Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

17. Chương Thứ Mười Bảy

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12527)
17. Chương Thứ Mười Bảy
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ: Vọng Nguyệt Tín Hanh

 Hán dịch: Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Chương thứ mười bảy

Luận về nhiều niệm tương tụctự lực, tha lực

Tiết thứ nhất

Vấn đề một niệm, nhiều niệm và tha lực, tự lực

Như văn trên ngài Pháp Nhiên đã nói lấy xưng danh niệm Phật làm sanh nhân của tuyển trạch bản nguyện, nêu lên nghiệp niệm Phật được vãng sanh làm trước tiên. Nhiều thì niệm Phật suốt đời, ít thì mười tiếng, cho đến một tiếng niệm Phật, tin sâu và nương theo nguyện lực của Đức Phật sẽ được vãng sanh về báo độ, khuyên mọi người suốt đời không nên lười biếng, xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà tương tục. Đệ tử của ngài Pháp Nhiên tuân thủ lời thầy dạy, người trì niệm danh hiệu Phật tương tục tất nhiên rất đông. Nhưng trong đó có người lấy nhiều niệm tương tục, khuyến khích tự lựchoài nghi bản nguyện. Ngoài ra, còn đề xướng nghĩa mới là một niệm vãng sanh, chủ trương lấy an tâm làm thuyết chính nhân v.v…cho nên phát sanh ra các vấn đề một niệm, nhiều niệm, tự lựctha lực; do đó mà có sự đối lập của các phái.

Tóm lại, ngài Thành Giác Phòng Hạnh Tây, ngài Chứng Không phái Tây Sơn và ngài Thân Loan v.v…đều chủ xướng thuyết an tâm chánh nhân, lên án thuyết lấy nhiều niệm tương tục làm hạnh tự lực. Ở đây trái ngược lại với ngài Thánh Quang phái Trấn Tây, ngài Long Khoan ở chùa Trường Lạc chủ trương nhiều niệm tương tục, bài trừ một niệm vãng sanh, trái với ý thầy, tự lập đường lối khác. Trong đó, các phái lớn và nhỏ lập nghĩa luận thuyết khác nhau rất nhiều, giống như trăm hoa khoe sắc, làm cho sự nghiên cứu về Tịnh độ giáo đạt đến đỉnh cao nhất.

 

Tiết thứ hai

Luận về tự lựctha lực của ngài Thánh Quang

Ngài Thánh Quang lấy tự lực, tha lực, hai đạo nan, dị và hai môn thánh đạo, Tịnh độ làm cùng một ý nghĩa. Nghĩa là tự lựcnan hànhThánh đạo môn, tha lựcdị hànhTịnh độ môn. Vì thế, một niệm là tha lực, là dị hành; nhiều niệm là tự lực, là chắc chắn thuộc về nan hành. Tịnh độ tông danh mục vấn đáp quyển trung của ngài trứ tác nói: “Một đời thánh giáo chia làm hai môn, lấy ba bộ kinh làm Tịnh độ môn, kinh giáo khác làm Thánh đạo môn. Thánh đạo mônnan hành đạo, Tịnh độ môndị hành đạo”.

Lại nữa, Tịnh độ tông hành giả dụng ý vấn đáp của ngài Lương Trung, nêu ra khẩu truyền của tiên sư Thánh Quang nói: “Tiên sư thượng nhân (tức ngài Pháp Nhiên) thuật rằng: Thuyết tự lựcThánh đạo môn, dựa theo lực ba nghiệp của chính mình mà cầu xuất li. Thuyết tha lựcTịnh độ môn, hành giả cầu vãng sanh Tịnh độ, biết căn cơ của mình không thể xuất li nên dựa vào tha lực của Đức Phật”.

Tuyển trạch truyền hoằng quyết nghi sao quyển 1 cũng nói: “Về tự lực, tha lực nếu do sức tam học (giới, định, huệ) chính mình gọi là tự lực, bản nguyện lực của Phật gọi là tha lực. Người tu hành theo thánh đạo cầu Phật gia hộ; người cầu về Tịnh độ cũng là hạnh ba nghiệp của chính mình. Hành giả tu hành theo thánh đạothành tựu hạnh của tam học cầu Phật gia hộ, cho nên thuộc tự lực. Hành giả tu theo Tịnh độ tin sâu Phật lựcthuận theo nguyện của Phật, tu hạnh niệm Phật thuộc về tha lực”.

Bởi vì, trong Vãng sanh luận chú của ngài Đàm Loan nói: “Đời ác năm trược không có Phật, nếu chẳng phải sức trụ trì Phật mà chỉ tự lực cầu bất thoáinan hành đạo. Lấy nhân duyên tin Phật để vãng sanh Tịnh độ thì được sức Phật trụ trì nhập Đại thừa chính định tụ gọi là dị hành đạo”. Tuyển trạch tập kế thừa ý này, nói về nan hành, dị hànhthánh đạo, Tịnh độ tuy bất đồng nhưng ý nghĩa là một, nói rõ tự lựctha lực, hai đạo nan hànhdị hành vốn là ý nghĩa này.

 

Tiết thứ ba

Thuyết ba tâm của ngài Thánh Quang

Liên quan đến sự giải thích ba tâm, ngài Thánh Quang cũng theo thuyết của ngài Pháp Nhiên. Trong ngoài tương ưng, không che giấu tai, mắt của người khác, tâm này chân thật chí thànhChí thành tâm; tin sâu bản nguyện không sanh nghi ngờ là Thâm tâm; không theo nguyện khác, đem những việc đã làm hồi hướng vãng sanh về Tây phươngHồi hướng phát nguyện tâm. Nói chung là hành giả đã phát tâm.

Mạt đại niệm Phật thụ thủ ấn 1 quyển của ngài trứ tác, đem ba tâm mà phân biệt tỉ mỉ thì mỗi tâm thành nhiều loại bốn câu sai biệt: Trong Chí thành tâm chia có bốn câu như Nhất hướng hư giả, Nhất hướng chân thật v.v…; bốn câu như Đa hư thiểu thật, Đa thật thiểu hư v.v…; bốn câu như Thỉ hư chung thật, Thỉ thật chung hư v.v…Trong Thâm tâm cũng chia có bốn câu như Nhất hướng nghi tâm, Nhất hướng tín tâm v.v…; bốn câu như Thỉ nghi chung tín, Thỉ tín chung nghi v.v…Trong Hồi hướng phát nguyện tâm cũng chia có bốn câu như Hữu nguyện vô hành, Vô nguyện hữu hành v.v…Ngoài ra, còn lập sự sai biệt của bốn câu là Tây phương hồi nguyện, Dư sự hồi nguyện v.v…để biện minh mỗi loại được vãng sanh hay không.

Lại nói ba tâm hoành và ba tâm thụ, người đầy đủ ba tâm thì được vãng sanh, không đủ ba tâm thì không được vãng sanh. Ngài Thánh Quang lại lấy ba tâm giải nói niệm Phật và hạnh khác. Nếu người đủ ba tâm thì tu các thiện hạnh khác hay niệm Phật cũng đều được vãng sanh Tịnh độ.

Quán kinh sớ quyển 4 của ngài Thiện Đạo nói: “Ba tâm này cũng thuộc về định thiện”. Lại trong Tuyển trạch tập nói: “Tóm lại, nói chung là pháp các hạnh, nói riêng là y theo hạnh vãng sanh này”, tức là kế thừa thuyết của ngài Pháp Nhiên.

 

Tiết thứ tư

Luận về tự lực, tha lực của ngài Long Khoan

Ngài Long Khoan giải nói Thánh đạo môntự lực, Tịnh độ môntha lực, nhưng xả bỏ tự lực quy về tha lực thì gọi là ba tâm, giải thích ba tâm khác với ngài Thánh Quang đã nói. Nghĩa là ngài Long Khoan khởi xướng ba tâm quy nạp về tha lực thì chắc chắn quy kết về niệm Phật, quy về niệm Phật thì nhất định vãng sanh về báo độ do bản nguyện mà thành, các thiện hạnh khác đều là hạnh tự lực, vì không đủ pháp ba tâm, nên ở lại chín phẩm biên địa, không thể vào báo độ.

 

Tiết thứ năm

Thuyết ba tâm của ngài Long Khoan

Nay thuật lại ý nghĩa của ba tâm đã nói. Ngài Long Khoan theo Quán kinh tán thiện nghĩa của ngài Thiện Đạo nói, Chí thành tâm là tâm chân thật. Tâm chân thật được quy nạp về tâm bản nguyện lợi tha của Như Lai. Bởi vì đã thuộc về bản nguyệnchân thật, cho nên có thể quy về tâm phàm phu cũng gọi là tâm chân thật. Nhưng trong Quán kinh sớ của ngài Thiện Đạo lấy nhiều tính xấu của phàm phu như tham, sân, tà ngụy, gian trá và các nạn xâm nhập xem chúng đồng như rắn, rết v.v… Tuy khởi ba nghiệp gọi là tạp độc thiện, cũng gọi là hạnh giả danh, chẳng được gọi là hạnh chân thật. Nếu như bỏ đi an tâm, khởi hạnh thì cho dù ngày đêm mười hai thời, thân tâm gắng sức tu hành gấp rút như cứu lửa cháy đầu cũng gọi là tạp độc thiện. Lấy hạnh tạp độc này mà hồi hướng, muốn cầu vãng sanh về Tịnh độ Phật A-di-đà thì nhất định không được.

Giải nói về tướng tự lực tu hành, trong tâm phàm phu đầy ắp phiền não, tính ác, cho nên tâm họ đảo điên giả dối, không có chân thật; cho dù ngày đêm thân tâm gắng sức tu hành, khởi hạnh ba nghiệp thân, khẩu, ý đều gọi là tự lực tạp độc thiện, không phải nghiệp chân thật, đem những hạnh này mà hồi hướng, cầu vãng sanh thì rốt cuộc không thể đạt được tâm nguyện. Đây là xả bỏ cố chấp tự lực của phàm phu, chuyên tâm quay về bản nguyện lợi tha chân thật gọi là Chí thành tâm.

Thâm tâmtâm không nghi ngờ, tín tâm tin sâu bản nguyện của Như Lai, tức là quy về bản nguyện. Tâm không nghi ngờtín tâm tha thiết, tín tâm là do tin sâu bản nguyện chân thật. Đức tin về nguyện hải của Phật Di-đà sâu rộng không bờ mé, theo nguyện đã tin gọi là Thâm tâm, tức là đồng nghĩa với Chí thành tâm. Ngài Long Khoan nói đầy đủ ý nghĩa ba tâm: “Chí thành tâm cùng một thể với Thâm tâm nhưng do giả lập mà có hai tên”.

Hồi hướng phát nguyện tâmVãng tướng hồi hướngHoàn tướng hồi hướng. Trong Vãng tướng hồi hướng lại chia hai loại sai biệt là tu niệm Phật hồi hướng và tu các hạnh khác hồi hướng. Văn Vãng tướng hồi hướng trong Tán thiện nghĩa của ngài nói: “Thiện căn từ đời quá khứ đến nay của ba nghiệp thân, khẩu, ý đã tu pháp thế gianxuất thế gian đều lấy thiện căn tùy hỉ, tất cả ở trong tín tâm chân thật, hồi hướng nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc, gọi là Hồi hướng phát nguyện tâm. Hồi hướng hạnh khác có nghĩa là chuyển hướng niệm Phật. Sau đó, hồi hướng phát nguyện vãng sanhcần phảitâm chân thật hồi hướng mong muốn được vãng sanh”. Điều này chỉ căn cứ theo người niệm Phật chân chính hồi hướng phát nguyện mà nói.

Bởi vì, ngài Long Khoan nói căn cơ vãng sanh có hai hạng: một, người chỉ niệm Phật; hai, người chuyển hướng hạnh khác. Lại nữa, người chuyển hướng hạnh khác vốn có sai khác là tu các hạnh thánh đạo và tu tạp hạnh. Trong đó, người chỉ niệm Phật, lúc đầu quy về bản nguyện chân thật, chỉ thực hành niệm Phật, người này nương theo nguyện thứ mười tám mà vãng sanh. Do thánh đạo môn hồi tâm chuyển hướng quy về bản nguyện niệm Phật, nguyện hạnh đầy đủ là nương nguyện thứ mười chín mà vãng sanh. Do tạp hạnh hồi tâm chuyển hướng là nương nguyện thứ hai mươi mà vãng sanh. Căn cơ vãng sanh Tịnh độ thường chia ba loại, phối hợp ba nguyện thứ mười tám, thứ mười chín và thứ hai mươi mà thành. Nhưng nay nói nghĩa phần sau trong Vãng tướng hồi hướng, tức là trong ba loại này nói người chỉ niệm Phật để mong theo nghĩa thuận thứ vãng sanh. Phần trước là người thánh đạotạp hạnh hồi tâm chuyển hướng, nói quy về nghĩa bản nguyện niệm Phật. Giải thích như thế thì Hồi hướng phát nguyện là nghĩa hồi tâm chuyển hướng, tức là chủ trương mới cuả ngài Long Khoan. Ở đây phần nhiều theo thuyết mở ra tam thừa rồi quy về nhất thừa trong kinh Pháp hoa.

Ngài Long Khoan đã trứ tác Tán thiện nghĩa vấn đáp ghi: “Hạnh tạp độc, hạnh hư giả là hạnh đáng bị chán ghét, nay đem nó hồi hướng về Di-đà thì ở trong pháp vốn thiện đã bị thấm tạp độc phiền não làm che phủ nguyện lực, thành ra chướng ngại không thể vãng sanh”.

Lại nữa, Cụ tam tâm nghĩa nói: “Khi hồi hướng tha lực, các hạnh đều quy về bản nguyện, nhất định được vãng sanh. Căn cứ theo hồi tâm chuyển hướng thì tạp độc thiện được tịnh hóa”. Chúng ta có thể thấy thuyết này chính là kế thừa thuyết: “Những việc các ông đã làm là đạo Bồ-tát” trong kinh Pháp hoa. Ngài trứ tác Chứng Không chi niệm Phật nhất loại vãng sanh nghĩa đồng với quan điểm này, phần nhiều bắt nguồn từ thuyết này.

 

Tiết thứ sáu

Thuyết tự lực niệm Phật của ngài Long Khoan

Ngài Long Khoan lấy ba tâm quy nạp vào bản nguyện tha lực, gọi là ba tâm tha lực làm chính nhân vãng sanh về báo độ; cho nên không luận bàn đến hạnh khác, niệm danh hiệu Phật và đầy đủ ba tâm tha lực cũng quyết định được vãng sanh về báo độ. Do đó niệm Phật cũng có sai biệt tự lựctha lực.

Cực Lạc Tịnh độ tông nghĩa quyển trung nói: “Không phát ba tâm thì chẳng phải bản nguyện niệm Phật. Chẳng phải bản nguyện niệm Phật thì không thể sanh về cõi nước bản nguyện”.

Lại nữa, về tự lực, tha lực, hạnh niệm Phật thì có tự lựctha lực. Người niệm Phật nguyện sanh về thế giới Cực Lạc lấy tâm tự lực xưng niệm danh hiệu Di-đà, gọi là tâm tự lực. Người thân không làm bậy, miệng không nói dối, ý không vọng tưởng, nhờ lực niệm Phật này mà tiêu trừ tội nghiệp thì chắc chắn sẽ vãng sanh về cõi nước Cực Lạc; đây gọi là hạnh tự lực. Người chăm chỉ niệm Phật gọi thì niệm Phật tự lực, tự lực niệm Phật thì vãng sanh về biên địa, không thể sanh về báo độ do bản nguyện mà thành.

Ngài Thân Loan cũng lấy chấp trì danh hiệu trong kinh Di-đà làm tự lực niệm Phật; đây là nhân biên địa thai sanh, phần nhiều chịu ảnh hưởng thuyết của ngài Long Khoan. Chỉ cần chăm chỉ niệm Phật như thế thì gọi là tự lực niệm Phật, nếu niệm Phật nhưng thân không thận trọng mà làm ác thì gọi là tha lực niệm Phật. Nhưng ngài Long Khoan còn chưa suy xét kỹ điều này nên rơi vào chỗ cực đoan, chỉ lấy lực niệm Phật của mình để ngăn ngừa tội ác ba nghiệp thân, khẩu, ý; nhờ đó mà tội diệt được vãng sanh nên quy về tự lực.

Trong đề mục của Pháp Nhiên thượng nhân truyện ký bản khắc vào niên hiệu Đề Hồ nói: “Người ác còn được vãng sanh, huống gì người thiện?”. Bản nguyện Di-đà lấy tha lực để ra khỏi sanh tử, chẳng phải là phương tiện dành cho người thiện mà là vì thương xót người cực ác, không còn cửa phương tiện nào khác.

Nhưng bồ-tát, hiền thánh cũng y theo đây mà cầu vãng sanh, phàm phu hiền thiện cũng quy về nguyện này mà được vãng sanh, huống gì phàm phu tội ác, đặc biệt là nương theo tha lực cứu giúp của Đức Phật. Rõ ràng làm ác là ở trong tà kiến, thuyết này phần nhiều là thuyết của phái chùa Trường Lạc.

Nhưng trong Thân Loan pháp ngữ tán dị sao nói: “Người thiện được vãng sanh, người ác cũng được vãng sanh. Cho nên người đời thường nói: ‘Người ác còn được vãng sanh, huống gì người thiện?’ ” Nhưng người đời thường nói: ‘Người ác còn được vãng sanh, huống gì người thiện?’. Cách nói này giống như “giả thiết” chẳng phải chân thật. Thật ra trái với ý nghĩa của bản nguyện. Thuyết này e rằng do người theo chủ trương tự lực niệm Phật hiện nay nói. Chủ trương như thế, chẳng những trái với “bảy điều khởi thỉnh” của ngài Pháp Nhiên đặt ra, mà cũng trái với thể lệ chung của Phật giáo, có thể nói là đường lối khác. Đặc biệt trong “Tiểu tiêu tức” của ngài Pháp Nhiên nói, người ác còn được vãng sanh, huống gì người thiện? Nếu lấy ý nghĩa bản nguyện để bình luận thì có thể gọi là phỉ báng không thể tha thứ.

Tiết thứ bảy

Thuyết tam-muội thấy Phật của ngài Thánh Quang

Ngài Thánh Quang chủ trương thuyết nhiều niệm tương tục, phần nhiều chú trọng về thực hành, mỗi ngày niệm Phật mấy vạn tiếng liên tục không dừng. Trong đó, Thánh Quang tiến tu niệm Phật hành nghi, ngài nói: Có ba loại là Tầm thường hành nghi, Biệt thời hành nghi, Lâm chung hành nghi. Không cần thân tịnh hay bất tịnh, bất luận khi đi, đứng, nằm, ngồi, thời gian, nơi chốn và các duyên, lúc bình thường niệm Phật liên tục gọi là Tầm thường hành nghi. Hạn định số ngày, giữ gìn trai giới, tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục sạch đi vào đạo tràng chuyên tâm niệm Phật, gọi là Biệt thời hành nghi. Khi lâm chung đốt đèn thắp hương, mặt hướng về phía tây, mong cầu Phật đến tiếp đón, nhất tâm niệm Phật, gọi là Lâm chung hành nghi. Riêng Biệt thời hành nghi khuyến khích người kỳ hạn thấy Phật.

Trong điều Biệt thời niệm Phật, Tịnh độ tông yếu tập quyển 4 nói: “Niệm Phật là mong cầu tam-muội thấy Phật, nhưng vì chậm chạp chưa thấy Phật thì dùng Biệt thời niệm Phật để nhanh chóng thấy Phật”. Nhanh chóng thấy Phật thuộc tam-muội thấy Phật là theo đốn cơ mà nói, hàng đốn cơ mới có thể lãnh thụ. Căn cơ bình thường là tiệm cơ, tầm thường niệm Phật có thể thấy Phật, nếu đối lại với căn cơ biệt thời thì gọi là tiệm cơ thấy Phật.

Khi trong tâm khôngvọng tưởng thì thấy Phật, hành giả bình thường khi niệm Phật trong tâm khôngvọng tưởng thì có thể thấy Phật, có vọng tưởng thì không thấy Phật. Vì thế, trong pháp môn quán niệm của ngài Thiện Đạo có pháp Biệt thời niệm Phật. Ở trong đạo tràng, ngày đêm thúc liễm nội tâm, chuyên tâm tương tục niệm Phật A-di-đà, chuyên tâm niệm Phật A-di-đà liên tục, tâm và tiếng khắn nhau, chỉ ngồi, chỉ đứng trong bảy ngày không được ngủ nghỉ, cũng không y theo hàng ngày lạy Phật, tụng kinh, cũng không cầm xâu chuỗi, chỉ biết chắp tay niệm Phật. Đây là căn cứ thuyết niệm Phật, mỗi niệm quán tưởng thấy Phật. Chứng minh Biệt thời hành nghiy theo pháp Bát-chu tam-muội mà tu. Đặc biệt ngài Thánh Quang đề xướng thuyết này, có ý cho rằng thấy Phật thì có thể thành tựu việc vãng sanh.

Tịnh độ tông yếu tập quyển 2, trích dẫn từ trong kinh Bát-chu tam-muội nói về việc vãng sanh: “Hành giả miệng xưng niệm danh hiệu Phật mong cầu được thấy Phật, lấy tam-muội thấy Phật làm điều mong ước. Cho nên miệng xưng niệm Phật thành tựu hoặc không thành tựu đều lấy sự phát khởi được tam-muội làm sự thành tựu thân hiện tại thấy Phật”. Thành tựu gọi là thấy Phật. Nhưng ở đây khi thấy Phật là thành tựu miệng xưng niệm Phật, từ miệng xưng niệm Phật thành tựu mà thấy được ý nghĩa thành tựu sự nghiệp vãng sanh.

Ngài Thiện Đạo thật chứng Bát-chu tam-muội, đương thời ngài được mọi người ca ngợi là “vị đại đức thân chứng tam-muội” là một sự kiện rất nổi tiếng. Ngài Pháp Nhiên cũng phát khởi được tam-muội miệng xưng niệm Phật cảm ứng thấy được y báo, chánh báoCực Lạc, điều này được ghi chép rõ trong văn Tam-muội phát đắc kí của ngài.

Thấy Phật là kết quả của chí thành nhiều niệm tương tục, người thực hành y theo đó mới được thể nghiệm trong tôn giáo, khi đạt đến cảnh giới này thì cảm thấy an lạc, niềm tin vãng sanhchắc chắn không cần phải bàn luận. Vì thế phải là người đốn cơ mới thực hành được, nên nói là khó khăn như thế. Nay bản thân ngài Thánh Quang tu hành thể nghiệm được điều này, cho nên nói chẳng phải người bình thường mà có thể tu trì.

 

Tiết thứ tám

Thuyết tịnh nghiệp thành tựu lâm chung vãng sanh của ngài Long Khoan

Ngài Long Khoan chủ trương thuyết tịnh nghiệp thành tựu lâm chung vãng sanh, phàm phu được sanh về báo độ. Tức là khi lâm chung một niệm đoạn trừ vô minh, chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn, đề xướng thuyết lâm chung đoạn hoặc chứng chân. Ngài đã trứ tác Tán thiện nghĩa vấn đáp quyển 6 nói: “Hạnh niệm Phật, khi phát tâm rồi, khuyến tấn mong được vãng sanh mà không thoái chuyển”. Một niệm chân chánh thì lâm chung được ngồi hoa sen, dùng một niệm bình thường nương theo bản nguyện, chỉ có các vị tổ sư như Thiện Đạo, Hoài Cảm mới đạt đến được mà thôi. Hành giả khác dựa theo sức niệm Phật bình thường, cuối cùng có thể thành tựu chánh niệm, vì nương theo sức bản nguyện .

Lại nữa, Cực Lạc Tịnh độ tông nghĩa quyển trung nói: “Khi ngồi đài hoa sen đắc Vô sanh nhẫn chẳng phải là Vô sanh nhẫn của hàng phàm phu không sanh về báo độ. Nên biết nay đắc Vô sanh nhẫn là được sanh về báo độ, đắc Vô sanh nhẫn là đoạn trừ vô minh”.

Xả tử vấn quyển quyển thượng nói: “Khi bệnh nằm trên giường là phàm phu đầy đủ tham, sân. Quán Âm ngồi kiết già trên đài hoa sen tức là bồ-tát đắc Vô sanh nhẫn. Một niệm lúc lâm chung này dựa vào niệm Phật tối hậu thì hơn cả nghiệp trăm năm, tức là nói ra khỏi vô thỉ sanh tử từ xa xưa, cố hương xa lìa sanh tử v.v…”. Việc vãng sanh này đến khi lâm chung do một niệm mà thành tựu là nhờ lúc sống thường tu niệm Phật tương tục dự bị tư lương; cho nên thành lập nghĩa nhiều niệm.

Lại nữa, thuyết lâm chung đoạn hoặc chứng chân là y theo tông nghĩa của Thiên Thai, cho đó là nguyên nhân phàm phuthể nhập báo độ. Khác với thuyết của ngài Pháp Nhiên đã lập, quan điểm của hai ngài cũng có nhiều điểm bất đồng. Nhưng ngài Thánh Quang chủ trương hành giả phải nỗ lực thực hành, phần nhiều là căn cứ trên sự thể nghiệm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8716)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9154)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 10072)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10252)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11113)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 9089)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9553)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8094)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9346)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11393)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8763)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9132)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17565)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12235)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 26211)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9594)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9450)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 10037)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11420)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9756)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10308)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13739)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 16050)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15681)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18722)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19149)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18965)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13897)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19264)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11762)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23261)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19296)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18378)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8756)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27136)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 20029)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15344)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15558)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26878)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16437)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19464)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19841)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19985)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18676)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32568)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20326)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 46003)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6907)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22782)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24435)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39349)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20589)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19936)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40853)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18697)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18526)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9246)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14255)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18228)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17710)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant