Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Lời Nói Đầu Của Tác Giả

Tuesday, November 23, 201000:00(View: 4195)
Lời Nói Đầu Của Tác Giả

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG
TRONG PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan - Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh

LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ

Nghiên cứu những văn bản Kinh Phật, chúng ta biết rằng có sáu loại phép Thần Thông (abhiññā) hay là những sức mạnh tâm linh siêu thế, tức là:

Iddhividhi: Biến hoá thông.
Dibbasota: Thiên nhĩ thông.
Cetopariyañāṇa: Tha tâm thông.
Pubbenivāsānussatiñāṇa: Túc mạng thông
Cutūpapātañāṇa: Thiên nhãn thông
Āsavakkhayañāṇa: Lậu tận thông

Đây là danh sách được mô tả trong các bản văn Kinh Phật. Tuy nhiên trong các trang dịch tiếp theo sau đây thứ tự danh sách trên không được tuân theo một cách triệt để. Tác giả nghĩ rằng Thần thông đầu tiên tỏ ra thích hợpliên quan nhiều đến hoàn cảnh thực tế ngày nay lại là thần thông thứ tư, tức là hồi tưởng lại tiền kiếp của (chính chúng ta). Tiếp theo sau là thần thông thứ năm, tức là Thiên nhãn thông hay là tri giác hiện tượng diệt sanh của chúng sanh tức là biết được tiền kiếp của họ. Lý do nằm phía sau điều này chính là những dữ liệu thu thập được trong chuyến đi thăm đầu tiên tôi thực hiện đến các ngôi đền Phật Giáo tại Ấn Độ vào năm Phật Lịch 2522. Những dữ liệu này đã chiếu luồng sáng mới nơi hiểu biết về những nguồn sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, đem lại cho tôi một ấn tượng không thể phai mờ và một niềm tin không hề lay chuyển về những gì đã mô tả lại nơi các bản văn Kinh Phật, cả trong những tác phẩm Kinh Phật viết bằng tiếng Pali và các tập Chú Giải nữa. Những vị học giả hiện đại thường coi những hiện tượng đó là không tự nhiên, tức là đi ngược lại với luật tự nhiên mà hiện nay, thẳng thắn mà nói, có một số các vị học giả Phật Giáo cũng không công nhận. Ta có thể thông cảm điều này vì họ chưa đụng chạm đến bất kỳ một hiện tượng điển hình nào trong cuộc sống thực tế, tức là chẳng có bất kỳ người đương thời với các vị đó có thể thực hiện được những việc kỳ lạ đó có thể nhắc lại và được kiểm định một cách thoả đáng. Những ví dụ cụ thể ta có được chỉ là những bản báo cáo do người khác kể lại, hoặc từ những bản văn Kinh Phật hay là do những lời đồn đại và những tin tức mang tính chất cảm xúc mạnh, rất nhiều những bản tường trình đó không đáng tin cậy và không thể tin được.

Ngoài những vấn đề này, vẫn còn một trở ngại lớn khiến ta chấp nhận những hiện tượng đó là đáng tin cậy hay ít nhấthiện thực. Đó chính là thiếu tính chất ‘bằng cách nào ta biết được" có thể dùng một thành ngữ hiện đại để mô tả. Điều này ngụ ý cho thấy hiểu rõ lý do hay chính xác hơn, hiểu rõ chiều sâu luật tự nhiên ẩn dưới những kỳ công hình như không hợp với luật tự nhiên đó. Có một thực tế là cho dù các học giả có khả năng dịch toàn bộ những đoạn văn Kinh Phật Pali này sang tiếng bản xứ của họ một cách chính xác, liên quan đến ý nghĩa từng từ một. Hoàn cảnh này có thể so sánh với một người có học vị cử nhân, tiến sĩ khoa học xã hội nhân văn, thì chắc chắn không thể hiểu được các sách giáo khoa viết về ngành y hay ngành kỹ sư chế tạo máy được. Toàn bộ những yếu tố này khiến ta đặt kiến thức và tầm quan trọng abhiññā hay sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật vào góc bóng tối. Những bản tường trình như vậy đã được xử lý rất nhiều lần với ý khinh miệt về khía cạnh này nơi kiến thức Phật Giáo giống như một con nhện ghê tởm luôn nhả tơ để nhử những "côn trùng" mắc vào bẫy của chúng.

Chính vì thế công trình được trình bầy ở đây là kết quả của một nghiên cứu thấu đáo các bản văn Kinh Phật và là một niềm tin vững chắc vào khả năng và chân lý nơi những biến cố ghi lại được nơi các tập kinh cổ xưa. Thực vậy, có một số các bài tường thuật trong các tập Kinh Phật đó, đặc biệt là các tập chú giải, có khuynh hướng phóng đại, cường điệu hóa khiến cho những bản tường trình đó trở thành ‘kỳ cục.’ Như vậy rất cần phải có một số chú giải về vấn đề này.

Mong muốn của tôi là có một số học giả Phật Giáo và những nhà nghiên cứu tập trung vào những nguyên lý Phật Giáo chủ yếu và căn bản. Chính trong lời dạy của Đức Phật nói về luật nhân quả hay nhân duyên (paticcasamuppāda), đó là ‘có tâm thức, thì xuất hiện Danh và Sắc" và khía cạnh ngược lại, có Danh và Sắc thì cũng xuất hiện tâm thức." Điểm ta cần lưu ý đến ở đây là đa số chúng ta đều có khuynh hướng không tin, và rồi sanh ra nghi ngờ chính những lời dạy này của Đức Phật, cho dù thực chất đây là những điều căn bản, hay là điều cốt lõi nơi giáo lý của ngài. Hay nói cách khác, đây là một bản tóm tắt (summum bonum) luật nhân quả của ngài, tôi đã đề cập rất dài dòng đến đề tài này nơi một trong những cuốn sách tôi đã biên soạn mang tựa đề là Buddhavidyaa hay theo từ tiếng Anh là Buddhology tạm dịch là Phật Học cũng đã được sẵn sàng cho quí vị xử dụng.

Có điều là rất nhiều người thường có khuynh hướng không tin toàn bộ sự thật về thần thông (abhiññā) của Đức Phật, là vì họ không hiểu luật Nhân Quả (paticcasamuppāda) không có hiểu biết tương ứng với sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật, không hề mảy may đi ngược lại với định luật tự nhiên. Có điều chắc chắn là abhiññā vượt quá luật tự nhiên như ta biết được và chấp nhận do những người đời bình thường với tầm "hiểu biết" giới hạn chỉ thông qua các giác quan kém phát triển của mình. Tuy nhiên đó vẫn là một luật tự nhiên. - trên một bình diện khác, cao hơn ta nên hiểu rằng định luật vật chất tự nhiên luôn luôn thích ứng với đối tác siêu nhiên, quyết định được ở giới hạn mức độ nào bản chất vật chất hay vật lý có thể hoạt độngvận hành. Nếu như và khi nào bản chất vật lý đó cũng phát triển đến mức độ có thể tự nổi lên vượt hẳn với giới hạn tri thức bình thường thì sẽ xẩy ra một sức mạnh hay một khả năng vượt trội hơn với góc độ những trí tuệ đó. Ta có thể gọi đây là một phép lạ hay bằng một từ nào khác, nhưng đó cũng chỉ là một hiện thực hay là một bản chất tự nhiên mà thôi.

Những việc kỳ diệu như: đi trên nước giống như đi trên mặt đất, bay lên hoặc di chuyển trên không trung giống như con chim bay, nhớ lại những biến cố xảy ra nơi tiền kiếp như thể chúng được ghi lại trong máy quay phim hay trong hệ thống máy tính, để nhìn (bằng con mắt tâm linh) điều ở xa và rất nhỏ, con mắt trầnbình thường không thể nhìn thấy cũng có thể thực hiện được đối với một tâm trí phát triển và được luyện tập đặc biệt nhằm vào mục đích đó. Những gì không thể thực hiện được và được coi như chống lại luật tự nhiên và vượt khỏi khả năng đã được luật tự nhiên xác định và giới hạn tới một mức độ nào đó. Câu nói "Thiên Chúa tạo dựng lên thế giới và muôn vật trong đó" nơi Ky Tô Giáo và "trí tuệ vượt trội hơn hẳn vạn vậttoàn bộ những vật đó đều do trí tuệ mà ra." nơi Phật Giáo mang cùng một ý nghĩa. Từ Phật Pháp (Dhamma) trong câu nói trên của Đức Phật có ba ý nghĩa tức là, trước tiên những gì là vật chất, cả sanh vật lẫn thực vật, ta gọi là Rūpa hay Sắc, điều thứ hai được gọi là Nāma hay những gì thể gọi là "danh" hay là tên, ám chỉ những gì là phẩm chất hay cách thể hiện tâm linh tức là Vedanā là cảm thọ hay cảm giác, là Sañña hay tuởng, Sankhāra là hành và Viññana hay thức. Thứ ba là từ ám chỉ luật tự nhiên liên quan đến cả sanh vật lẫn thực vật.

Ngoại trừ việc thiếu kiến thức hiểu biết về luật nhân quả hay paticcasamuppāda, vẫn còn có một yếu tố khác nữa cũng góp phần cơ bản khiến cho người người hiện đại không tin vào thần thông (abhiññā) của Đức Phật. Thẳng thắn mà nói, đây chính là cách phóng đại tìm thấy nơi một số chi tiết trong những bài tường trình về một số phép lạ đó. Những bài tường trình này đặc biệt trong các tập chú giải Kinh Phật, một số chi tiết hình như rất kỳ cục và hầu như không nhất thiết phải có thật. Một ví dụ điển hình là Đức Phật chỉ cần bước có ba bước từ đỉnh ba ngọn núi trên trái đất để bước vào cõi thiên giới Tavatimsa. Theo như tập chú giải cho biết đó là vì ba ngọn núi này cũng di chuyển về phía trước khiến cho ngọn núi dùng làm bệ chân hay là hòn đá Đức Phật bước chân lên. Sau đó thì ba ngọn núi lại trở lại hiện trạng nguyên thuỷ. Rõ ràng là điều ngày khó lòng được chấp nhận là có thực theo nghĩa đen ngay cả đối với những ai sẵn sàng chấp nhận sự thật đó theo nghĩa có sức mạnh thần linh nơi chúng. Tuy nhiên, trong một ví dụ khác kể lại là Đức Phật đã trồng một cây soài từ một hạt soài và khiến cho cây soài mọc tươi tốt chỉ trong giây lát. Điều này có thể được vì tôi cũng đã được trực tiếp chứng kiến hiện tượng này. Nói chung, có thể có hai lý do về điều này. Trước tiên, đây có thể là một ảo giác hay là một ảo ảnh được thể hiện do sức mạnh thôi miên. Thứ hai là, đây rất có thể là một cây đã mọc lên thực sự có thể được đụng chạm tới, và được coi như là một quả hay một cây soài thực thụ. Tôi thường giữ kỹ những trái soài và lá cây soài như vậy trong một thời gian dài, trong thời gian đó vẫn được giữ nguyên vẹn và không tiêu tan di trong không khí. 

Chính vì lý do đó tôi đã thử cố gắng đưa ra chính gợi ý hay quan điểm của mình liên quan đến một số việc kỳ công lạ lùng trong tác phẩm này, liên quan đến những nguồn văn bản rất thú vị, hầu có thể giải thích những liên quan nếu như muốn giải thích như vậy. Công trình hiện hành, như đã nói ở trên, chỉ có ý muốn trở thành một sự trung chuyển trung thực hay là một bản tường trình xuất phát từ cả hai nguồn Kinh Phật Pali và các tập chú giải. Việc phán quyếtquyết định cuối cùng cho dù có tin hay không tin và tin tưởng đến mức độ nào chắc chắn sẽ tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân.

Tôi đã hoàn tất dịch tác phẩm thần thông - abhiññā từ tiếng Thái, gồm có ba tập. Bản tiếng Anh lại thử và có thể bao gồm nhiều tập hơn là bản gốc tiếng Thái. Mục đích là để tránh mỗi tập không quá dầy khiến cho khó xử lý. Cuốn đầu tiên bằng tiếng Thái được dịch thành hai tập, tập đầu tiên đang nằm trong tay bạn đấy.

Phiên bản tiếng Anh là một cố gắng của Ngài Siri Buddhasukh, một giảng viên tiếng Anh thuộc Hội Đồng Giáo Dục Mahamakut, đại học Phật Giáo, Thái Lan. Phiên bản này quả thực không phải là bản dịch nguyên văn, được thực hiện bằng cách cố gắng nắm được ý nghĩa cơ bản và chi tiết bằng tiếng Thái và chuyển thành một phiên bản Anh ngữ có thể hiểu được. Trong trường hợpnghi ngờ gì về ý nghĩa, dịch giả luôn luôn tra cứu với tác giả để được giải thích cho đến khi nắm được ý nghĩa rõ ràng. Ngài Siri Buddhasukh cũng là một người biên tập tạp chí WFB Review thuộc nhóm Ái Hữu Phật Giáo thế giới, thường dịch một số tác phẩm của tôi sang tiếng Thái, cụ thể là những cuốn cơ bản như là Buddhavidy hay "Phật Học" và tập "Hành Thiền Dựa Trên Niệm Hơi Thở". Ở đây nôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn chân trọng về sự đóng góp quảng đại của ngài.

Tôi hy vọng là khả năng, cũng như sự thật, về những việc kỳ công của Đức Phật trong tương lai gần sẽ được chấp nhận và được các học giả và các nhà tư tưởng công nhận, không những chỉ ở Thái Lan nhưng còn ở các quốc gia khác nữa. Vào lúc này, đang lúc các phép lạ của nhiều giáo lý thuộc các tôn giáo khác đều được gán cho "vị chúa" của các tôn giáo đó. Chắc chắn sẽ có ngày hiểu biếtchấp nhận nguồn tư liệu đó sẽ đựơc công nhận. Điều này đặc biệt đúng trong những lời Đức Giê-su Ki-tô có nói: "Anh em hãy tin thầy; thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin chính những việc (thầy đã thực hiện) vậy," (John 14, 11) và "Thầy và Cha Thầy chỉ là một" (John 10, 30) Đây chính là lời khẳng định ngài đã từ chối không rút lại lời đó và kết quả là lời tuyên bố đó đã khiến cho ngài phải chết trên Thập Tự giá.

Phorn Ratanasuwan.
Tháng chín 4, PL. 2522

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant