Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày thứ bảy

25 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12742)
Ngày thứ bảy

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ
tại pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải (1936)
(Nguyên tác: Ấn Quang Ðại Sư Hộ Quốc Tức Tai Pháp Ngữ)
(Liên Hương dịch theo bản in của Hoa Tạng Tịnh Tông Học Hội, Ðài Bắc)

Ấn Quang Ðại Sư Pháp Ngữ
(giảng tại pháp hội Hộ Quốc Tức Tai tại Thượng Hải - 1936)


Ngày thứ bảy:

Giảng về tội vọng ngữ và những sự như: đại hiếu trong nhà Phật, trí tri cách vật, già giặn, chắc thật niệm Phật v.v…

Ngày hôm nay, pháp hội viên mãn. Trong chớp mắt đã qua bảy ngày. Dù pháp hội đã mãn, nhưng đối với trách nhiệm hộ quốc tức tai, cho đến khi chấm dứt báo thân này, chúng ta nên xả thân thực hiện. Hễ còn một ai chưa ăn chay, niệm Phật, vãng sanh Tây Phương thì vẫn chưa thể coi là viên mãn rốt ráo được. 

Người học Phật hiện tại lắm kẻ tự thị ta đã khai ngộ, ta là Bồ Tát, ta đã đắc thần thông đến nỗi làm lắm kẻ khác bị lầm theo. Một mai Diêm lão réo mạng, lúc lâm chung, cầu sống chẳng được, đau khổ mà chết, khó tránh khỏi địa ngục A Tỳ. Chớ nên nhiễm đắm cái thói ham cao, ưa thắng, dối mình, lừa người ấy; nếu trót dính vào thì phải sửa ngay. Còn ai không vướng phải thói ấy thì càng phải cố tránh. Thật rất mong mỏi vậy. 

Sát, trộm, dâm… đều là trọng tội; nhưng vẫn còn có người biết những hành vi ấy chẳng tốt, không phải ai cũng mắc phải nên những tội ấy còn ít. Nếu chẳng tự lượng, phạm tội đại vọng ngữ, chưa đắc đã bảo đắc, chưa chứng đã nói chứng để lãnh đạo những hạng vô tri thì tội ấy càng nặng nề lắm. Hoại loạn Phật pháp, khiến chúng sanh ngờ vực, mê lầm, tội ấy chẳng thể hình dung được nổi! 

Người tu hành cần phải giấu tài, ẩn đức, phơi bày tội lỗi. Nếu chuộng hư trương thanh thế, bôi mặt, bày trò thì dù có tu hành cũng bị cái tâm kiêu hư ấy phá hoại quá nửa. Vì thế, Phật đặc biệt coi tội vọng ngữCăn Bản Giới, nhằm để ngăn ngừa tâm hư ngụy, ngõ hầu chơn tu, thực chứng. Thế nên, người tu hành chẳng được hướng về người khác khoe khoang công phu của chính mình. Nếu như vì chẳng hiểu rành rẽ, muốn cầu thiện tri khai thị, ấn chứng thì có thể tự trần thuật đúng ngay sự thực, chứ chẳng thể tự kiêu nói quá lên, cũng bất tất phải tự khiêm nói giảm đi, cứ nói đúng theo tình huống chân thật thì mới là đệ tử Phật chơn chánh, mới có thể ngày một tiến hơn. 

Lục Tổ Huệ Năng thiền sư nói: 

Phật pháp tại thế gian, 

Chẳng rời thế gian giác 

Lìa đời tìm Bồ Ðề 

Khác nào tìm sừng thỏ

Nên ta biết rằng hết thảy sự vật trong thế gian đều là Phật pháp. Chúng ta khởi tâm động niệm đều phải rành rẽ, minh bạch, chẳng được để vọng niệm làm mê. Từ những hạng người cực ác, bại hoại cùng cực trong thế gian cho đến những đứa trẻ non nớt nếu có ai nhắc đến những điều bất thiện cũng giận, nghe điều lành thì vui. 

Sự giận dữ đối với điều bất thiện, vui vẻ đối với điều thiện chính là do Bản Giác từ Chơn Tâm phát hiện. Chỉ tiếc là chẳng biết xoay lại để mở rộng điều thiện, vẫn cứ suốt ngày làm chuyện chẳng lành, đến nỗi hữu danh vô thực, lọt vào hạng tiểu nhân. Giả sử họ có thể tự phản tỉnh: “Mình đã vui với điều thiện thì hãy nên tận lực làm việc lành, tận lực ngăn ngừa điều ác thì dù kém cỏi nhất cũng may ra thành hiền, thành thánh; còn cao tột thì liễu sanh thoát tử, thành tựu Phật đạo vậy!” 

Ðiều trọng yếutự giác. Hễ giác thì sẽ chẳng chạy theo mê tình, cuối cùng đạt đến chỗ giác vĩnh viễn chẳng mê. Nếu chẳng giác sẽ suốt ngày muốn người khác xưng tụng mình là lành, nhưng vẫn suốt ngày làm các điều ác, chẳng đáng thương xót lắm ư? Bởi vậy, [sự kiện] con người ai cũng có ý niệm muốn được người khác khen là lành đủ chứng tỏ chúng sanh ai cũng đều có Phật tánh, nhưng hành vi thuận theo tánh hay trái nghịch tánh một phần là do mình tự cố gắng hay tự buông lung, một phần là do thiện hay ác tri thức chỉ bày, dẫn dụ. 

Hiện nay, tai nạn phát sanh dồn dập, quá nửa là do con người chẳng chú trọng thực tế, uổng công chạy theo hư danh, ham danh ghét thật, trái nghịch bản tâm mà nên nỗi! Nếu có thể hồi quang phản chiếu, phát huy Phật tánh vốn đã sẵn có, chẳng khinh mình, khinh người, hiểu rõ lễ nghĩa, biết liêm sỉ thì cái căn bản đã lập, chẳng còn có hạnh nghịch lý bội đức, ắt tai hoạn sẽ tự dứt vậy! Người học Phật cần nhất là phải trọn hết bổn phận. Tròn bổn phận thì sẽ có liêm, có sỉ. Những hạnh như cha từ, con hiếu, anh mến, em kính đều nên nỗ lực thực hành

Sách Ðại Học có câu: “Ðại học chi đạo, tại minh minh đức” (Ðạo đại học cốt ở chỗ làm sáng tỏ cái đức sáng). Chữ “minh” thứ nhất là tu tỉnh, khắc kỷ, tuân theo lễ nghĩa. Hai chữ “minh đức” tiếp đó chỉ đức hạnh gồm: ý chơn thành, tâm chơn chánh, sửa trị thân mình, giữ yên gia đình… Muốn làm sáng tỏ minh đức đó, không bắt đầu từ ý chơn thành, khắc kỷ thì không xong! 

Tiến lên nữa, mới có thể nói: “Tại thân dân, tại chỉ vu chí thiện”. Chữ “thân dân” ở đây hàm nghĩa ta - người nhất thể, xem người như mình, ai nấy tận hết bổn phận. “Chỉ vu chí thiện” nghĩa là động, tịnh đều theo lễ, chẳng buông lung khi ở nơi nhà tối, tự thực hành, dạy người thực hành, thuận theo thiên lý, tình người, là Trung Ðạo chẳng lệch, chẳng khuất khúc. Ðược như vậy sẽ là thánh, là hiền, dễ được mấy ai? 

Vả nữa, Phật pháp nhằm dạy người đối trị phiền não, tập khí nên có Tam Học: Giới, Ðịnh, Huệ làm căn bản. Bởi lẽ, hễ đã răn dè, ràng buộc cái thân, sẽ chẳng dám làm điều trái đức, phi lễ, chẳng dám thốt lời gây tổn hại. Do Giới sanh Ðịnh nên những tạp niệm vọng loạn rối bời trong tâm sẽ dần tiêu, những điều hồ đồ, hôn muội, đáng thẹn sẽ tự ngưng. Do Ðịnh phát Huệ nên Chánh Trí khai phát, phiền hoặc tiêu diệt. [Ðược vậy thì] khi thực hiện các thiện pháp thế gian hay xuất thế gian sẽ không có pháp nào là chẳng phù hợp với Trung Ðạo cả! 

Ba thứ Giới, Ðịnh, Huệ đều là Tu Ðức, đều là những điều do chính Chánh Trí thể hội tâm thể. Ðấy chính là Minh Ðức. Sách Trung Dung gọi Minh Ðức này là “thành”. Thành tức là thuần chơn vô vọng. Minh Ðức tức là “ly niệm linh tri”. Thành và Minh Ðức đều thuộc về Tánh Ðức do phải khắc kỷ, tu tỉnh tu trì thì tánh đức mới hiển lộ. Bởi thế, Nho gia chú trọng vào chữ “minh” thứ nhất vì hễ đã minh Minh Ðức thì sẽ thấy thấu suốt, sẽ minh vĩnh viễn. Phật phápthế pháp vốn chẳng hai. 

Có kẻ cho rằng nhà Phật “từ thân cát ái” là bất hiếu thì đó là cái nhìn hạn cuộc trong đời này, là cái nhìn nông cạn chưa biết được quá khứ, vị lai. Chữ hiếu đối với cha mẹ trong nhà Phật thông suốt cả ba đời. Vì thế kinh Phạm Võng dạy: “Nếu là Phật tử thì do từ tâm sẽ hành nghiệp phóng sanh, coi hết thảy đàn ông là cha mình, coi hết thảy nữ nhân là mẹ mình. Trong đời đời, không lúc nào ta không do họ sanh ra. Bởi vậy, lục đạo chúng sanh đều là cha mẹ ta. Giết họ để ăn thì khác gì giết cha mẹ để ăn thịt đâu?” 

Ðối với hết thảy chúng sanh, nhà Phật đều có thể thương xót, nghĩ mong độ thoát nên sự Hiếu ấy lớn lao thay! Huống hồ, lại còn độ cho cha mẹ vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, há có sự hiếu thế gian nào sánh bằng nổi ư? Thế nhân cứ nghĩ: cha mẹ còn sống thì chăm chút, phụng dưỡng, cha mẹ đã mất thì đến ngày mất bày thức ăn cúng tế mới là tận dạ làm con. Giả như cha mẹ tạo trọng tội, phải đọa trong dị loại, nào ai dám chắc là trong đám sinh vật mình giết hại để cúng tế ấy hoàn toàn chẳng có cha mẹ mình trong số đó ư? 

Mê muộitam thế vô tận nên mới vin vào sự hiếu nhỏ nhoi ấy mươi năm mà trách Phật. Sự thấy biết nhỏ nhoi, nông cạn ấy cũng đáng nực cười thay! Vì thế, Phật dạy người ta tránh giết, phóng sanh, ăn chay, niệm Phật, thực có thể nói là lòng hiếu từ vô tận vậy. 

Hoặc lại có kẻ bảo: “Heo, dê, cá, tôm… vốn do trời sanh để nuôi dưỡng con người, ăn chúng nào có mắc tội gì?” Ðây là do chưa trải qua cảnh đó nên nói xằng như thế. Nếu đích thân gánh chịu nỗi khổ của chúng liền sẽ mong được cứu không ngơi, chứ còn rảnh đâu để biện bác

Sách Khuyến Giới Lục Loại Biên có chép: Ông họ Triệu nọ ở Bồ Thành, tỉnh Phước Kiến kiêng sát sanh đã lâu, vợ ông tàn nhẫn, ham ăn thịt. Ngày hôm trước hôm sinh nhật, bà mua khá nhiều sanh vật để giết đãi khách. Họ Triệu bảo: “Bà muốn chúc thọ lại khiến chúng bị chết mà yên lòng sao?” Vợ bảo: “Toàn là lời nhảm cả! Nếu theo như Phật pháp, nam nữ chẳng được ngủ chung, chẳng giết sanh mạng thì hóa ra mấy mươi năm sau, cả thế gian chỉ còn toàn là súc sanh sao?” Ông Triệu biết không cách nào khuyên giải được, đành phải chịu phép. 

Ðến đêm, người vợ mơ thấy đi vào nhà bếp, thấy giết heo mà chính mình bị biến thành heo, bị giết rồi vẫn còn biết đau. Lúc bị cạo lông, phanh bụng, móc ruột, lóc chân càng đau khổ không chịu nổi. Và khi giết gà, vịt v.v… đều thấy chính mình biến thành những con vật bị giết. Ðau đến nỗi tỉnh cả ngủ, tâm run, thịt giựt. Từ đấy phát tâm thả hết những loài vật mình đã mua, ăn chay trường. Người này đời trước có đại thiện căn nên mới cảm được Phật từ gia bị, khiến được đích thân chịu khổ để dứt ác nghiệp. Chứ nếu không sẽ đời đời, kiếp kiếp nộp thân cho người ăn nuốt để đền nợ. 

Những kẻ giết sanh vật ăn thịt trong đời này nếu có thể đặt mình vào hoàn cảnh của loài vật thì khó gì mà chẳng lập địa hồi đầu. Nếu như nói: “Trời sanh các loài heo, dê… để nuôi dưỡng con người” thì thử hỏi phải chăng trời sanh ra con người để nuôi dưỡng những loài hổ, sói, muỗi, rệp… ư? Chẳng đáng bõ cười thay! 

Lại có một hạng người nói: “Ta ăn thịt trâu, dê, gà, vịt… là muốn độ thoát chúng nó!” Trong Hiển Giáo chẳng có thuyết này, trong Mật Giáo cũng chẳng hề có. Nếu quả thậtthần thông như Tế Ðiên Hòa Thượng cũng còn tạm được. Chứ nếu không, đó chỉ là tà thuyết khiến người lầm lạc, tự chuốc lấy tội. Chỉ hạng cực vô liêm sỉ mới dám nói thế! Nếu đã có thể giết chúng để độ thì cha mẹ tối tôn trọng, vợ con tối thân ái sao chẳng giết sạch đi để ăn thịt hòng độ họ? Những kẻ hoang đường, quái đản ấy còn biết nói gì nữa! 

Thời Nam Lương, tại núi Thanh Thành ở đất Thục (nay là Tứ Xuyên), có vị Tăng tên là Ðạo Hương, có đại thần lực, nhưng giấu kín chẳng tiết lộ. Núi ấy có lệ hằng năm mở hội, trong ngày hội mọi người ăn uống no say, giết hại sanh vật vô số. Ngài Ðạo Hương khuyên can nhiều lần, họ chẳng nghe. Năm ấy, ngài đào một cái hố to ở ngoài cửa núi, bảo mọi người: “Các ông đã ăn no, xin chia cho tôi một bát canh, có được không?” Mọi người ưng thuận. Khi đó, ngài Ðạo Hương cũng ăn uống no say, nhờ người dìu đến trước hang ọe hết ra. Những con vật ngài đã ăn vào: Con nào bay được thì bay lên, con nào chạy thì chạy đi, tôm, cá, thủy tộc ói ra ngập cả hố. Mọi người kinh sợ, liền vĩnh viễn kiêng sát sanh. Về sau, ngài Ðạo Hương nghe lời Chí Công liền hóa (Có người đất Thục đến kinh đô yết kiến ngài Chí Công. Chí Công hỏi: “Người xứ nào?” Ðáp: “Tứ Xuyên”. Chí Công bảo: “Ông Hương ở Tứ Xuyên được kính trọng hay coi thường?” Ðáp: “Coi rất thường”. Chí Công bảo: “Bị người coi thường sao chẳng hóa đi”. Người đó trở về núi Thanh Thành, thuật cho Ðạo Hương nghe lời ngài Chí Công. Ngài Ðạo Hương nghe lời ấy xong liền hóa). 

Nên biết rằng những người ẩn kín trong đời, một khi hiển thị thần thông xong sẽ lìa đời tịch diệt để khỏi bị phiền não. Còn không thì phải như ngài Tế Ðiên làm ra vẻ si cuồng, điên dại khiến không ai dò biết được ngài ảo diệu đến đâu, mới yên.

Người học Phật cần phải bỏ cái thấy ta - người, tự lập, lập người. Có vậy mới có thể nói là nhập đạo. Tức là như sách Ðại Học chép: “Cổ chi dục minh minh đức vu thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chánh kỳ tâm. Dục chánh kỳ tâm, tiên thành kỳ ý. Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật” (Người xưa muốn làm sáng tỏ đức sáng trong thiên hạ thì trước hết phải giữ yên đất nước. Muốn giữ yên đất nước thì trước hết phải yên định gia đình. Muốn yên định gia đình thì trước hết phải sửa đổi thân mình. Muốn sửa đổi thân mình thì trước hết phải ngay chánh tâm mình. Muốn ngay chánh tâm mình thì trước hết phải giữ cho ý mình chơn thành. Muốn chơn thành ý mình thì trước hết phải đạt đến chỗ hiểu biết. Ðạt đến chỗ hiểu biết nằm ở chỗ trừ khử vật dục). 

Chữ “vật” ở đây chỉ vật dục chẳng phù hợp với thiên lý và tình người. Hễ đã có tư dục ắt tri kiến sẽ thiên tà, chẳng còn công chánh nữa. Lệ như đã yêu vợ, thương con thì dù vợ con có hư đốn cũng chẳng cần biết đến. Do đắm chìm, mê mệt với tư dục nên lương tri sẵn có bị khuất lấp, đến nỗi sự hiểu biết trở thành sai quấy thiên tà, bất chánh

Nếu có thể trừ khử (cách trừ) sạch được tư dục thì vợ con đúng hay sai sẽ thấy ngay lập tức. Bởi thế, một chuyện “cách vật” (trừ khử vật dục) ở đây cần phải giảng thống thiết, chớ có lầm hiểu “cách vật” nghĩa là thông suốt cùng tột lý của mọi sự vật trong thiên hạ. Trừ khử tư dục trong tự tâm mới chính là căn bản của việc “minh Minh Ðức”. Thông đạt tận cùng lý tánh của sự vật trong cõi đời chỉ là chuyện cành phụ, đầu nhánh. Lấy chuyện cành phụ, đầu nhánh làm căn bản trọng yếu thì lạ gì thiên hạ chẳng loạn lạc hết thuốc chữa nổi! 

Phật pháp trừ khử tham, sân, si cũng là “cách vật”. Tu Giới - Ðịnh - Huệ chính là “trí tri”. Vật Tham Sân Si chất chứa trong tự tâm thì cũng như đeo cặp kính màu nhìn mọi vật sẽ chẳng thể thấy được sắc thật của từng vật. Họa hại của vật dục chẳng đáng sợ sao? 

Người niệm Phật cũng đừng nên tự cậy thông minh, trí huệ, mà cần phải vứt bỏ những điều ấy ra tận ngoài biển Ðông. Nếu chẳng vậy sẽ luôn bị chúng làm lầm lạc, tự bị liên lụy. Bởi lẽ, sẽ bị tri kiến ngăn che chẳng thể nhất tâm được, chẳng bằng hạng ngu phu, ngu phụ niệm Phật. Chánh tâm, thành ý được hưởng ích lợi rất lớn. Vì thế, một pháp Niệm Phật tốt nhất là phải học theo những kẻ quê mùa, ngu độn, lấy việc già giặn, chắc thật hành trì làm trọng. 

Tục ngữ bảo: “Thông minh rốt cục bị lầm vì thông minh”, chẳng đáng sợ sao? Như bà vợ của ông Trịnh Bá Thuần, một đệ tử quy y của tôi ở huyện Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam. Bà trường trai niệm Phật nhiều năm. Người con trưởng tên Huệ Hồng đã chết hai năm trước. Bà vợ do thương con quá nên uống thuốc độc. Bà trọn không có tướng trạng khổ sở, đoan tọa niệm Phật qua đời. Ðã chết rồi sắc mặt càng sáng nhuận, kinh động cả một phương. Ông Bá Thuần là bậc lão nho đề xướng niệm Phật, ít có người tin, nhưng do cái chết của vợ con ông, mà mười người đã hết tám, chín người tin theo. Phàm đoan tọa niệm Phật qua đời, nếu không bịnh mà thác đã chẳng dễ gì, nhưng do uống thuốc độc mà chết còn hiện được tướng đó, nếu chẳng phải là đã đắc Tam Muội nên chất độc chẳng làm hại được thì làm sao đạt được như vậy? Nhưng uống thuốc độc tự sát là điều Phật pháp cấm đoán, đừng tưởng vậy là hay, cũng đừng khinh thường làm thử, những vị nghe giảng phải dè chừng. 

Ông Tống Dương Kiệt, tự là Thứ Công, hiệu Vô Vi Tử, tham học với Thiên Y Nghĩa Hoài thiền sư, đại ngộ. Sau nhân cư tang mẹ, duyệt Ðại Tạng, hiểu sâu xa sự thù thắng của pháp môn Tịnh Ðộ nên tự hành, dạy người hành. Lâm chung nói kệ rằng: 

Sanh diệc vô khả luyến 

Tử diệc vô khả xả, 

Thái hư không trung chi hồ giả dã, 

Tương thác tựu thác: Tây Phương Cực Lạc 

(Sanh thì cũng chẳng tiếc gì, 

Chết rồi cũng chẳng bỏ đi đâu nào, 

Hư không hư huyễn sá chi, 

Ðem lầm bù lẫn để về Tây Phương)

Ông Dương Kiệt sau khi đại ngộ, quy tâm Tịnh Ðộ, cực lực đề xướng; đến lúc lâm chung nhận biết: Trong chơn tánh thì sanh tử như hoa đốm trong hư không, nhưng do chưa chứng được chơn tánh thì chẳng thể không cầu vãng sanh Tây Phương để chứng được. “Ðem lầm bù lẫn” nghĩa là nếu đã triệt chứng chơn tánh thì bất tất phải cầu sanh Tây Phương chi nữa. Cầu được vãng sanh vẫn còn là lầm lạc, nhưng nếu chưa chứng ngộ chơn tánh thì chẳng thể không cầu vãng sanh Tây Phương cho nên mới nói: “Ðem lầm bù lẫn để về Tây Phương”. Trong tác phẩm Vãng Sanh Tập, cuối truyện ông Tống Dương Kiệt, Liên Trì Ðại Sư đã tán như sau: “Tôi mong những kẻ thông minh tài trí trong thiên hạ đều có thể thành tựu loại lầm lạc này. Ðấy có thể bảo là thực sự đại thông minh mà chẳng bị thông minh làm lầm lạc vậy”. 

Như ông Tô Ðông Pha đời Tống, tuy là hậu thân của Ngũ Tổ Giới Diễn thiền sư, luôn mang một bức tranh Phật A Di Ðà theo bên mình, bảo: “Ðây là công cứ Tây Phương của cả đời ta”. Nhưng đến lúc lâm chung, trưởng lão Duy Lam ở Kính Sơn khuyên nhủ đừng quên Tây Phương, Ðông Pha nói: “Tây Phương tự có, nhưng chẳng thể dốc sức vào đấy được!” Môn nhân Tiền Thế Hùng bảo: “Ðấy chính là chỗ tiên sinh thường hành trì, hãy nên dốc sức”. Ðông Pha đáp: “Hễ dốc sức vào thì đã là sai rồi!” Nói xong liền mất. Ðấy chính là bằng chứng hùng hồn của chuyện bị thông minh gây tự lầm lạc vậy. Mong quý vị tránh khỏi được điều này. 

Pháp môn Tịnh Ðộ khế lý, khế cơ, dùng sức ít mà thành công dễ, như đã căng buồm lại còn thuận nước vì nhờ vào Phật lực. Các tông khác dùng sức nhiều mà thành công khó như con kiến bò lên núi cao vì toàn cậy vào tự lực. Ðẳng Giác Bồ Tát muốn cầu viên mãn Phật Quả còn cần phải cầu sanh Tây Phương, huống hồ là bọn phàm phu chúng ta nghiệp căn thâm trọng, sao còn chẳng chịu dốc sức vào pháp này? Ðấy là bỏ dễ cầu khó, lầm lạc cùng cực thay! 

Nay những dụng cụ giết người trong thế gian mỗi ngày mỗi mới mẻ, mỗi tháng mỗi khác biệt, nào là phi cơ, đại bác, độc khí, tia sáng giết người v.v… Núi, sông chẳng ngăn trở nổi, vật cứng còn chẳng chống chọi được thì cái thân huyết nhục của bọn chúng ta làm sao đương cự nổi? Mạng người như giọt sương buổi sớm, vô thường một khi xảy đến, vạn sự đều thôi. Bởi thế, muốn cầu lìa khổ được vui thì phải nên gấp gáp nỗ lực niệm Phật, cầu Phật gia bị. Lâm chung vãng sanh, một phen đạt lên cõi kia, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, hoa nở thấy Phật, chứng được Vô Sanh, mới chẳng cô phụ chuyện được nghe pháp này mà tin nhận vậy. Kính mong đại chúng hành trì, đấy là điều tôi rất mong mỏi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 304)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 528)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(Xem: 515)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(Xem: 487)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(Xem: 555)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(Xem: 347)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(Xem: 469)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 808)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(Xem: 1162)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(Xem: 1472)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(Xem: 1195)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(Xem: 1115)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(Xem: 2320)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(Xem: 1521)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(Xem: 1796)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(Xem: 2195)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(Xem: 1907)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(Xem: 2620)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 4770)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 2646)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(Xem: 6341)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(Xem: 3267)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 3059)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(Xem: 2913)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(Xem: 3696)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(Xem: 3192)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(Xem: 8109)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 2853)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(Xem: 8534)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 4418)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(Xem: 8164)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6750)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 11235)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 22854)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 5267)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(Xem: 11788)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 11409)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 12604)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 34656)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32819)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22207)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12539)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 11893)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 10410)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10899)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 11834)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11741)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10963)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10739)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 11419)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(Xem: 7205)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(Xem: 6550)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(Xem: 7243)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(Xem: 5739)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(Xem: 6441)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(Xem: 6033)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(Xem: 9398)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(Xem: 5920)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(Xem: 5904)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(Xem: 5649)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant