TỰ VẤN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Lưu Tâm Lực
Lời bạt: Hiện tại có một số đông người tu học theo pháp Phật đã không ngớt lời chê bai pháp-môn Tịnh-độ không phải là Chánh-pháp Phật mà là do Tàu lồng vào đó để lũng đoạn.....
Tôi cũng chỉ là người tu học pháp Phật kém cõi, nhưng cũng cố gắng nói lên nỗi niềm thô thiển về cách học và tu theo pháp môn nầy mong sao được chỉ giáo thêm...
Đây là những gì tôi tư duy khi theo pháp môn nầy dưới dạng tự vấn.
H. Pháp môn Tịnh-độ là gì ?
Đ. Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi" khi không còn Phật tại thế. Tuy nhiên các pháp môn khác người hành trì có thể đạt đạo (chứng tứ quả) khi Đức Phật Thích-Ca còn tại thế. Chúng ta nên nhớ rằng có thể đạt đạo chứ chưa phải là thành Phật. Mà chưa thành Phật thì chưa đáp ứng được mục đích thị hiện của Đức Phật Thích-Ca.
H. Như thế pháp môn Tịnh-độ cao hơn các pháp môn khác hay sao ?
Đ. Không phải cao hơn khi Đức Phật Thích-Ca còn tại thế. Tuy nhiên pháp môn nầy trong thời kỳ cõi ta-bà rơi vào thời mạt pháp được Đức Phật khuyên nhắc người hành trì tu "pháp Phật" nên thọ lãnh thi hành để đạt đạo "liễu thoát sinh-tử" mà tiếp tục tu trì để thành Phật.
H. Tại sao pháp môn nầy chỉ được hành trì sau khi Đức Phật Đại-Bát-Niết-Bàn ?
Đ. Bởi lẽ khi Đức Phật còn tại thế thì sống thân cận Đức Phật cũng chẵng khác chi so với các Đức Phật khác. Tuy nhiên chúng ta phải nên nhớ là sống thân cận nghiã là trong phạm vi thần lực hào quang của Phật. Khi Thái-Tử thành Phật không phải là cõi ta-bà nầy đều trở thành cõi tịnh. Nói chính xác hơn thì chỉ còn có pháp môn nầy là hữu hiệu để đạt đạo khi không còn Đức Phật tại thế.
H. Phương pháp hành trì của pháp môn nầy là gì ?
Đ. Phương pháp hành trì của pháp môn nầy là niệm sáu chữ hồng danh như sau "Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật". Đây gọi là HẠNH hay hành nhưng còn phải có thêm NGUYỆN và TÍN hay tin. Có cã ba điều nầy thì chỉ mới là cần nhưng chưa đủ.
H. Tại sao ?
Đ. Điều kiện đủ đó là phải có tâm cầu "Vô-Thượng-Bồ-Đề". Vô-thượng-bồ-đề là cái giác cao tột không có gì cao hơn nữa. Mà chỉ có chứng ngôi vị Phật mới gọi là Vô-Thượng-Bồ-Đề. Người tu trì pháp-môn Tịnh-độ mà không có tâm cầu nầy thì sai với lời dạy của Đức Phật. Ba phẩm vãng sanh trong Kinh Vô-Lượng-Thọ Đức Phật có nói rõ. Nếu không có tâm cầu Vô-thượng Bồ-Đề thì có khác chi các tôn-giáo khác là làm theo lời vị Giáo-chủ để chỉ về đó thụ hưỡng chứ không thể thành như Giáo-chủ. Đức Phật thì không muốn cho những ai hành theo lời Phật dạy để về với Thế-Tôn mà muốn phải trở thành như Đức Phật. Bởi Đức Phật có dạy chúng sinh là Phật sẽ thành. Chúng ta nên nhớ rằng tâm cầu Vô-thượng Bồ-Đề ở đây để chúng ta quyết lòng thành Phật chứng Vô-thượng Bồ-Đề, chứ đừng sợ ta làm sao hành theo (y) như Phật cho được. Nếu ta thực sự hành theo như Phật trong khi tu trì thì còn gọi chi là tu trì. Chúng ta cũng luôn nên nhớ rằng ta được vãng sanh là để đủ duyên lành tu trì thành Phật chứ không phải vãng sanh là kết quả cuối cùng của sự tu trì. Đức Phật không muốn như vậy. Ngoài ra đây cũng là điểm để cho chúng ta tinh tấn suốt đời khi đã quyết định chọn cho mình con đường tu trì pháp môn tịnh-độ.
H. Như thế nào gọi là TÍN ?
Đ. Tôi xin ghi lời kinh "Niệm Phật Ba-La-Mật" do Đức Phật thuyết được dịch bởi Tỳ-Kheo Thích-thiền-Tâm như sau :
1) Tín tâm nghiã là lòng tin chân thật vào lý nhân quả một cách sâu chắc, kiên cố và không hề nãy sanh một ý tưởng hoặc một hành vi trái ngược với lý nhân quả.
2) Tin rằng kiếp sống thế gian là vô-thường, mạng người ngắn ngủi như hơi thở ra vào, tất cã các pháp hữu vi đều là huyễn hoá, không có chủ tể, niệm niệm sinh diệt không ngừng, từng sát na biến hoại chẳng nghỉ, tất cã đều đưa tới khổ não, vô minh và trói buộc.
3) Tin rằng sáu nẽo luân hồi thật là nguy hiểm chướng nạn.
4) Tin rằng Phật pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của trí tuệ, của từ-bi, diệt khổ, cứu vớt chúng sinh chẳng chừa một hạng loài nào cã, đạo của Phật-Tri-Kiến.
5) Tin rằng tất cã các pháp (hành) đều do tâm (sở) của mình tạo ra.
6) Tin rằng mỗi mỗi chúng sinh đều có đủ năng lực lãnh thọ giáo pháp của Như-Lai.
7) Tin rằng bản nguyện của Đức Phật A-Di-Đà là chân thật, rốt ráo, là tối thắng.
8) Tin rằng pháp niệm Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, vì rời môn tu nầy thì mọi người mọi loài không thể giãi thoát, nếu phế bỏ môn tu nầy thì Chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hưũ tình đúng như bản nguyện. (hết trích)
Ngoài ra chúng ta cũng tin thật có :
Hiện tại ở trong pháp giới bao la cách cõi ta-bà 10 muôn ức cõi Phật về phương Tây có cõi cực lạc đang được Đức Phật A-Di-Đà giáo hoá cũng giống như cõi ta-bà nầy cách đây gần 3000 năm được Đức Phật Thích-Ca giáo hoá vậy. Khi nhân loại chúng ta chưa văn minh thì ngoài làng xã chúng ta đang sống thì cũng có những làng xã khác đang cùng hiện diện mà chúng ta nào có biết. Văn minh càng tiến bộ thì ngoài quốc gia mình đang sống cũng có những quốc gia khác đang sống, đang hiện diện. Với Phật nhãn thì không có gì không thấy không biết ở trong pháp giới nầy cã.. Hiện nay một vật nhỏ như bao thuốc cũng không thể thoát khỏi sự phát hiện của giàn vệ-tinh do thám tinh vi. Bao thuốc được thấy bởi dàn vệ-tinh thì ngược lại theo quy tắc phản quang dàn vệ tinh cũng được bao thuốc thấy. Phật thấy được chúng sanh mà chúng sanh không thấy được Phật cũng thế thôi.
Qua hai cuộc chiến tranh thế giới nhân loại đã chịu biết bao tang thương khổ não mà hiện nay LHQ là một cơ cấu vẫn đang hoạt động để cứu giúp những kẻ khốn cùng. Nếu không có sự giúp đỡ của thế-giới thông qua Cao-Ũy Tị-nạn LHQ thì dân chúng VN sẽ tang thương tới cỡ nào sau 1975. Với Phật nhãn thì Đức Phật A-Di-Đà xem chúng sanh trong 10 phương pháp giới từ lúc còn làTỳ-Kheo Pháp-Tạng phát ra 48 đại nguyện và thành Phật cách đây 10 đại kiếp không khác gì tang thương như dân VN sau 75 cần được cứu giúp. So thời gian hình thành quả địa cầu với thời gian hình thành LHQ tạm ví như vô thủy và hiện tại là LHQ vẫn đang hoạt động. So thời gian hình thành pháp giới với thời gian thành Phật của Đức Phật A-Di-Đà cũng thế và đương nhiên Đức Phật A-Di-Đà vẫn đang giáo hoá chẳng khác nhau gì cã vậy.
H. Như thế nào là NGUYỆN ?
Đ. Trong mọi hoàn cãnh tốt xấu, vinh nhục, thăng quan tấn chức, giàu nghèo, trí huệ mở bày.... cũng không được quên cái nguyện lúc ban đầu là phải vãng sanh về thế giới Cực-lạc A-Di-Đà để tiếp tục tu trì cho đến lúc chứng đạo. Những gì gọi là cãnh giới tốt đó cũng chỉ là phần thưởng phải có cho những ai chuyên trì tinh tấn niệm hồng danh. tỉ như các chương trình thám hiểm không gian của các quốc gia tiến bộ đã sản sinh ra nhiều tiện nghi trong cuộc sống xã hội bây giờ thế thôi. Quên mục đích phát nguyện lúc ban đầu khi tu trì pháp môn niệm Phật thì cũng chỉ là cho ngón tay chỉ mặt trăng là mặt trăng vậy.....có một anh nông phu làm lụng cực khổ chi mong sao cho có một cuộc sống tương đối nhàn hạ sung sướng hơn. Một hôm trên đường về thì gặp lại người quen năm xưa từ thành thị làm ăn thành công nay trở về thăm lại làng xưa, xóm cũ. Nhìn người quen -khi xưa cũng giống như mình-nhưng bây giờ thì trông khác hẳn và anh ta ao ước được bằng....
Hiểu được tâm trạng nầy nên người bạn thành công kia khuyên :" Anh chỉ cần chịu khó làm ăn, dành dụm được it tiền thì khi khác tôi về sẽ đưa lên thành thị làm ăn một thời gian cũng giống như tôi mà thôi".
Người nông phu nầy nghe theo lời bạn và sau một thời gian cũng dành dụm được tí tiền. Theo thời gian tiền dành dụm càng có thêm. Và vào thời gian nầy quê anh nông phu tiếp xúc được với những tiện nghi của cuộc sống. Người nông phu đem số tiền dành dụm có được từ bấy lâu nay sắm những thứ như bạn mình ...và không còn ý nguyện lên thành thị nữa.
Qua câu chuyện nầy thì người tu pháp môn niệm Phật trong phần NGUYỆN không nên như vậy.
H. Nếu chỉ có TIN mà thiếu HẠNH hoặc NGUYỆN hay có hai mà thiếu một thì sao ?
Đ. Nếu chỉ TIN mà thiếu HẠNH, NGUYỆN thì cũng không khác chi đếm bò cho chủ. Nghèo hoàn nghèo, luân hồi hoàn tam giới. Nếu có NGUYỆN mà thiếu HẠNH-TIN thì cõi ta bà nầy được cai trị bởi Ma-vương dễ gì cho vãng sanh. Nếu có HẠNH mà thiếu NGUYỆN-TIN thì dễ vào ma đạo. Còn có TIN-HẠNH mà thiếu NGUYỆN thì sẽ không được Phật A-Di-Đà tiếp dẫn. Cõi cực-lạc chỉ dành riêng cho tất cã chúng sanh thập phương muốn sinh về đấy mà thôi.. Còn như có TIN-NGUYỆN mà thiếu HẠNH thì sung sẽ không rụng đâu để mà chờ.. Nhưng có HẠNH-NGUYỆN mà thiếu TIN thì lại về biên điạ, thai sinh.
H. Những người tu pháp môn niệm Phật thường hay nói và thường nghe giãng phải "nhất tâm bất loạn" mới được vãng sanh, điều nầy như thế nào ?
Đ. Đây chính là điều có thể nói là làm cho những ai muốn tu trì theo pháp môn niệm Phật không dám dấn thân. Chúng tôi chỉ đưa ra đây những nhận xét :
1) Chúng ta ai cũng được nghe mình đang sống vào thời mạt pháp. Chúng ta cũng phải khẳng định rằng Pháp thì không bao giờ mạt mà chỉ vì chúng ta chướng dày, nghiệp nặng không thọ trì tuân thủ, một phần cũng không nhỏ do người giãng vì lý do nào đó lập lại sai lời Phật thuyết. Tỷ như Phật dạy " Vạn pháp sở sanh, duy tâm sở hiện", nhưng chúng ta thường nghe nói gọn lại là "vạn pháp duy tâm tạo"
Tất cã những gì chúng ta thấy, sờ, nghe, nhớ lại... là vì do sở mà có vậy. Rồi sở do đâu mà có, thì vì tâm rung nhẹ (vô-minh) thành là sở. Tâm rung nhẹ thì có cãnh giới Bồ-Tát, tuỳ theo cấp độ rung nên có thành ra các pháp giới. Chơn tâm cũng tạm có hình tướng đó là báo thân Phật. Vọng tâm cũng tạm có hình tướng đó là 9 pháp giới còn lại trong 10 pháp giới.
Theo lời kinh dạy thì tâm không tạo tác, không dài, ngắn, không thêm, bớt....tất cã vạn pháp :hữu vi pháp hay vô-vi pháp có ra thì đều là do tâm có vọng- biến thành sở. Sở nầy cũng bao trùm vạn pháp nếu so về thể tích thì cũng bằng thể tích của tâm. Có thể tỷ dụ như thế nầy: Như ta đi xem chiếu bóng trước khi tắt hết đèn để chiếu phim thì khung vải trắng, có thể ví như là (thể tích) của tâm. Đến giờ chiếu phim, đèn tắt hết và ta thấy cũng trên khung vãi ấy hiện ra đủ thứ hoạt cãnh và đấy là nghiã của sở.. Chỉ khi nào hết phim đèn bật sáng là ta lại thấy khung vãi như lúc ban đầu màu trắng thì đó là nghiã của tâm. Khi nó là sở hay là tâm chẳng qua là do đèn tắt hay mở mà thôi. Đèn tắt dụ vô minh và đèn mở sáng dụ minh. Do vậy không thể nói " vạn pháp duy tâm tạo" được. Cũng như con do mẹ sinh, nhưng không thể nói cháu do bà sinh được.
2) Hồng danh "Nam-Mô A-Di-Đà-PhẬT" đã bất-tư-nghì thì bất cứ ai niệm cũng phải được Phật lực tiếp dẫn để vãng sanh...đã là bất tư nghì mà còn điều kiện thì không còn bất tư nghì nữa.
3) Pháp môn niệm Phật chủ yếu để độ những hạng người nghiệp dày, phước mỏng, sinh vào thời buổi mạt pháp như hiện nay. Cái thời buổi mà con người không bỏ phí một tí thời gian để mưu cầu vật chất cho thật nhiều hầu thoả mãn ngũ dục lạc..cái thời buổi được gọi là "tâm viên ý mã" nghiã là tâm (sở) nó không bao giờ chịu ở yên mà nhảy lăng xăng như loài khỉ. còn ý thì mạnh như ngựa về sự làm sao tạo cho thật nhiều lợi về mình mà không kể đến cái hại cho kẽ khác.
4)Theo như sự giãng thì nhất tâm bất loạn nghiã là không có một ý niệm nghĩ gì cã ngoài cái ý niệm nghĩ về danh hiệu Phật A-Di-Đà. Ta hãy nghe nhất Tổ Tịnh-độ bên Nhật nói như sau " Về sự nhất tâm bất loạn, thì như tôi đây làm cũng không được". Ta hãy nghe tiếp Tỳ-Kheo Thiền-Tâm nói như sau " Nếu nói rằng niệm Phật cho được nhất tâm bất loạn thì danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật do đâu mà có". Ta lại nghe tiếp Tỳ-Kheo Ngộ-Thông (đệ-tử của Tỳ-Kheo Tịnh-Không [là ngôi sao Bắc-đẩu của pháp môn tịnh độ hiện nay] nói như sau " Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thì hiện nay không có ai, nhưng niệm Phật thành một mãng(phiến) thì hiện nay cũng có. Tuy nhiên đạt được đến trình độ nầy ít nhất công phu niệm Phật cũng không dưới 30 năm". Một vấn nạn được thấy ở đây là " có ai trả lời mình sống được bao lâu chăng"? Một người sau khi hiểu được pháp môn niệm Phật và hiểu được đại nguyện của Đức Phật A-Di-Đà ( điều 18) mà bị thòng một câu nầy thì làm sao họ không nghi ngờ cho được. Mà nghi thì làm sao vãng sanh.
5) Theo tôi thì lời dạy sau đây có vẽ mâu thuẩn " khi ta niệm Phật thì đừng cho mọi chuyện tạp nhạp xen vào. Khi ta làm những chuyện tạp nhạp thì làm sao cũng gắng có niệm Phật xen vào. Hãy thử nghĩ khi ta đang lái xe đến sở làm hay đến một nới chốn nào đó mà trong khi di chuyển ta cứ nghĩ đến danh hiệu Phật trong chuyên nhất thì sẽ chểnh mãn trong an toàn không những cho riêng ta mà ảnh hưỡng đến những xe cộ di chuyển khác.
Khi niệm Phật mà có tạp niệm (tạp niệm là có niệm mà không phải là cái niệm có Phật trong đó) theo định nghĩa thì không được nhất tâm. Khi có tạp niệm mà phải có cái niệm Phật trong đó thì cũng không là nhất tâm bất loạn theo định nghĩa.
Theo tôi thì nhất tâm bất loạn như sau :
Sau khi đã hiểu rõ về pháp môn mình chọn để tu trì, thì sau đó mình không vì bất cứ một lý do gì trong cuộc sống thành công hay thất bại, sang hay hèn, giàu hay nghèo, trí huệ có bừng mở tí chút để thấy rằng mình nên xông pha vào chợ đời để độ đời...rồi mình không còn hành trì theo như những gì mình đã phát nguyện lúc ban đầu" như thế là không nhất tâm.
Còn nếu như nói nhất tâm bất loạn thì ta có thể ví dụ sau đây có đúng chăng ? Và nếu như đúng thì ai là người áp dụng được trong thời buổi mạt pháp nầy. Mà nếu như khó có người áp dụng được thì làm sao nhiếp được ba căn
"Sau khi thức dậy chúng ta chỉ có niệm duy nhất là sáu chữ hồng danh trong tất cã hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, ngũ nghỉ.(hàm nghĩa nhất tâm bất loạn) Nếu đây là đúng cho cã ba căn thượng, trung, hạ thì ta nên lần theo lời Phật dạy trong kinh Vô-Lượng-Thọ xem sao rồi sẽ y cứ.
Những người tỵ nạn CS như chúng ta trước khi đến được nước tự do đều hứa và cam kết trên giấy tờ là sẽ không trở về nước khi còn CS. Một khi trở về mà còn CS thì đã không là nhất tâm vậy.
Hoặc giả là khi mình đã chọn cho mình một pháp môn để tu trì và khi mình có đọc hay tham cứu các pháp môn khác mà mình vẫn thấy rằng sự tham cứu nầy càng cũng cố thêm niềm tin vaò pháp môn mình tu trì thì cũng gọi là nhất tâm.
Tất cã những người có chí xuất gia thì không ngoài ý muốn làm sao thực hành lời Phật dạy để thoát ra khỏi sự chi phối sinh tử trong tam giới. Đức Phật không dạy cho tứ chúng đệ tử của Thế-Tôn lo nghĩ về chùa to, tượng lớn để có phương tiện hành đạo, cũng như những người khi có tâm chí xuất gia thì cũng không phải phát nguyện xây chùa, đúc tượng. Nếu không giữ trọn được điều mình đã phát nguyện lúc ban đầu thì bây giờ có chứng gì đi nữa thì cũng không được nhất tâm.
Để kết luận phần nầy chúng ta chỉ y theo kinh Vô-lượng-thọ Đức Phật A-Di-Đà nói về ba bậc vãng sanh đều là vào "lúc lâm chung" mà thôi....có nghiã là bây giờ cho dù một ai đó có được sự nhất tâm bất loạn thì cũng chẳng nắm chắc sự vãng sanh.
Đức Phật có nói rõ cho dù được nhất tâm bất loạn trong một ngày thì vì tập khí từ vô thủy cũng không thể đoạn hết phiền não.
Thêm một vị Đại-sư làm điển hình đó là Ngài Ngộ-Đạt thiền sư suốt 10 đời tu hành tinh nghiêm giới hạnh mà cũng chỉ vì một tọa cụ trầm hương do Vua tặng thí để đến nổi phải chịu quả báo....
Đây cũng có thể là một sự thị hiện của một Bồ-Tát để răn dạy chúng sanh chớ cậy mình tài cao đức thiển mà quên đi điều phát nguyện lúc ban đầu.
Hoặc giả là cho chúng sanh biết rằng chuyện nhất tâm không dễ gì giữ vững mãi mãi....chẳng là chuyện chưa đến với mình mà thôi. Ở đời cũng không thiếu chi người bình thường mà không bị say đắm ngũ dục lạc
Nếu ta niệm Phật mà mong cầu làm sao cho được nhất tâm bất loạn thì đó cũng là điều có thể dẫn ta vào ma đạo lúc nào không hay vì Ma-vương sẽ dựa vào đó để quậy phá.
Tôi có đọc một Tổ nói như sau "chuyện niệm Phật là bổn phận của ta, còn sự vãng sanh thì trách nhiệm đại nguyện của Phật
Kính chư vị và tôi niệm Phật như thế vậy.
Để hiểu được phần nào về chữ tâm mà ta hay dùng hay nói và hiểu thì tôi xin trích lại dưới đây những lời kinh trong Thủ-Lăng-Nghiêm và Đại-Bát-Niết-Bàn như sau :
Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm: Bạch Thế-Tôn ! dùng tâm và mắt của con thấy tướng thù thắng của Như-Lai, sanh lòng ham thích nên phát tâm, nguyện xã bỏ sanh tử.
Phật bảo : Như ngươi vừa nói, sự ham thích do nơi tâm và mắt. Nếu chẳng biết tâm và mắt ở đâu thì chẳng thể hàng phục trần lao ; ví như đất nước có giặc. Vua sai binh dẹp trừ, binh lính tất phải biết sào huyệt của giặc. Khiến ngươi bị luân chuyển trong ấy là lỗi tại tâm và mắt. Ta hỏi ngươi : Tâm và mắt của ngưới hiện đang ở đâu ?
Qua 7 chổ gạn hỏi tìm tâm mà ngài A-Nan đã nghĩ (đại diện) cho chúng ta thì Đức Phật đều bác bỏ đó không phải là tâm
Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn:
Tâm gọi là vô thường vì tánh nó phan duyên phân biệt. Tánh của Nhãn thức khác, nhẫn đến tánh của ý thức khác, nên là vô thường.
Như thế chữ tâm nói trong câu "nhất tâm bất loạn" cuả các vị giãng có phải là chữ tâm trong hai bản kinh kê trên chăng?
Nếu phải thì Đức Phật đã nói là không đúng và vô thường kia mà. Nghiã là ta không có cách chi giữ nó mãi thường còn.
Nếu chữ tâm nầy là nói về những tư tưởng đến rồi đi thì ta cũng không thể làm chủ nó được. Nghĩa là chúng ta không thể ngũ mà muốn nằm mơ theo ý thích, hay là muốn có mơ hay không muốn có mơ trong giấc ngũ, hoặc là ta muốn có giấc mơ như thế nầy hoặc như thế kia....
Chận đứng tư tưởng thì chúng sanh thời mạt pháp làm sao đạt được.
H. Người đời bây giờ phần đông muốn làm gì là mong sao có kết qủa ngay, như thế pháp môn niệm Phật có được điều ấy không ?
Đ. Có được điều nầy, như trong kinh có nói là niệm Phật một câu tiêu trừ được tám vạn tội trong quá khứ
H. Pháp môn niệm Phật có đi đúng lời dạy của Đức Phật chăng ? Đức Phật có chủ trương cải sữa xã hội chúng ta để trở nên cõi tịnh chăng ?
Đ. Trước hết ta phải biết lời dạy quan trọng nhất của Đức Phật với chúng sanh thập phương là gì ? Ta có thể nói gọn lời dạy quan trọng đó là "chúng sanh phải theo pháp tu trì để sớm thoát khỏi luân hồi ba cõi. Đây là mục đich thiết thực nhất của sự thị hiện của Đức Phật. Chúng ta có thể nào "ngộ nhập Phật tri kiến" được chăng ? Đây là điều khó có thể được nếu không muốn nói không thể được. Vì sao ? Bởi những gì Phật kiến chỉ có Phật với Phật biết rõ mà thôi. Bồ-Tát sơ phát tâm cũng không thể biết hành điạ của Bồ-tát nhị điạ và nhị địa cũng không thể biết tam điạ...đây là lời kinh có ghi chép. Thế thì chúng ta đừng bao giờ có ý tưởng sẽ đạt được ngộ nhập Phật-Tri-Kiến
Đức Phật không chủ trương cãi sửa xã-hội loài người trở nên cõi tịnh như chúng ta thường nghe nói "tâm tịnh thì cõi tịnh". Từ khi Thái-tử thành Phật thì cõi điạ vẫn là ngũ trược ác thế....Đương thời tại thế của Đức Phật ngay chính trong giáo đoàn của Đức Phật cũng xãy ra không biết bao nhiêu chuyện phiền não như ngày hôm nay...nói tóm lại có Phật mà cõi nầy vẫn là hoàn ác thế ngũ trược huống là bây giờ đã cách Phật bao lâu xa rồi.....Đức Phật không chủ trương tu trì sao cho cõi ta bà thành cõi tịnh mà chỉ muốn sao chúng sinh theo pháp tu trì để thoát khỏi tam giới. Trong khi tu trì thoát khỏi tam giới thì xã hội tự nó thành tốt đẹp. Đây là sãn phẩm lành của sự tu trì đó vậy. Đức Phật cũng không chủ trương và nói ở thế giới ta bà nầy có một nơi chốn nào đó có sự an vui hạnh phúc thường còn trong cõi vô thường nầy. Mỗi một con người đều có mỗi quan niệm khác nhau về điều vui nỗi khổ. Không có một tiêu chuẩn nào cố định để biểu thị nỗi khổ niềm vui. Người đang thọ ngũ dục lạc họ sẽ cho đó là hạnh phúc. Tuy nhiên sự gọi là hạnh phúc nầy không thường còn mãi, nghiã là có rồi mất, mất rồi có và đây cũng là một trong nhiều điều làm cho Thái tử Tất-Đạt-Đa tư duy để đi tìm đạo...người không có ngũ dục lạc để thọ thì họ sẽ cho đó (không có ngũ dục) là khổ.
Cã tam giới chỉ là lò lưã lớn thì không thể nào có một nơi chốn an vui hạnh phúc được, cho dù ta có khéo biết cách sống sao cho an lành tự tại thì đó cũng không phải là mục đích của cuộc sống. Mục đích của cuộc sống không thể là sống sao cho an lành hạnh phúc ở một đời nầy là đúng nghiã cho sự làm thân người khó được cho một chuổi dài vô thủy của kiếp nhân sinh.
H.Theo pháp môn tịnh độ có cho rằng kiếp sống con người là vô thủy vô chung chăng ?
Đ. Với pháp môn tịnh độ thì kiếp sống con người quả vô thủy nhưng không phải là vô chung. Vì pháp môn nầy chính là phương thuốc để kiếp sống con người có chung vậy. Có chung nghiã là "liễu thoát sinh tử"
H.Khi một người đồng tu tinh độ với sự tinh tấn, chuyên cần. Nhưng khi gần lâm chung lại có những trạng thái đi ngược lại sự vãng sanh, thì ta có nên hoang mang không ?
Đ. Ta không nên lấy hoàn cãnh của người đồng tu đó để hoang mang về sự vãng sanh của mình. Bởi lẽ thật sự người tu tịnh độ trong hiện kiếp không có chứng đắc thần thông gì cã để mà biết người đồng tu có hiện trạng như vậy là do đâu... nói vì nghiệp thì thật ra không ai rõ tận tường ngoại trừ Đức Phật. Thế cho nên ta không nên bao giờ có sự hoang mang dao động ta cứ mãi tin tưởng vào sự tiếp dẫn của Đức Phật A-Di-Đà, hành trì cho đến khi lâm chung, nguyện được sinh về thế-giới cực-lạc...còn những việc khác đã có đại nguyện của Đức Phật A-Di-Đà rồi
H. Tại sao có những người lâm chung không như trong lời kinh chú dẫn mà vẫn gọi là được vãng sanh ?
Đ. Đây là một vấn đề trong nhiều vấn đề làm mạt pháp và làm cho người ta không tin vào pháp môn tịnh-độ.
H. Phật thất là gì ? và mục đích của Phật thất như thế nào ?
Đ. Chữ Phật đây không dùng để chỉ về Đức Phật mà có ý là niệm Phật. còn chữ thất đây hàm ý là nơi chốn để hành trì niệm phật...mà nếu quyết tâm lớn thì chữ thất đây là nói về số lượng bảy ngày.
Do đây thì Phật thất có nghiã là người tu trì tự mình phát nguyện giam mình vào nơi yên lặng để loại trừ bớt những duyên đưa đến phiền não mà người tu trì bị vướng mắc trong sinh hoạt hàng ngày và khi đã phát nguyện như vậy thì trong khoảng thời gian đó chỉ niệm Phật và phấn đấu loại trừ những niệm không phải là niệm Phật.
Mục đích chỉ có vậy và nếu người tu trì khi phát nguyện mà có tâm mong cầu được nhất tâm bất loạn thì tôi thiết nghĩ dể bị vướng vào những bất trắc mà trong Kinh Thủ lăng nghiêm có cảnh giác.
Từ những ý tưởng như thế, tuy nhiên tôi cũng có tham dự vài lần Phật thất do Tỳ-Kheo Ngộ-Thông hướng dẫn, để được lợi lạc như các bạn đồng tu khác. Nhưng ....
Tôi xin muôn vàn khâm phục những người tham dự phật thất mà gặt hái được những giây phút tâm thức không bị ngoại cảnh xâm phạm.
H. Trong kinh điển về pháp môn tịnh độ có nói về phật thất không ?
Đ. Trong kinh điển về pháp môn tịnh độ không có nói về phật thất, nhưng có lẽ do cốt lõi của bộ kinh Di-Đà có nói đến từ một ngày cho chí đến bảy ngày nhất tâm bất loạn....tuy nhiên theo tôi qua nhận biết với một số lượng người nhiều như thế thì lại càng vạn nan cho nhất tâm bất loạn...
Bậc thượng căn thì chắc không khó cho mục đích nầy
H. Tại sao Thái-tử không tu trì theo pháp môn nầy mà phải hành thiền rồi chứng đạo ?
Đ. Theo như lịch sữ hình thành đạo Phật thì Thái-tử sinh vào thời gian không có pháp chân thật để giải thoát cho mình và cho người...Thái-tử đã hoang phí hành theo tà tri mất 6 năm và khi lai tĩnh, đã dùng kinh nghiệm khi còn nhỏ nhập định để tuần tự quán sát 12 nhân duyên theo hai chiều thuận nghịch từ đó rõ thấu suốt tứ diệu-đế và chúng sinh trong tam giới có một vị Phật tuyệt vời. Và cũng chính khi Chứng Đạo Vô-Thượng Chánh-Đẵng Chánh-Giác thì pháp giới được nhìn thấu rõ như trái am-la trong long bàn tay. Và chính vì với Phật nhãn đó nên Đức Phật mới dạy pháp môn tịnh-độ nầy cho chúng ta nương vào đó thoát tam giới khi không còn có Phật tại thế.
H. Có phải vì căn cứ vào 49 ngày tu trì thiền định của Đức Phật mà có một số người cho rằng chỉ cần với từng ấy thời gian là có thể chứng đạo chăng ?
Đ. Ngộ và Chứng khác nhau vời vợi chớ có nhập nhằng. Quả đúng như vậy con số tu trì không quá 49 ngày chẳng sai theo với những người nầy. Nhưng những ai đó họ sẽ trở thành đại cuồng ngông vì một lý do tổng kết như sau : Họ có sánh được với cuộc đời của Đức Phật từ sơ sanh chăng ? Nếu sánh được bằng thì thời gian là 49 ngày
Kết
Thô thiển bộc bạch mong được gieo duyên lành chư vị cùng pháp môn và thoảng hoặc có chư vị nào chê trách chổ sai trái xin bố thí pháp để cùng nhau tiến tu hầu mong dẹp bỏ lời chỉ trích đôi khi sai của mình
- Tag :
- Lưu Tâm Lực