Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Chương Thứ Tư

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12767)
4. Chương Thứ Tư
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ: Vọng Nguyệt Tín Hanh

 Hán dịch: Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ


Chương thứ tư

Tịnh độ của Phật A-súcbản nguyện của Ngài.

Tiết thứ nhất

Tín ngưỡng Phật A-súc

Chư Phật hiện tại xuất hiện trong mười phương, có lẽ tín ngưỡng Phật A-di-đà và Phật A-súc được lưu hành vào thời đại sớm nhất, tình hình phát triển trước sau của hai vị Phật này như thế nào, theo trong văn hiến hiện nay rất khó khảo cứu và xác định, rất có thể cùng một thời đại, do địa phương bất đồng nên tín ngưỡng cũng không nhất định.

Trong phẩm Hằng-kiệt ưu-bà-di, kinh Đạo hành bát-nhã quyển 6, ghi lại tín ngưỡng Phật A-súc được lưu hành rất sớm: Sự việc Hằng-kiệt ưu-bà-di vào đời vị lai xả bỏ thân nữ, sanh về cõi Phật A-súc, tường thuật lại việc Phật A-súcnhân địa đã phát nguyệnkinh A-súc Phật quốc ghi lại cõi Phật trang nghiêm v.v…Tương truyền bản kinh này do ngài Chi Sấm dịch vào đời Hậu Hán. Không những như thế, trong phẩm A-súc Phật quốc, kinh Duy-ma-cật sở thuyết quyển hạ ghi: “Bồ-tát Duy-ma-cật từ thế giới Diệu Hỷ của Phật A-súc đến sanh trong cõi Ta-bà này”. Kinh Thủ-lăng-nghiêm tam-muội quyển thượng ghi: “Thiên tử Hiện Ý ở trong pháp hội này, cũng đến từ cõi Phật A-súc”. Các kinh khác như phẩm Vãng sanh trong kinh Đại phẩm bát-nhã quyển 2; phẩm Pháp cúng dường trong kinh Hải long vương quyển 4; phẩm Khẩn-na-la trong kinh bồ-tát xứ thai quyển 7; kinh Tu-lại; phẩm Kim cang thân trong kinh Đại bát niết-bàn quyển 2; kinh Đại phương đẳng đà-la-ni quyển 3 v.v…đều ghi lại sự việc có rất nhiều người vãng sanh về cõi Phật A-súc. Như thế, hai Đức Phật này đều là đối tượng được mọi người sùng bái sớm nhất.

Riêng kinh A-súc Phật quốc ghi lại Tịnh độ của Phật A-súckinh Đại A-di-đà ghi lại tỉ mỉ Tịnh độ của Phật A-di-đà, so sánh thời gian xuất hiện hai kinh này, mọi người cho rằng kinh A-súc Phật quốc biên soạn sớm hơn kinh Đại A-di-đà. Cho nên, kinh A-súc Phật quốc hiện còn trong các kinh có liên quan đến Tịnh độ, có lẽ được biên soạn sớm nhất. Sự việc được ghi lại trong kinh này cho chúng ta biết ngay là, bắt đầu thời đại Phật giáo Đại thừa có rất nhiều tư tưởng về Tịnh độ.

 

Tiết thứ hai

Tịnh độ của Phật A-súc

Nay y theo kinh A-súc Phật quốc thuật lại sơ lược nhân vị của Phật A-súc và các thứ trang nghiêmTịnh độ. Trước tiên kinh này ghi: Cách Diêm-phù-đề này một nghìn thế giới ở phương đông, có cõi nước tên là A-tỉ-la-đề (Abhirati, Hán dịch là Diệu Thiện, Diệu Lạc, Hoan Hỷ). Trong cõi này, xưa kiaNhư Lai Đại Mục xuất hiện, thuyết sáu pháp ba-la-mật cho các bồ-tát. Lúc đó, có một vị tỳ-kheo học đạo bồ-tát, mong cầu thành Phật, luôn vâng theo lời Đức Như Lai dạy, phát nguyện không bao giờ tức giận, nên được tên A-súc (Akṣobhya). A-súc, Hán dịch là Vô Nộ, Bất Động. Vị tỳ-kheo này nhờ tu nhiều hạnh nguyện, nên được thành Phật bên cây đạo tràng bằng bảy báu, ở cõi A-tỉ-la-đề.

Kế đến, kinh này lại nói về tướng trạng thanh tịnh trang nghiêmTịnh độ. Cõi Phật A-súc không có ba đường ác như địa ngục v.v…Tất cả mọi người đều làm việc thiện, đất đai bằng phẳng, không có đồi núi, hang khe, đá sỏi, núi non sạt lở. Mặt đất mềm mại như tơ lụa; nếu có người đi trên đó, tuy lún xuống, nhưng khi giở chân lên trở lại như cũ.

Cõi nước này không có ba thứ bệnh trúng gió, cảm lạnh, thời khí. Tất cả nhân dân đều cùng dung nhan xinh đẹp, không có dữ tợn, cũng không có xấu xí, dâm, nộ, si rất nhẹ; cũng không có việc bắt bớ, giam cầm. Cõi nước này không có các học thuyết sai lầm của ngoại đạo, giống như châu Uất-đan-việt, cũng không có vua cai trị. Khắp nơi cây cối mọc tươi tốt, thường nở hoa quanh năm. Lại có cây tên ba-kiếp rất kỳ lạ, cây này sanh ra các thứ y phục, chuỗi ngọc. Y phục ấy mới toanh đẹp đẽ, được ướp mùi hương lạ. Nếu mọi người muốn ăn uống thì thức ăn hiện ra trước mặt; giống như cõi trời Đao-lợi, thức ăn này thơm ngon, hơn cả cõi trời, cõi người. Nhà ở của nhân dân đều trang hoàng bằng bảy thứ báu, chung quanh có hồ, nước trong hồ tràn đầy có tám vị đặc biệt. Khi nhân dân muốn tắm thì hồ tắm trong sạch tự nhiên hiện ra.

Cây tô-mạn-na (Sumana) và cây đa-la (Tala) mọc thành hàng, khi gió thổi nhẹ phát ra năm loại âm thanh trầm bổng du dương, hay hơn âm nhạcthế giới Ta-bà này. Trong cõi nước ấy không có giá rét, cũng không có nóng bức, gió thổi nhè nhẹ làm mát mẻ sảng khoái. Những cô gái trong nước giống như thiên nữ, đẹp hơn ngọc nữ bảo của Chuyển luân thánh vương gấp trăm vạn ức lần. Những cô gái này không có những lỗi lầm như nói lời ác, ganh tỵ; chẳng đắm nhiễm vào việc tà. Đời sống nhân dân không có chợ quán mua bán, cũng không làm nghề cày cấy, gieo trồng. Mọi người chỉ cùng một hỉ lạc, trụ trong tịch định.

Đức Phật A-súc thường phóng ánh sáng chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới, che khuất ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Khi Đức Phật đó đi kinh hành, trên mặt đất tự nhiên mọc lên hoa sen sắc vàng nghìn cánh. Lúc Ngài thuyết pháp, có vô số nhân dân đến lắng nghe; số người đắc quả Tu-đà-hoàn, cho đến đắc quả A-la-hán rất đông. Lại cõi này có ba cầu thang báu bằng vàng, bạc, lưu ly thông lên cõi trời Đao-lợi. Chư thiêncõi trời Đao-lợi thường xuống bằng cầu thang báu này để cúng dường Đức Phật A-súc. Người mới sanh về cõi nước này đều đắc A-duy-việt-trí, dần dần có thể thấy ngần ấy vạn ức chư Phật, tự mình ở trong nước trồng các cội công đức. Có sự sai khác giữa bồ-tát xuất giatại gia, bồ-tát xuất gia không được ở nhà, bồ-tát tại gia được ở trong nhà cao cửa rộng. Đức Phật A-súc giáo hóa khắp nhân dân cõi nước này xong, sau đó nhập Niết-bàn. Khi Phật nhập Niết-bàn rồi, vị kế tiếp được bổ xứ thành Phật, hiệu là Kim Sắc Liên Hoa Như Lai, lại giáo hóa tất cả chúng sanh như Phật A-súc. Kinh này có bản dịch khác là hội Bất Động Như Lai trong kinh Đại bảo tích. Kinh Bi hoa quyển 4, cũng nói giống như kinh này.

Tiết thứ ba

Bản nguyện của Phật A-súc

Mặc dù, kinh A-súc Phật quốc chưa liệt kê từng bản nguyện đã phát ở nhân vị như kinh Đại A-di-đà, nhưng qua tường thuật trong kinh A-súc Phật quốc chúng ta thấy có căn cứ hoàn toàn nơi giáo lý cõi Phật thanh tịnh. Trong việc ghi chép về Tịnh độ trang nghiêm, chỗ nào cũng biểu hiện cõi Phật A-súc tốt đẹp thanh tịnh. Kinh ghi lại xưa kia Phật A-súc phát đại nguyện, nói đến dự tưởng về tư tưởng bản nguyện. Hiện nay, căn cứ vào sự ghi chép về phát nguyện ở trên, xin thuật bản nguyện của Ngài như sau:

Cõi Phật A-súc không có ba đường ác địa ngục v.v…tức là nguyện không có ba đường ác; tất cả mọi người đều làm việc thiện, là nguyện không phạm mười điều ác; đất đai ở cõi Ngài bằng phẳng là nguyện đất đai bằng phẳng, không có cấu uế; không có ba thứ bệnh tật trúng gió, cảm lạnh, thời khí, là nguyện không có dịch bệnh; không có người xấu, là nguyện mọi người đều xinh đẹp; không có người thấp hèn, là nguyện cùng một giai cấp; dâm, nộ si nhẹ là nguyện không có ba độc; không có các ngoại đạo tà kiến là nguyện không có tà tụ; không có vua cai trị là nguyện trong nước không có vua; cây cối sanh ra y phục, chuỗi ngọc là nguyện y phục tự nhiên có đầy đủ; thức ăn uống trong nước tự nhiên có đầy đủ là nguyện ăn uống tự nhiên có đầy đủ; nhà cửa đều làm bằng bảy thứ báu trang nghiêm là nguyện nhà cửa tự nhiên tốt đẹp; nước trong hồ có tám vị đặc biệt là nguyện nước trong hồ có tám vị đặc biệt; khi gió thổi nhẹ qua các hàng cây phát ra âm thanh trầm bổng du dương là nguyện thường có nhạc trời trổi lên; ánh sáng của Phật A-súc chiếu khắp đại thiên thế giới là nguyện ánh sáng vô lượng; người sống trong cõi nước Ngài đều đắc A-duy-việt-trí là nguyện đắc Bất thoái chuyển; mọi người ở cõi chư Phật trồng các cội công đức là nguyện trồng đầy đủ căn lành; cây đạo tràng ở cõi Ngài có bảy thứ báu là nguyện thấy cây đạo tràng. Bốn nguyện là không có ba đường ác, không có dịch bệnh, ăn uống tự nhiên, nước có tám vị đặc biệt ở trong mười tám nguyện này, đồng nghĩa với bốn nguyện trong kinh Đạo hành bát-nhã và mười nguyện: không phạm mười điều ác, đất đai bằng phẳng không có cấu uế, mọi người đều xinh đẹp, cùng một giai cấp, không có tà tụ, trong nước không có vua, y phục tự nhiên, ánh sáng vô lượng, đầy đủ căn lành v.v…đại khái giống với các nguyện trong kinh Phóng quang bát-nhã. Qua sự đối chiếu, chúng ta có thể biết giữa các kinh điển này có tính liên quan với nhau.

Tiết thứ tư

Căn cứ của thuyết Tịnh độ Phật A-súc

Kinh A-súc Phật quốc có lẽ là kinh điển nói về Tịnh độ của chư Phật ở vào thời kỳ sớm nhất. Tư tưởng này đại kháiđơn thuần, đồng thời cũng hiện thực, không có lý tưởng hóa. Nghĩa là những việc như cây cối sanh ra y phục, chuỗi ngọc, người nữ mang thai, nhân dân ca hát, vui chơi, sự khác biệt bồ-tát xuất gia và bồ-tát tại gia. Bồ-tát tại gia được ở nhà cao cửa rộng, điều này dường như hoàn toàn không giống thế giới Ta-bà. Đặc biệt là lấy y phục, chuỗi ngọc từ trên cây; đất cõi ấy mềm mại, khi đi lún xuống, sau đó trở lại như cũ. Trong nước không có vua, đời sống nhân dân vui hòa, đầy đủ vật dụng. Ai nấy đều xinh đẹp, không có sai khác đẹp xấu, hoàn toàn phù hợp truyền thuyết dân tộc Aryan sống vào thời cổ đại ở Ấn Độ, ôm ấp lý tưởng hướng về châu Uất-đơn-việt. Phẩm Uất-đơn-viết trong kinh Đại lâu thán quyển 1 và kinh Thế kỷ trong Trường A-hàm đều nói như vậy.

Lại các cô gái trong cõi Phật A-súc xinh đẹp hơn ngọc nữ bảo của Chuyển luân thánh vương. Các cô gái đó không có những lầm lỗi như nói lời ác, ganh tị. Nhưng nói việc nhân dân trong nước mang thai là còn có ái dục. Kinh Phóng quang bát-nhã lập ra nguyện không có ái dục, nên được hóa sanh. Kinh Đại A-di-đà lập ra nguyện chuyển nữ thành nam, nhất định là đem kinh này sửa đổi thêm cho hoàn thiện hơn mà thành.

Lại kinh này ghi có ba cầu thang bằng chất báu bắc lên đến cõi trời Đao-lợi. Chư thiêncõi trời theo ba cầu thang báu này xuống đến trước Phật A-súc nghe pháp tu tậpcúng dường. Điều này căn cứ câu chuyện vào mùa an cư, Đức Phật Thích-ca lên cõi trời Đao-lợi thuyết pháp cho mẫu hậu là phu nhân Ma-ha-ma-da xong, lúc Ngài trở về Diêm-phù-đề thì hiện ra ba cầu thang báu, Đức Phật Thích-ca đi cầu thang báu ở giữa trở về mặt đất. Chuyện này đều được ghi trong các kinh như kinh Nghĩa túc quyển hạ, kinh Tăng nhất A-hàm quyển 28, kinh Soạn tập bách duyên quyển 9.

Các hình ảnh này được khắc thành phù điêu trên lan can của tháp Ba-lỗ-bồ-đa, theo truyền thuyết kể lại thì đây là câu chuyện cổ rất nổi tiếng đương thời; hiện nay lấy đây làm một loại trang nghiêm cõi Phật A-súc. Lại nói cây đạo tràngcõi Phật A-súc là do bảy báu hợp thành, cây cao một do-tuần, cành lá sum sê tươi tốt, che phủ một do-tuần. Chung quanh cây đạo tràng có lan can bốn mươi do-tuần. Chúng ta không nghi ngờ điều này, có lẽ đây là cây bồ-đề ở Phật-đà-già-da, mục tiêu được rất nhiều người thời bấy giờ sùng kính mà nêu ra. Kinh Vô Lượng Thọ quyển hạ ghi: “Tịnh độ của Phật Di-đà có cây đạo tràng, cao bốn trăm vạn dặm”, đủ thấy cũng là do đây mà triển khai.

Lại nữa, người sanh về cõi Phật A-súc đều đắc A-duy-việt-trí. Bởi vì, khoảng thời kỳ đầu, đệ tử Phật giáo Đại thừa cho rằng chứng Bất thoái chuyển rất là rất quan trọng. Thuyết sau khi Phật A-súc nhập Niết-bàn, vị kế tiếp được bổ xứ thành Phật hiệu là Kim Sắc Liên Hoa Như Lai. Chúng ta cũng có thể nói đây là thuyết kế thừa tương lai Phật Di-lặc sẽ xuất hiện.

Do đây, chúng ta có thể biết việc ghi chép lại có liên quan đến Tịnh độ Phật A-súc, là lấy truyền thuyết châu Uất-đơn-việt và Phật truyện, đồng thời lấy những điều tín ngưỡng lưu hành lúc đó làm cơ sở, đủ biết điều này chẳng qua là lý tưởng hóa.

Nói tóm lại, kinh A-súc Phật quốc là kinh Tịnh độ có quan hệ với các kinh khác, được biên soạn rất sớm. Tư tưởng này tất nhiên là rất đơn giản chất phác. Nhưng kinh Đại A-di-đà, kinh Phóng quang bát-nhã v.v…đều có ghi chép lại; chủ yếu là thêm vào sự un đúc dung hội, dựa theo đó mà có rất nhiều điều được ngầm lộ ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8669)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9113)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 10035)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10212)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11069)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 9045)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9513)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8030)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9298)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11325)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8716)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9074)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17489)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12196)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 26103)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9556)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9423)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 9996)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11362)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9716)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10263)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13677)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 15982)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15614)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18635)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19072)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18879)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13839)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19196)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11718)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23171)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19237)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18317)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8719)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27092)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19991)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15308)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15516)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26844)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16397)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19428)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19796)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19947)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18640)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32504)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20279)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45950)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6871)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22745)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24400)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39273)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20551)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19900)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40793)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18642)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18483)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9207)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14227)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18195)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17664)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant