Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Friday, March 27, 201507:40(View: 5039)
Pháp Môn Một Đời Thành Phật
Pháp Môn Một Đời Thành Phật

(Trích từ Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác)
Người giảng: Lão Hoà Thượng Tịnh Không.
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

******


Pháp Môn Một Đời Thành Phật“Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu”. Lần trước giảng đến cái đoạn nhỏ này, bởi vì quan hệ của thời gian, còn có một số ý nghĩa chưa thể nói ra được, hôm nay chúng ta cần phải giảng bổ sung. Chúng ta học Phật nhất định phải lấy Phật làm tấm gương cho chúng ta, đặc biệt là đồng tu Tịnh Độ, tấm gương của chúng ta chính là A Di Đà Phật, nhất định phải rất nỗ lực chăm chỉ học tập với Phật A Di Đà, học phải giống y như Ngài.

A Di Đà Phật ở đâu vậy? một bộ kinh chính là A Di Đà Phật, ngày trước tôi cũng đã từng nói qua với các vị, nếu như chúng ta có thể đem bộ kinh này, không chỉ là có thể tin, có thể hiểu còn có thể làm, nhất định phải làm được, nếu như làm được 100%, thì bạn giống y như Phật A Di Đà, vãng sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, nhất địnhthượng thượng phẩm vãng sanh, sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm, địa vị này thì cao, nếu như chúng ta không thể học được 100%, có thể học được 70 - 80 %, vậy thì cũng có thể nói là quyết định có thể sanh đến cõi Phương Tiện Hữu Dư, 70 – 80% cũng không được, có thể học được 30 – 40%, thì quyết định có phần vãng sanh cõi Đồng Cư, nếu như nói tin mà không hiểu, hiểu mà không thể làm, thì không thể nắm được phần vãng sanh, chỗ này chính gọi là “người niệm Phật nhiều mà người vãng sanh ít”, chính bởi vì không chịu làm theo, không chịu chăm chỉ học tập.

Ngay chỗ này câu thứ nhất “ tâm thường đế trụ độ thế chi đạo”, nếu như hợp bổn kinh lại để nói, chính là 48 nguyện của A Di Đà Phật, mỗi nguyện đều là giúp chúng sanh vãng sanh bất thoái thành Phật, chúng ta đọc 48 nguyện, nhất định phải nương theo tấm gương tốt của Phật Di Đà, chính mình từ trong nội tâm cũng phải phát ra đại nguyện như vậy, cùng A Di Đà Phật đồng tâm đồng nguyện, A Di Đà Phật không hề vì chính mình, thành thật mà nói, cũng không có cả chính mình, tận hư không khắp pháp giới chính là chính mình, cho nên Ngài mỗi niệm vì chúng sanh, nếu chúng ta muốn học Phật, cũng phải từ ngay chỗ này mà học, trong “ ba bậc vãng sanh” điều kiện nói với chúng taphát tâm Bồ Đề một lòng chuyên niệm”, phát tâm Bồ Đề mà chỗ đó nói, cũng có thể chỉ 48 nguyện, 48 nguyện chính là tâm Bồ Đề chân thật, nếu như có thể y giáo phụng hành, chúng ta với “ tất cả vạn vật”, tự nhiên liền “ tuỳ ý tự tại”, “tuỳ ý tự tại” ở chỗ này mà nói, chính là tuỳ loại hoá thân, tuỳ cơ nói pháp, như trên Kinh Phạm Võng, Thế Tôn đã nói “…Thiên bá ức hoá thân Thích Ca Mâu Ni Phật…”, thiên bá ức là đồng thời, đồng thời có thể hoá ngàn trăm ức thân, ngàn trăm ức thân này có phải là một hình dáng?

Không như vậy, nếu như chỉ một hình dáng, vậy thì năng lực của Phật vẫn còn có hạn, ngàn trăm ức thân, là ngàn trăm ức loại thân phận, mỗi một thân phận đều không như nhau, mỗi một thân tướng cũng không như nhau, cái thân đó của Ngài làm thế nào hiện ra? Là vô tâm biến hiện, vô tâm là tuỳ theo tâm niệm của chúng sanh mà biến hiện ra, mỗi một chúng sanh tâm niệm không như nhau, cho nên đức tướng của Phật cũng không như nhau, nhất định là mãn tâm nguyện của chúng sanh, không chỉ hiện sắc tướng mãn tâm nguyện của chúng sanh, nói pháp cũng mãn tâm nguyện của chúng sanh, đó gọi là tuỳ ý tự tại. Phía sau một câu này thì tốt rồi “ vị chư giá loại, tác bất thỉnh chi hửu”, thông thường chúng ta gọi “giá loại” là chuyên chỉ tất cả đại chúng trong nhân gian, ý nghĩa ở chỗ này rộng, có thể bao gồm chín pháp giới, từ trong cảnh giới của Phật mà nói, chúng sanh chín pháp giới đều có thể nói là giá loại, thông thường chúng ta gọi là mười pháp giới, trong mười pháp giới đều có thể gọi là giá loại, then chốt chính là “ tác bất thỉnh chi hửu”, những chúng sanh đó không có đến mời chúng ta, không hề mời bạn nói pháp, bạn phải đi đến, làm như vậy có phải trái với sư đạo hay không?

Thế xuất thế gian pháp, chúng ta biết được đều là thuộc về sư đạo, thầy nhất định phải tôn trọng, tôn sư trọng đạo, lão pháp sư Ấn Quang nói với chúng ta “một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích”, tu học của chúng ta, chúng ta có thể có được bao nhiêu, không ở thầy giáo dạy, ở làm học trò chúng ta khéo học, chúng ta phải biết học, biết học dùng một loại tâm chân thành thanh tịnhtiếp nhận, bạn mới có thể đạt được, cho nên cũng đồng là một thầy, cũng đồng một phòng học, thầy giáo lên lớp có mấy mươi học sinh đang nghe, ngày trước tôi ở Đài Trung thân cận lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam, lão sư Lý lên lớp học trò đại khái có 7-8 chục người, ngay trong một lớp có nhiều học trò như vậy, mọi người đều nghe lão sư dạy học, giảng kinh, mỗi một người tiếp thu được đều không như nhau, thọ dùng không giống nhau, chỗ này quyết không phải gọi là căn tánhlợi độn, căn tánh lợi độn nhiều ít cũng có chút liên quan, không quan trọng, quan trọng nhất là thành kính, quả nhiên có tâm chân thành cung kính, cho dù căn tánh ngu độn cũng có thể khai ngộ, việc này năm xưa khi Thế Tôn còn ở đời, trong học trò có người rất ngu độn, các vị đọc kinh đều biết Châu Lợi Bàn Đà Gia, tôi nghĩ nếu bạn so sánh với ông, bạn thông minh hơn nhiều so với ông, ông đọc một bài kệ, đọc câu trước thì quên câu sau, dạy ông câu sau thì ông lại quên câu trước, tôi nghĩ các vị vẫn chưa đến cái trình độ này, ông ở trong hội của Thế Tôn có thể chứng được quả A La Hán, có thể được biện tài vô ngại, đạo lý gì vậy?

Thành kính, cái điểm này chúng ta phải biết được, cho nên Phật phápsư đạo, do đó thị hiện thân phận của Phật độ chúng sanh, thì tương đối không thuận tiện, nhất định còn phải tìm các Chư Phật Như Lai khác, để thị hiện làm học trò, giúp đỡ bạn giáo hoá chúng sanh, cho nên gọi là “ một Phật thị hiện, ngàn Phật ủng hộ”, còn phải có một ngàn vị Phật đến thị hiện làm học trò, những học trò này không phải là người thông thường, rất nhiều là Chư Phật Như Lai pháp thân đại sĩ tái sanh, họ thị hiện ra thân phận đệ tử Phật, làm đệ tử Phật thì thuận tiện, có thể “ vị chư giá loại, tác bất thỉnh chi hửu”, bởi vì họ không phải thị hiện thân phận của lão sư, họ thị hiện ra là thân phận học trò, thân phận huynh trưởng, vậy thì dễ nói chuyện, không cần phải bó buộc đến như vậy, hiểu rõ cái đạo lý này, chúng ta mới bỗng nhiên hiểu ra, tại vì sao Bồ Tát sau khi thành Phật, còn phải thừa nguyện tái lai, trở lại làm địa vị của Bồ Tát? Chính vì câu này, cho nên đó là Từ Bi đến cùng cực, nhất định sẽ quay lại, tuỳ loại hoá thân, vậy mới có thể phổ độ chúng sanh, đầy đủ hoằng nguyện khi bạn ở nơi nhân địa phát ra. Một câu kinh văn này, chúng ta chính mình phải tỉ mỉ tư duy, làm thế nào áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, cái điểm này rất quan trọng, đó là chân thật hành Bồ Tát đạo, chân thật thực hiện hoằng nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, nhất định phải thường giữ cái tâm này, “ tâm thường đế trụ”, phải thường làm đến được, “làm bạn không mời của chúng sanh” chính là bạn đã làm được, làm bằng cách nào?

Phương tiện khéo léo vô lượng vô biên, bạn nhất định phải hiểu được quán cơ, vào lúc nào, vào nơi chốn nào, đối với chúng sanh như thế nào, ở trong hoàn cảnh như thế nào, bạn dùng phương thức gì để giúp đỡ cho họ? Khế cơ khế lý, đó là linh hoạt không phải khô cứng, linh động hoạt bát, Kinh Hoa Nghiêm từ đầu đến cuối, loại linh động hoạt bát này quá nhiều, đó là một quyển sách hay, bổn kinh đã nói là nguyên tắc, là cương yếu, trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là tế hạnh, tế tiết phải nên làm thế nào, nó có một nguyên tắc quan trọng, chính là bạn thật có lòng, thật chịu làm mới được, câu nói này được lặp lại rất nhiều lần, bởi vì quá quan trọng, ngày nay chúng ta học Phật đối với cái tầng này, thực tế ra mà nói đã lơ là, cái tâm này, bạn nói không có lòng vẫn thật có lòng, nói có lòng lại không thấy hành động, ngày nay chúng ta ở ngay nơi tình huống này, hay nói cách khác lòng tin không đủ kiên định, tâm nguyện vẫn không đủ mạnh, gặp được sự việc bởi do dự còn không chịu nỗ lực mà làm, nhất là không thể chủ động đi làm, “vì các loại chúng sanh mà làm bạn không mời” là chủ động đi làm, đó mới là Bồ Tát, nếu như có người khuyên bảo bạn đi làm, xúc tiến bạn đi làm, bạn miễn cưỡng mà đi làm, đó là người tiểu thừa, đó không phải là đại thừa, đại thừa nhất định là chủ động, cái điểm này chúng ta phải chăm chỉ mà học tập.

Lại xem tiếp một khoa nhỏ dưới đây “ thọ trì Như Lai, thậm thâm pháp tạng, hộ Phật chủng tánh, thường xử bất tuyệt”. Hai câu nói này quan trọng, “ Như Lai thậm thâm pháp tạng”, chính là chỉ bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, then chốt ở hai chữ “ Thọ trì”, “Thọ” là tiếp thọ, thật tin, thật hiểu, thật có thể đi làm, đó gọi là thọ, “trì” là giữ gìn, vĩnh viễn không thể đánh mất, vậy thì bộ kinh điển này, đặc biệt là bổn hội tập của Hạ Lão Cư Sĩ, chúng ta xem ra thấy không sâu, ngài nói “Thậm thâm pháp tạng”, chúng ta xem thấy không sâu, đều có thể xem hiểu được, đó là chỗ hay của kinh này, hội tập rất hay, bởi vì bộ kinh này tác dụng của nó là phải phổ độ pháp giới tất cả chúng sanh, pháp giới chúng sanh, Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát căn tánh lanh lợi, có trí tuệ, có thần thông, phàm phu sáu cõi chúng ta, đặc biệtchúng sanh ác đạo căn tánh ngu kém, Phật dùng phương pháp gì có thể phổ độ những chúng sanh này?

Kinh này trên đề kinh chúng ta đã nói qua, bộ kinh này thật hy hữu, tất cả chư Phật đều tán thán, đạo lý chính ngay chỗ này, có thể khiến cho chúng sanh năm đường bình đẳng thành Phật, năm đường chính là chỉ sáu cõi, chúng sanh sáu cõi đều có thể bình đẳng thành Phật, hoặc giả người xưa cũng còn gọi là ngũ thừa, ý nghĩa của ngũ thừa thì rất viên mãn, Thanh văn, Duyên giác, người, trời, thực tế mà nói bộ kinh này còn bao gồm chúng sanh địa ngục, chín pháp giới tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật, đó chân thật là không thể nghĩ bàn, cho nên người sâu xem ra cũng rất sâu, người cạn thì xem thấy được cạn, đó là diệu, cho nên có thể phổ cập, có thể nhận hoan nghênh của tất cả đại chúng, đạo lý chính ngay chỗ này, mỗi một người xem thấy hoan hỉ, không luận là loại căn tánh nào, thật là như người xưa đã nói “ trùm khắp ba căn, lợi độn đều thâu”, các loại căn tánh khác nhau tiếp xúc đều sanh tâm hoan hỉ, đương nhiên việc này pháp duyênliên quan với Phật A Di Đà, tất cả chúng sanh từ kiếp lâu xa đã kết duyên với Phật A Di Đà, duyên sâu dầy, nghe đến danh hiệu, tiếp xúc kinh điển liền xúc động thiện căn, lòng hoan hỉ của họ mới có thể sanh khởi, nói bộ kinh này sâu sắc, cũng cần phải lượt nói qua, sợ là đồng tu mới đến nghe kinh, chưa khỏi có nghi hoặc, bởi vì lật lật qua quyển kinh này cảm thấy không quá sâu, không chỉ là bộ kinh này, càng cạn càng rõ ràng hơn là Phật nói “Kinh A Di Đà” có rất nhiều người đều tụng qua, đều có thể thuộc lòng, “Kinh A Di Đà” giống như kể một câu chuyện, chúng ta xem ra dường như rất cạn không sâu, thế nhưng các vị xem qua chú giải của đại sư Ngẫu Ích, xem xem chú giải của đại sư Liên Trì, chú giải thì trái lại xem không hiểu, kinh thì rất dễ dàng xem hiểu, chú thì lại xem không hiểu, do nguyên nhân gì ?

“pháp tạng thậm thâm”, bộ kinh này ngày trước tôi đã từng giảng qua nhiều lần, thường nói nếu như Thế Tôn tỉ mỉ làm chú giải cho Kinh Vô Lượng Thọ, có quyển chú giải này hay không? Có! Là quyển nào vậy? “ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, chính là chú giải cho kinh này, mọi người vừa xem “ Kinh Hoa Nghiêm” đích thực là sâu, “ Hoa Nghiêm” là chú giải cho kinh này, đây là nguyên văn thì đương nhiên phải sâu hơn “Hoa Nghiêm”, vậy “ Kinh Hoa Nghiêm” có giảng giải hay không? Có! Tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói ra trong 49 năm, chính là chú giải của “ Kinh Hoa Nghiêm”, cho nên các vị phải nên biết, ngày nay chúng ta đem toàn bộĐại Tạng Kinh” rút gọn nó lại, đó chính là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, “ Kinh Hoa Nghiêm” lại rút gọn lại chính là “Kinh Vô Lượng Thọ”, từ ngay chỗ này bạn liền có thể thể hội, kinh này đích thực là pháp tạng thậm thâm, nếu như nói triệt để thông đạt tường tận, Phật nói được rất hay “ chỉ Phật với Phật mới có thể cứu cánh”, triệt để thông đạt tường tận, việc này Chư Phật Như Lai thì được, hay nói cách khác Bồ Tát Đẳng Giác cũng không được, Bồ Tát Đẳng Giác còn phải được Phật lực gia trì, hay nói cách khác họ mới có thể hiểu mới có thể chứng, ngày nay chúng ta trong cái hội này cũng đang nghiên cứu thảo luận, dường như cũng có thể nói cũng có thể nghe, không sai, chúng ta ở nơi đây có thể nói, có thể nghe, có thể hiểu, có thể thể hội đại ý của kinh, vẫn là được oai thần bổn nguyện gia trì của Chư Phật Như Lai, nếu như không được Phật lực gia trì, phàm phu chúng ta không thể nói, không chỉ nói chúng ta không có được cái năng lực này, bạn nghe hiểu cũng không có được cái năng lực này, bạn có thể nghe hiểu được, có thể nghe được hoan hỉ, đều là thiện căn trong đời quá khứ hiện tiền được Phật lực gia trì, cho nên mới có thể thọ trì Như Lai pháp tạng thậm thâm.

“ Hộ Phật chủng tánh thường sử bất tuyệt”, câu nói này đối với chúng ta mà nói rất quan trọng. “Phật chủng tánh” là gì ? Trên kinh Phật nói với chúng taPhật chủng tùng duyên sanh”, đây là nói trong A Lại Gia Thức, hàm chứa hột giống thành Phật, cái hạt giống này nếu như bạn muốn có thể giữ gìn nó, để nó tiếp nối không dứt, không dứt chính là không gián đoạn, bạn ngay trong một đời này nhất định thành Phật, chúng ta tu hành tại vì sao không thể chứng quả? Không thể thành tựu? Thường bị gián đoạn, Phật chủng hai chữ này ý nghĩa rất rộng, không chỉ rộng mà cũng rất sâu, mỗi một vị đồng tu chúng ta, bạn có duyên phận đến nơi đây, nghe kinh hai giờ đồng hồ, đến niệm Phật đường niệm Phật một giờ đồng hồ, đều là Phật chủng của bạn khởi hiện hành, A Lại Gia Thức trong đời quá khứ, nếu như khônghạt giống làm Phật, ngày nay bạn ngồi đây hai giờ đồng hồ, là không thể nào, không ngồi được, ngồi chưa đến 5 phút thì bạn phải mau chạy ra bên ngoài, cho nên chứng minh thiện căn phước đức nhân duyên của các vị đồng tu, ngay trong một đời này viên mãn đầy đủ, đầy đủ thì có cơ hội làm Phật, chỉ cần bạn nắm chắc được câu này, thì bạn liền có cơ hội làm Phật, mỗi một chúng sanh, chúng ta không nên nói mỗi một người, nói mỗi một người phạm vi rất nhỏ, nói mỗi một chúng sanh phạm vi lớn, hướng lên trên bao gồm Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác, hướng xuống thì bao gồm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thảy đều bao gồm đến, nói chúng sanhbao gồm hết, tất cả chúng sanh chủng tánh của mười pháp giới thảy đều có, có chúng sanh nào mà không có giống Phật? Không có giống Bồ Tát? Không có giống Thanh văn Duyên giác?

Ngày nay chúng ta tuy là ở cõi người, nhất định phải nên biết, chúng ta cũng có giống của địa ngục, cũng có giống của súc sanh, cũng có giống ngạ quỷ, thảy đều đầy đủ, con người sau khi chết rồi đi đến cõi nào, việc này thì không nhất định, xem thử một niệm khi họ lâm chung, loại hạt giống nào mạnh, trong kinh Phật thường nói “ kẻ mạnh đến trước”, cái nào mạnh hơn thì lôi kéo họ đi thọ báo, cho nên lâm chung đại sự nhân duyên, trong Phật pháp không phải nói là “sanh tử đại sự”, mà chính là “tử sanh đại sự”, nói sanh tử đó là nói một giai đoạn, nói tử sanh là nói thời gian dài, chết rồi thì sanh, sanh rồi lại chết, không hề ngừng dứt vĩnh viễn không dứt, hai chữ này đảo ngược lại, ý nghĩa đó hoàn toàn không như nhau, sau khi chết rồi bạn đi đến nơi đâu để thọ thân, đó gọi là việc lớn, sanh tử không phải là việc lớn, đó gọi là việc nhỏ, tử sanh mới là việc lớn, đều quyết định ở ngay trong bốn chữ sau cùng này “ thường sử bất tuyệt”, bốn chữ này làm chủ tể, vậy thì “ Phật chủng” là gì? Ở trên kinh này Phật nói cho chúng ta nghe rất rõ ràng, rất tường tận “ một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật”, đó là Phật chủng, trong lòng chúng ta đích thực là có, bạn chỉ cần có A Di Đà Phật, thì bạn liền có hạt giống của Phật.

Bạn xem người Trung Quốc nhà nhà đều thờ Bồ Tát Quan Thế Âm, bạn có Quan Thế Âm, bạn liền có hạt giống của Bồ Tát, nghe nói ngày trước ở Singapore còn diễn qua “Tế Công Truyện”, trong đầu óc của bạn có một Tế Công, bạn có hạt giống của A La Hán, hạt giống của ngạ quỷtham ái, san thamhạt giống của ngạ quỷ, sân hậnhạt giống địa ngục, thảy đều có hết, hiện tại ở ngay trong cuộc sống thường ngày, loại hạt giống nào thường hay hiện tiền, cái quan hệ này vô cùng to lớn, ở ngay chỗ này Phật dạy chúng ta, tốt nhất là “ giữ hạt giống Phật”, cho nên tại vì sao chúng ta xây niệm Phật đường? Tại vì mỗi ngày phải niệm Phật 12 tiếng đồng hồ, chính là thực hiện câu nói này “ hộ Phật chủng tánh thường sử bất tuyệt”, loại niệm Phật đường này cần phải ở được ba năm, bạn liền có thể vỗ ngực, tôi vãng sanh nhất định sẽ có phần, một chút cũng không giả, thời gian của ba năm cái hạt giống này của bạn sanh ra sức mạnh, bạn không có thời gian huân tu dài như vậy, tuy có giống Phật, hạt giống này cũng không đủ mạnh, cho nên hiện tại Lý hội trưởng, vì mọi người chúng ta mỗi ngày đều đang bận rộn, nằm mộng cũng không quên nghĩ đến xây dựng thôn Di Đà, hiện tại trong đầu của ông chỉ có một cái thôn Di Đà, ngoài ra không có thứ nào khác, hơn nữa đó là Tam Bảo gia trì, chúng sanh ở phương này có phước, tìm được một miếng đất rất lý tưởng, tôi nghĩ có không ít đồng tu đều đã đi xem qua, Phật Bồ Tát an bài, vốn dĩ nhắm vào một cái toà nhà cạnh bên, đó là ý của Thượng đế, Thượng đế không để chúng ta sử dụng miếng đất đó của ngài, xếp đặt cho chúng ta một nơi được tốt hơn, nghe nói hiện tại người chủ này, mỗi ngày đang khóc, ngày ngày đang chảy nước mắt, ông là tín đồ KiTô Giáo do thượng đế an bài, nên ông không còn cách nào.

Sau khi xây xong thôn Di Đà, nếu như có thể thường trụ ở thôn Di Đà, thực tế mà nói tương lai còn phải nghiên cứu phải làm cách nào, rất có thể dùng một kỳ hạn là ba năm, tính một giai đoạn, ở ngay chỗ này thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, niệm được ba năm, có thể nói đích thực có năng lực tự tại vãng sanh, muốn lúc nào đi thì đi, muốn ở thêm vài năm cũng quyết định không ngại gì, chân thậtthể đạt đến sanh tử tự tại, việc này một chút cũng không giả, có loại công phu này, chúng ta có thể hoặc là dời đến các niệm Phật đường khác để niệm Phật, thôn Di Đà thì có thể nhường cho người khác, hy vọng thành tựu thêm một số người, ba năm quyết địnhthể đạt đến sanh tử tự tại, tôi khẳng định mà nói câu nói này, cũng là lấy câu kinh văn này làm căn cứ, chúng ta bình thường công phu niệm Phật không có lực, chính là công phu cũng thường hay gián đoạn, thường hay xen tạp, cách niệm như vậy có niệm 300 năm cũng không đáng tin, đừng nói 30 năm, 30 năm thật là không đáng tin , nhất định phải thảy đều buông bỏ, một lòng một dạ, như “Kinh Lăng Nghiêm” Bồ Tát Đại Thế Chí nói cho chúng ta nghe phương pháp “gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục”, ở thôn Di Đà, ở trong niệm Phật đường đích thực có thể làm được, đó chính là chân thật làm được “hộ Phật chủng tánh thường sử bất tuyệt”, nhất định không được gián đoạn, không thể xen tạp, Phật hiệu quyết định là 24 giờ không gián đoạn, bạn đem hết thảy tạp niệm, lo lắng, vướng bận thảy đều niệm hết, đó mới là hộ Phật chủng tánh, chủng tánh của chín pháp giới khác, chúng ta đều đem nó viễn ly, chỉ hộ trì Phật chủng tánh, cho nên câu “ thậm thâm pháp tạng” này là chỉ “Kinh Vô Lượng Thọ”, “hộ Phật chủng tánh” chính là niệm Phật, trì danh niệm Phật, ngay trong đời này quyết định vãng sanh bất thoái thành Phật, như vậy thù thắng đến dường nào, bất cứ một pháp môn nào đều không thể so sánh.

Lại xem tiếp đoạn sau, phía trước nói là tự thành tựu, tự lợi, tự lợi còn phải lợi tha, thực tế mà nói ở trên kinh Phật cũng là dạy bảo chúng ta như vậy, sau khi tự lợi mới có thể lợi tha, chính mình chưa thành tựu thì muốn thành tựu người khác, ở trên kinh Phật thường nói “ vô hữu thị xứ”, không hề có đạo lý này, nếu bạn muốn độ chúng sanh, trước tiên bạn phải độ chính mình, chính mình chưa được độ, không cách gì đi độ chúng sanh, chính mình được độ, ở trong tịnh tông chính là bạn nắm chắt được phần vãng sanh, bạn là chính mình được độ rồi, thật được có phần vãng sanh, phẩm vị vãng sanh không cần phải để ý, phẩm vị cao thấp không hề gì, nếu như chính mình một mực chấp trước tôi phải vãng sanh phẩm vị cao, vậy thì cái nguyện độ chúng sanh của bạn không có, hay nói cách khác bạn có thể được vãng sanh phẩm vị cao hay không? Chưa chắc, tại vì sao có cách nói này? bởi vì bạn có phân biệt, bạn có chấp trước, bạn còn hướng vọng cao xa, cho nên cho dù bạn có thể vãng sanh, phẩm vị của bạn không cao, trái lại không bằng trong lòng không có chút dính mắc, không cầu bất cứ thứ gì, trung thực thành thật niệm một câu A Di Đà Phật đến cùng, loại người đó phẩm vị cao, vì sao vậy? họ không có phân biệt chấp trước.

Do đây có thể biết, chúng ta bình thường tuỳ duyên hoá độ, đối với chính mình niệm Phật vãng sanh không có chướng ngại, không những không có chướng ngại còn có công đức, Đại Từ Bồ Tát đã nói được rất hay “bạn có thể khuyên hai người niệm Phật, thì còn thù thắng hơn chính bạn tu hành, hai người này phải ghi nhớ, hai người này thật được vãng sanh mới tính đến, không phải nói bình thường ta khuyên mấy người đến niệm Phật, kéo dài người đến nghe kinh, kéo mấy người đến niệm Phật đường niệm Phật, như vậy thì không tính, chân thật được vãng sanh, bạn ở ngay trong một đời giúp hai người thành Phật, công đức của bạn thật to lớn, bạn thử nghĩ xem bạn tương lai có được vãng sanh hay không? Quyết định được sanh Tịnh Độ, khi bạn lâm chung, bạn thấy trên Kinh Vô Lượng Thọ nói được rất rõ ràng, người của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, trí tuệ đức năng thần thông của họ, gần như là gần giống với Phật A Di Đà Phật, việc này chúng ta ở trong 48 nguyện ở trên kinh thấy được rất rõ ràng, việc này nhất định không thể nào giả, khi chúng ta sắp vãng sanh họ đều xem thấy, cho dù chúng ta chính mình kém một chút, giải đãi một chút, trong A Lại Gia Thức chúng ta cái chủng tính Phật này cũng tương đối mạnh, hai người này ở Thế Giới Cực Lạc, còn không mau kéo Phật A Di Đà cùng đến tiếp dẫn, họ sẽ nói với Phật A Di Đà, hai người chúng tôi đến được nơi đây làm Phật là do họ khuyên, hiện tại họ sắp lâm chung rồi, chúng ta phải mau đi tiếp họ, người đồng tâm này, tâm đồng lý này, chính là cái đạo lý này, cho nên Đại Từ Bồ Tát nói: bạn có thể khuyên mười mấy người, mấy mươi người vãng sanh, chân thật vãng sanh, phước báo đó của bạn vô lượng vô biên, bạn có thể khuyên được mấy trăm người, mấy ngàn người, thì bạn chân thậtBồ Tát rồi!

Cho nên kinh văn chỗ này trước dạy cho chúng ta “ bi diễn tế độ”, “ hưng đại bi, mẫn hữu tình, diễn từ biện, thọ pháp nhãn, đỗ ác thú, khai thiện môn” . sáu câu này là dạy chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, tuy duyên tuỳ phận, tiếp dẫn chúng sanh, Phật tương lai tiếp độ chúng ta, chúng ta phải tiếp dẫn chúng sanh có duyên, cái duyên này cũng là trong đời quá khứ, họ có thiện căn phước đức, trong đời quá khứ đã từng học tập qua pháp môn này, đáng tiếc họ không gặp được duyên, không gặp được duyên họ không tin tưởng, thiện căn không thể hiện tiền, chúng ta phải khuyên bảo họ, giúp đỡ họ phát triển thiện căn, công đức này sẽ rất lớn, cho nên điều kiện thứ nhất, bạn phải có lòng “bi”, “bi” là cứu khổ, cho dù người đó là bạn của bạn, bạn quen biết người đó, hiện tại họ là đại phú đại quý, không phải là người bần tiện thông thường, tuy là trước mắt đại phú đại quý, chúng ta đưa mắt nhìn xa một chút thử xem, ngay đời này hành nghiệp của họ tạo ra có bị đoạ vào ba đường ác hay không? Có phải vẫn cứ lưu chuyên luân hồi hay không? Nếu như là như vậy, họ sẽ rất đáng thương, tiền đồ của họ tối tăm, Bồ Tát liền phát khởi lòng đại từ bi thương xót họ, phú quý trước mắt rất là tạm bợ, tiền đồ tương lai là một mảng tối tăm, đó là “kẻ đáng thương” mà trên kinh thường nói, trước tiên bạn phải nhận biết, trước tiên phải tường tận, sau đó dùng trí tuệ của bạn, dùng phương tiện khéo léo của bạn “ Diễn Từ Biện”. “Diễn” là biểu diễn, “biện” là nói rõ, phải làm ra kiểu dáng để cho họ xem, đó là chân thật từ bi, từ bi dùng lời hiện tại mà nói “thương yêu, quan tâm” toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ.

Phàm phu tầm nhìn nông cạn, thực tế ra mà nói, hiện tại cái tầm nhìn này nông cạn, có thể nói là quá ngắn quá cạn, vì sao vậy? chỉ lo trước mắt, chỉ biết lợi hại trước mắt, lợi hại của ngày mai thì không biết, năm tới thì càng không cần phải nói, nông cạn đến cái trình độ như vậy. đồng tu học Phật tầm nhìn phải nên xa hơn một chút, chúng ta có thể suy nghĩ đến đời sau kiếp sau, vậy thì thông minh hơn những người này rất nhiều rồi, nhất là đời sau kiếp sau có rất nhiều con đường phải đi, chúng ta chọn lựa như thế nào, thì là càng thông minh hơn, chọn lựa được chính xác, quả báothù thắng không gì bằng, vì muốn cho những chúng sanh mê hoặc điên đảo này, giúp cho họ khởi tín xây dựng lòng tin, cho nên chính mình nhất định phải biểu diễn, việc biểu diễn này phải làm cho được ở ngay trong cuộc sống thường ngày, làm ra tấm gương để cho họ xem, sau khi họ xem rồi, lâu ngày tự nhiên họ liền giác ngộ ra, hiểu rõ ra, việc này cần phảilòng nhẫn nại, xem bạn giúp đỡ những chúng sanh này căn tánh của họ thế nào, nếu như căn tánh lanh lợi, thời gian rất ngắn thì họ giác ngộ, nếu như căn tánh trung hạ, có lúc rất nhiều năm họ mới giác ngộ, họ mới quay đầu, còn có một số người mười mâý năm hai mươi năm, ba mươi năm, bốn mươi năm mới quay đầu giác ngộ, nếu bạn không có lòng nhẫn nại, vậy thì làm sao được!

Tôi chính mình học Phật, tôi không phải là người căn tánh lanh lợi, tôi là thuộc về căn tánh trung đẳng, đại sư Chương Gia dạy tôi, một vị thầy tốt như vậy, có trí tuệ, có phương pháp, dạy bảo cho học trò như tôi, ba năm sau tôi mới quay đầu, tương đối không dễ dàng, tôi không phải là khi Ngài vừa dạy thì tôi liền tin tưởng, có cái tôi tin tưởng, có cái tôi vẫn hoài nghi, không thể hoàn toàn tiếp nhận, ba năm mới quay đầu, đại sư ngài rất có lòng nhẫn nại, chân thật thị hiện cho tôi xem, thị hiện thế nào vậy? thị hiện viên tịch qua đời rồi, nếu ngài không thị hiện ra như thế, thì e rằng tôi vẫn còn chưa quay đầu, không biết đến lúc nào mới quay đầu, bởi vì đại sư ngài viên tịch, ngài đối với tôi rất tốt, rất là thương yêu, tôi cảm ân, ở nơi hoả thiêu Ngài tôi dựng lên một cái lều nhỏ, ở qua nơi đó ba ngày ba đêm, ở nơi đó tư duy, lão sư dạy tôi ba năm rốt cuộc là dạy tôi những gì? Nỗ lựcphản tỉnh, mới có thể thể hội được khổ tâm của ngài, hiểu rõ được ý nghĩa, nếu như ngài không thị hiện nhập diệt, thì chúng ta sẽ không thể nào nỗ lựcphản tỉnh. “ Diễn Từ Biện”, biểu diễn cho bạn xem, bình thường là nói rõ giảng giải cho chúng ta nghe, giúp ta đoạn nghi sanh tín, tôi ở chung với ngài ba năm, tôi sâu sắc thể hội được Ngài chính là đang biểu diễn cho tôi xem, làm ra tấm gương để cho tôi xem, để tôi ở ngay nơi đó học tập, “Thọ Pháp Nhãn”, “Thọ” là truyền thọ, truyền thọ không phải dùng tay để truyền cho bạn, cái tay kia bạn nhận lấy đi, không phải truyền thọ như vậy. Thiện tri thức biểu diễn cho chúng ta xem, nói pháp cho chúng ta nghe, chúng ta hoát nhiên đại ngộ, đó chính là “thọ”, cho nên thế gian hiện tại truyền pháp, viết một bản chứng minh cho pháp quyến, tôi là đời thứ mấy, anh là đời thứ mấy, đều là đi làm tổ sư, việc này không đáng tin, người thế gian xem trọng văn bằng, trong Phật giáo không xem trọng văn bằng, xem trọng thật chứng, bạn đích thực là khế nhập được cảnh giới, vậy thì mới tính, không vào được cảnh giới một tấm giấy kia là giả, đó không phải là thật, nhất là ở vào thời kỳ mạt pháp hiện tại của chúng ta, văn bằng giả quá nhiều, việc này chúng ta phải nên biết.

“ Pháp Nhãn” chính là “Ngũ Nhãn của Như Lai” mà trên kinh thường nói đến, chỉ nói một cái, tại vì sao Ngài không nói Phật nhãn? Ơ trong đây là nói giai đoạn của Bồ Tát, không có nói thành Phật, chỉ nói Bồ Tát, Bồ Tátpháp nhãn, thực tế mà nói Bồ Tát cũng đầy đủ Phật nhãn, thần thông đạo lực kém hơn một bậc so với Phật, trên Kinh Hoa Nghiêm nói Như Lai có mười loại nhãn, có mười lực bốn vô uý, trên kinh Phật cũng nói với chúng ta, Bồ Tát cũng có mười lực bốn vô uý, thế nhưng năng lực của ngài không hề viên mãn như Phật, không hề lớn như Phật, huống hồ Pháp Thân Đại Sĩ Viên giáo sơ trụ Bồ Tát, phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân, trí tuệ công đức thần thông trên quả địa Như Lai họ đều đầy đủ. Đắc pháp nhãn chính là minh tâm kiến tánh, chính là được pháp thân thanh tịnh, chúng ta thường nói chứng được pháp thân thanh tịnh, trí tuệ hiện tiền, đối với tất cả thế xuất thế gian pháp, chân vọng, tà chánh, phải quấy, thiện ác, lợi hại, họ có năng lực phân biệt, họ phân biệt được rất nhanh, không cần phải trải qua suy nghĩ, vừa tiếp xúc thì liền thấu hiểu, đây gọi là pháp nhãn, vậy thì nếu dùng lời hiện tại mà nói, thọ pháp nhãn là truyền thọ trí tuệ cao độ, dùng cách nói này mọi người tương đối dễ dàng hiểu được. Đây là nói chúng ta phải giúp đỡ người, hai câu phía trước là động cơ giúp người, diễn từ biện là phương pháp để giúp người, thọ pháp nhãn là nâng cao cảnh giới của họ, phía sau hai câu là hiệu quả, giúp cho họ nhận được hiệu quả “đỗ ác thú”.

Ơ ngay chỗ này nói “ác thú”, không chỉ là nói ba đường ác, Thanh văn, Duyên giác, Quyền Giáo Bồ Tát đều là ác thú, vì sao vậy? chưa kiến tánh, tiêu chuẩn định ở “ minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, đó mới là thiện môn, cho nên tiêu chuẩn ở ngay chỗ này cao, không phải tiêu chuẩn thông thường, Tịnh Tôngpháp môn ngay đời thành tựu, trong Mật Tông cũng nói “Tức Thân Thành Phật”, không sai, trên kinh điển là nói như vậy, thế nhưng cái Tức Thân Thành Phật đó của họ là thành Phật ở đẳng cấp nào? Niệm Phật của Tịnh Độ Tông, niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phậtthành Phật ở đẳng cấp nào? Đây là việc mà chúng ta cần phải phân biệt cho rõ ràng, trong “Văn Sao” của Pháp Sư Ấn Quang, nói được rất rõ ràng đối với tu học chứng quả của Mật Tông, tổ sư Ngài nói được rất tường tận, Tức Thân Thành Phật của Mật Tông, thông thường gọi là Tạng Giáo Phật, Tạng Giáo Phật chính là A La Hán của Tiểu thừa, chỉ có thể đến được địa vị này, còn kém xa so với minh tâm kiến tánh của Thiền Tông, minh tâm kiến tánh của Thiền Tôngđịa vị viên giáo sơ trụ Bồ Tát, Phật mà trong Mật Tông thành được, Thiên Thai giáo gọi là Tạng Giáo, Hiền Thủ Giáo gọi là Tiểu giáo, chưa ra khỏi mười pháp giới, họ có năng lực siêu việt Tam giới, thế nhưng không có năng lực siêu việt mười pháp giới, cũng chính là nói vô minh chưa đoạn, cũng chỉ là đoạn kiếnphiền não mà thôi, đó là thành tựu rất thù thắng, thế nhưng họ chân thậtthể đạt đến được cảnh giới này hay không, rất có vấn đề,

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, lão cư sĩ nói rất hay, ông là Kim Cang Thượng Sư của Mật Tông, là A Xà Lê của Mật Tông, ông là một con người thành thật không nói lời giả dối, ông nói học Mật phải ở trong Mật thành tựu, ở vào ngày nay gần như là không thể nào, học Mật tông nếu muốn thành tựu mà nói, ông rất khẳng định mà nói: hiện tạithế gian này đã không có người này, cho nên ông khuyên người niệm Phật, ngày trước lão pháp sư Đàm Hư nói qua, ngày nay vào thời đại này tham thiền, cũng quyết định không thể nào có được thành tựu, ông là người của nữa thế kỷ về trước, lão pháp sư cũng sống rất thọ, hơn 90 tuổi vãng sanh, chính ông nói rất nhiều với mọi người, cả đời ông qua lại rất mật thiết với đại đức của thiền tông, người minh tâm kiến tánh không chỉ cả đời ông chưa từng thấy qua, nghe nói cũng chưa nghe qua, Thiền tông nếu như không minh tâm kiến tánh thì không xem là thành tựu, vì sao vậy? không ra khỏi được sáu cõi luân hồi, đó là khẳng định của lão pháp sư Đàm Hư, tham thiền được định ông đã thấy qua, được thiền định, được thiền định thì tương đối không dễ dàng rồi, chân thật tham thiền được định thì có thể sanh trời sắc giới, xem họ thiền định công phu sâu cạn, sanh đến sắc giới sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, việc này ông thấy qua, còn có cho dù sanh đến trời Tứ thiền, sanh đến tứ không thiên, cũng không thể sánh được Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, cõi Phàm Thánh Đồng Cư hạ hạ phẩm vãng sanh, không thể so sánh, kém quá xa, chúng ta có thể đem những đạo lý này làm cho rõ ràng, nói ra cho tường tận, làm cho một người phát tâm tu học Phật pháp hiểu rõ giác ngộ, đây gọi là “Thọ Pháp Nhãn”, họ nhận biết rõ ràng, họ biết chọn lựa, chọn lựa Kinh Vô Lượng Thọ, chọn lựa pháp môn niệm Phật, kiên định một dạ quyết định không nghi hoặc, đó là bạn chân thật đem pháp nhãn truyền cho họ, sau đó đường ác tự nhiên bị đóng lại, không những họ sẽ không đoạ vào đường ác, thành thật mà nói, họ cũng sẽ không luân hồi trong sáu cõi, họ cũng không bằng lòng ở mười pháp giới, nhất định phải siêu việt, siêu việt quá khó, niệm Phật thì dễ dàng, cho nên ở trong vô lượng pháp môn, thông thường gọi là tám vạn bốn ngàn pháp môn, đích thực là có cái số tự này, các vị trong “Giáo Thừa Pháp Số”, ở trong “Phật Học Đại Từ Điển” có thể tra ra được, việc này một chút cũng không giả, trong vô lượng pháp môn bạn chỉ chọn lựa pháp môn này, nếu như khôngpháp nhãn chân thật, bày ra trước mắt bạn cũng sẽ lỡ qua trước mắt, không nhận biết, cho nên ác thú ở chỗ này ý nghĩa rất rộng.

“Khai thiện môn”, ý nghĩa của “Thiện môn” cũng rộng, không phải ba đường thiện, không phải cõi thiện của trời người mà là đường đến thành Phật, hơn nữa thành Phậtcứu cánh viên mãn Phật, Phật quả của Viên Giáo, không luận là Thiên Thai tông, Hiền Thủ tông đã nói, quả vị cứu cánh chỉ có pháp môn này, pháp môn này chân thật là thiện môn, thế nhưng chúng ta tiếp dẫn sơ cơ, nhất định phải tỉ mỉ quan sát căn tánh của họ, các vị đồng tu học giảng kinh, đều nghe tôi nói qua ba lần quán cơ, nếu như người sơ học chưa tiếp xúc qua Phật pháp, chúng ta dùng Phật pháp rất sơ cạn để giúp cho họ, họ có thể tiếp nhận, pháp tạng thậm thâm không phải vừa mở đầu thì họ có thể tiếp nhận, tôi tiếp nhận pháp môn Tịnh Độ, là sau khi học Phật bảy năm, không phải dễ dàng như vậy, cho nên lão sưtrí tuệ, có phương pháp, trên kinh Phật thường nói “ phương tiện khéo léo”, họ có phương tiện khéo léo, họ hiểu được làm thế nào để dẫn dă, khi tôi còn trẻ ưa thích đọc sách, ưa thích học vấn, cho nên tiếp xúc Phật môn, lão sư biết được niệm Phật tốt, nếu ông dạy tôi pháp môn này, tôi liền lắc đầu mà đi, e rằng sẽ không đến học Phật nữa, vì sao vậy? đối với lý luân, phương pháp, cảnh giới không hề biết chút gì về pháp môn này, bạn nói cho tôi nghe, tôi hoài nghi, tôi sẽ còn có một tràng nghịch lý để tranh luận với bạn, vậy thì rất phiền phức, cho nên lão sư cao minh, thuận theo thị hiếu của tôi để dạy tôi, anh thích nghiên cứu, được! Sẽ để cho anh đi nghiên cứu, dần dần từng bước, từ trong kinh luận đại tiểu thừa đem anh dẫn vào Tịnh Độ, phương pháp này rất cao minh, cho nên ông trực tiếp giới thiệu cho tôi, tôi không thể tin tưởng, ông dùng những phương pháp vòng vèo quanh co, dẫn dắt tôi đi đến con đường này, sau đó mới phát hiện pháp môn này cao, ban đầu tôi mới học Phật, tiên sinh Đông Phương Mỹ dạy tôi, đem Phật pháp xem thành triết học, Phật pháp có mười tông phái, Tánh tông, Tướng tông giảng đạochúng ta cảm thấy đó là tốt, đó là triết học, còn Tịnh Độ tông, Mật Tôngmê tín, đội lên trên hai chữ mê tín, xem kinh điển cũng không thèm xem qua, đến sau này mới hiểu, tôi chân thật làm sao hiểu được, tôi xin nói qua với các vị, khi tôi giảng “ Kinh Hoa Nghiêm” mới phát hiện, phát hiện trên Hội Hoa Nghiêm, từ Văn Thù, Phổ Hiền 41 vị pháp thân đại sĩ, thảy đều niệm Phật cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, việc này làm cho tôi giật thót cả người, tôi không hề nghĩ đến, chúng ta tôn kính nhất là Bồ Tát Phổ Hiền, ngài đại biểu trí tuệ đệ nhất, triết học chính là cầu trí tuệ, làm gì biết được ngài niệm Phật cầu vãng sanh, vậy chúng ta còn dám nói việc vãng sanh này là sai, việc vãng sanh là rất mê tín không, nếu như pháp môn này không phải là pháp môn chân thật thù thắng đệ nhất, Bồ Tát Văn Thù quyết sẽ không tu pháp môn này, Bồ Tát Phổ Hiền cũng tuyệt đối sẽ không tu pháp môn này, Quan Âm Thế Chí thì càng không cần phải nói, người của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc mà, cho nên xem qua những vị đại Bồ Tát này, không có vị nào mà không ở Thế Giới Cực Lạc, không có vị nào mà không có quan hệ mật thiết với A Di Đà Phật, chúng ta như vậy mới nhận thức Tịnh Độ, thấy vậy mới chân thật quay đầu lại.

Cho nên chỗ này “ đỗ ác thú, khai thiện môn”, “khai thiện” môn là chuyên chỉ Tây Phương Tịnh Độ, đem tất cả pháp môn đại thừa khác đều giáng xuống thấp, đây không phải là có ý giáng thấp, các vị nhất định phải tường tận, việc giáng thấp này là từ trên căn tánh chính chúng ta mà nói, ở trên kinh Phật nói là “ pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, thế nhưng những pháp môn này, thực tế ra mà nói chúng ta không cách gì học được, đi thưởng thức thử xem, quyết định không thể thành tựu, thành thật mà nói, căn tánh của tôi còn mạnh hơn thầy tôi một chút, thầy tôi lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam, ông nhận biết pháp môn này còn khó khăn hơn tôi, ông vẫn không chịu phục, ông vẫn đi học thiền, học mật, học giáo, tốn mất rất nhiều thời gian, học qua rất nhiều thứ, đến sau cùng gặp được pháp sư Ấn Quang, bị lão Pháp sư quở mắng mới chịu buông bỏ, quay về Tịnh Độ, ông thường nói với chúng tôi, chí ít ông đã lãng phí thời gian 20 năm, thời gian tôi lãng phí mới có 7 năm, ông lãng phí hơn 20 năm, căn tánh của tôi mạnh hơn ông một chút, đó chính là cá nhân căn tánh không như nhau, quay đầu có sớm trễ, chúng ta tiếp xúc quần chúng rộng lớn, nhất định phải có lòng nhẫn nại, có trí tuệ phải có phương tiện. Bốn câu sau cùng “ư chư chúng sanh, thị nhược tự kỷ, chửng tế phụ hà, giai độ bỉ ngạn”, bốn câu này, hai câu phía trước là thái độ chúng ta giúp đỡ chúng sanh, chúng ta phải dùng thái độ như thế nào, đối nhân xử thế tiếp vật? Phải đem tất cả chúng sanh xem thành chính mình, người xưa Trung Quốc thường nói “ mình không muốn thì đừng làm cho người”, ý nghĩa rất gần với chỗ này, thế nhưng trong kinh Phật nói được sâu hơn, nhất định phải đem lợi ích của người khác xem thành như là lợi ích của chính mình, người khác bị hại chính là chính mình bị hại, đó mới là một người chân thật giác ngộ, người chân thật thấu hiểu, vì sao vậy?

Tất cả chư Phật Bồ Tát đều là cái tâm trạng này, chư Phật Bồ Tát đều là người minh tâm kiến tánh, trên Kinh Hoa Nghiêm nói Bồ Tát từ sơ trụ trở lên, đây gọi là Viên Giáo, Biệt GiáoSơ Địa, đó là phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân, cái gì gọi là pháp thân? “ư chư chúng sanh thị nhược tự kỷ” chính là pháp thân, tất cả chúng sanh cùng chính mình là đồng một tự tánh, chỗ này nhà Phật gọi là chân như bổn tánh, cùng đồng một tự tánh, chúng sanh không chỉ là chúng sanh hữu tình, trong đây cũng bao gồm chúng sanh vô tình ở trong đó, ở chỗ này không hề nói “ư nhất thiết hữu tình chúng sanh thị nhược tự kỷ”, giới hạn của nó thì rất rõ ràng rồi, trong đây không hề có cách nói như vậy, chỉ là “ư chư chúng sanh”, “chúng sanh” ý nghĩa của hai chữ này, chúng duyên hoà hợpsanh khởi hiện tượng thì gọi là chúng sanh, vậy thì tất cả động vật là do chúng duyên hoà hợp mà sanh ra, thực vật cũng là chúng duyên hoà hợp mà sanh ra, khoáng vật vẫn là chúng duyên hoà hợp mà sanh, thậm chí đến tất cả hiện tượng tự nhiên đều là do chúng duyên hoà hợp mà sanh, chỉ cần là có hình tướng đều là chúng sanh, chúng sanh cái ý này, thì quá rộng quá lớn, tận hư không khắp pháp giới là một chính mình , một chút cũng không sai, đúng như trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói “ duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, tận hư không khắp pháp giới là chính mình duy tâm sở hiện, mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm là chính mình duy thức sở biến, thức là cái gì? là phân biệt, từ trong phân biệt biến hiện ra trùng trùng pháp giới khác nhau, cho nên lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, pháp giới khác nhau thì không còn, không còn mới gọi là pháp giới nhất chân, Do đây có thể biết người trong pháp giới nhất chân, cùng người trong mười pháp giới chúng ta, chỗ không như nhau là trong mười pháp giới đều vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, người trong pháp giới nhất chân thì không có.

Do đây có thể biết nếu như chúng ta cũng có thể lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, pháp giới nhất chân bạn liền lập tức chứng được, thế nhưng pháp giới nhất chân cùng mười pháp giới không rời nhau, đồng thời tồn tại, đồng chỗ tồn tại, việc này là không thể nghĩ bàn, đồng thời đồng chỗ, cho nên chư Phật cùng những pháp thân đại sĩ này, Bồ Tát Viên Giáo Sơ Trụ thì có năng lực tuỳ loại hiện thân, tuỳ cơ nói pháp, họ có năng lực, họ liền có năng lực thiên bá ức hoá thân, Viên Giáo Sơ Trụ liền có cái năng lực này, thị hiện ở trong mười pháp giới, thị hiện ở trong sáu cõi, cùng tất cả chúng sanh hoà quang hồng trần, ở trong đây “hưng đại bi, mẩn hửu tình”, làm những việc này để giúp đỡ chúng ta, khi họ thị hiện giống y như chúng ta, cũng có phân biệt, cũng có chấp trước, như vậy có phải là họ bị đoạ lạc? Không có, chúng tapháp giới người, mười pháp giới chúng ta hiện tạipháp giới người, họ ở pháp giới nhất chân, chúng ta tuy là cùng đồng ngồi một bàn ăn cơm, cũng đồng tay nắm tay, họ ở pháp giới nhất chân, ta thì ở pháp giới người, không như nhau, cái ý nghĩa này nếu các vị không thể hội được, bạn liền nghĩ đến trong “Đàn Kinh” Lục Tổ đã từng hỏi Vĩnh Gia “ông còn có phân biệt không” ?, phân biệtphàm phu, ông trả lời rất hay “phân biệt diệc phi ý”, Lục tổ nghe rồi gật đầu nói không sai “ ông như vậy ta cũng như vậy”, Lục tổ nói với ông, đó chính là nói rõ Lục Tổ cùng Vĩnh Gia ở trong pháp giới nhất chân, khi giáo hoá chúng sanh cùng ở chung với mọi người, những chúng sanh đó là ở pháp giới người, là ở sáu cõi, còn họ thì ở pháp giới nhất chân, cho nên giảng kinh nói pháp cho bạn nghe, cũng có phân biệt, cũng có chấp trước, thế nhưng họ thật không phải phân biệt, chúng ta cho rằng là họ phân biệt, là họ chấp trước, họ không phải vậy.

Họ là trí, bởi vì chúng ta dùng tám thức, 51 tâm sở, họ thì dùng bốn trí, người ta đã chuyển A Lại Gia Thức thành Đại Viên Cảnh Trí, chuyển Mạt Na thành Bình Đẳng Tánh Trí, chuyển đệ lục ý thức thành Diệu Quan Sát Trí, chuyển tiền ngũ thức thành Thành Sở Tác Trí, họ chuyển lại được, họ ở ngay trong cuộc sống thường ngày dùng bốn trí Bồ Đề, chúng ta dùng tám thức, 51 tâm sở, cho nên ở trên hình thức xem thì không có gì khác, hoàn toàn như nhau, trong cốt tủy hoàn toàn khác nhau, tâm của chúng tanhiễm ô, tâm của họ là thanh tịnh, không như nhau, chúng ta phân biệt chấp trướcô nhiễm, họ phân biệt chấp trướcthanh tịnh, họ không phải chính mình phân biệt chấp trước, chúng ta thường nói tuỳ chúng sanh phân biệtphân biệt, tuỳ chúng sanh chấp trướcchấp trước, chính mình đích thực khôngphân biệt chấp trước, đây chính là nói rõ mười pháp giới đồng thời tồn tại, nhất chân cùng mười pháp giới không hề cách xa, không có trước sau, đó là chân tướng sự thật, chính bởi vì cái sự thật này, độ người chính là tự độ, tự độ chính là độ người, tự độ độ tha là một sự việc, không phải là hai việc, đây cũng là “vào pháp môn không hai” mà trong pháp đại thừa thường nói, chúng ta xem thấy là hai, người ta thì không hai, không hai cho nên mới “phân biệt cũng không phải là ý”, cái đạo lý này chúng ta phải rất tỉ mỉ mà thể hội, vì sao vậy?

Không phải cảnh giới của chính mình, tại vì sao không phải cảnh giới của chính mình? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính mình không hề lìa khỏi, chỉ cần có phân biệt chấp trước, vậy thì không phải cảnh giới của chúng ta, cho nên phải thường quan sát như vậy, chúng ta bắt tay vào từ ngay chỗ này, từ chỗ này mà vào cửa, trên “ Kinh Lăng Nghiêm” nói “tối sơ phương tiện”, đây chính là chỗ vào cửa ban đầu, chúng ta nhất định phải xem lợi hại của người khác, chính là lợi hại của chính mình, phải bắt tay vào từ chỗ này, người khác có khó khăn chính là chính mình có khó khăn, người khác có phước thì là chính mình có phước, cho nên một câu “ ư chư chúng sanh, thị nhược tự kỷ” này, chúng ta phải nên học tập từ ngay chỗ này, qủa nhiên nếu như thể hội rồi, lợi ích vô lượng vô biên, chân thật là nói ra không cùng tận. “Chửng tế phụ hà, giai độ bỉ ngạn”, hai câu này là nói đại nguyện đã phát ra ngay trong nhân địa của chúng ta đã xứng hiện, chúng tasứ mạng, có trách nhiệm, tại vì sao nói bạn có trách nhiệm, có sứ mạng để hoá độ chúng sanh?

Bởi vì ở nơi nhân địa bạn đã từng phát nguyện, bạn xem hiện tại đồng tu niệm Phật chúng ta, có người nào mà không ở trước mặt của Phật xướng lên tứ hoằng thệ nguyện? “chúng sanh vô biên thệ nguyên độ”, bạn ở trước mặt Phật xướng lên câu này, cho dù bạn có tâm hay không có tâm, bạn ở trước mặt Phật Bồ Tát biểu thị ta đã phát ra cái nguyện này, phát ra cái nguyện này phải xứng hiện, cho nên giúp đỡ tất cả chúng sanh, bạn liền có trách nhiệm, bạn liền có sứ mạng, có nghĩa vụ, bạn phải nên làm “ chửng tế phụ hà”, bạn phải đem cái gánh độ chúng sanh này, gánh vác cái trách nhiệm này, sau cùng đó là mục tiêu, không phải độ một người hai người, là phổ độ, bởi vì khi bạn phát nguyện, bạn nói “chúng sanh vô biên thệ nguyên độ”, bạn phát ra là cái nguyện này, bạn không có phát nguyện “chúng sanh Singapore thệ nguyện độ”, vậy thì phạm vi của bạn rất nhỏ, thì không lớn, bạn không có giới định phạm vi, đó chính là chúng sanh tận hư không khắp pháp giới, bạn độ sẽ nhiều hơn, cái nguyện này không phải tuỳ tiện mà phát ra, phát rồi thì phải nỗ lực mà làm, “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”, bạn không đoạn thì bạn trái với thệ nguyện của bạn, cho nên nhất định phải đem nó làm cho được, làm chưa được cũng phải chăm chỉ nỗ lực mà làm, lời nói này nói đến chỗ này, có lẽ các vị đồng tu cũng thường nghe nói qua trong nhà Phật có câu “ Phật không độ người vô duyên”, câu nói này cùng “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, có trái ngược không? có mâu thuẫn không?

Chúng ta phải tỉ mỉ mà tư duy, không có mâu thuẫn, quyết không thể nói chúng sanh không có duyên thì Phật không độ họ, không hề có đạo lý này, chúng sanh không có duyên thì độ sau, không phải không độ, không duyên thì như thế nào? Thì hiện tại kết duyên với họ, bạn không kết duyên thì không được, không có duyên thì kết duyên trước, có duyên thì độ trước, cho nên không hề có xung đột. Những người nào có duyên? Loại chúng sanh này, tiếp xúc Phật pháp liền sanh tâm hoan hỉ, đó chính là có duyên, bạn nói với họ họ có thể tin tưởng, có thể tiếp nhận, có thể lý giải, là chúng sanh có duyên độ trước, đối với pháp môn Tịnh Độ họ có thể tin, có thể hiểu, chịu đến niệm Phật đường để niệm Phật, đó chính là duyên đã chín muồi, chúng ta nhất định phải toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ, vì sao vậy? họ ngay trong một đời này liền có thể đi làm Phật, cái thân thể hiện tiền này, trong Phật pháp gọi là cái thân sau cùng, vô lượng kiếp đến nay ở trong sáu cõi sanh tử luân hồi, hôm nay đã đến đoạn cuối, cái thân này là thân sau cùng, về sau không còn nữa, gọi là thân sau cùng, lần sau đến cái thế gian này, đó chính là Phật Bồ Tát tái sanh, thừa nguyện tái lai, người thừa nguyên tái sanhsanh tử tự tại, chính là “phân biệt cũng chẳng phải là ý”, không phải người phàm, việc này chúng ta nhất định phải nên biết, cho nên giúp đỡ chúng sanh, duyên chưa chín muồi thì kết duyên với họ, duyên đã chín muồi rồi thì mau giúp họ đi làm Phật, thực tế mà nói tất nhiên người duyên chín muồi thì số ít, người chưa chín muồi thì nhiều, tôi nghĩ sự việc này mỗi một vị đồng tu các vị đều thấy được rất rõ ràng, bạn thấy Singapore tín đồ Phật giáo bao nhiêu, tuyệt đối không phải chỉ có mấy người trong giảng đường của chúng ta, quyết định không phải vậy, những người đó cũng học Phật, cũng niệm A Di Đà Phật, có miệng không có tâm, vẫn không muốn vãng sanh, cái thế giới này vẫn rất tốt, vẫn đáng được lưu luyến, các pháp môn khác cũng không tệ, học giới luật, học tham thiền, học Mật chú, học giáo rất nhiều thứ, đó là gì vậy, nửa chín nửa không chín, chúng ta cũng phải dùng phương tiện khéo léo giúp đỡ họ, xúc tiến họ thành Phật, vậy thì phải giảng kinh nghiên giáo, làm cho họ có thể thâm nhập dần dần từng bước, thấu hiểu giác ngộ.

Ngày trước, có một năm tôi ở miền nam Đài Loan giảng kinh, gặp được một ông cụ hơn 80 tuổi, đó là bậc lão tiền bối học Phật của chúng ta, chúng ta tuy là xuất gia, kỳ thật ông học Phật lâu hơn so với chúng ta, cả đời học được mấy mươi năm, cũng tham thiền, cũng học giáo, cũng học Mật, mọi thứ đều thông đạt, tôi giảng kinh ở miền nam ông cũng đến nghe, chúng tôi cũng quen biết nhau rất lâu, ông đến nói với tôi; Pháp sư! Hiện tại tôi đã già rồi, những thứ đã học được từ trước nghĩ lại đều không thể dùng được, tôi hỏi vậy ông phải làm sao? Hiện tại tôi trung thực niệm Phật rồi, một ngày tôi niệm 30 ngàn danh hiệu Phật, tôi nói rất tốt, ông xem như đã quay đầu, hơn 80 tuổi mới quay đầu. Được! Chỉ cần quay đầu thì có thể được độ, tuổi tác ông lớn, mỗi ngày kinh hành niệm Phật là việc rất tốt, ông ở dưới quê, dưới quê thì thường hay ra ngoài đường đi bộ, ông nói tôi niệm một câu Phật hiệu đi một bước, mỗi ngày niệm 30 ngàn danh hiệu Phật thì đi 30 ngàn bước, thân thể rất khoẻ mạnh, hơn 80 tuổi xem ra rất cường tráng, đi bộ là vận động rất tốt, đặc biệt là đối với người già. Cho nên niệm Phật đường lấy nhiễu Phật làm chủ, đạo lý chính ngay chỗ này, “ Bát Chu Tam muội” đó chính là nhiễu Phật, gọi là Phật Lập Tam muội, họ không ngồi, họ cũng không nằm xuống, hiện tại niệm Phật đường của chúng ta không cần phải nghiêm khắc như vậy, nếu như nghiêm khắc như vậy mọi người sẽ e ngại, không dám đến niệm Phật, cho nên chúng ta phải mở rộng một chút, để mọi người niệm được thư thích, niệm được rất an vui, ưa thích đến nơi đây niệm Phật, đó là bước thứ nhất. Cho nên về sau nếu như chúng tanăng lực này, niệm Phật đường chúng ta phải có thêm vài người, đẳng cấp không như nhau, hướng lên trên đi thì nghiêm khắc hơn, người sơ học thì phải mở rộng, để cho họ cảm thấy ưa thích, sau đó dần dần đem cảnh giới của chính mình hướng lên trên cao hơn, công phu cũng hướng lên cao.

Thế nên phải luôn có một đại nguyện “ giai độ bỉ ngạn”, nếu người không có duyên, chúng ta trồng hạt giống Phật cho họ, như hiện tại chúng ta làm rất nhiều biểu tượng trên áo, in lên chữ “A Di Đà Phật”, chúng ta mặc trên người khi đi ra đường, rất nhiều người xem thấy “A Di Đà Phật”, thì gieo giống Phật cho họ rồi, những người này vẫn chưa có giống Phật thì gieo giống Phật cho họ, đó là tiếp dẫn bước thứ nhất, để cho họ có cơ hội nghe được Phật hiệu, xem thấy danh hiệu Phật, nhìn thấy hình tượng Phật, đó là bước thứ nhất, trong A Lại Gia Thức của họ đã có chủng tử, đó chính là “giai độ bỉ ngạn”, cách làm hiện tại của chúng ta thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày. A Di Đà Phật !


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 6349)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(View: 7449)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(View: 6938)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(View: 6387)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(View: 5886)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(View: 5124)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(View: 5544)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(View: 6857)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(View: 6138)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(View: 12446)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(View: 5933)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(View: 7268)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(View: 5718)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(View: 6100)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(View: 5082)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(View: 4637)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(View: 8467)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(View: 6768)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(View: 7632)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(View: 6029)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(View: 5647)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(View: 6591)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(View: 6918)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(View: 7795)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(View: 4853)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(View: 5439)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(View: 13098)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(View: 10131)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(View: 10889)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(View: 10731)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(View: 10371)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(View: 12362)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(View: 10504)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(View: 11144)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(View: 10305)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(View: 9145)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(View: 9897)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(View: 15026)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(View: 9130)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(View: 9545)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(View: 9868)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(View: 9251)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(View: 10897)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(View: 9797)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(View: 8713)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(View: 9911)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(View: 9328)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(View: 9958)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(View: 9379)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(View: 8734)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(View: 9348)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(View: 9428)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(View: 9159)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(View: 9745)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(View: 9434)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(View: 9212)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(View: 4276)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(View: 9358)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(View: 10267)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(View: 9101)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant