Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Tào Động Nhật Bản

11 Tháng Tư 201100:00(Xem: 27395)
Thiền Tào Động Nhật Bản

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

blank

Thiền Tào Động của Nhựt Bản Do Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) trước tác Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ tiếng Nhựt sang tiếng Việt bắt đầu ngày 29 tháng 10 năm 2007, nhằm ngày 19 tháng 9 năm Đinh Hợi, Lễ vía Đức Quan Thế Âm tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất lần thứ năm tại đây.

MỤC LỤC

Mục Lục
Lời nói đầu

Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông

Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ

Chương ba: Tông Chỉ, Giáo NghĩaThánh Điển

Chương bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ

Chương năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư

Chương sáu: Tư Liệu Tham Khảo

Chương bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn

Chương cuối: Lời Cuối Sách

 

MỤC LỤC CHI TIẾT

I. Lời nói đầu
Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông

II. Tào Động TôngLịch Sử Hình Thành 

II.1 Tên gọi Tào Động Tông .
II.1.1 Phật Giáo Nhật BảnPhật Giáo của Tông Phái
II.1.2 Phật Giáo và Đức Thích Tôn 
II.1.3 Phật Giáo thời kỳ Nara (Nại Lương) và Heian (Bình An
II.1.4 Phật Giáo của thời đại Kamakura (Kiêm Thương) 
II.1.5 Tính Chất Độc Thiện Của Tông Phái .
II.1.6 Đạo Nguyên Thiền Sư Phủ Định Về Tông Phái .
II.1.7 Lập Trường Của Ngài Đạo Nguyên .
II.1.8 Việc Gọi Tên Tông Phái Bắt Đầu Trong Tông Mình .
II.1.9 Ý nghĩa Danh Xưng Của Tông .
II.1.10 Sự Liên Tục Giữa Tào KhêĐộng Sơn .
II.1.11 Động Sơn Tông Và Tào Động Tông .
II.1.12 Phương Cách Thọ Nhận Tông Danh .
II.2 Bổn Tôn – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni .
II.2.1 Bổn Tôn là gì? .
II.2.2 Bổn Tôn Lấy Đức Thích Ca Mâu Ni Làm Đại Hòa Thượng .
II.2.3 Nhiều Cách Giải Thích Về Bổn Tôn .
II.2.4 Với Việc Tọa Thiền Bổn Tôn Là Đức Thích Tôn .
II.2.5 Bổn Tôn Đang Sinh Động .
II.2.6 Bổn Tôn Không Rời Khỏi Thân Nầy .
II.3 Lưỡng Tổ Đại Sư .
II.3.1 Lưỡng Tổ .
II.3.2 Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư .
II.3.3 Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư .
II.3.4 Cuộc Đời Của Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư .
II.3.5 Cuộc Đời Của Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư .
II.4 Lịch Sử Tào Động Tông .
II.4.1 Ngay Sau Thời Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư – Giữa Thời Kỳ Kamakura (Kiêm Thương) .
II.4.2 Lập Trường Của Ngài Oánh Sơn Thiền SưThời Kỳ sau Thời Kamakura .
II.4.3 Minh Phong, Nga Sơn Thiền SưThời Đại Nam Bắc Triều, An Thổ và Đào Sơn .
II.4.4 Phục Hưng Tông HọcVô Hiệu Hóa Tông Đoàn Thời Kỳ Giang Hộ (Edo) .
II.4.5 Giáo Đoàn Hướng Về Thời Cận Đại – Minh Trị (Meiji), Đại Chánh (Taisho), và Thời Đại Chiêu Hòa (Showa) .
Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ

III. Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ .

III.1 Lưỡng Đại Bổn Sơn .
III.1.1 Tào Động Tông Không Có Tổng Bổn Sơn .
III.1.2 Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự .
III.1.3 Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự .
III.1.4 Chùa có các Biệt Viện .
III.2 Thất Đường Già Lam .
III.2.1 Sự Thay Đổi Kiến Trúc Của Tự Viện .
III.2.2 Già Lam Của Tào Động Tông Là Nơi Chính Để Tu Hành .
III.2.3 Sơ Lược Về Thất Đường Già Lam .
III.2.4 Trường Hợp Những Tự Viện Thông Thường .
III.2.5 Công Việc Của Các Vị Tăng .
III.3 Bổn Tôn, Phật TượngPháp Cụ .
III.3.1 Già Lam và Bổn Tôn .
III.3.2 Tượng Phật .
III.3.3 Pháp Cụ .
III.4 Tư Cách Của Tăng LữPháp Y .
III.4.1 Tu Hành Và Thời Hiện Đại .
III.4.2 Pháp Giai .
III.4.3 Tăng Giai .
III.4.4 Áo TràngCà Sa .
III.4.5 Cải Cách Y Phục Và Lạc Tử .
III.4.6 Chế Tác Phục Y .
III.5 Nghi Lễ Của Tào Động Tông .
III.5.1 Nghi Lễ Nghĩa Là Gì? .
III.5.2 Kinh Được Tụng Và Những Hoạt Động Căn Bản .
III.5.3 Tụng Kinh Hằng Ngày .
III.5.4 Những Nghi Lễ Thông Thường Của Mỗi Tháng .
III.5.5 Công Việc Thường Kỳ Trong Mỗi Năm .
Chương ba: Tông Chỉ, Giáo NghĩaThánh Điển

IV. Tông Chỉ, Giáo NghĩaThánh Điển.

IV.1 Yếu Điểm Của Tọa Thiền .
IV.1.1 Tào Động Tông Là Tông Tọa Thiền .
IV.1.2 Thiền Và Lịch Sử .
IV.1.3 Truyền Thống Của Tào Động Tông .
IV.1.4 Thiền Có Nghĩa Là Tọa Thiền .
IV.1.5 Chỉ Quán Đả TọaTức Tâm Thị Phật .
IV.1.6 Tọa Thiền Dụng Tâm Ký .
IV.1.7 Tọa Thiền Nghĩa Là Gì? .
IV.1.8 Cách Dụng Tâm Thứ Nhất .
IV.1.9 Phương Pháp Ngồi ThiềnTính Cách Cụ Thể .
IV.1.10 Khi Buồn Ngủ Thì Phải Làm Sao? .
IV.1.11 Khi Tán Loạn Thì Phái Làm Sao? .
IV.1.12 Cảnh Địa Của Việc Tọa Thiền .
IV.2 Lời Dạy Của “Tu Chứng Nghĩa” .
IV.2.1 Tu Chứng Nghĩa .
IV.2.2 Sự Hình Thành Của “Tu Chứng Nghĩa” .
IV.2.3 Đại Ý .
IV.2.4 Thiền Giới Nhứt Như .
IV.2.5 Tu Chứng Bất Nhị .
IV.2.6 Tu Chứng Nghĩa .
IV.3 Trước Tác Chủ Yếu Của Hai Đại Tổ Sư 
IV.3.1 Với Tấm Lòng Cung Kính Để Xem .
IV.3.2 Trước Tác Của Thiền Sư Đạo Nguyên .
IV.3.3 Trước Tác Của Oánh Sơn Thiền Sư .
IV.4 Giải Thích Về Thánh Điển .
IV.4.1 Những Thánh Điển Được Dùng Đến .
IV.4.2 Đối Với Thánh Điển Được Tâm Đắc .
IV.4.3 Giải Thích Về Kinh Điển .
IV.4.4 Giải Thích Về Ngữ Lục .
Chương bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ

V. Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ.

V.1 Ý Nghĩa Của Sự Sinh Hoạt Tín Ngưỡng .
V.1.1 Đàn Tín Đồ Nghĩa Là Gì? .
V.1.2 Vì Sao Sự Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Lại Quan Trọng? .
V.1.3 Nhiều Đời Sống Tín Ngưỡng Khác Nhau .
V.2 Tụng Kinh Sáng, Tối .
V.2.1 Mua Bàn Thờ Phật Cho Đúng Cách .
V.2.2 Cách Bài Trí Bàn Phật .
V.2.3 Cách Tụng Kinh .
V.3 Lễ Xuất Gia Của Người Tại Gia .
V.3.1 Tuần Tự Thứ Lớp Của Việc Xuất Gia .
V.3.2 Sự Tuần Tự Lễ Xuất Gia Của Người Tại Gia .
V.4 Thọ Giới Hội .
V.5 Nghi Thức Kết Hôn .
V.5.1 Nghi Lễ Kết Hôn Trang Trọng Trước Đức Phật .
V.5.2 Nghi Thức Theo Thứ Tự .
V.6 Đám Tang .
V.6.1 Tại Sao Làm Lễ Đám Tang? .
V.6.2 Đám Ma Theo Tào Động Tông .
V.7 Sự Hiểu Biết Về Giới Danh .
V.7.1 Giới Danh, Pháp DanhPháp Hiệu .
V.7.2 Chuẩn Mực Của Giới Danh .
V.7.3 Sự Cấu Tạo Của Giới Danh Và Chủng Loại .
V.8 Những Ngôi Mộ Bình Thường .
V.8.1 Nguyên Hình Của Ngôi Mộ Là Một Cái Tháp .
V.8.2 Những Loại Mộ .
V.8.3 Đi Viếng Mộ .
V.9 Tụng Kinh Cầu Nguyện Cúng Dường .
V.9.1 Lý DoÝ Nghĩa Của Việc Tụng Kinh .
V.9.2 Phương Cách Cũng Như Chủng Loại Cầu Nguyện .
V.10 Tọa Thiền Hội .
V.10.1 Căn Bản Của Sự Sinh Hoạt Tín Ngưỡng .
V.10.2 Hướng Dẫn Về Những Hội Tọa Thiền .
V.10.3 Công Việc Của Tọa Thiền Hội .
V.11 Những Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Khác .
V.11.1 Lễ Định Kỳ Và Những Nghi Lễ Khác .
V.11.2 Những Lễ Nghi Lâm Thời Chủ Yếu Của Các Tự Viện .
V.11.3 Thông Qua Việc Từ Thiện (Xã Hội Phước Chỉ) .
Chương năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư

VI. Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư.

VI.1 Tổ Tích Của Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư .
VI.1.1 Nơi Xuất Sanh .
VI.1.2 Trải Qua Thời Kỳ Ấu Niên .
VI.1.3 Phát Tâm Tại Thần Hộ Tự - Jingooji .
VI.1.4 Những Chùa Đã Tu Hành Tại Nhựt Bản .
VI.1.5 Tu Hành Tại Những Chùa Ở Trung Quốc .
VI.1.6 Địa Điểm Ngày Trở Về .
VI.1.7 Sau Khi Về Nước Ở Tạm Các Chùa .
VI.1.8 Các Nơi Liên Hệ Về Linh Cốt Của Thiền Sư Đạo Nguyên .
VI.2 Tổ Tích Của Oánh Sơn Thiền Sư .
VI.2.1 Nơi Sinh Ra .
VI.2.2 Tu Hành Tại Các Chùa .
VI.2.3 Khai Sơn Các Chùa .
VI.2.4 Địa Điểm Nhập Diệt .
VI.2.5 Những Địa Phương Thờ Linh Cốt Của Thiền Sư Oánh Sơn .
Chương sáu: Tư Liệu Tham Khảo

VII. Tư Liệu Tham Khảo.

VII.1 Những Tư Liệu Tham Khảo Chủ Yếu .
VII.2 Những Tư Liệu Sách Tham Khảo Khác .
VII.3 Tạp Chí, Báo Viết Về Ký Sự .
VII.4 Kinh Tụng – CD Gởi Kèm Gồm: .
VII.5 Kinh Văn Tụng Niệm .
VII.5.1 Khai Kinh Kệ .
VII.5.2 Sám Hối Văn .
VII.5.3 Tam Quy Lễ Văn .
VII.5.4 Tam Tôn Lễ Văn .
VII.5.5 Bát Nhã Tâm Kinh .
VII.5.6 Bổn Tôn Thượng Cúng Hồi Hướng Văn .
VII.5.7 Tu Chứng Nghĩa – Hành Trì Báo Ân .
VII.5.8 Tiên vong Hồi Hướng Văn .
VII.5.9 Phổ Hồi Hướng 
VII.5.10 Tứ Hoằng Thệ Nguyện Môn .
Chương bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn

VIII. Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn.

Chương cuối: Lời Cuối Sách

 

I. Lời nói đầu 

Nhật Bản được xem là một quốc gia Phật Giáo, bởi vì gần 1300 năm kể từ khi Phật Giáo du nhập từ Trung Hoa và Bán Đảo Triều Tiên, Phật Giáo vẫn duy trì truyền thống tín ngưỡng và tạo được niềm tin vững chắc của người Nhật, mà không có gì thay đổi. Hơn nữa, Phật Giáo ảnh hưởng sâu đậm vào đời sống của người Nhật qua các phương diện như chính trị, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật, tư tưởng, văn học, phong tục tập quán, nơi ăn, chốn ở v.v...dẫu có khi dung hòa, có khi xung đột, có khi bị áp chế, cản ngăn, có khi được ủng hộ trở thành vai trò hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh.

Ở Nhật hiện tại có đến 75.000 tự viện Phật Giáo, gần 100.000 tăng sĩ và có 70.000.000 tín đồ thuần thành, có thể nói là gần một ức người. Hầu hết các ngôi chùa Nhật đều có lịch sử ngàn năm tồn tại. Không những có không ít các bậc cao Tăng tôn kính mà số lượng Phật Tử thuần thành vô cùng đông đảo. Đã có nhiều nhà chính trị, thương gia, nghệ nhân, văn sĩ, học giả v.v…tin Phật và quy y Tam Bảo; đặc biệt ngày nay Phật Giáo Nhật Bản còn truyền sang Âu Châu, Mỹ Châu và nhiều nước khác, đó là điều mà khoảng 10 năm trước, khó có ai tưởng tượng được.

Mặt khác, hầu hết người Nhật đều tự cho là tín đồ Phật Giáo, tuy nhiên cũng có người nhận xét đến các chùa ở Kinh Đô và Nara chỉ thấy toàn khách tham quan, còn tăng sĩ chỉ lo cúng đám để nuôi thân, không có sinh hoạt Tôn Giáo. Tín đồ đến chùa chỉ vì đi thăm mộ thân nhân trong những ngày lễ Thanh Minh (Ohigan), Vu Lan. Ở Nhật, ngày đầu năm, người Nhật đến Thần Xã; khi kết hôn, họ chọn nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Phải chăng đây là tinh thần dung hòa của Phật Giáo hay chỉ là lòng tin riêng của Tín Đồ Phật Giáo; phải chăng niềm tin Tôn Giáo vốn tồn tại trong tinh thần tự giác của mỗi cá nhân Tín Đồ.

Thật ra, đối với thế giới, Nhật Bản là một quốc gia Phật Giáo, vì đa số người Nhật là tín đồ của Phật Giáo, nhưng với người Nhật không hẳn như vậy. Có nhiều lý do, nhưng phải nói rằng lý do chính là sự nổ lực tăng sĩ có đó, nhưng chưa đầy đủ và lý do khác là tín đồ Phật Giáo cũng kém phần tha thiết quan tâm, hẳn nhiên làm cho người ta không thấy Phật Giáoảnh hưởng gì cả. Thật sự, không đơn thuần cho Phật Giáo đối với các vấn đề hiện tại khi mà xã hội ngày càng phức tạp, thế giới ngày càng nhiều vọng tưởngcon người dường như đang bị mê hoặc, đến nỗi cảm thấy bất an, hoài nghi, dao động, thậm chí không biết mình là ai và không biết phải làm sao đây trước văn hóavăn minh do con người tạo ra. Đó chính là tình trạng đau thuơng của thế giới, đương nhiên Nhật Bản không ra ngoài trạng huống ấy.

Thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ Tôn Giáo, thời đại Tâm Linh. Phật Giáo tự dưng được nhiều người quan tâm đến. Nhiều hiện tượng cho thấy có sự lưu ý của người Nhật đối với Phật Giáo như kinh sách Phật Giáo được bày bán nhiều hơn ở hiệu sách, nhiều Chùa thành lập ban nghiên cứu để giảng diễn giáo lý Phật Đà và nhiều phái mới ra đời.... Thế nhưng Phật Giáo Nhật Bản vốn có nhiều Tông Phái khác nhau, mỗi Tông Pháitính chất Tôn Giáo riêng biệt, mà điều nầy được minh chứng qua hình ảnh tăng sĩ, không vị nào không trực thuộc chùa hay tông phái riêng mình, thậm chí tín đồ cũng thế. Thế nên dù thích hay không thích vấn đề lấy gia đình làm đơn vị, dù hiểu hay không hiểu cũng phải trông chờ nơi tông phái của mình

Bản thân tôi (tác giả) không thích về vấn đề phân chia Tông Phái, thích không thuộc Tông Phái nào cả. Nói khác hơn, lập trường của tôi có thể khác với những người học Phật khác, rất tự do khi lưu tâm đến vấn đề Phật Giáo. Thật tế, nhiều người chủ trương như vậy, nhưng không thể xác định khuynh hướng thuộc Tông Phái nào, rốt cuộc chính họ cũng không rõ và bị rơi vào lập trường Tông Phái khác một cách dễ dàng, lúc nào chẳng hay. Vả lại, Phật Giáo Nhật Bản chia nhiều Tông Phái biết đâu lại là vấn đề thông thoáng, bởi vì có nhiều góc độ và nhiều cánh cửa để mở khi bước vào ngôi nhà Phật Giáo.

Lại một lần nữa nói rằng Phật Giáo Nhật BảnPhật Giáo của các Tông Phái, nhưng thật không hay chút nào khi tăng sĩ và tín đồ thuộc các Tông Phái của Phật Giáo chẳng lưu tâm, cũng chẳng biết mình thuộc Tông Phái nào. Thật ra, trước thời Meiji (Minh Trị), Phật Giáo Nhật Bản theo lập trường truyền thốngnghiên cứu học thuật theo lối Âu Châu, biết Đại Thừa chẳng phải do Đức Phật nói, nhưng có lẽ bắt đầu từ đó, ấn tượng chia rẽ xâm nhập vào Phật Giáo khiến Phật Giáo bị phân chia tạo thành các Tông Phái. Một khi chư Tăng đánh mất tự tin, thậm chí còn hàm hồ đả phá Tông Phái mình, sao lại trách đàn natín đồ ngày càng thiếu hiểu biết. Thật là phi lý!

Tất cả những buổi diễn giảng giáo lý Phật Đà của các học giả và sách vở viết về Phật Giáo bày bán ở hiệu sách, thật tế chỉ giới thiệu Phật Pháp căn bản mà thôi, thật ra chẳng đủ. Cần phải có những buổi giảng của Chư Tăng như là giáo hóa, trao đổi thể nghiệm mang tính đặc thù riêng của từng cá thể, gần gũi thân cận. Mặt khác cũng cần có phần nghi lễ tâm linh, thần bí siêu nhiên, huyền bí khác v.v... mà những phương diện đó không ngoài phương tiện truyền đạt tâm linh

Tác phẩm nầy chỉ bàn về những gì thuộc về phái “Tào Động Tông” của Phật Giáo Nhật Bản như là tổng hợp quan điểm để hướng dẫn mà thôi.

Nếu kể về số lượng Tăng Lữtự viện của riêng Tào Động Tông, có thể nói rằng đây là một đoàn thể Phật Giáo lớn nhất của nước Nhật, phụng thờ đức Bổn Sư Thích Ca là vị giáo chủ Phật Giáo. Các Thiền Tăng đời Kamakura kính ngưỡng những vị Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), Thiền Sư Oánh Sơn là Cao TổThái Tổ. Tông chỉgiáo nghĩa của hai vị Tổ nầy được thiết lập nơi Đại Bổn Sơn tại hai chùa Vĩnh Bình (Eheiji) và chùa Tổng Trì (Sojiji). Dưới tàng cây cổ thụ ấy, có đến 15.000 ngôi chùa, 20.000 Tăng Sĩ và 7.000.000 tín đồ, với lịch sử 700 năm truyền thừa.

Trong khả năng có thể, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích rõ ràng tất cả những vấn đề lịch sử, Bổn Tôn, Lưỡng Tổ, lưỡng Đại Bổn Sơn, tông chỉ, giáo nghĩa, tự viện, Tăng Lữ, nghi lễ, thánh điển, sinh hoạt tín ngưỡng và nhiều phương diện khác thuộc pháp nhơn Tôn Giáo và tông chế[1] của Tào Động Tông, để mọi người liễu tri một cách dễ dàng khi muốn nghiên cứu về tông nầy. Hẳn nhiên, trong điều kiện cho phép, tài liệu nầy cũng là cơ sở căn bản lý giải cho đàn na, tín đồ và những người thuộc Tông Phái khác, khi lưu tâm những vấn đề của Tào Động Tông Nhật Bản một cách bao quát hơn, đó cũng chính là điều mà tác giả vô cùng tha thiết vậy.

 Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)

[1] Giống như tư cách gemeinnütziger e.V. của Tôn Giáo tại Đức. Nghĩa là Hội nầy có khai báo tại tòa án, có tính cách từ thiện, xã hội của Tôn Giáo đó.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8641)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 5490)
Thiền định là một phép luyện tập thật cần thiết giúp phát huy tối đa các phẩm tính tinh thần như tình thương yêu, lòng từ bi và lòng vị tha.
(Xem: 8398)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
(Xem: 9376)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 8953)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 4323)
Nếu bạn tinh tấn chánh niệm hàng ngày, bằng cách tích cực hành thiền trong ba mươi phút hay một giờ, và chánh niệm tổng quát vào mọi tác động hàng ngày thì bạn gặt hái nhiều điều tốt đẹp.
(Xem: 4077)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa.
(Xem: 10482)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 9100)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8604)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 4727)
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ).
(Xem: 9215)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7533)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 8117)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7974)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 7652)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8392)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 11902)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 8383)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10805)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10543)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 8158)
Khi nói “thiền trong cuộc sống hằng ngày”, ta nên hiểu thiền ở đây là sự duy trì chánh niệm, tỉnh giác nơi thân và tâm...
(Xem: 4892)
Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ chophù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm chosức khỏe -- hơn là khi chạy chỉ là chạy.
(Xem: 5652)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và...
(Xem: 15520)
Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.
(Xem: 10591)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 10344)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10839)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 10604)
Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống.
(Xem: 10848)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9952)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 13391)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 19903)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 13324)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 18635)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10730)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 13546)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 12112)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11161)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10379)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10320)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 10571)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11970)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 9372)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 11018)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm;
(Xem: 6149)
Khi đã bước vào con đường tu tập tâm linh, nhất là con đường Phật giáo, thì bệnh tật sẽ là một lời giáo huấn...
(Xem: 5575)
Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.
(Xem: 5746)
Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền,
(Xem: 7066)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn?
(Xem: 6542)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật.
(Xem: 4480)
Chúng ta đang tìm hiểu để phát triển một tâm thức thiền quán mà tự nó là trong sáng một cách nhiệt tình, nơi mà ý thứcquang minhtỉnh giác.
(Xem: 5413)
Tâm tỏa rộng, tâm vui sướng và tâm thương yêu là các thể dạng tâm thần của một môn đệ của Đức Phật. Nếu muốn vượt thoát ra khỏi thế giới của dục vọnghình tướng, chúng ta phải biết tu tập bằng cách buông bỏ chính mình.
(Xem: 6747)
Niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyên là có quả báu lớn, có lợi ích lớn.
(Xem: 10377)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11988)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10756)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12420)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9872)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 13882)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9629)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant