Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Luận Đề 4

30 Tháng Tư 201300:00(Xem: 8168)
Luận Đề 4
KHAI TỔ THIÊN THAI TÔNG
THIÊN THAI TRÍ KHẢI

THIỀN VÀ CHỈ QUÁN

 PAUL L. SWANSON biên soạn
TỪ HOA NHẤT TUỆ TÂM biên dịch
thienquanvachiquan-bia2

LUẬN ĐỀ IV
CHUYỂN ĐẠT TƯ TƯỞNG
QUA HAI HOẶC NHIỀU NGÔN NGỮ
(Paul L. Swanson)

 Khi dùng Nhật ngữ để biên soạn chủ đề về phương pháp Thiên Thai Trí Khải sử dụng kinh điển, sau đó lại dùng Anh ngữ làm cùng một việc, tôi nhận ra một cách rõ ràng vấn đề của những người làm việc với hai hoặc hơn hai ngôn ngữ, rằng bản văn không thể chỉ đơn giản được “dịch” sang Anh ngữ. Không những từ ngữý tưởng thất bại trong việc chuyên chở cùng sự khác biệt vi tế, nhưng tôi còn cảm thấy chính tôi bị cái lực của văn tựý tưởng từ những ngôn ngữ khác biệt lôi kéo đến những phương trời khác nhau, và bản văn vì thế cũng đi về một đường hướng khác. Dường như với tôi những luồng sức mạnh nầy có ít nhất ba thứ bậc (thường thì dẫm chân lên nhau) – đó là từ những chữ hoặc nhóm chữ riêng rẽ; từ những tư tưởng và ngụ ý tổng quát; và từ người đọc.

1. Trước hết, chúng ta hãy khảo sát thứ bậc từ chữ và nhóm chữ. Khi có người phiên dịch một bản văn, người ấy lập tức nhận ra rằng không thể nào có được cái “thực sự” tương đương để dịch một ngôn ngữ sang một ngôn ngữ, cũng như không thể có một bản dịch nào gọi là tối hậu, hoàn toàn chính xác. Mỗi chữ có vô số nghĩa và bao hàm ý khác nhau, là cái không thể chuyển tải qua một ngôn ngữ khác. Khi một chữ nào đó được dùng, nó mang theo với nó bao nhiêu là lớp áo qua những phát triển lịch sử và những tương quan úp mở thường là có mặt một cách vô tình ngay cả đối với người viết ra bản văn, chưa nói đến những đường lối văn tự của Trung Hoa diễn đạt khác với mẫu tự [Tây phương]. Chúng ta hãy lấy ra một vài thí dụ từ tác phẩm Maha Chỉ Quán.

Chữ Thông 通được Thiên Thai Trí Khải dùng nhiều cách, có khi như một thuật ngữ, có khi không. Nếu không phải như một thuật ngữ, nó có nghĩa là đi suốt qua từ nơi nầy đến nơi khác, hoặc với thân hoặc với tâm. Chữ nầy cũng có thể hàm ý “hòa hợp”, đặc biệt trong nghĩa “hòa hợp trí tuệ”, hoặc có thể dùng để nói rằng sự hòa hợp trí tuệ nầy đạt đến được từ pháp quán chiếu. Chữ nầy cũng được dùng để dịch hai chữ “thần thông”, hoặc là một tên gọi của “Thông giáo”, là giáo pháp thứ ba trong tứ giáo của Thiên Thai Tông. Sau nữa còn có nghĩa một tiến trình, một đường lối như chữ Đạo 道 . Hẳn nhiên chúng ta không thể đưa tất cả những khác biệt vi tế nầy vào Anh ngữ, và nếu có người “bất cứ giá nào” cũng nhất định phiên dịch từng chữ sang Anh ngữ thì cũng chẳng có nghĩa gì. Người dịch và người chú giải phải biết cách giải thích thuận hợp với bản văn.

Những việc tương tự như trên cũng thấy với hai chữ Chỉ Quán 止觀. Không thể đầy đủ nếu chỉ nhận diện hai cặp chữ nầy như một sự phiên dịch chữ samatha-vipasyana

từ Phạn ngữ, vì Thiên Thai Trí Khải dùng hai chữ nầy trong những đường hướng mà có thể chưa thấy được dùng trong nguyên bản; và những nét viết của văn tự Trung Hoa chính nó cống hiến những ảnh tượng vi tế không có trong Phạn ngữ. Như chính Thiên Thai Trí Khải từng nói (thí dụ, đọc T46.21b-23c) các chữ Chỉ Quán có thể được dùng như động từ hoặc như danh từ, như hành động và đối tượng, như thực hànhmục tiêu chứng đắc qua sự thực hành. Như vậy, chữ “Chỉ” có các nghĩa dừng lại hoặc đình chỉ vọng niệmý tưởng chướng ngại; đạt được tịch tịnh là kết quả của pháp thực hành nói trên. “Quán” là quán chiếu sự vật một cách chính xác, và trí tuệ đến từ sự quán chiếu nầy. Chữ “cessation” có thể dùng để mô tả cả hai mặt của chữ “Chỉ”, nhưng tôi vẫn chưa tìm được một chữ thỏa đáng để dịch chữ “Quán”, ngoài việc dùng chữ “contemplation” chỉ cho mặt thực hành, và chữ “insight” chỉ cho trí tuệ chứng đắc[1].

Một thí dụ thông thường, tôi vừa dịch Maha Chỉ Quán khi tôi bắt gặp nhóm chữ “ngôn ngữ đạo đoạn” 言語道斷 trong một bản văn, khi Thiên Thai Trí Khải luận về tánh bất khả thuyết của chân lý (T46. 21B7), mà tôi đã dịch sang nghĩa đen một cách luộm thuộm là “the way of discourse is severed”. Rốt cuộc, cuốn tự điển của tôi cho tôi biết rằng nguyên văn chữ Phạn là “sarva-vada-carya-uccheda”. Buổi sáng hôm sau, tình cờ mắt tôi chạm phải hàng chữ lớn trên một trang báo (Chunichi Shinbun, 14 March 1993, 12) như sau “Kanemar's Illegal Savings are “Beyond Words” 言語道斷, là tựa đề một bài viết giải thích sự việc những hội viên của hiệp hội tài chánh nầy đã nghẹn lời và chưng hững vì phương pháp khuyếch trương của nhà cựu chính trị gia Kanemar Shin, là người từng phong vương [cho người khác], chất ngất những đóng góp và chia chác bất hợp pháp về chính trị. Sau đó tôi lại thấy nhóm chữ nầy trong nhiều bài viết, và tôi nhận ra rằng các chữ gonggo-dodan trong các buổi đàm thoại bằng Nhật ngữ có nghĩa là “khó nói lên được, vượt ngoài sự miêu tả, không thể biện giải, bên ngoài vấn đề, khiến người ta không tìm được chữ gì để nói, phi lý, kinh hoàng” v.v..., và đối với Thiên Thai Trí Khải, nên được hiểu một cách đơn giản là “vượt ngoài sự miêu tả”. Tôi thường tự hỏi còn biết bao nhiêu những câu văn hoặc nhóm chữ như vậy đã được phiên dịch một cách quá ư là máy móc theo sát nghĩa đen, nhưng nghĩa thực sự thì rất bình thường?.

2. Về ý tưởng, với những chữ đơn độc, người ta thường bị đưa đi qua nhiều hướng khác nhau dù rằng người ấy đã bắt đầu với những chữ rất gần hoặc tương đương trong Anh ngữ và Nhật ngữ. Người ta có thể bắt đầu với tựa đề Anh ngữ và Nhật ngữ của cùng một bài viết nầy, nhưng hẳn rằng có những khác biệt vi tế giữa hai ngôn ngữ. Cũng vậy, trong Nhật ngữ, tôi dùng chữ Kyoten, trong khi trong Anh ngữ, tôi dùng chữ Scripture. Trong chữ Scripture lập tức nói lên những ý tưởng , khuynh hướng, và sự ẩn tàng khác với chữ Kyoten, mặc dù hai chữ trên rất gần nhau nên có thể được dùng để phiên dịch lẫn nhau. Dùng chữ Scripture một cách cân nhắc và khẳng định, tôi đi về một chỗ đứng bao la của ý nghĩa, cảm giác, và sự vi tế có trong từ ngữ nầy, là những khía cạnh trong đó mang theo tín ngưỡng Judeo-Christian, có thể không thích ứng trong một bản kinh Phật.[2] Sự sử dụng những từ ngữtư tưởng như vậy lập tức đưa sự chú ý và tranh luận của người đọc về một chiều hướng mà những từ ngữ tương tự không có trong một thứ ngôn ngữ khác.

Cái nằm bên trong sự hiểu và chuyển ngữ những bản văn xưa hoặc thánh điển thì hẳn là cũng xảy ra như vậy, thí dụ như khi Thiên Thai Trí Khải biên soạn Maha Chỉ Quán. Hiểu được điều nầy giúp cho việc làm sáng tỏ những đề mục mà trong đó, dường như dòng tư tưởng không liên tục, hoặc có lúc một cuộc tranh luận lại chen vào – có thể là những vi tế của danh từ hoặc ý tưởngchúng ta không hề biết đến, nhưng trong đó mạch văn âm thầm tuôn chảy.

3. Cuối cùng, và không phải là không liên quan đến những điều đã nói trên, có sự ảnh hưởng từ người đời sau. Thí dụ, biên soạn một chủ đề về Thiên Thai Trí Khải cho giới trí thức thuộc truyền thống Thiên Thai tại Nhật Bản (Tendai); và biên soạn cùng một chủ đề nói trên cho hàng học giả Tây phương qua Anh ngữ, không thể không chịu ảnh hưởng về nội dung và hướng đi của bài viết. Trong bài viết cho độc giả Nhật Bản, có thể giả định một số từ ngữ chuyên môn; nhưng đối với bài viết cho hàng độc giả Tây phương thì không như vậy. Mặt khác, một số lớn độc giả Tây phương có thể sẽ quan tâm đến những đề tài chú giải về Thánh kinh, hoặc một số lớn khác sẽ quan tâm đến lịch sử Phật giáo bên ngoài những sự phát triển của Sino-Japanese. Những sắc thái nầy không những là những chi tiết mà người ta phải đưa ra hoặc có thể tránh nói đến, nhưng còn là những chiều hướng đưa đường dòng liên tưởng của người đọc. Điều nầy khiến tôi đặt ra một trong những câu hỏi hầu như khônggiải đáp hoặc khó trả lời: Nội dung của Maha Chỉ Quán sẽ khác đi ra sao nếu Thiên Thai Trí Khải dùng Nhật ngữ để thuyết giảng học thuyết nầy tại đại học Ôtani Nhật Bản dưới triều đại Minh Trị Thiên Hoàng (1867-1912)?. Hoặc nếu đại sư dùng Anh ngữ thuyết giảng tác phẩm nầy tại Naropa Institute?. Câu trả lời là: “Rất khác.” Có nghĩa rằng những bản dịch và chú giảichúng ta đã tạo ra từ Maha Chỉ Quán với văn ngôn ngày nay của chúng ta là “nội dung” nầy

Từ những điểm nói trên, rõ ràng rằng một bản dịch theo sát nghĩa của từng chữ của bản văn như Maha Chỉ Quán thì không công minh đối với chính tác phẩm, và nhiều thứ bậc ý nghĩa cần được lưu ý để có thể hiểu đúng bản văn. Một bản dịch theo nghĩa đen thì thật là vô vị, mặc dù nó có thể thành công trong việc chuyển đạt một ý nghĩa意義mặt ngoài, nó cũng không thể khai mở tầng lớp ý vị意味 của chân bản. Tôi tin tưởng rằng công việc của một người dịch và chú giải cần phải vượt lên trên lối dịch máy móc chữ-đổi-chữ, đòi hỏi phải nắm bắt được bản văn, ngôn ngữ của bản văn, và thế giới khái niệm làm nên bản dịch giải là cái chuyên chở nhiều tầng lớp phong phú và đa nghĩa của nguyên bản. Dường như đây là phương phápThiên Thai Trí Khải đã làm đối với các bản kinh: một mặt giữ quân bình đối với sự chính xác, mặt khác rút ra được huyền nghĩađại sư cảm nhận được từ Phật pháp, đưa đến sự chuyển đổi, và ngay cả có lúc trưng dẫn không chính xác xuất xứ.



[1] Hẳn nhiên tôi không biện luận độc đoán. Tôi nghe nói rằng trong một bài viết về Phật học Thiên Thai Tông xuất bản gần đây tại Trung Hoa, hai chữ Chỉ Quán 止觀được người viết dịch là “stop contemplation”. Dịch như vậy thì “theo sát” từng chữ, nhưng thực là sai lầm [có thể đưa đến nguy hại cho hành giả].

[2] Đọc những tiểu luận trong Levering 1989.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11353)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
(Xem: 11533)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13518)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14095)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10290)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10758)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11290)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
(Xem: 11246)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
(Xem: 11409)
Bảy đóa hoa sen tinh khiết, là biểu hiện cho cả sức sống cao thượng ngàn đời, là hình ảnh sống động mang chất liệu yêu thương, chứa đầy hùng tâm, hùng lực vững bước độ sanh.
(Xem: 10144)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
(Xem: 9945)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
(Xem: 10682)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
(Xem: 11306)
Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
(Xem: 42142)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 10464)
An nhẫn là hạnh tối thắng của chư Phật. An nhẫn là thọ nhận mọi chướng duyên và khổ nạn với tâm bình lặng, giống như mặt đất thọ nhận tất cả mọi vật...
(Xem: 11841)
Ðối với Phật đạo, siêu vượt trói buộc của tử sanh phiền não, nhơn quả luân hồi là một việc rất thực tế, hoàn toàn không phải là điều viễn vông hay mơ mộng.
(Xem: 9998)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
(Xem: 10445)
Phật tánh ấy là giao điểm trên cùng tầng số giác ngộ và đồng nhịp điệu với Pháp thân của đức Như Lai. Đón mừng Phật đản chính là để khơi cái tánh giác nơi thâm cung trong tiềm thức của mỗi chúng ta.
(Xem: 10591)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
(Xem: 45699)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32082)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11300)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 10668)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộnăng lực tiềm ẩn...
(Xem: 11284)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
(Xem: 10606)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
(Xem: 13447)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụchạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
(Xem: 12356)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
(Xem: 11011)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
(Xem: 10597)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nóiý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
(Xem: 12282)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
(Xem: 11131)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
(Xem: 11815)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
(Xem: 29223)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 9195)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
(Xem: 10521)
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo...
(Xem: 10204)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
(Xem: 10546)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
(Xem: 10888)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
(Xem: 10787)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bitrí tuệ...
(Xem: 32098)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 27352)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17765)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11841)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
(Xem: 12237)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 10426)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
(Xem: 11683)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
(Xem: 10406)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
(Xem: 10751)
Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử...
(Xem: 28003)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 10120)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
(Xem: 10248)
Trí tuệ bao giờ cũng chiếm một địa vị ưu tiên, tối thắngtối hậu trong đạo Phật. Giới-Định-Tuệ nói lên hai căn tánh sẵn có trong mỗi người...
(Xem: 10624)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
(Xem: 10754)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng runtri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
(Xem: 11210)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
(Xem: 10377)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
(Xem: 10678)
Ân sâu hướng đạo về thanh tịnh, Nghĩa lớn độ sinhpháp thân. Trong cõi thanh bình đầy phúc lạc Vừng dương soi nẻo, tự đưa chân.
(Xem: 11457)
Tháng tư ấy rất xưa mà mới Đóa sen hồng phơi phới mãn khai Ca Tỳ La Vệ trang đài Ngàn sao rực rỡ đẹp thay đất trời.
(Xem: 18223)
Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
(Xem: 10499)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
(Xem: 12825)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
(Xem: 11736)
Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều...
(Xem: 29129)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28560)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 28259)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 13299)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
(Xem: 22754)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 13422)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 11546)
Tất Đạt Đa dụng Pháp lành Tay Ngài hai mở Tinh Anh muôn loài Từ Quang Phật Đản sáng soi...
(Xem: 13785)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 25670)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26037)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22271)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14465)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạonhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
(Xem: 12048)
Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức tạpnhân loại đang đối mặt ngày hôm nay.
(Xem: 11784)
Hạnh phúc thay cho loài người chúng con; được tận mắt chứng kiến bảy bước chân trên bảy đóa hoa sen của Ngài đang bước đến với chúng con, tỏa ánh hào quang diệu pháp...
(Xem: 11677)
Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha”...
(Xem: 11463)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
(Xem: 33143)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31816)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 12005)
Xá Lợichân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyênnguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
(Xem: 39589)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22442)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 11948)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
(Xem: 14202)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
(Xem: 13338)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
(Xem: 14294)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
(Xem: 12039)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
(Xem: 10385)
Phát tâm bồ đềbước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bitrí tuệtriển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
(Xem: 11213)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hậnsi mê, nhờ vậy mà chúng tathể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
(Xem: 13281)
Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương.
(Xem: 34479)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 12593)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12206)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13520)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12600)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12944)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16279)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11708)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 27348)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28370)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant