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21899)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 12214)
Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất giatại gia (chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ).
(Xem: 14119)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 12407)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 11227)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10681)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 38038)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 13660)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
(Xem: 13448)
Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương.
(Xem: 12332)
Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này.
(Xem: 12576)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạchsáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
(Xem: 12046)
Theo truyền thống các nước Phật giáo Nguyên thủy, ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người biết đến với cái tên thân thiết hơn, đó là ngày lễ Vesak.
(Xem: 10714)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11205)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 23348)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
(Xem: 33165)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 12781)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
(Xem: 7381)
Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển.
(Xem: 12180)
Hôm nay mùa Phật đản Nắng xuân rọi chói chang, Chim reo hót muôn ngàn Chốn đạo tràng thênh thang
(Xem: 12599)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
(Xem: 12028)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12853)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11932)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10683)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11350)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11647)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10848)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10781)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10362)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10468)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10696)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10623)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11899)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10680)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12727)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10792)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11371)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11082)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11613)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10503)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11243)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12289)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11141)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12483)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11410)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11492)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11286)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11572)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12981)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14151)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 10994)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11854)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13144)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11554)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11404)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10908)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11269)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10799)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11047)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10867)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10236)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17096)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10993)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10857)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10400)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10742)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11374)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11064)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10560)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11365)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10339)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10647)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12749)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 19231)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19663)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21250)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20292)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19720)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19011)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20441)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21059)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17907)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21789)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant