Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan - Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh
Phiên bản tiếng Anh cuốn sách của ngài Phorn Ratanasuwan mang tựa đề Thần thông - Abhiññā (Những sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật) là cuốn thứ ba trong số các tác phẩm quan trọng của ngài cho đến lúc này, tôi đã cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Anh. Hai cuốn tôi vừa hoàn thành trước đó và giờ đây đang phục vụ đông đảo các độc giả là cuốn BUDDHAVIDYĀ , hay mang tựa đề tiếng Anh là BUDDHOLOGY, (Phật Học) và cuốn thứ thứ hai là ĀNĀPĀNĀSATISAMĀDHI, mang tựa đề tiếng Anh là ‘Meditation Based on Minhdfulness of Breaths’ (Hành Thiền Dựa trên Niệm Hơi Thở). Tác phẩm hiện các bạn có trong tay được viết bằng tiếng Thái gồm ba tập rất đồ sộ, đề cập đến toàn bộ sáu Abhiññā (phép thần thông) có nghĩa là những sức mạnh tâm linh siêu thế của Đức Phật. Tuy nhiên, dịch giả cảm thấy nên chia mỗi tập nguyên bản thành hai phần hay hai tiết đoạn (tập). Với mục đích không để cho quần chúng độc giả tiếng Anh, phải chờ đợi cho đến khi hoàn tất toàn bộ tác phẩm nguyên bản tiếng Thái, rất có thể sẽ còn mất một thời gian dài nữa mới có thể thực hiện được. Với một tập nhỏ hơn như tập tôi trình bầy quí vị độc giả ở đây, quí vị độc giả sẽ cảm thấy không mất quá nhiều thì giờ để có thể đọc hết cuốn sách. Ngoài ra, trong lúc đó dịch giả cũng rất bận rộn thực hiện nhiều tác phẩm khác không thể dành trọn thời gian để chuyển dịch tập sách này. Như vậy, quả thật liên quan đến hoàn cảnh hiện nay, vấn đề chính là "có còn hơn không".
Có điều không may là vào thời đại chúng ta những Abhiññā (Phép Thần Thông) này, ngoại trừ phép thần thông cuối cùng hầu hết đã bị giảm giá trị và đã bị bỏ qua ngoại trừ phép thần thông cuối cùng. Tuy nhiên, giá trị của phép thần thông cuối cùng tức là Āsavakkhayañanā: Lậu tận thông vẫn không bị nghi ngờ và bị xem thường, mặt khác vẫn còn được tán thành và thừa nhận. Phép thần thông này vẫn còn là cột mốc hy vọng dành cho những Phật Tử chân chính và nhiệt tâm thuộc hầu hết các trường phái và các môn phái khác nhau, tuy nhiên phương pháp và phương cách tu luyện có khác nhau tuỳ thuộc vào những sở thích và cách giải thích của từng nhóm và của từng giáo phái. Nhìn chung đối với các Phật Tử có khát vọng lương thiện đi theo những mục tiêu, thì thành tích của họ được gọi là Sukkhavipassaka, có thể nói, là những kẻ đã chứng đắc những yêu cầu tối thiểu để đạt đến A-la-hán. Họ không chờ đợi chứng đắc những phép thần thông còn lại, tức năm Abhiññā đã đề cập đến ở trên, đó chính là việc lựa chọn và quyết định chính đáng của họ; không ai có thể khiển trách họ vì đã làm như vậy. Và đối với họ thế đã là đủ lắm rồi.
Nhưng đối với Đức Phật, vị Toàn Giác thì điều đó không đủ. Sự giáng lâm của ngài là để thiết lập Pháp Vương trên trần gian này giữa muôn vàn bất đồng nơi những giáo lý thuộc tôn giáo khác nhau do rất nhiều cách và rất nhiều vị thuyết giảng ở mọi thời đại. Với duy nhất những thuộc tính là chứng đắc cho được những thuộc tính của một vị A-la-hán về phạm trù Sukkhavipassaka đã đề cập đến ở trên, ngài có thể rơi vào hiện trạng tốt nhất, tuy nhiên cho dù có tuyệt hảo với những phẩm chất cơ bản của nó, vẫn chỉ là một tiếng kêu yếu ớt của một con ve sầu giữa những tiếng rống của một đoàn voi và giữa những tiếng gầm kiêu hãnh của những con sư tử nơi cánh rừng dầy đặc gai góc nơi những quan điểm hiện hữu.
Đây chính là trường hợp, là điều một số Phật Tử nên chờ đợi không chỉ chứng đắc được bậc A-la-hán nơi phạm trù Sukkhavipassaka được trang bị với yêu cầu tối thiểu chỉ để "vượt qua việc sát hạch" như thế. Nhưng lại còn là điều khác nữa – và cũng là một điều khá nguy hiểm đó là họ còn đánh giá xấu hay tệ hơn nữa là từ chối không chấp nhận sự thật và khả năng, Đức Phật có thể thực hiện được những Abhiññā đó. đây cũng giống như một sinh viên trung bình hay yếu kém nhưng lại nhất mực khăng khăng chống lại chân lý và những khả năng có những sinh viên khác trổi vượt hơn họ về điểm số, về thứ bậc và về những nét độc đáo.
Điểm cần tranh luận, hay nói cách khác nguyên nhân bất hoà liên quan đến năm Abhiññā, đó chính là khả năng phi thường lại đi ngược lại với bản chất con người hay, chính xác hơn, chống lại những định luật khoa học. Nhưng sòng phẳng mà nói, một người hiện đại đã biết rõ bản chất con người và cái gọi là luật khoa học được bao nhiêu, nếu thực chất không muốn nói là quá ít ỏi? Một số kha khá các nhà khoa học cởi mở và không có thành kiến đã công bố những gì chúng ta biết được về bản chất nhân loại chỉ là một "cái chóp nhỏ nhô lên nơi tảng băng chìm" và cho rằng kiến thức khoa học của chúng ta đã có được, cho đến giờ phút này vẫn còn xa mới đạt tới hoàn thiện, hoàn hảo và chung cuộc. Những kiến thức đó luôn trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa và thêm thắt vào. Để đánh giá sự việc chỉ qua cách quan sát vào "chóp đầu của tẳng băng chìm’ và thiên về những điều chưa hoàn chỉnh và chưa đạt đến mức hoàn hảo chung cuộc ít nhất ta cũng có thể nói là điều không đáng khích lệ. Dẫn tới kết quả tồi tệ nhất có thể xẩy ra đó là làm điều đó quả là điều điên rồ và nguy hiểm.
Dịch giả hy vọng các độc giả sẽ đọc với một tấm lòng cởi mở những bài tường thuật được kể lại trong tác phẩm hiện hành. Quả thực, có một số câu truyện quả là kỳ cục và không thể kiếm cách chấp nhận theo nguyên từ được. Nhưng lại có những chuỵên kể khác – rất nhiều là đàng khác đáng để ta suy nghĩ kỹ càng trước khi quét sạch đi với nhãn mác là phản lại định lụât tư nhiên và thiếu khoa học. Chính vì thế đây là điều phải được dựa trên phân tích khôn ngoan của nhà tư tưởng là người tìm kiếm chân lý chân chính để tự định đoạt vấn đề này. Tác giả và dịch giả chỉ là những lực lượng phối hợp để trình bầy một cách trung thực những chuỵện kể này trước toà án phán xét của các học giả. Đây là nơi chúng ta kết thúc cố gắng này và cố gắng của các vị đó được bắt đầu.
Siri
Buddhasukh
Giảng
viên tiếng Anh, tại hội đồng Giáo dục Mahamakut,
Viện
Đại học Phật Giáo, Thái lan.
Tháng
mười, P.L 2535