Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

30. Vườn Nai

08 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8480)
30. Vườn Nai

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Vườn Nai

Vào một thuở xa xưa, tại thành Ba-la-nại nước Ấn Độ, có một khu rừng xanh tốt, rậm rạp. Một đàn nai quy tụ lại đó sinh sống. Lúc mới di cư đến chúng không khỏi phập phồng lo sợ, mỗi ngày chúng phải cắt phiên nhau canh phòng, nếu có nguy hại thì lo tìm đường tẩu thoát. Nhưng dần dần dọ dẫm, một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng cho đến cả năm vẫn không thấy dấu hiệu nguy hiểm nào, nên chúng yên lòng sinh sống một cách thanh thản, vui vẻ.

Nhưng một việc đáng buồn đã xảy ra trong đàn. Một con nai tánh kiêu hãnh, hẹp hòi, háo danh muốn lên làm chúa đàn. Song đàn nai đâu lạ lùng gì tư cách, tài năngtâm địa của nó, ai mà tôn nó làm chúa đàn?

Chẳng kể phải quấy, được theo hay không theo, con nai này vẫn tự xưng là nai chúa đầu đàn. Rồi bằng những mánh khoé dỗ dành, mua chuộc, van lơn, dần dần nó cũng lôi cuốn được một số nai nhẹ dạ đi theo. Thế là đàn nai thuần nhất khi mới đến bây giờ bị chia ra làm hai. Tuy vậy chúng vẫn sống lẫn lộn với nhau trong khu rừng đó. Năm này qua năm khác, chúng sống và tiếp tục sinh sôi nẩy nở, mới đó mà bây giờ mỗi đàn của chúng đều có tới năm trăm con. Chúng sống ở đây như vậy đã không biết bao nhiêu ngày rồi mà chẳng có điều gì tai biến, nên tâm hồn chúng trở nên giản dị vô tư. Chúng tưởng mọi loài, mọi vật chung quanh cũng đều như chúng nên không đề phòng. Không ngờ là trong khi đó, ông vua Phạm-đạt-đa ở thành Ba-la-nại đã nghe biết về chúng. Ông này rắp tâm chờ một ngày dò biết chúng tập trung về đó đủ cả, ông sẽ kéo quân đến vây bắt hết để làm thịt. Một sớm kia, khi ông biết rõ tình hình đàn nai đã quy tụ như ý ông mong đợi, ông liền kéo quân đến bao vây. Cả đàn nai đều không để ý. Lúc đầu tưởng người ta đến dạo chơi hay làm việc gì, không ngờ vòng vây mỗi lúc một thắt chặt, nhìn phía nào cũng thấy toàn gươm giáo, cung tên. Chúng hoảng hốt lên, con này chạy báo con kia, hoang mang nhốn nháo, sợ hãi, khủng khiếp tràn lan. Bỗng chốc khu rừng, tổ ấm an lành của chúng trở thành khu rừng lửa, phen này đành phải chết hết không còn cách gì thoát khỏi. Quả vậy, vua đã ra lệnh vây chặt khu rừng rồi châm lửa đốt để bắt thịt lớn bé một lần. Trước cảnh nguy biến cấp bách ấy, con nai chúa đầu đàn vốn thông minh nhân từ được tôn trọng, dõng dạc đứng lên tuyên bố cho cả hai đàn nai biết, nó sẽ đi thẳng tới vua, trình bày ý kiến xin hoãn sự chết cho cả đàn và tưởng thế nào cũng được nhà vua chấp thuận. Khi nghe qua lời tuyên bố, ngoại trừ con nai đầu đàn kiêu hãnh, vì tự ái không biểu lộ vẻ hân hoan, còn con nào con nấy đều sáng cả mắt lên, lấy lại sự bình tĩnh để chờ đợi. Nai chúa nhân từ một mình mạo hiểm ra đi.

Khi trông thấy nó, thì bao nhiêu mũi tên, giáo mác ngay lập tức cùng nhắm đến. Nhưng một người trong đám quân lính nói:

– Ồ! Con nai này đẹp quá, hãy để bắt sống, chớ bắn, chớ giết.

Những người khác hưởng ứng theo, nai chúa khỏi bị bắn, nhưng nó đã lọt vào tay đám quân lính. Nó xin được đưa đến trước mặt nhà vua. Vừa đến nơi, nó liền quỳ xuống trình bày:

– Thưa nhà vua, hôm nay nhà vua hạ lệnh vây đốt rừng để bắt chúng tôi làm thịt, dẫu biết mạng sống đã nằm trên dao thớt, chúng tôi không trái lệnh, song thiết nghĩ đàn chúng tôi có tới một ngàn con, nếu chúng tôi phải chết một lần để làm món ngự thiện, thì nhà vua cũng chỉ dùng được đôi ba ngày đầu, đến ngày thứ tư, thứ năm chắc thịt chúng tôi sẽ bị sình thúi ắt phải đổ đi, sau đó nhà vua muốn dùng thịt chúng tôi nữa cũng khó lòng. Vậy điều hay nhất, chúng tôi xin hứa mỗi ngày tự đem thân đến nạp nhà vua một con để nhà vua làm thịt, như vậy món ngự thiện được tươi tắn, ngon lànhchúng tôi cũng sống thêm được ít lúc, khỏi bị chết một cách oan uổng vô dụng.

Nhà vua nghe xong tấm tắc khen chí lý, liền truyền lịnh cho nai lui về và không quên dặn phải giữ lời hứa, và hạ lịnh giải vây, kéo quân về. Khi ấy, ông liền yết lịnh cho toàn dân biết không ai được phép xâm phạm khu rừng bắt nai. Nếu ai thấy nai đi về phố thì phải dẫn đến cung vua, không được phá phách, ngăn chận hay bắt giết. Còn đàn nai thì lo sắp đặt thứ tự đi nạp mình. Sáng này một con nai xấu số bị thui trên lửa. Sáng nọ lại một con nai xấu số khác bị đưa vào cỗ ăn của nhà vua...

Ăn thịt nai vài ba hôm, nhà vua lại hạ lịnh cho hoãn 10, 15 ngày, rồi lại tiếp tục con nai khác đến nạp mạng. Lần này đến phiên một con nai đang chửa, nó đến trước nai đầu đàn kiêu hãnh của nó van xin cho nó đi phiên sau, bây giờ chọn con nai khác đi thay, viện lẽ nó sắp sinh. Đến phiên nạp mạng, nó không có ý tránh né, đưa đẩy, nhưng nghĩ đến đứa con trong bụng sắp sinh, chưa đến phiên mà phải bị chết thì rất tội, chi bằng cho nó sinh xong, nó sẽ đi nạp mạng. Nhưng con nai đầu đàn kiêu hãnh khăng khăng không chịu, nộ nạt mắng nhiếc: “Nếu mày không đi, ở đây có ai dại gì đi chết thay cho mày?” Con nai chửa ríu ríu ra về tìm đến nai chúa nhân từ ở đàn nai kia cầu khẩn. Vừa nghe qua, nai chúa nhân từ chấp nhận liền. Nó suy nghĩ chọn con nào đi thay thế bây giờ dễ gì đã có, thôi ta hãy đi nạp mạng, nếu không thì tất cả đều sẽ chết. Nghĩ rồi nó liền bình tĩnh ra đi. Khi vừa đến phố thì mọi người xúm lại chỉ trỏ, trầm trồ: “Con nai đẹp quá!” Có người muốn chận lại, nhưng nhớ lệnh nhà vua nên tức tốc đưa nó đến cung đình.

Vừa thấy nó nhà vua ngạc nhiên hỏi: “Nay tới phiên ngươi sao?” Nai chúa nhân từ đáp: “Không phải.” Và trình bày đầy đủ lý do mà nó đi nạp mạng sớm như vậy. Nhà vua nghe xong liền đổi ra dáng đăm chiêu nghĩ ngợi: “Không ngờ trong loài thú mà có con nai đầu đàn này vừa thông minh, vừa nhân từ đại độ, vừa can đảm thành tín như vậy. Nó là chúa đầu đàn mà biết thương yêu đùm bọc, biết can đảm hy sinh cho sự sinh tồn của cả đàn như vậy. Còn ta, ta là người, là chúa đầu đàn của một đám thần dân rộng lớn, ta có bằng nó không? Liệu khi thần dân ta bị bao vây sát hại, ta có đủ trí lực thông minh, nhân từ, can đảm để đối phó với sự nguy hiểm như nó không? Có lẽ ta sẽ không bằng! Không bằng! Nếu bây giờ ta chỉ nghĩ đến một chút khoái khẩu trong giây lát mà giết nó, thì khác nào ta tự chôn vùi lương tâm sâu thêm một từng nữa. Ta giết nó tức là ta giết một đạo lý sống cao thượng, giết một tình thương rộng lớn, một lòng quả cảm hy sinh, tức là giết hết những gì cao quí nhất của cuộc đời. Ôi! Nếu cuộc đời không từ bi, thiếu trí tuệ, không dũng cảm, chỉ là cuộc đời trống rỗng tối tăm, ta còn mặt mũi nào để xưng mình là một ông vua trong loài người ở trên chúng nó.”

Con nai chúa nhân từ vẫn đang quỳ yên đợi lịnh, nhà vua sau một hồi chìm đắm trong ý nghĩ miên man, vụt ngồi thẳng mình, lộ vẻ hân hoan như vừa tìm ra chân lý. Ông dùng hết lời ca ngợi nai chúa, hạ lịnh đưa nó trả về rừng và truyền cho toàn dân từ nay không ai được phép xâm phạm đến khu rừng, cũng như không ai được phép phá nai, bắt nai, giết nai làm thịt. Từ nay đàn nai trở lại đời sống yên lành như trước dưới sự thương yêu chăm sóc của nai chúa sáng suốt nhân từ và cũng từ đây khu rừng này mang tên là Rừng Nai hay Vườn Nai.

Lúc đức Phật ra đời, Vườn Nai này lại một lần đặc biệt nổi tiếng, trở thành một trong bốn nơi trọng tâm của Phật giáo. Vì sau khi đức Phật thành đạo, Ngài liền tìm đến năm đạo sĩ nhóm Kiều Trần Như đang tu tại Vườn Nai để chuyển bánh xe pháp lần đầu tiên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21820)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20534)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22424)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18842)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 27136)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18821)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 20038)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 38170)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20206)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28430)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46515)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15513)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65899)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13810)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18734)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15606)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14635)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18816)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12692)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17711)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25585)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38819)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17812)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11295)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18712)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17501)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13307)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13383)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17667)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24427)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12459)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13876)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 13052)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12961)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14249)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14675)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21158)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22748)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 30045)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13926)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18304)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 17128)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12698)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30806)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22899)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14722)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13055)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12816)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12568)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 13118)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16403)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15323)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23899)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16244)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 29089)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20361)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15630)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37350)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 45114)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 37027)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant