Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

8. Chương Thứ Tám

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12631)
8. Chương Thứ Tám
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ: Vọng Nguyệt Tín Hanh

 Hán dịch: Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ


Chương thứ tám

Thích Tôn xuất hiện tại Diêm-phù và luận về Ta-bà tức Tịnh độ

Tiết thứ nhất

Thích Tôn thành Phậtuế độ

Từ giáo lí thanh tịnh cõi nước Phật mà nói, tất cả bồ-tát ở nhân vị đều phát đại nguyện làm thanh tịnh cõi Phật thì phải tu sáu pháp ba-la-mật trang nghiêm cõi nước Phật đến khi thành Phật; cho nên thế giới chư Phật xuất hiện, đương nhiên là Tịnh độ. Vậy mà, Đức Thích Tôn lại xuất hiện tại Diêm-phù-đề (Jambudvīpa) thuộc uế độ, điều này phát sanh mâu thuẫn với giáo lí cõi nước Phật thanh tịnh. Trong kinh điển Đại thừa có lời giải thích liên quan đến phương diện này, cũng là khai thác quan điểm về Tịnh độ với một bộ mặt hoàn toàn mới.

Theo kinh Đại bát niết-bàn quyển 24 ghi: Bồ-tát đều tu mười việc để làm thanh tịnh cõi nước Phật. Bồ-tát Cao Quí Đức Vương hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Ngài chỉ tu chín việc mà không tu việc thanh tịnh cõi nước Phật?

Đức Phật đáp:

- Này Cao Quí Đức Vương! Thuở xưa Ta cũng thường tu đủ mười việc này, tất cả bồ-tát và chư Phật đều tu mười việc này, ông đừng nói chư Phật xuất hiệnthế giới chẳng thanh tịnh.

Đức Phật còn nói: “Tịnh độ của Thích Tôn tên là Vô Thắng, ở phương tây cách thế giới Ta-bà này cách bốn mươi hai Hằng hà sa cõi Phật”.

Đức Phật Thích-ca xuất hiện ở Diêm-phù là hóa thân thị hiện phương tiện độ sanh, hóa thân Ngài xuất hiệnuế độ, báo thân ứng với nhân hạnh quá khứ thì trụ ở Tịnh độ thanh tịnh trang nghiêm. Đây là hạnh nguyện của tất cả bồ-tát đều phát khởi để làm thanh tịnh cõi nước Phật.

Nhưng trong kinh Bi hoa ghi: “Tất cả bồ-tát không nhất định đều nguyện thành PhậtTịnh độ, có vị cầu thành PhậtTịnh độ, nhưng cũng có vị cầu thành Phậtuế độ, theo ý nguyện tự do của bồ-tát”. Chí nguyện thành PhậtTịnh độ khi còn nhân vị, bắt đầu từ Phật A-di-đà, Quán Âm, Thế Chí, Văn-thù, A-súc v.v...Chí nguyện thành Phậtuế độ, từ bảy vị Phật quá khứ và nghìn Đức Phật ở kiếp Hiền hiện tại; trong đó, Thích Tôn không sợ đời ác ngũ trược[1], phát năm trăm đại nguyện cứu độ chúng sanh bị phiền não sâu nặng là chí nguyện của Ngài.

Bồ-tát cầu ở Tịnh độ, nguyện thọ mạng vô lượng; nếu bồ-tát có chí nguyện, thiện tâm điều phục mọi người thanh tịnh, ở Tịnh độ làm Phật sự, nhưng không chiếu cố đến chúng sanh bị phiền não sâu nặng thì bị gọi là bồ-tát giải đãi, là trái với bản nguyện của Thích Tôn thành Phậtuế độ. Bồ-tát tự nguyện thọ mạng ngắn ngủi, đem lòng từ bi sâu sắc giáo hóa những người xấu ác; đây gọi là bồ-tát tinh tiến, là nhấn mạnh thành Phậtuế độ được mọi người tôn trọng hơn thành PhậtTịnh độ.

Trong phẩm Pháp diệt tận, kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 56 ghi: “Đức Phật Thích-ca Mâu-ni phát nguyện tối thắng, xả bỏ cõi nước thanh tịnh, thành Chính Giácthế giới ngũ trược nhiều đau khổ”. Đức Phật dùng sức nhân duyên đại từ bi xả bỏ tất cả cõi nước thanh tịnh trong mười phương, vì chúng sanh ác nghiệp bất thiện đã thành thục nên Ngài xuất hiệnthế giới ngũ trược nhiều đau khổ để thành tựu Vô thượng bồ-đề. Kinh Quán Thế Âm bồ-tát thọ kí cũng ghi giống như kinh này.

Bởi vì, giáo lí thanh tịnh cõi nước Phật không phải chuẩn mực cho tất cả bồ-tát thành Phật, người nặng tâm đại bi chọn thế giới ngũ trược nhiều đau khổ để thành Phật cứu giúp chúng sanh bị phiền não sâu nặng; ý kiến này ngược lại với chủ trương cõi Phật thanh tịnh. Nhưng trong đó, lên án bồ-tát thành PhậtTịnh độ là bồ-tát giải đãi, cũng có thể nói là chưa nghiên cứugiáo lí của Tịnh độ, chúng ta không thể không nói cách nói này còn thiếu tính thỏa đáng. Nếu bồ-tát ở cõi Phật thanh tịnh mà không phát nguyện làm thanh tịnh cõi Phật thì làm sao tịnh hóa thế giới ngũ trược nhiều đau khổ để kiến tạo cõi Phật? Cho nên bồ-tát nguyện thành PhậtTịnh độ cũng không bao giờ xả bỏ chúng sanh bị phiền não sâu nặng.

 

Tiết thứ hai

Thuyết tâm Tịnh độ tịnh của kinh Duy-ma

Kinh Duy-makinh Pháp hoa đều cho rằng Ta-bà tức là Tịnh độ. Kẻ phàm phu ngu si trong tâm bất tịnh nên thấy cõi này là bất tịnh. Nhưng lấy tri kiến của Như Lai mà nhìn thì chủ trương uế độ này tức là Tịnh độ trang nghiêm thanh tịnh. Như trước đã nói, trong kinh này ghi chúng ta thấy được Phật Thích-ca ở Diêm-phù-đề tức là thấy báo thân chân thật của Ngài, là cùng một ý. Đây là cách nhìn thân và cõi của Đức Phật theo quan điểm thật tướng luận.

Trước tiên nêu ra quan điểm của kinh Duy-ma trong phẩm Phật quốc của kinh này, quyển thượng, ghi Đức Phật bảo trưởng giả tử Bảo Tích: “Tùy chúng sanh đáng được điều phục mà chọn lấy cõi Phật v.v...trực tâmTịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh không dua nịnh thì sanh về cõi nước của Ngài. Thâm tâmTịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh đầy đủ công đức thì sanh về cõi nước của Ngài v.v...Bồ-tát nếu muốn được Tịnh độ thì phải thanh tịnh tâm mình, tâm bồ-tát thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh”.

Lúc đó, tôn giả Xá-lợi-phất nghe Đức Phật nói như thế liền nghi ngờ, suy nghĩ: “Nếu tâm bồ-tát thanh tịnh thì cõi nước Phật thanh tịnh. Vậy khi Thế Tôn hành đạo bồ-tát, lẽ nào tâm Ngài chẳng thanh tịnh, nay cõi này vì sao chẳng thanh tịnh?”. Biết được tâm nghi ngờ của Xá-lợi-phất, Đức Phật dạy: “Này Xá-lợi-phất! Mặt trời, mặt trăng luôn chiếu ánh sáng, nhưng người mù không thể thấy được; đây là lỗi của người mù chứ không phải lỗi của mặt trời, mặt trăng. Cũng thế, vì tội nghiệp của chúng sanh nặng nề nên không thấy được cõi nước trang nghiêm thanh tịnh của Như Lai, chẳng phải lỗi của Như Lai”.

Nói xong, Đức Phật dùng ngón chân ấn xuống đất, lập tức tam thiên đại thiên thế giới hiện ra trăm nghìn thứ châu báu trang nghiêm xinh đẹp giống như cõi nước vô lượng công đức trang nghiêm của Đức Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng đều tự thấy mình ngồi trên tòa hoa sen báu, ai nấy đều ca ngợi việc chưa từng thấy. Khi đó, Đức Phật dạy: “Này Xá-lợi-phất! Cõi nước Phật của Ta thường thanh tịnh như thế, vì muốn độ chúng sanh thấp kém nên Ta thị hiện cõi chẳng thanh tịnh, có nhiều nhơ uế”.

Đoạn văn trên đã nói đại khái về quan điểm của kinh Duy-ma đối với Tịnh độ.

Theo thuyết tâm thanh tịnh thì cõi nước cũng được thanh tịnh này thì đồng thời cũng nói trụ xứ của Như LaiTịnh độ trang nghiêm thanh tịnh. Chúng sanh đang ở trong tội nghiệp bất tịnh nên không thấy được cõi Phật thanh tịnh, giống như người mù không thấy được ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Kinh này lấy tôn giả Xá-lợi-phất làm đối tượng, đề cử tôn giả làm đại biểu cho kiến giải của chúng thanh văn, tức là biểu thị người Tiểu thừa không tin giáo lí cõi nước Phật thanh tịnh. Nếu thân, khẩu, ý của bồ-tát thanh tịnh thì cõi Phật trang nghiêm, cho nên hiển thị việc Thích Tôn thành Phậtuế độ là để giải tỏa nghi ngờ cho người Tiểu thừa. Nay còn khai thị tịnh, uế không hai cho họ hiểu. Người nào còn thấy Tịnh độuế độ sai khác là tâm họ còn chấp trước cao thấp. Nếu y theo trí tuệ của Đức Phật quán sát thì uế độ tức là Tịnh độ, đó là nói theo lập trường thật tướng luận của Đại thừa.

Lại nữa, trong kinh này ghi tâm tịnh tức là Tịnh độ. Tịnh độ là bồ-tát tự thanh tịnh tâm mình, rồi giáo hóa người khác để họ thanh tịnh tâm họ, y theo ý này được gọi là tịnh hóa. Kinh này cùng với ý chỉ của phẩm Kiến lập, kinh Phóng quang bát-nhã đã nói ở đoạn trước cũng tương đồng. Đời sau, người học Thiền tôngTrung Quốc lấy sự chủ quan để giải thích tâm này, ngoài tâm mình ra không có Tịnh độ nào khác, quả thật là thuyết không thỏa đáng.

 

Tiết thứ ba

Tịnh độ Linh sơn của kinh Pháp Hoa

Trong kinh Pháp hoa lấy núi Linh Thứu làm nơi để nói kinh Pháp hoa, là Tịnh độ chân thật của Như Lai. Trong kinh này ghi: “Thế giới bị lửa thiêu đốt dữ dội, Tịnh độ của Như Lai vẫn an ổn”. Phẩm Như Lai thọ lượng kinh này, quyển 5, kệ nói:

Bởi vì độ chúng sanh

Phật thị hiện Niết-bàn

Nhưng thật không diệt độ

Thường thuyết pháp ở đây.

Chúng thấy Ta diệt độ

Rộng cúng dường xá-lợi

Ai nấy đều luyến mộ

Mà sanh lòng khát ngưỡng.

Chúng sanh đã tin phục

Ý chân thật dịu dàng

Một lòng muốn thấy Phật

Chẳng tiếc thân mạng mình.

Khi Ta và chúng Tăng

Ra khỏi núi Linh Thứu

Ta nói với chúng sanh

Thường ở đây không diệt.

Cho đến vô số kiếp

Thường ở núi Linh Thứu

Và ở các nơi khác

Chúng sanh thấy tận kiếp

Bị lửa dữ thiêu đốt

Cõi Ta đây an ổn

Trời, người thường đông đúc

Vườn rừng, các lầu gác

Nhiều loại báu trang nghiêm

Cây báu nhiều hoa trái

Chư thiên đánh trống trời

Thường trỗi các kĩ nhạc

Rải hoa mạn-đà-la

Cúng Phậtđại chúng.

Kinh này ghi, tám mươi tuổi Như Lai nhập diệtphương tiện thị hiện, thật sự không có diệt độ; trải qua a-tăng-kì kiếp, Như Lai vẫn thường trú ở núi Linh Thứu thuyết pháp không ngừng. Chúng sanhthế gian thấy kiếp tận, lửa bốc cháy dữ dội thiêu sạch thế giới Ta-bà. Đức Phật vẫn bình an ở núi Linh Thứu, cho dù bên ngoài tai họa lửa dữ, nhưng vườn rừng và các lầu gác cao vót vẫn như cũ, trời, người đông đúc trỗi các thứ nhạc trời.

Trong phẩm Như Lai thọ lượng, kinh Kim quang minh tối thắng vương quyển 1 ghi: “Ta thường ở Linh sơn thuyết giảng kinh báu này, vì thành tựu chúng sanh nên thị hiện Bát niết-bàn”.

Lại nữa, trong phẩm Như Lai bất tư nghị tính, hội Bồ-tát tạng, kinh Đại bảo tích quyển 37 ghi: “Cho dù thế giới này bị thiêu cháy sạch, Như Lai ở trong đó, hoặc kinh hành, hay đứng, nằm, ngồi; nơi đó tự nhiên sanh ra nước tám công đức”.

Luận Đại trí độ quyển 3 dẫn chứng kinh Phú-lâu-na Di-đế-lệ-da-ni tử ghi: “Đức Phật dạy Phú-lâu-na: ‘Nếu tai họa đến, tam thiên đại thiên thế giới bị lửa thiêu cháy sạch thì Ta vẫn thường trụ ở núi Linh Thứu này. Tất cả chúng sanhphiền não trói buộc nên không thấy được công đức của Phật, cho nên không thấy Ta’ ”. Cũng giống như các thuyết ở trên, núi Linh Thứu là nơi vĩnh cửu của Đức Phật.

Diệu pháp liên hoa kinh ưu-bà-đề-xá của ngài Thế Thân giải thích đoạn văn này: “Lửa dữ không thể hủy hoại Tịnh độ chân thật của báo thân Như Lai, vì thuộc về đệ nhất nghĩa đế”. Các pháp tục đế thuộc về hiện tượng thì khó thoát khỏi sự phá diệt, Tịnh độ chân thật của Như Lai vượt thoát thế gian, thuộc về đệ nhất nghĩa đế; do đó, chân thân bất diệt là sự tồn tại vĩnh viễn.

 

Tiết thứ tư

Luận về Ta-bà tức Tịnh độ

Trong kinh Duy-ma ghi: “Muốn thấy được Tịnh độ thì phải tịnh tâm mình”. Người tâm tịnh thì thấy nơi nào cũng là Tịnh độ. Đức Phật biến hiện cảnh Tịnh độ nhất thời để chỉ cho tôn giả Xá-lợi-phất và mọi người nhìn thấy. Nhưng nay kinh Pháp hoa đặc biệt chỉ định núi Linh Thứu, lại là trụ xứ vĩnh viễn của Như Lai, cách nói của hai kinh có chỗ bất đồng. Vì vậy, xưa nay phần nhiều cho rằng Tịnh độ theo kinh Duy-mahóa độ biến hiện nhất thời; còn Tịnh độ theo kinh Pháp hoabáo độ chân thật của Như Lai, nhưng cách nói này chưa thỏa đáng. Trong kinh Pháp hoa cũng lấy tâm chính trực, nhu hòa mới thấy được chân thân bất diệt của Như Lai.

Lại nữa, trong kinh Phú-lâu-na Di-đế-lệ-da-ni tử ghi: “Chúng sanh bị phiền não trói buộc, cho nên không thấy được thân Như Lai trụ ở Linh Thứu”.

Trong kinh Duy-ma ghi: “Vì chúng sanhtội lỗi nên không thấy được cõi nước nghiêm tịnh của Như Lai”, chính là đồng với thuyết này. Nhưng người tâm tịnh thì mới có thể thấy được Tịnh độ. Lại từ tri kiến thanh tịnh của Như Lai mà nói thì cõi này khắp nơi đều là Tịnh độ. Trong kinh Duy-ma ghi: “Cõi nước của Ta thường thanh tịnh như vậy”, tức là hiển thị cõi này là trụ xứ vĩnh viễn của Như Lai, cùng với thuyết Như Lai thường ở núi Linh Thứu của kinh Pháp hoa không có gì khác nhau. Đặc biệt chỉ núi Linh Thứu là vì núi này là nơi diễn ra pháp hội của kinh Pháp hoa. Trong kinh này nói có núi Linh Thứu và các nơi khác thì có thể thấy ý nói không phải chỉ một nơi. Vì thế, hai kinh Pháp hoaDuy-ma nói cùng một ý , đều theo lập trường khảo sát thân và độ của Phật từ thật tướng luận, tức là đối với giáo lí duyên khởi luận về cõi Phật thanh tịnh có sự khai thác lại ở một lĩnh vực rộng lớn về tân Tịnh độ.

----------------------------

[1] Ngũ trược 五濁 (S: Pañca kaṣāyāḥ): Năm thứ cặn đục khởi lên trong Kiếp giảm. Đó là: Kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trượcmạng trược.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8697)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9130)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 10051)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10233)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11089)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 9065)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9535)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8064)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9330)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11346)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8727)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9093)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17525)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12213)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 26182)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9573)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9442)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 10008)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11403)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9736)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10286)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13713)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 16025)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15650)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18689)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19128)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18944)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13875)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19238)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11744)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23222)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19288)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18365)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8738)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27125)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 20006)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15333)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15544)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26864)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16424)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19457)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19826)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19977)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18671)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32550)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20310)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45987)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6894)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22775)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24423)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39312)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20579)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19929)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40834)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18675)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18505)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9223)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14240)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18217)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17704)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant