Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chỉ Giáo Tinh Yếu Thánh Pháp Để Tự Giải Thoát Vào Thời Điểm Chết Và Trong Trung Hữu

24 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 26051)
Chỉ Giáo Tinh Yếu Thánh Pháp Để Tự Giải Thoát Vào Thời Điểm Chết Và Trong Trung Hữu

KIM-CƯƠNG ĐẠO-SƯ LIÊN HOA SINH

CHỈ GIÁO TINH YẾU THÁNH PHÁP
ĐỂ TỰ GIẢI THOÁT VÀO THỜI ĐIỂM CHẾT VÀ TRONG TRUNG HỮU
Bản Tạng Văn ghi bởi YESHE TSOGYAL (757-817)
[Công chúa Tây Tạng - Đại đệ tử của Đạo Sư Liên Hoa Sinh]
Bản Việt (dịch từ bản Anh): Đặng Hữu Phúc

KÍNH LỄ ĐẠO-SƯ

blankBà Tsogyal tước hiệu Kharchen đã theo học với Đức Phật Ứng Hoá Thân Liên Hoa Sinh đến từ xứ Oddiyama, từ năm tám tuổi, đi theo Ngài như bóng theo hình.

Khi Đạo Sư sắp rời Tây Tạng để về xứ la sát, tôi, Bà Kharchen, đã dâng một mandala vàng và lam ngọc và chuyển một bánh xe cung thỉnh Đạo Sư và Hội Thượng Phật, khẩn cầu : Thưa Đại Đạo Sư ! Ngài sắp rời đây để về thuần thục các la sát. Tôi bị bỏ lại đây ở Tây Tạng. Mặc dầu tôi đã theo học Ngài suốt thời gian dài, thưa Ngài, người đàn bà già này vẫn không tin chắc vào năng lực của mình vào lúc chết. Thế nên tôi tha thiết xin Ngài từ bi ban cho tôi một chỉ giáo đúc kết tất cả các giáo pháp thành một giáo pháp vắn tắt và dễ thiền quán.

Đại Đạo Sư phúc đáp : Hành giả có tâm tín thành và đức hạnh, hãy lắng nghe tôi.

Mặc dầu có nhiều điểm tinh yếu sâu sắc của thân, hãy an trú không dính mắc gì hết và thư giãn sao cho thư thái, thanh thản. Tất cả đều gồm đủ trong chính trạng thái đó.

Mặc dầu có nhiều điểm tinh yếu của ngữ tỉ dụ như kiểm soát nhịp thở và tụng đọc mantra, hãy dừng chuyện nói năng và hãy nương nhờ như một người câm. Tất cả đều gồm đủ trong chính trạng thái đó.

Mặc dầu có nhiều điểm tinh yếu của tâm, tỉ dụ như tịnh chỉ, thư giãn, ảnh tướng, hoà nhập và quán chiếu tự nội, tất cả gồm đủ trong chính sự vụ hãy để tâm an trú vào tự tính của nó, không dính mắc và thư thái, không vọng tưởng.

Tâm không giữ được vắng lặngtrạng thái đó. Nếu một ai tự hỏi, tâm là cái trống rỗng? giống như sóng nắng trong cái sức nóng của mặt trời, nó vẫn lấp lánh và chớp loáng về phía trước. Nhưng nếu một ai tự hỏi, tâm là một cái gì đó? Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.

Nhận biết tâm như thế, trở thành chắc chắn về tâm, đó là kiến (=cái thấy). Để duy trì không bị tán loạn trong trạng thái tịnh chỉ, không vọng niệm hoặc chấp thủ, đó là thiền. Ở trong trạng thái đó, không bị dính mắc vào chấp thủ hoặc tham luyến, chấp nhận hoặc đối kháng, mong cầu hoặc sợ hãi, đối với bất cứ một trong những kinh-quá của sáu thức, đó là hành.

Bất cứ nghi hoặc hay do dự nào xảy ra, hãy cung kính thỉnh vấn bản sư của bạn. Hãy đừng gửi lòng ở các nơi cư trú của người sống bình thường ; hãy thiền quán trong hạnh độc cư cô tịch. Hãy buông bỏ sự dính mắc của bạn đối với bất cứ ai mà bạn có mối quan liên mạnh mẽ nhất trong đời này, và hãy thiền quán. Như thế đó, mặc dầu thân bạn vẫn ở trong hình tướng con người, tâm bạn thì bình- đẳng với tâm chư Phật.

Vào thời điểm chết, bạn nên thiền quán như sau. Vào lúc địa đại hoà nhập (= tan biến) vào trong thuỷ đại, thân thể trở nên nặng nề và thân không thể tự nương nhờ thân. Vào lúc thuỷ đại hoà nhập vào trong hoả đại, miệng và mũi khô khan, ngưng nói bí lời. Vào lúc hoả đại hoà nhập vào trong phong đại, thân nhiệt biến mất. Vào lúc phong đại hoà nhập vào trong thức đại, bạn chỉ có thể thở ra khò khè và hít vào nấc nghẹn.

Vào lúc đó, cái cảm giác đương bị đè bởi một ngọn núi rất lớn, đương bị sập bẫy trong bóng tối, đương bị buông rơi vào vô tận của hư không xảy ra. Tất cả những kinh – quá này có kèm theo những âm thanh sấm vang và nghe rõ trong tâm. Toàn thể bầu trời sẽ tươi sáng rực rỡ như một tấm gấm trải rộng.

Nhiều hơn thế nữa, những hình tướng tự nhiên của tâm bạn, những vị Phật bảo hộ - tướng từ bi, tướng uy mãnh, bán uy mãnh - và những vị Phật bảo hộ có nhiều đầu khác biệt, xuất hiện đầy bầu trời với bán cầu quang sắc cầu vồng. Vung múa các vũ khí, các vị này sẽ thốt những lời : “Đánh ! Đánh !” “Giết ! Giết !” “Hung ! Hung !” “Phat ! Phat !” [ tiếng Tây Tạng ] và các âm thanh uy mãnh khác. Thêm vào đó, sẽ có ánh sáng như một trăm nghìn mặt trời chiếu sáng cùng một lúc.

Vào lúc này, Phật bảo hộ cùng sinh của bạn sẽ nhắc nhở lưu tâm bạn về tính giác (= viên minh), đang nói, Đừng bị tán loạn ! Đừng bị tán loạn ! Ma chướng cùng sinh của bạn sẽ loạn động tất cả các Kinh - quá của bạn, làm cho các Kinh – quá đều sụp đổ, và phát ra những âm thanh chói tai và uy mãnh và làm mê mờ bạn.

Ở điểm này, hãy tuệ tri điều này : Cái cảm giác đương bị đè ép xuống thì không phải là đương bị đè ép xuống bởi một ngọn núi. Đó là chính các đại của bạn đang hoà nhập. Hãy đừng sợ hãi chuyện đó ! Cái cảm giác đương bị sập bẫy trong bóng tối thì không phải là một bóng tối. Đó là năm quan năng của bạn đang hoà nhập ! Cái cảm giác đương bị buông rơi vào trong vô tận của hư không thì không phải là đương bị buông rơi. Đó là tâm của bạn không có cái gì để nương nhờ bởi thân và tâm của bạn đã ly biệt và hơi thở của bạn đã ngừng lại.

Tất cả các kinh-quá của quang sắc cầu vồng là những tự hoá-hiện của tâm bạn.Tất cả các hình tướng từ bi và uy mãnh [ uy mãnh = chuyển biến hạnh Tử-ma] là các hình tướng tự nhiên của tâm bạn. Tất cả các âm thanhâm thanh của chính bạn. Tất cả ánh sáng là ánh sáng của chính bạn. Hãy đừng nghi hoặc gì về điều đó. Nếu bạn cứ cảm thấy nghi hoặc, bạn sẽ bị ném vào trong sinh tử luân chuyển. Quyết định sáng tỏ hơn để thấy chỉ là chuyện tự diễn-hiện, nếu bạn nương nhờ an trú vào tính viên minh trong chân không diệu hữu quang minh biến chiếu, lúc đó đơn thuần trong chính chân không diệu hữu quang minh biến chiếu đó bạn sẽ chứng đạt ba thânpháp thân, báo thân, ứng hoá thân – và trở thành giác ngộ. Ngay lúc đó nếu bạn có bị ném vào trong sinh tử luân chuyển, bạn cũng sẽ không đi vào đó.

Vị Phật bảo hộ cùng sinh của bạn là hiện hữu của bạn để duy trì tâm bạn với chánh niệm không bị tán loạn. Từ thời điểm này, điều rất quan trọng là ở trạng thái không mong cầu và sợ hãi gì cả, không chấp và thủ cái gì cả, đối với các đối tượng của những quan năng của sáu thức cũng như đối với những dẫn dụ mê đắm, hạnh phúcsầu muộn. Và từ bây giờ trở đi, nếu bạn đã đạt tịnh – chỉ an – định, bạn sẽ có thể bắt đầu có khả năng đảm lĩnh bản tính ở trong trung hữutrở thành giác ngộ. Thế nên điểm tối yếu cho sinh mệnh ( của tuệ mệnh ) là duy trì thiền quán không tán loạn từ chính thời điểm này.

Ma chướng cùng sinh là tập khí hiện tại đưa đến vô – minh, nghi hoặcdo dự của bạn. Vào lúc đó – lúc ở tử địa – bất cứ hiện tượng dễ sợ nào xuất hiện tỉ dụ những âm thanh, những màu sắc và những ánh sáng, hãy đừng bị mê đắm dẫn dụ, hãy đừng nghi hoặc và hãy đừng sợ hãi. Nếu bạn bị rơi vào nghi hoặc dù chỉ một thời điểm, bạn sẽ lang thang trong cõi sinh tử luân chuyển, vì thế nên hãy đạt được tịnh chỉ an định hoàn toàn [ = không thay đổi và không bị chấm dứt bất thình lình ]

Ở điểm này, những lối dẫn vào tử cung (=cửa ngõ tái sinh) hiện ra như những cung điện cõi trời. Hãy đừng bị tham luyến đối với chúng. Hãy tin chắc chắn vào điều nhận biết sáng tỏ thấu suốt đó. Hãy tự tại không còn mong cầu và sợ hãi ! Tôi quả quyết chẳng chút nghi hoặc nào là lúc đó bạn sẽ trở thành giác ngộ mà không còn một tái sinh nào thêm nữa.

Vào thời điểm đó, không phải là một ai đó được một vị Phật cứu độ. Tính giác viên minh trong sáng thấu suốt của chính bạn là bản giác cứu độ bạn. Đó không phải là một ai đó bị bách hại bởi các địa ngục. Chấp thủ được tự tịnh – hoá, sợ hãi về sinh tử luân chuyển và mong cầu về niết bàn được cắt đứt từ gốc rễ.

Trở thành giác ngộ có thể được so sánh như nước đã sạch hết các chất cặn bã, vàng lọc sạch các chất tạp bẩn, hoặc bầu trời trong sáng thấu suốt không có những đám mây.

Đạt được pháp thân giống như hư – không cho lợi ích chính mình, bạn sẽ thành tựu lợi ích cho tất cả hữu tình vô tận xứ như hư – không vô tận xứ. Đạt đến báo thânứng hoá thân cho lợi ích của tất cả hữu tình, bạn sẽ làm lợi ích cho tất cả hữu tình vô tận xứ như tâm bạn lan toả vạn hữu vô tận xứ.

Nếu chỉ giáo này được trao ba thời – quá khứ, hiện tại, vị lai – tới ngay chính một người trọng tội tỉ dụ một người đã giết cha hoặc mẹ của chính họ, người đó sẽ không rơi vào sinh tử luân chuyển ngay cả nếu bị ném vào đó. Chẳng có chuyện gì nghi hoặc về chuyện trở thành giác ngộ.

Ngay cả nếu bạn có nhiều giáo pháp thâm sâu khác, mà không có một chỉ giáo như chỉ giáo này, bạn sẽ vẫn còn ở rất xa với giác ngộ. Do vì bạn không biết nơi nào bạn có thể lang thang kế tiếp, hãy thiền quán pháp này với sự bền lòng dù có gặp khó khăn.

Bạn nên trao giáo pháp trực chỉ này tới các người thụ pháp, những người có đại tín thành, tinh tấn dũng mãnh, và thông tuệ, những người luôn luôn nhớ đến thầy của họ, những người luôn luôn tín nhiệm vào các giáo pháp trực chỉ, những người thân tâm nỗ lực trong thực hành, những người có tâm an – tịnh, và có khả năng buông bỏ các mối quan tâm đối với thế giới này. Hãy trao cho họ trực chỉ này với ấn uỷ - nhiệm của đạo sư, với ấn ẩn – mật của Phật thiền và ấn uỷ - nhiệm của dakini.

Mặc dầu tôi, Liên Hoa Sinh, đã theo học nhiều vị đạo sư qua một ngàn tám trăm năm, đã thỉnh cầu những trực chỉ, đã nhận nhiều giáo pháp, đã học và đã dạy, đã thiền địnhthiền quán, tôi đã không tìm thấy một giáo pháp nào thâm sâu hơn giáo pháp này.

Tôi sắp đi thuần thục các la sát. Bạn nên thiền quán như giáo pháp này chỉ dạy. Thưa hữu tình mẫu thân, bạn sẽ trở thành giác ngộ nơi cõi thánh. Thế nên hãy bền lòng dù có gặp khó khăn trong trực chỉ này.

Ban trực chỉ xong, Guru Rinpoche ngự trên những tia ánh sáng mặt trờilên đường đến xứ la sát. Theo sau đó, Bà Tsogyal đã đạt giải thoát. Bà đã đảm nhiệm giáo pháp này bằng cách viết xuống thành bản văn và giấu như một bảo tạng thâm sâu. Bà đã làm với mục đích : Trong vị lai, nó sẽ được trao cho Guru Dorje Lingpa. Lúc đó nó sẽ làm lợi ích cho nhiều hữu tình.

Đây là toàn thể Chỉ giáo Tinh yếu Thánh pháp phúc đáp đối với các thỉnh vấn về tự giải thoát vào thời điểm chết và trong trung hữu.

GIỚI NGUYỆN, ẤN, ẤN, ẤN.

----------------------------------------------------------------------------------------

CHÚ THÍCH –

1.Từ ngữ Việt Anh

Liên hoa sinh : Padma Sambhava, Padmakara.

Kim cương đạo sư : Vajra master.

Ứng hoá thân Phật: nirmana kaya.

La sát : Rakshas.

Ảnh tướng : Projection.

Hoà nhập : dissolving.

Quán chiếu tự nội : Focusing inward.

Bản chất của tâm : Nature of mind.

Không tán loạn : undistracted.

Trải nghiệm, kinh nghiệm, kinh-quá: experience.

Tính giác, viên minh, giác chiếu : awareness. Skt. vidya

Những vị Phật bảo hộ tướng từ bi : the peaceful deities. (Tướng uy mãnh : fierce).

Phật bảo hộ cùng sinh : innate deity.

Ma chướng cùng sinh : innate demon.

Thân trung hữu: the between; intermediate state; Skt. antarabhava; Tạng ngữ: bardo

Chỉ giáo tinh yếu thánh pháp để tự giải thoát vào thời điểm chết và trong trung hữu : the Sacred Refined Essence Instruction on self-liberation at the moment of death and in the bardo.

Tướng phẫn nộ : wrathful. Nếu dịch sang Anh ngữ là ‘fierce deity’ (Phật bảo hộ tướng uy mãnh), thì tốt hơn là dịch thành ‘wrathful deity’, là vì vị Phật biến hoá các hạnh dẫn đến tử ma (→ sự chết → sự sinh tử luân chuyển) qua tướng uy mãnh.

-------------------------------------------------------------------------------------------

2. Kim Cương Đạo Sư Liên Hoa Sinh

Từ xứ Uddiyana ( = Oddiyana ) thuộc Ấn Độ ( Ngày nay là Swat Valley gần Islabamad thủ đô Pakistan ), Kim Cương Đạo Sư Liên Hoa Sinh được Hoàng đế Tây Tạng Trisong Detsen mời đến truyền bá Phật giáo tại Tây Tạng vào thế kỷ thứ tám.

Ngài đã biến hoá tất cả các vị thần địa phương và các ma lực chướng ngại trở thành các vị hộ pháp của Phật giáo.

Ngài được dân Tây Tạng tôn kínhỨng Hoá Thân Phật, Đệ Nhị Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đức Phật Thích Ca đã tuyên bố : “Tám năm sau khi tôi nhập niết bàn, tôi sẽ tái hiện tại xứ Uddiyana mang tên là Liên Hoa Sinh. Tôi sẽ trở thành Kim Cương thượng sư của giáo pháp Chân ngôn ẩn mật.” – “Eight years after I pass into nirvana, I will reappear in the country of Uddiyana bearing the name Padma Sambhava. I will become the lord of the teachings of Secret Mantra.”

(Trích dẫn từ : the lotus-born : life story of Padmasambhava / composed by Yeshe Tsogyal. Copyright 1993 by E.H Schmidt).

Các tiểu truyện về Ngài có vài điểm sai biệt : Ngài sinh từ một đoá hoa sen khổng lồ nên có tên là Liên Hoa Sinh, Ngài là hoàng tử xứ Uddiyana, Ngài là nghĩa tử của Hoàng đế xứ Uddiyana.

Ngài để lại nhiều giáo pháp, trong đó có quyển “Quyển sách cao quý về tự giải thoát qua sự hiểu biết trong trung hữu” (The great Book of Natural Liberation through understanding in the between). Các bản dịch Anh ngữ thường đặt tên là : “ The Tibetan Book of The Dead.” (Tử thư Tây Tạng).

Đạo Sư Liên Hoa Sinh rời xứ Tây Tạng để về thuần thục các la sát.

Kinh Lăng già do Đức Phật Thích Ca giảng mở đầu với chương một “Chúa Thành Lăng Già xin được chỉ dạy”. Chúa Thành Lăng Già là Ravana, chúa của loài la sát. “Chúa Thành Lăng Già chợt tỉnh, ông cảm thấy một sự đột biến trong tâm, hiểu rằng thế giới chỉ là tâm thức của chính mình”. (Kinh Lăng già, bản dịch Anh của D.T. Suzuki, bản dịch Việt – Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn )

---------------------------------------------------------------------------------

3. Giải thoát tự nhiên (Natural liberation),

thuật ngữ của tông Nyingma, Tử Thư Tây Tạng và bản văn này, là tiến trình tự nhiên của sự nhận biết sáng tỏ thực tính của đối tượng, không đến từ bất cứ hình tướng viễn ly hoặc hoá giải. (a natural process of recognition of the actual nature of the object, which is free from any form of renunciation or antidote).

. Tịnh hoá tự nhiên (Natural purity) là sự tịnh hoá an định do tịch diệt tự nhiên (tịch diệt : chấm dứtvắng lặng) (the quiescent naturally abiding purity) của các uẩn thân – tâm, các tâm sở, các tiến trình của sắc thọ, tưởng, hành, thức như được tượng trưng bởi 42 vị Phật bảo hộ tướng từ bi của mandala.

Tịnh hoá tự nhiên chỉ rõ có sự hiện hữu của hội thượng Phật tướng từ bi ở trong bản giác (continuum of the ground).

-------------------------------------------------------------------------------------------

4. [ Viết theo “Luminous Mind-The way of the Buddha’ của Kalu Rinpoche,Wisdom xuất bản 1997]

 . Tâm thanh tịnh (pure mind : tịnh tâm, tịnh quang tâm, thật tâm, chân tâm, vô tâm) có ba tính đức bản chất căn bản, kết hợpđồng thời : chân không diệu viên , (openness, emptiness ; open for manifestations: tính không; chân không diệu viênchân không : rỗng thông vì lìa tướng ; diệu viên : mở ra các khả hữu cho biến hiện -- gặp sắc thì sắc trần biến hiện , gặp tiếng thì thanh trần biến hiện,v.v. ; Sanskrit : sunyata) ; diệu minh thường trụ (luminosity, lucidity, clarity;Skt.: prabhasvara; nhận biết tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ; quang minh viên chiếu, thường tịch quang), diệu minh biện biệt vô ngại ( unimpededness, unobstructed intelligence, sensitivity: nhận biết sáng tỏ phân biệt rành rẽ không bị ngăn ngại; liễu tri biện biệt vô ngại ).

Tâm thanh tịnh chính là tính Phật (Phật tính, như lai tạng). Các tính đức này đều có trong tâm tạp nhiễm (impure mind), chỉ khác ở mức độ, là tâm tạp nhiễm (= thức thứ tám, thức a lại da, tàng thức, chân thức = tính phật bị ngăn ngại bởi vô minh) có bị nhơ nhuốm : từ tính không khởi lên cái tôi – chủ thể (from emptiness arises the me-subject), từ viên minh khởi lên cảm thức về khách thể (from lucidity arises the sense of otherness), từ nhận biết phân biệt không gì chướng ngại khởi lên tất cả các quan liên được đặt : cơ sở trên tham, sân và si (from unobstructedness arise all relationships based on attraction, repulsion, and ignorance).

Với sự chia chẻ này, cái thức nhơ nhuốm hoặc thức nhị nguyên sinh ra – cái thức một – ai – đó có một – cái – gì – đó. (with this split, contaminated consciousness or dualistic consciousness occurs – the consciousness that someone has something). Đó là cái thức thứ bảy (= ý; mạt na) có sáu thức : nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thứcý thức (= thức thứ sáu = thức = mạt na thức) làm phụ tá đi theo ( entourage).

. Văn học cổ điển luận tạng chỉ nói đến hai trung hữu chết và tái sinh. Phật giáo Tây tạng theo tông Nyingma và Kagyu nói đến sáu trung hữu : trung hữu đời sống, thiền định, giấc mộng, thời điểm chết, pháp tính, và tái sinh.

. Nói tổng quát, thân được kiểm soát bởi năm gió năng lượng chính : gió mang sự sống (life – bearing wind), gió hướng thượng (upward – moving wind), gió lan toả khắp (pervasive wind), gió có lửa (fire – dwelling wind : gió mang sức nóng) và gió xuống khoảng trống (downward – voiding wind : gió vào các xoang trống của cơ thể). Những gió này làm sinh động (animate) cơ thể và nếu hoạt động tốt bảo đảm sức khoẻ tốt.

Vào thời điểm chết một loại gió khác hiển hiện gọi là gió nghiệptái sinh (the wind of karma and becoming : gió nghiệp và hữu; gió nghiệptrở thành). Nó luôn luôn phân tán khắp cơ thể. Khi nó hiển lộ, nó sinh khởican thiệp vào các gió khác ; các triệu chứng bệnh lí xuất hiện khi thân tiếp cận với cái chết.

---------------------------------------------------------------------------------

5. [ Viết theo “The Tibetan Book of the dead” giáo sư Robert A.F Thurman dịch và giải (Bản in 1994) ]

. Phức hợp thân – tâm (The body – mind complex) có thể phân tích thành ba mức : thô, vi tếcực vi tế. Mức thô gồm cơ thể của thịt, máu, xương và các chất khác, đó là năm đại : địa, thuỷ, hoả, phong, và không (elements of earth, water, fire, wind, and space) và tâm thô của sáu thức : nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý.

Thân vi tế gồm hệ thần kinh trung ương, kinh mạch thần kinh, ba trục kinh mạch trung ương ( three channel central axis) chạy từ điểm giữa hai chân lông mày tới đầu mở của cơ quan sinh dục, trên có bảy trung tâm năng lượng gọi là luân xa (=wheels) hoặc hoa sen (complexes or lotuses).

Trong hệ thống thông lộ với 72.000 kinh mạch này có những điểm tinh tuý (Seminal Point hoặc giọt vi tế: Subtle drop) (Sanskrit : bindu ; Tạng ngữ : Thig-le) chuyển thông tính giác, được vận chuyển bởi những năng lượng vi tế gọi là gió ( within this network of pathways there Subtle “drops” of awareness-transmitting substances, moved around by subtle energies called winds).

Tâm vi tế tương ứng với các cấu trúc và những năng lượng này gồm có ba trạng thái tự nội hiển hiện nơi tâm thức khi năng lượng tức thời có tính chủ thể được rút lui khỏi các thức thô (the instant subjective energy is withdrawn from the gross senses).

Ba trạng thái này được gọi là quang sắc mặt trăng (luminance : nguyệt quang phổ chiếu), quang sắc mặt trời (radiance : nhật quang biến chiếu) và quang sắc bóng tối (imminence : u minh quang chiếu ; quang chiếu cõi âm) (quang sắc bóng tối này là trạng thái sâu thẳm nhất của tâm vi tế). Ba quang sắc này tương tự với nguyệt quang thanh tịnh (pure moonlight), nhật quang thanh tịnh (pure sunlight) và u minh quang thanh tịnh (pure darkness).

. Quang sắc bóng tối (darkness, dark-light) là biểu hiện thực nghiệm có tính chủ thể đạt đến mức sâu thẳm nhất của tâm vi tế, mức của u minh quang chiếu (imminence, dark-lit imminence) khi hữu tình sắp ngộ nhập quang minh tối hậu của bản giác (in a state of being about to enter the clear light of the ultimate). Nó thì tương tự như bầu trời đêm không mây, tuy tối đen vẫn trong sáng thấu suốt, không phải chỉ thuần là vắng mặt của ánh sáng.

Hai trạng thái của tâm vi tếnhật quang biến chiếu (sun-lit radiance) và u minh quang biến chiếu (dark-lit radiance) cũng đôi khi gọi là những quang minh phổ chiếu (luminances) và đôi khi gọi là những tuệ quang (luminance wisdoms), chỉ cho ánh sáng màu nhiệm của bát nhã. (cũng đồng nghĩa với tuệ nhật, tuệ chiếu).

Kinh Vô lượng thọ nói “tuệ quang trong sáng nhiệm màu hơn cả mặt trời, mặt trăng”. Nên nhớ ánh sáng bên ngoài, chỉ nhìn thấy được khi ánh sáng gặp phải chướng ngại. Thế nên khi nhìn qua phi thuyền du hành không gian, khi thấy bóng tối mênh mông thì không có nghĩa là không có ánh sáng.

. ‘Clear light’ là một từ Anh ngữ dịch từ “od gsal” của Tây tạng thế nên nghĩa không sâu sắc bằng từ gốc prabhasvara (của Sanskrit) có rất nhiều nghĩa : là giác chiếu phát quang, phát sáng, quang minh biến chiếu thực tại thâm sâu của pháp giới, vượt ngoài nhị nguyên sáng và tối (beyond the duality of bright and dark), quang minh tự chiếu của vạn hữu (a light of self-luminosity of all things).

Giáo sư Robert A.F Thurman nói : “It is a light …different from the lights of sun, moon, and rahu, the planet of the darkness”. Giáo sư đề nghị từ “transparency” và “clear light transparency”.

Ở đây và bây giờ, chúng ta nhớ đến Đức Phật A di đà với 12 danh hiệu : Vô lượng quang, Vô biên quang, Vô ngại quang, Vô đối quang, Diệm vương quang, Thanh tịnh quang, Hoan hỉ quang, Trí tuệ quang, Nan tư quang, Bất đoạn quang, Vô xứng quang, Siêu nhật nguyệt quang và nhớ đến Tự tính Di đà và nhớ đến nhất tâm đỉnh lễ, tán lễ về bậc thượng 18 lễ, lễ thứ 13: Nhất tâm đỉnh lễ, cực lạc thế giới, thọ mạng vô biên, quang minh vô lượng, phổ ứng thập phương, lâm chung tiếp dẫn A di đà phật.

Ở đây cũng xin ghi lại định nghĩa từ Phật Quang Đại Từ Điển, bản dịch Thích Quảng Độ, bản in năm 2000 : “Ánh sáng của đức Phật A di đà có 12 thứ, trong đó, Vô ngại quang có nghĩa là ánh sáng của Phật A di đànăng lực phá tan các chướng ngại về nhân, pháp ; bất luận các chướng ngại bên ngoài như núi, sông, mây, mù …hay các chướng ngại bên trong như tham, si, mạn đều không ngăn che được ánh sáng ấy, cho nên gọi là vô ngại quang. Bởi thế cho nên đức Phật A di đà còn được gọi là Vô ngại quang Phật”.

Thế nên “clear light transparency” có thể dịch là vô ngại quang, hoặc siêu nhật nguyệt quang, hoặc thanh tịnh quang, thường tịch quang, v.v…

. Cuối cùng, là mức cực vi tế của thân – tâm, nơi nhị - nguyên thân tâm được tự buông bỏ. Đây là điểm tinh tuý (= giọt vi tế) bất khả hoại, được gọi tên là ‘năng lượng – tâm bất khả phân li của thanh tịnh quang / quang minh thanh tịnh’ (This is the indestructible drop, called “the energy – mind indivisible of clear light transparency)

[Người dịch bản Việt gọi nó là Tịnh quang tâm / hoặc Nhất điểm linh quang. Nhất điểm ở đây hiểu theo nghĩa nhất như, như như, nhất chân pháp giới].

Nó chính là tính Phật, nhất như với thật tại, vượt ngoài nhị nguyên đối đãi, nhất như với pháp thân chư Phật, và thực chứng của nó trong trải nghiệm là mục đích của” Quyển sách về giải thoát tự nhiên (Tử Thư Tây Tạng) thực ra chỉ là giọt bất khả hoại này ở mức cực vi tế. [Theo Atiyoga, thì Nhất điểm linh quang (Unique Seminal Point ; Tạng ngữ : thig-le nyag-gcig) là đồng nghĩa với pháp thân Phật – Buddha-body of reality. ĐHP]

Đây là tính của mỗi hữu tình. Nó tạo nên vô số tiến trình tái sinh. Nó chính là vô môn quan của giải thoát, luôn luôn mở, thể tính vẫn là tự do, mặc dầu hữu tình xoay quanh nó, đồng nhất nó với những trạng thái đổi thay biến động của đau khổ. Nó thì an lạc, trong sáng, không tạo phiền não, và không tạo tác. Biết nó là gì đã làm Đức Phật mỉm cười (Knowing it is what made the Buddha smile). Nó là cái làm chư phật và hữu tình giống nhau.

Tâm, Phật, chúng sinh tam vô sai biệt (Kinh Hoa Nghiêm).

--------------------------------------------------------------------------------

. Quyển sách cao quý về tự giải thoát qua sự hiểu biết trong trung hữu :

Trung hữu thời điểm chết

Ồ ! giờ đây khi trung hữu thời điểm chết khởi sáng trên tôi.

Tôi sẽ buông bỏ tất cả các mối bận lòng của cái tâm muốn đủ thứ .

Để vào thẳng ngay tinh tuý trong sáng nhiệm màu của chỉ giáo và nhập vào chân không vô sinh của bản giác.

Sắp mất đi cái thân này tạo nên bởi máu và thịt

Tôi sẽ thực chứng nó chỉ là một sát na huyễn mộng.

--------------------------------------------------------------------------------------------

. Kính lễsám hối

Kính Lễ Ứng Hoá Thân Phật Liên Hoa Sinh

Con xin chân thành sám hối về các sai lầm trong bản dịch và chú thích này : Đặng Hữu Phúc.

. Người dịch vẫn mong độc giả từ bi chỉ giáo.

--------------------------------------------------------------------------------------------

6. Bản Phật Phổ Hiền. Tự do đầu tiên và cuối cùng

[ Từ “Dzogchen. The Heart Essence of the great Perfection. H.H The Dalai Lama” (2000) ]

Hỏi : Các hữu tìnhtự do ý chí không ?

Dalai Lama : Theo phật giáo, các cá nhân là những người chủ của chính những gì sắp xảy đến cho họ (their own destiny: định mệnh của chính họ). Tất cả chúng sinh được tin tưởng có tính của Bản Phật Phổ Hiền ( the nature of the Primordial Buddha Samantabhadra), tiềm năng hoặc hạt giống của giác ngộ, ở trong họ. Thế nên tương lai của chúng ta ở trong chính bàn tay của chúng ta. Có tự do ý chí nào lớn hơn chúng ta sẽ cần đến?

 [Samantabhadra = All Gơod One = All–around Good = Phổ Hiền ]

---------------------------------------------------------------------------------

7. Tính bản phật phổ hiền là tự do đầu tiên và cuối  cùng của mỗi hữu tình.

--------------------------------------------------------------------------------

Nguồn : Đặc San Hiện Thực số 18/ 2009 Năm thứ 5 , trang 36-51

 

Yeshe Tsogyal

From Wikipedia, the free encyclopedia:

Yeshe Tsogyel, also known in the Nyingma tradition as the Great Bliss Queen, is a semi-mythical female deity or figure of enlightenment (dakini) in Tibetan Buddhism. She lived from 757 to 817, and is most identified as the mystic spiritual Yab-Yum consort of the great Indian tantric teacher Padmasambhava ("the Lotus-Born One"), who was invited to Tibet by the Emperor Trisong Detsen.

Though a consort of Padmasambhava, Yeshe Tsogyel became a master in her own right.[1]

Both the Nyingma and Karma Kagyu schools of Tibetan Buddhism recognize Yeshe Tsogyal as a female Buddha. The translators of Lady of the Lotus-Born, the namthar or spiritual biography that Yeshe Tsogyal left as a terma observe:

As Dodrup Tenpai Nyima makes clear, beings able to reveal Termas must have at least the realization of the Perfection Stage practices. On the other hand, the one who originates the Treasures must have the supreme attainment of Buddhahood. Lady of the Lotus-Born is thus a testimony of Yeshe Tsogyal's enlightenment.[2]

From the mouth of a lotus was born
The swift goddess, heroic liberator
Who went forth in human form
Amid the snowy mountains of Tibet.[3]

Among lay Tibetans she is seen as a Buddha who takes the form of an ordinary woman so as to be accessible to the average person, "who, for the time being, do not see her Vajravarahi form as a fully perfected deity."[4] In fact,

She displays whatever emanation form will tame
Any given [person], just as, for example, the full moon in the sky
Emerges as [various] reflections in different water vessels.[5]

According to legend she was born in the same manner as the Buddha, a Sanskrit mantra sounding as her mother gave birth painlessly, and she is considered a reincarnation of the Buddha's own mother, Maya Devi. Her name ("Primordial (ye) Wisdom (shes) Queen (rgyal mo) of the Lake (tso)") derives from her birth causing a nearby lake to double in size.[4]

As a young girl, she is said to have prayed for the happiness of all sentient beings. At the age of sixteen, she was initiated into Buddhism by GuruQueen consorts of Trisong Detsen, she was given to Padmasambhava and became his main spiritual consort. After many years of diligent study she achieved a level of enlightenment equal to his. Yeshe Tsogyal was the main compiler of Padmasambhava's teachings, and it was she who concealed most of the termas.[citation needed] Padmasambhava. Although she was originally one of the

Tsogyel, though fairly obviously a transformation of an older Bön figure, Bönmo Tso (female Bön practitioner of the lake), whom she debates in her "autobiography", also preserves the Great Completeness traditions shared by Bön with Tibet's earliest Buddhist tradition. As the wife of Tri-song-day-tsen and the consort of Padmasambhava, given to him at her request by the king, she also stands historically at the beginning of Buddhism's eclipse of Bön in Tibet. She is also considered a manifestation of Sarasvati and sometimes identified with the Bodhisattva Tara.[4]

In the '“Life of Yeshe Tsogyel,” Padma Sambhava predicted that Yeshe Tsogyel would be reborn as Machig Lapdron; her consort, Atsara Sale [6], would become Topabhadra, Machig’s husband; her assistant and Padma Sambhava’s secondary consort, Tashi Khyidren, would be reborn as Machig’s only daughter, and so on. All of the important figures in Tsogyel’s life were to be reborn in the life of Machig Lapdron, including Padma Sambhava himself, who would become Phadampa Sangye.[7]

According to Karmapa lineage Tsogyel had attained Buddhahood in that very life. On the Gyalwa Karmapa website it is said that she -some thirty years before transcending worldly existence- finally emerged from an isolated Meditation Retreat (796-805) as "a fully Enlightened Buddha " (samyak-saṃbuddha).[8]

Zhitro

blankYeshe Tsogyal statue in Samye Ling, Scotland

Gyatso (2006) relates the background to how the Zhitro (also spelled: Shitro, Xitro) was received by the wang of a Vidyadhara through the Bardo of trance:

After succeeding in a variety of feats, including beheading a tiger, she gains access to an elaborate palace where she receives esoteric initiations from several vidyādharas and buddhas. She returns to Chingpu and after a year is robbed by seven bandits whom she then converts to Buddhist practice. She proceeds with the bandits on a magic carpet to the place Oḍḍiyāna where they all receive peaceful and wrathful deity practice (zhitro) initiations from a vidyādhara, who gives her the secret name Kharchen Za and cavorts in bliss with her.[1]

Citing Padmasambhava

Padmasambhava is supposed to have said to her: "The basis for realizing enlightenment is a human body. Male or female, there is no great difference. But if she develops the mind bent on enlightenment the woman’s body is better" (quoted by Stevens, 1990, p. 71).

Padmasambhava and Yeshe Tsogyal in dialogue

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14433)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14153)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39718)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 15320)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linhpháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
(Xem: 13885)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 13933)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 37341)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40069)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 14642)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14313)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12658)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14838)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19226)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13798)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 42629)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 13841)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 37269)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 12684)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 11769)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22550)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12514)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12574)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 13068)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 13114)
“Nam Mô A Di Đà Phật” bài pháp tối thắng nhất, mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha.
(Xem: 17269)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 33259)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 14839)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 11048)
Mùa xuân đang đến. Nhìn những bọt tuyết bay bay trong trời giá lạnh, tôi lại mường tượng đến những cánh hoa xuân rơi lả tả giữa một chiều mưa bão ở quê nhà.
(Xem: 12461)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11965)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11937)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 13142)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 51271)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 12390)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 6618)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹpháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người.
(Xem: 30424)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 13130)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệmtâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
(Xem: 13335)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 30685)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 19372)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12481)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 11852)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 14767)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13197)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13200)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 30701)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 12043)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11837)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12728)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 31911)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 29419)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 11789)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11753)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10435)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11565)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9644)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9670)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 9993)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 35408)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 10160)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10099)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10053)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9664)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 27813)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 15503)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9864)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13686)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9849)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9697)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18330)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12046)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9575)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9695)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8723)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8919)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8421)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 11484)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31745)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 12337)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13322)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8831)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9445)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11946)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9233)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9077)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9673)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 29372)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 9080)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9109)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
(Xem: 33271)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 8435)
Thực chất Vu Lan chính là sự kết hợp của tự lực với tha lực, từ bi với trí tuệ, tu và học, tri hành đi đôi, đó là điều kiện tất yếu để đi đến giải thoát.
(Xem: 30630)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31243)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37136)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32275)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 9936)
Tính nhân văn của ngày lễ hội Vu lan rất sâu xa, rất đậm tình, không những loài người mà cả loài vật, không những loài vật mà luôn cho những người đã khuất.
(Xem: 27108)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 8452)
Đại Lễ Vu Lan trong ký ức của tôi như nặng đầy thương nhớ, bởi những ai khi mẹ không còn trên cõi đời này nữa, mới thật sự cảm nhận đầy đủ ân tình của ngày báo hiếu Vu Lan.
(Xem: 19247)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 13017)
Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dụcgiới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được. Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant