Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: www.buddhisma2z.com
LỜI NGƯỜI DỊCH:
Xuân Bính Thân 2016 nói về con khỉ trong Kinh Phật.
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động, dễ-dàng bị rối-trí và không-ngừng thay-đổi của ý-thức, hoặc cái-biết của con người bình thường [1] (Ja.III, 148; V, 445).
Có một lần Đức Phật đã nói rằng: 'Giống như một con khỉ chuyền từ cây nầy qua cây khác, nó nắm lấy một cành cây rồi chỉ buông tay ra khi nó nắm được một cành cây khác, con người cũng như thế, tư-tưởng, tâm hoặc ý-thức của họ phát-sinh và biến-mất liên-tục, không-ngừng suốt ngày đêm' [2] (S.II, 95).
Bất cứ ai chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, quan sát tâm của chính mình, rồi sau đó theo dõi một bầy khỉ sẽ phải nhìn nhận rằng, sự so sánh của Đức Phật là một điều chính xác, và không có gì là quá đáng.
Trong một lần khác, Đức Phật có nói rằng một người có nhiều lòng ham-muốn mà không tự kiểm-soát được 'thì giống như một con khỉ đi tìm kiếm trái cây trong rừng, cứ lo chuyền từ cây nầy sang cây khác' [3] (Dhp.334).
Ngược lại với điều nói trên, Đức Phật khuyên bảo các đệ tử của ngài, là họ hãy lo rèn luyện bản thân để phát triển 'tâm họ giống như một con nai rừng' [4] (miga bhåtena cetasà, MI, 450). Nai rừng là loài sinh vật đặc-biệt hiền-lành, luôn luôn đề-phòng và nhận-biết mọi việc chung quanh, dù cho chúng đang làm gì.
SÁCH THAM KHẢO:
Thuần-Phục Con Khỉ Trong Tâm, Thubden Chodron, 1995.
GHI CHÚ:
1) Truyện Tiền Thân Đức Phật Với Lời Bình Luận , ed. V. Fauseboll, London PTS 1877-96
2) Kinh Tương Ưng Bộ, ed. L. Feer, PTS London 1884-98
3) Kinh Pháp Cú, ed. O. Von Hinuber, K. R. Norman, PTS Oxford 1994
4) Kinh Trung Bộ, ed. V. Trenchner, R. Chalmers
The Monkey Mind
The monkey mind (kapicitta) is a term sometimes used by the Buddha to describe the agitated, easily distracted and incessantly moving behaviour of ordinary human consciousness [1] (Ja.III,148; V,445).
Once he observed: `Just as a monkey swinging through the trees grabs one branch and lets it go only to seize another, so too, that which is called thought, mind or consciousness arises and disappears continually both day and night' [2] (S.II,95).
Anyone who has spent even a little time observing his own mind and then watched a troop of monkeys will have to admit that this comparison is an accurate and not very flattering one.
On another occasion the Buddha said that a person with uncontrolled craving `jumps from here to there like a monkey searching for fruit in the forest' [3] (Dhp.334).
In contrast to this, the Buddha asked his disciples to train themselves so as to develop `a mind like a forest deer' [4] (miga bhåtena cetasà, M.I,450). Deer are particularly gentle creatures and always remain alert and aware no matter what they are doing.
Taming the Monkey Mind, Thubden Chodron, 1995.
Note:
1) Jātaka with commentary, ed. V. Fauseboll, London PTS 1877-96
2) Saṃyutta Nikāya, ed. L. Feer, PTS London 1884-98
3) Dhammapada, ed. O. Von Hinuber, K. R. Norman, PTS Oxford 1994
4) Majjhima Nikāya, ed. V. Trenchner, R. Chalmers
Source-Nguồn: http://www.buddhisma2z.com/content.php?id=274
- Tag :
- Nguyễn Văn Tiến