Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

15. Chánh Luận Về Duyên Sanh Phân Biệt

06 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 4984)
15. Chánh Luận Về Duyên Sanh Phân Biệt

THÀNH DUY THỨC LUẬN
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch : Hòa Thượng Thích Thiện Siêu 
Mùa An cư P.L. 2539 – 1995

XV. CHÁNH LUẬN VỀ DUYÊN SANH PHÂN BIỆT

Những điều phụ đã bàn xong, bây giờ hãy biện chánh luận: Chủng tử trong bản thức đủ làm ba duyên sanh tám thức hiện hành phân biệt, trừ Đẳng vô gián duyên. Nghĩa là chủng tử thân sanh tám thức hiện hành, đó là Nhân duyên, chủng tử đó lại là Sở duyên duyên cho Kiến phần năng duyên của tám thức, nếu lại chủng tử thức này có sức trợ giúp hoặc không làm chướng ngại cho tám thức kia hiện hành, thì đó là Tăng thượng duyên. Chủng tử thanh tịnh sanh thức hiện hành thanh tịnh cũng giống thế (chủng sanh hiện).

Tám thức hiện hành phân biệt triển chuyển đối với nhau, cũng đủ làm ba duyên cho nhau, trừ Nhân duyên.

Thức của loài hữu tình triển chuyển đối với nhau, thì đủ làm hai duyên là Tăng thượng duyênSở duyên duyên, trừ Nhân duyênĐẳng vô gián duyên.

- Nhóm tám thức của trong mỗi hữu tình triển chuyển đối với nhau, nhất địnhTăng thượng duyên, chắc chắn không có Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên; còn Sở duyên duyên thì hoặc có hoặc không. Thức thứ tám đối với bảy thức trước thì có Sở duyên duyên, vì Tướng phần của thức thứ tám làm bản chất sở duyên cho bảy thức trước duyên. Ngược lại bảy thức trước không làm Sở duyên duyên cho thức thứ tám (thức thứ tám không duyên bảy thức). Thức thứ bảy đối sáu thức trước, trong đó nó không là Sở duyên duyên cho năm thức trước, nhưng làm Sở duyên duyên cho thức thứ sáu. Ngược lại sáu thức trước không làm Sở duyên duyên cho thức thứ bảy. Thức thứ sáu không làm Sở duyên duyên cho năm thức trước. Ngược lại năm thức trước làm Sở duyên duyên cho thức thứ sáu, vì năm thức trưóc chỉ dựa vào Tướng phần của thức thứ tám mà duyên.

- Các thức tự loại niệm trước đối với niệm sau: Nếu là thức thứ sáu trước đối với sau thì đủ ba duyên, trừ nhân duyên. Còn bảy thức kia tự loại niệm trước đối với sau, thì có Đẳng vô giánTăng thượng duyên, vì chúng chỉ duyên hiện cảnh. Nếu chấp nhận Kiến phần năm thức niệm sau duyên Tướng phần năm thức niệm trước, thời năm thức và thức thứ bảy niệm trước đối niệm sau cũng có ba duyên, trừ Nhân duyên. Bảy chuyển thức đối với thức thứ tám cũng có nghĩa là Sở duyên duyên, vì hiện hành bảy chuyển thức huân thành chủng tử kiến, tướng nơi thức thứ tám.

- Các Tâm, Tâm sở đồng một nhóm, mà khác thể (như Tâm, Tâm sở nhãn thức v.v... đồng một nhóm nhưng Tâm vương và mỗi Tâm sở có thức dụng riêng) triển chuyển đối với nhau chỉ có là Tăng thượng duyên, vì Tâm, Tâm sở đồng nhóm thì đồng duyên một cảnh, nhưng nó không duyên được Kiến phần của nhau; hoặc y cứ Kiến phần mà nói thì Kiến phần không duyên kiến phần của nhau; nếu y cứ Tướng phần mà nói thì Kiến phần của tâm này duyên được Tướng phần của tâm kia, vì các Tướng phần của các tâm đắp đổi làm bản chất cho nhau. Như chủng tử trong bản thức làm bản chất cho tướng phần của tâm sở Xúc v.v... Nếu không vậy, khi sanh Vô sắc giới, tâm sở Biến hành xúc v.v... Ở cõi Vô sắc kia không có cảnh sở duyên. Giả sử cho ở Vô sắc giới có biến ra định quả sắc, nhưng tâm sở Xúc v.v... cũng nhất định duyên chủng tử rồi biến ra tướng phần chủng tử để duyên, chứ không thể nói cảnh Tướng phần của Tâm sở lại không đồng một bản chất cảnh với Tâm vương.

- Tướng phần đồng một thể tự chứng phần với Kiến phần, thì nó làm Tăng thượng duyênSở duyên cho Kiến phần; còn Kiến phần đối với Tướng phần chỉ có là Tăng thượng duyên. Kiến phần đối với tự chứng phần có hai duyên là Tăng thượng duyênSở duyên duyên. Tự chứng phầnKiến phần trông nhau cũng vậy. Tự chứng và Chứng tự đối với nhau có hai duyên là Tăng thượngSở duyên. Trong đây không dựa theo Tướng phần chủng tử mà nói, chỉ nói Tướng pháp hiện hành làm duyên cho nhau.

Nhóm tám thức thanh tịnh giữa tự và tha đối với nhau đều làm Sở duyên duyên, vì thức thanh tịnh có thể duyên cùng khắp. Chỉ trừ Kiến phần không phải là Sở duyên duyên của Tướng phần, vì Tướng phần đúng lý khôngtác dụng duyên cảnh.

Đã nói tám thức hiện hành phân biệt duyên nơi chủng tửhiện hành, mới được sanh khởi, thì đúng lý chủng tử cũng duyên nơi hiện hànhchủng tử mới sanh khởi. Vậy hiện hành đối với chủng tử làm mấy duyên? Chủng tử đối với chủng tử làm mấy duyên?

- Chủng tử chắc chắn không do Sở duyên duyênĐẳng vô gián duyênsanh khởi, vì hai duyên này chỉ đối với hiện hành Tâm, Tâm sở mà lập. Nếu hiện hành đối với chính chủng tử của mình, thì có Nhân duyênTăng thượng duyên. Nếu đối với không phải chủng tử của chính mình thì chỉ có Tăng thượng duyên. Chủng tử đối với chủng tử chính của mình, cũng đủ Nhân duyênTăng thượng duyên, còn chủng tử đối với không phải chủng tử của chính mình, thì chỉ Tăng thượng duyên.

- Dựa vào nội thức triển chuyển làm duyên cho nhân sanh khởi đó, mà giáo lý phân biệt nhân quả được thành. Nếu chấp phải có ngoại duyên thì cũng vô dụng, huống gì chấp có ngoại duyêntrái với giáo lý, sao cố chấp làm gì!

- Trong bài tụng tuy nói chữ "phân biệt" là tổng chỉ cho Tâm, Tâm sở trong ba cõi, nhưng tùy theo nghĩa trội hơn mà trong Thánh giáo có nhiều mặt hiển bày, hoặc nói hai, nói ba, nói năm (chơn thức, hiện thức là hai; nghiệp thức, chuyển thức, hiện thức là ba, hoặc tâm, ý, thức là ba, hoặc thêm trí thức là bốn, hoặc thêm tương tục thức là năm). Như trong các luận phân biệt rộng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM