Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

[49-60]

12 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 12103)
[49-60]
VI TIẾU
Tác giả: Viên Minh

[49-60]

 

49. TRÀ TỲ

Dù đã đi theo thiền, một thiền sinh vẫn còn đầy ắp kiến giải về các luận A Tỳ đàm, Duy Thức, Trung Quántriết học Đông Tây.

Sư nói:

- Con có biết không, trình tự sa đọa của con ngườitừ không còn khả năng sống với đạo mới đưa đến đạo lý. Từ không trực nhận đạo lý mới đưa đến triết lý. Từ không hiểu triết lý đưa đến triết học. Khi những hệ thống triết học được hình thành thì sự sống đạo cũng bị... trà tỳ!

 ۞

Lời góp ý:

 Kết luận thì đã không còn là chân lý, huống chi lặp lại những kết luận thì chẳng khác người mù sờ voi. Người mù sờ voi còn có chỗ đúng, kẻ lặp lại ngôn ngữ nói về chân lý thì hoàn toàn mò trăng đáy biển.

Người giác ngộ hồn nhiên sống đạo, nhưng vì người mê mà nói đạo lý. đáng lẽ nương đạo lý để thấy đạo, người mê lại học được đôi ba điều rồi ba hoa triết lý. Nhưng triết lý vẫn còn là những suy luận mơ hồ chưa có gì xác định. Người mê sau lại phân tích, lý giải, phê phán, hệ thống hóa triết lý bằng thế trí biện tài mà thành ra triết học với những giả thiết, định đề, định luật, hệ luận, phương pháp,... rất ư là logic, để đo lường chân lý trong những kết luận thật sắc bén vững vàng như đinh đóng cột. Tưởng đã nắm đạo trong tay, hóa ra chỉ là đạo giấy.

Bịnh này, ngoài Phật, may ra theo Lão Tử “tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần” mới mong “huyền đồng”trở về với Đạo.

 An nhiên tâm lặng lẽ

 Sáng suốt tuệ nhật soi

 Nói Đạo còn xa Đạo

 Huống kẻ mù sờ voi!

 


 

50. THIỀN ĐỊNH LÂU NHẤT

 Sư hỏi các đệ tử:

- Trong các con, ai hành thiền định lâu nhất?

Các đệ tử lần lượt thưa:

- Con nhập định một giờ.

- Con nhập định hai giờ.

- Con nhập định một ngày.

- Con nhập định năm ngày.

- Con nhập định bảy ngày.

Cuối cùng, một người đệ tử thưa:

- Thưa Thầy, con không biết con nhập bao lâu, chỉ biết là con đang thở từng hơi thở mà thôi.

Sư mừng rỡ nói:

- Thế mà con thiền định lâu nhất đó.

۞ 

Lời góp ý: 

Thiền định lâu nhất cũng còn xuất nhập, nên thiền định không phải là cứu cánh của Đạo Phật. Cao nhất của thiền định là cõi Sắc GiớiVô Sắc Giới mà thôi.

Tuy nhiên, Đạo Phật không loại trừ thiền định, vì nếu sử dụng thiền định mà không dừng lại nơi thiền định, không xem thiền địnhtối hậu mà chỉ tạm thời thoát khỏi sự chi phối đa đoan phiền nhiễu của cõi dục thì rất tốt. Vì vậy, thiền định vẫn được coi là hiện tại lạc trụ của các bậc Thánh (Ariyassa ditthadhamma-sukha vihàra).

Thiền Tuệ cũng không loại trừ thiền định, vì trong tuệ luôn luôn có định. Hơn nữa, thiền tông nói rằng đói ăn, khát uống, mệt nghỉ, thì sao lại không thiền định một chút cho khí dưỡng thần tồn?

Nhưng khi thiền định được rồi thì người ta thường ham mê hỷ lạc, do đó, đáng lẽ thiền định là quên thời gian, thì người ham mê thiền định lại tính thời gian để đó lường định lực.

Định lực không ở thời gian, mà ở chỗ bất loạn. Nếu trong từng hơi thở mà tâm bất loạn, quên hết thời gian thì sát-na định (khanika-samàdhi) lại chính là đại định (mahà-samàdhi).

 


51. VÃNG SINH

 Người theo phái Tịnh độ tin rằng niệm Phật A Di đà sẽ được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc, còn người theo Nam Tông thì niệm Araham là danh hiệu đầu tiên của Phật và cũng là quả Thánh tối cao trong hàng Tứ Thánh.

Một hôm, có người hỏi Sư:

- Thưa Thầy, không biết về sau con có được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc không?

Sư hỏi:

- Anh niệm danh hiệu nào?

- Dạ, Araham.

Sư nói:

- Araham là vô sinh sao anh lại cầu vãng sinh?

۞ 

 

Lời góp ý: 

Mục đích người tu Phật, kể cả bậc Đại Bồ Tát, đều là thoát lý luân hồi sinh tử, liễu ngộ tự tánh (Niết Bàn). Không luân hồi sinh tử tức tự tánh vô sinh diệt (A-la-hán).

Danh hiệu A-la-hán và A Di đà hoàn toàn đồng nghĩa. Một bên là chỉ thẳng tự tánh vô sinh diệt (A-la-hán) cho căn cơ trí tuệ, một bên là nhân cách hóa thành một vị Phật (A Di đà) cho căn cơ đức tin.

A-la-hán có ba đức: Minh cụ túc (Vijjà sampanno), Vô sinh diệt(Ajàtàmato) và Thanh tịnh vô nhiễm (Nikkilesa visuddho).

A Di đà cũng có ba nghĩa: Vô lượng quang tức Minh cụ túc, Vô lượng thọ tức Vô sinh diệt và Tịnh độ bản tâm tức Thanh tịnh vô nhiễm. Vậy A-la-hán và A Di đà chỉ là một.

Người niệm Phật A Di đà tuy nguyện vãng sinh, nhưng thực ra mục đích cũng vẫn là vô sinh (Hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh). Do đó, “Nhất cụ Di đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương” nghĩa là, khi đã nhất tâm bất loạn thì đến cõi Tịnh độ mà không cần tốn một sát-na, bởi vì “tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh” thì ở đâu cũng là Tây Phương Cực Lạc, khỏi phải vãng sinh Tịnh độ.

Hơn nữa, “tự tánh Di Đà duy tâm tịnh độ” thì chỉ cần ngộ tánh vô sinh, giác tâm vô nhiễm tức đã là cõi Di Đà tịnh độ rồi.

A-la-hán và A Di Đà chính là tự tánh vô sinh. Vì thế, niệm A-la-hán hay niệm A Di Đà đâu phải cầu vãng sinh mà chính là vô sinh vậy.

 


52. THỰC SỰ HÀNH

 Nhiều học giả cho rằng môn A-tỳ-đàm (Abhidhamma) tức Vi Diệu Pháp hoặc Thắng Phápmôn học cao siêu hơn cả Duy Thức Luận, nên họ còn gọi là môn Siêu Lý Học.

Sư nói với một học giả Siêu Lý:

- Ta có một môn hơn xa Siêu Lý Học, nhờ đó mà có thể biến hóa vô cùng, dung thông vạn pháp.

- Đó là môn gì mà siêu dữ vậy?

Sư nói:

- Không phải siêu mà là thực, vì đó là môn Thực Sự Hành.

۞ 

Lời góp ý: 

Siêu Lý Học là tên gọi khác của môn học lấy Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka) làm đối tượng nghiên cứu. Chủ đề của Diệu Pháp là Tâm, Tâm Sở, Sắc và Niết Bàn.

Tâm hợp với Tâm Sở và Sắc tạo ra tâm giới, đồng thời cũng chính Tâm chứng ngộ Niết Bàn. Đó là nguyên lý tổng quát đã được mô tả và phân tích kỹ lưỡng trong môn Siêu Lý Học.

Nhưng pháp học chỉ là phương tiện để thấy ra pháp hành. Thấy pháp hành chưa đủ mà còn phải thực sự hành nữa mới được. Nếu không, người học pháp có thể rơi vào hai sai lầm:

1) Quá say mê pháp học để tích lũy sở tri, không ngờ chính sở tri vay mượn quá chi ly manh mún là trở ngại lớn lao cho việc hành trí.

2) Quá tin vào những công thức tạm lập (để diễn tả cho dễ hiểu) rồi đem ra áp dụng một cách máy móc không sáng tạo mà cho là tu. Có thể những công thức được mô tả đúng đắn, nhưng dầu sao cũng không có công thức nào phô diễn được trọn vẹn chân lý vốn rất linh động khó lường. Chưa kể qua lý trí vọng thức của người học, công thức đã được tiếp thu một cách méo mó. Công thứcphương tiện diễn đạt sự thật mà đã bị méo mó thì sự thật làm sao thấy được, nên khi đem ra áp dụng tưởng là thực hành chánh pháp, hóa ra chỉ thực hành tà đạo!

Người học giáo pháp đúng hướng phải biết “được ý quên lời”, phải biết nhìn vào sự thật chứ đừng nhìn vào công thức. Ví dụ, đừng phân tích tâm qua “công thức lộ trình tâm”, mà qua chính sự diễn biến đang xảy ra một cách sống động nơi tâm mình. Có thể lúc đầu ta không thấy được tâm như công thức gợi ý, nhưng về sau lại thấy vi tế hơn công thức diễn tả rất nhiều.

Đừng đem công thức áp dụng lên thực tại, trước khi muốn nhìn thực tại phải biết vất bỏ công thức đi. Vì thực hành là trực tiếp thể nghiệm chân lý chứ không phải mô phỏng, áp dụng hay so sánh công thức với chân lý. Từ chân lý, bậc Giác Ngộ nói ra lời để chỉ bày chân lý, mượn lời để nhìn thẳng vào sự thật được chỉ bày chứ không phải đem lời áp đặt lên chân lý. Chân lý là sự sống nên chỉ có thể sống chứ không thể áp dụng. Ap dụng tức áp đặt một khuôn mẫu đã có trước lên trên thực tại đang là, trong khi thực tại đó chính là sự sống luôn luôn linh động và mới mẻ, chỉ có một trí tuệ sâu lắng bất động (acalà gambhìtà pannà) mới có thể hội nhập. Trí tuệ đó hoàn toàn trong sáng (visuddhanana), hoàn toàn ngược lại với dòng thác lý trí vọng thức (anoghanìyà pannà).

Vậy phải biết quên đi bài học về Siêu Lý kinh điển để thể hội bài học Siêu Lý trên thực tại hiện tiền luôn luôn sinh động mới mẻ. Đó chính là thực sự hành vậy.


53. NIẾT BÀN

Một thiền sinh tự cho mình là đã suốt thông kinh tạng, chỉ còn tinh tấn hành trí là sẽ đạt được Niết Bàn. Nhưng anh hành đến sốt ruột cũng chưa thấy Niết Bàn đâu. Anh bèn đến cầu kiến Sư:

- Lý sự con đều đã trải qua mà vẫn chưa được Niết Bàn, bây giờ phải làm sao?

Sư nói:

- Niết Bàntịch tịnh (santi), là nguội lạnh (sìta) mà ngươi nôn nóng như thế làm sao đạt được?

۞ 

Lời góp ý: 

 Ai đi tìm Niết Bàn? Nếu bản ngã đi tìm Niết Bàn thì Niết Bàn chỉ là ảo tưởng của bản ngã.

Ai đạt đến Niết Bàn? Nếu bản ngã có đến ngồi chễm chệ trên Niết Bàn thì bản ngã vẫn là bản ngã chứ không bao giờ Niết Bàn được.

Còn đi tìm Niết Bàn... tức chưa biết Niết Bàn là gì và ở đâu. Vậy không bao giờ tìm được Niết Bàn, vì dù có gặp thì làm sao biết đó là Niết Bàn?

Còn đạt đến Niết Bàn tức chưa phải Niết Bàn, vì Niết Bàn không phải là nơi (cõi giới) để đi để đến. đến đi tức nhân quả, thời giansinh tử.

Niết Bàn không phải là trạng thái lý tưởng, dù là hư vô, ngoan không hay thường - lạc - ngã - tịnh, vì trạng thái lý tưởng chỉ là phóng ảnh của vô minh ái dục.

Niết Bàn không đoạn nên chẳng thường, không khổ nên chẳng lạc, không năng sở nên chẳng ngã pháp, không dơ nên chẳng tịnh, chớ có mưu toan tô son vẽ phấn.

Niết Bàn cũng không phải là kết quả của một quá trình tu luyện, vì tu luyện chỉ đến sở đắc. Còn sở đắc là còn được còn mất, còn thành còn bại. Sở đắc có sinh nên sở đắc có diệt. Niết Bàn không sinh nên Niết Bàn không diệt. Chớ có manh tâm chiếm đoạt Niết Bàn.

Xưa có gã nằm mơ thấy mình giàu sang phú quý, danh vọng tột bực, hạnh phúc tuyệt đỉnh. Thế rồi vật đổi sao dời, một ngày kia bỗng nhiên tán gia bại sản, thân bại danh liệt, khốn khổ tận cùng. Trong khi đang bị tù tội tra khảo, gã mơ tưởng đến một viễn ảnh tự do và ngày đêm tìm phương vượt ngục. Kiên trí đào hang khoét lỗ, một hôm gã cũng thoát được ra ngoài, thấy mình thật là tự do thoải mái. Nhưng đi chưa được bao lâu, gã lại thấy trước mắt tường kín rào cao trùng trùng điệp điệp... Giật mình thức dậy thì tất cả thành bại, được mất, hơn thua, vui khổ đều bỗng tiêu tan, bấy giờ gã mới thở phào nhẹ nhõm.

Bản ngã, vô minh, ái dục, khổ vui v.v... đều toàn là mộng. Cho nên, với những người đang nằm mơ, Đức Phật không đưa ra thêm một “Niết Bàn trong mộng”, Ngài chỉ giúp họ tỉnh giấc thì tất cả mộng mơ đều tự tiêu tan. Đó là lý do vì sao Ngài Sàriputta trả lời du sĩ ngoại đạo Jambukhàdaka: “Này hiền giả! Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si là Niết Bàn”. Và khi nói Niết Bàntịch tịnh, thanh lương cũng đồng một nghĩa: mộng mị tiêu tan thở phào nhẹ nhõm vậy.

 


54. THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

Một thiền sinh hỏi:

- Thưa Thầy, theo Mật Tông, Đức Chuẩn Đề có ngàn tay ngàn mắt là ý nghĩa gì?

Sư nói:

- Ngươi cũng có ngàn tay ngàn mắt nhưng chưa vô ngại đại bi đó thôi.

- Làm sao con có ngàn tay ngàn mắt được?

- Sao lại không? Nóng lạnh, đói no, vui buồn, mừng giận, đẹp xấu, dở hay, phải trái,... cho đến ngàn chuyện ngươi đều biết, đó không phải ngươi có ngàn mắt hay sao? Lại còn làm lụng, đi đứng, ăn ngủ, nói năng, suy tính, tạo tác, động tịnh,... cho đến ngàn việc ngươi đều làm được, đó không phải ngàn tay là gì?

۞ 

Lời góp ý: 

Nói đến Đạo là người ta mơ đến một cái gì siêu việt. Cái gì gợi lên trí tưởng tượng càng phong mới càng cao siêu mầu nhiệm.

Thế mà một quy luật có vẻ nghịch lý nhưng rất hiển nhiên, đó là, càng mơ cái huyền nhiệm phi thường lại càng tầm thường cạn cợt. Ngược lại, càng sống giản dị, bình thường, lại càng thâm sâu uyên áo.

Cho nên, Lão Tử nói: “Trí giả nhược ngu, tình thâm nhược đạm”.

Sở dĩ người ta “hướng ngoại cầu huyền” là ví chưa thấy ra cái cao siêu mầu nhiệm trong cái nhỏ nhặt bình thường.

Người ta đi đến một nơi đầy hứa hẹn, nhưng không thấy ý nghĩa tuyệt vời của một bước đi. Người ta ăn qua loa cho xong bữa để tranh thủ đi luyện thần thông pháp thuật, nên đâu thể biết rằng mỗi cái nhai là thần thông, mỗi hạt cơm là diệu dụng.

Kinh Thánh nói: “Mỗi sợi tóc trên đầu rơi xuống đều là ý của Đức Chúa Trời”, nghĩa là mỗi sự việc diễn ra trên đời, dù nhỏ nhặt đến đâu, đều có ý nghĩa nhiệm mầu của nó.

Vậy mà người ta vẫn cứ loay hoay trèo non lặn suối đi tìm sự huyền bí phi thường, không biết rằng “Thiên địa giai bị ư ngã, phản thân nhi thành lạc mạc đại yên”.

 Nước Phật nằm trong hạt cát

 Chúa Trời ngự khắp nơi nơi

 Vạn pháp tiềm tàng Thái cực

 Người xưa đâu phải nói chơi.

 


 55. BẮT CHƯỚC THIỀN SƯ

 Nhiều thiền sinh sau khi đọc hành trạng của các thiền sư cổ đức, mỗi người tâm đắc hành trạng của một vị thiền sư nào đó và bắt chước y hệt những gì ghi lại trong các ngữ lục.

thiền sinh đưa lên một ngón tay, thiền sinh khác chỉ cây tùng trước sân, có người toan chẻ tượng Phật, có người lại định giết cả mèo v.v...

Sư nói:

- Các sách vở chỉ ghi chép một điểm nhỏ trong đời sống phong phú của các thiền sư, các ngươi chỉ bắt chước được một điểm nhỏ đó thôi chứ làm sao bắt chước được đời sống toàn diện của các Ngài. Chẳng lẽ các Ngài suốt đời chỉ làm một chuyện đó thôi sao?

۞ 

Lời góp ý: 

Tu không phải là tạo cho mình một phong cách độc đáo, bởi vì độc đáo tới đâu cũng chỉ là quái thai của bản ngã, huống hồ chỉ bắt chước phong cách của người, dù đó là tiên phong đạo cốt hay phong thái thiền sư.

Nietzsche nói: “Chẳng thà làm thằng điên cho chính mình còn hơn làm bậc Thánh cho tư tưởng của kẻ khác”.

Đạo không thể mô phỏng hay bắt chước nơi Thánh nhân. Thuở xưa, các vị đại Thánh Tăng chẳng có ai giống ai mà “mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”. Các bậc thiền sư đạt đạo xưa nay cũng đều như vậy.

Cho nên, suốt ngày hét đến đinh tai cũng không là Lâm Tế, trọn đời thiêu hết Phật gỗ cũng chẳng phải Đơn Hà.

Lập lại ngôn ngữ thiền sư coi chừng mắc bẫy, làm theo cử chỉ thiền sư khéo kẻo bị lừa. Giống như người bắt chước vô vi của Lão tử, chính là người hữu vi cực kỳ lộ liễu.

Phật dạy: “Người ngu biết mình ngu ấy là kẻ trí”, còn kẻ mê mà bắt chước người ngộ thì không biết mê đến cỡ nào.

Vì vậyTuệ Trung Thượng Sĩ thản nhiên nói: “Phật là Phật, anh là anh, Phật chẳng cần làm anh, anh chẳng cần làm Phật”.

  Mới hay tự ngộ lấy mình

 Chớ nên bắt chước chúng khinh bạn cười.

 


56. CHUYỆN BỰC MÌNH

 Đời sống trong thiền viện không phải luôn luôn phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Thỉnh thoảng cũng có vài chuyện bất hòa. Hai thiền sinh nọ bất đồng ý kiến về cách thể hiện kỷ luật. Một người thích nghiêm minh, một người thì ưa phóng khoáng. Họ thường tranh luận với nhau không ai chịu nhịn, vì vậy hay gây bực mình cho các thiền sinh khác.

Trình với Sư để xin hòa giải thì Sư chỉ cười không nói gì khiến họ càng bực mình thêm. Cuối cùng, Sư nói:

- Hai chú ấy bất hòa đâu phải cốt để các anh bực mình. Còn đã bực mình thì chính các anh cũng đã bất hòa nói gì đến hòa giải ai được!

۞ 

Lời góp ý: 

Chuyện bực mình không xảy ra bên ngoài mà khởi lên trong tâm người... bực mình! Chuyện xảy ra bên ngoài chỉ là duyên, phản ứng khởi lên bên trong mới là nhân phiền não. Duyên là phụ, nhân mới chính. Nhưng khổ thay, vì người ta cứ nhìn ra ngoài nên duyên trở thành chính, còn nhân gây ra bao khổ não lại chẳng mấy khi thấy được.

Người ta có khuynh hướng giải quyết điều kiện bên ngoài, ít ai quan tâm giải quyết tận nguồn nội tại.

Bên ngoài là duyên nên cứ tùy duyên mà thuận. Thuận không phải là chạy theo, mà chỉ cần không chống trái, không thủ xả.

Đức Phật dạy: “Như núi đá kiên cố không bị gió lay, những lời khen chê không lay động bậc Đại Trí”.

Kinh Mangala Sutta cũng dạy:

 Khi xúc chạm việc đời

 Tâm không động không sầu

 Tự tạivô nhiễm

 Là phúc lành cao thượng.

Kiên cố không lay động không phải là cố chấp, hay đã có chủ trương khăng khăng nhất định. Chính vì có chủ trương mà hai thiền sinh mới bất đồng ý kiến. Chính vì có chủ trương mà hai chú tiểu cứ mãi cãi nhau về phướn động hay gió động.

Ngài Huệ Năng nói: “Tâm các ông động”. Đó chính là “trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật” vậy.

 


 57. KHÔNG CÓ ĐƯỜNG ĐẾN NIẾT BÀN

Ai cũng biết mục đích tối hậu của Đạo PhậtNiết Bàn. Như vậy, chẳng cần nghĩ bàn gì, người ta cứ việc khẳng định rằng Đạo Phật chính là con đường đi đến Niết Bàn đó.

Nhưng Sư lại nói:

- Chẳng bao giờ có con đường đến Niết Bàn, chỉ có đường vào luân hồi sinh tử mà thôi.

Các thiền sinh rất lấy làm lạ, thắc mắc:

- Như vậy, Đức Phật dạy Đạo để làm gì?

Sư nói:

- Đạo chỉ để xóa tan Tập đế, như ánh sáng xóa tan bóng tối chứ đâu phải đường đến Niết Bàn. Ví như trong bóng tối anh không tự nhìn thấy mình, đến khi thắp đèn lên mới thấy được mình. Như vậy, anh không cần phải đi đâu mà tìm kiếm chính anh. Niết Bàn cũng y như vậy.

۞ 

Lời góp ý: 

Không phải hễ cứ gọi đạo thì tức là con đường. Con đường luôn luôn có khởi điểm và có chỗ đến. Niết Bàn không phải là chỗ đến theo nghĩa một địa điểm. Cho nên, không có đường đến Niết Bàn.

Từ Đạo được dùng rất nhiều nghĩa:

Đạo trong Lão Tử Đạo Đức Kinhchân lý rốt ráo. Đạo trong Thiên Chúa Giáo là lẽ thật và sự sống đời đời. Đạo trong Khổng Học là cách xử thế tiếp vật, minh đức thân dân và chí thiện.

Đạo dùng trong Đạo Đế có nghĩa là “sự thực hành nhằm vào khổ diệt”(Dukkha-nirodha-gàminì-patipadà), hoặc Đạo trong Bát Chánh Đạo được định nghĩa là “tiêu tan phiền não”(kilesemàrento). Nói theo Kinh Bát Nhã thì Đạo tức là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách” vậy.

Trong tất cả các thuật ngữ Đạo nói trên, không có thuật ngữ nào chỉ con đường có đi có đến cả. Đặc biệt trong Đạo Phật, Đạo chẳng liên hệ gì đến Niết Bàn, vì không có Đạo vẫn cứ có Niết Bàn. Nhưng không có Đạo thì không thể chứng ngộ Niết Bàn được.

Giống như người đang nằm trên giường có ảo giác bị rơi vào khoảng không không đáy, anh ta cảm thấy hụt hẫng và khiếp sợ. Chỉ cần ảo giác tiêu tan (hoặc thấy đó chỉ là ảo giác) thì người ấy trước sau vẫn nằm trên giường thoải mái bình yên. Niết Bàn cũng y như vậy.

 


 58. ĐẠI BỊNH

 Một thiền sinh nọ tự cho mình là đã thấy tánh.

 Sư hỏi:

- Tự tánh ông thế nào?

Thiền sinh khẳng định một cách rất tự tin:

- Hoàn toàn rỗng rang thanh tịnh.

Sư nói:

- Đó là bịnh tưởng!

Thiền sinh vô cùng tức giận, cho rằng chính thiền sư cũng không thấy được chỗ thậm thâm vi diệu mà anh đã chứng ngộ, bèn cật vấn:

- Sao gọi là bịnh tưởng?

Sư đáp:

- Cổ đức dạy: “Tri tâm thanh tịnh thời bất sanh thanh tịnh tưởng”. Nay anh lấy cái tướng thanh tịnh làm tự tánh thì không phải bịnh tưởng là gì.

Thiền sinh nhất mực phản đối:

- Đó là sự thật mà tôi chứng ngộ chứ đâu phải là tưởng tượng.

Sư than:

- “Sự thật đó” chỉ là một trong muôn ngàn tướng của Pháp (tâm) mà lại gán cho cái tên là tự tánh mới sinh ra bịnh tưởng, chứ còn giả tưởng của tưởng tượng thì còn nói làm gì.

Nói xong, Sư ngâm bài kệ của cổ đức:

 “Thức đắc bổn tâm bổn tánh

 Chính thị tông môn đại bịnh.”

۞ 

Lời góp ý: 

Bất kỳ người ta khẳng định tự tánh là gì thì nó liền bị chụp cái mũ vọng tưởng hay ít nhất cũng là tục đế tướng (Sammùti sacca nimitta) hoặc thi thiết tướng (pannatti nimitta) thuộc về biến kế sở chấp, ngũ trược hoặc tam tế lục thô, rơi vào nhân duyên, ngũ uẩn.

Tự tánh “bổn lai vô nhất vật” thì còn ham xác định tướng để làm gì?

Kinh Kim Cang nói: “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”. Tướng còn thấy là phi tướng huống chi là tánh. Nhưng ngay khi thấy phi tướng tức là thấy tánh. Ngược lại, cố thấy tánh thì nhất định rơi vào hữu tướng. Đó là điều rất đơn giản mà những người mắc phải bịnh thiền không thể nào thấy được. Và đó cũng là lý do tại sao trong Phật Giáo Nguyên Thủy, Đức Phật chỉ nói đến Pháp tướng vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh mà không nói Pháp tánh thường - lạc - ngã - tịnh như các luận phái về sau.

Đức Phật dạy: “Này Sàriputta, an trụ của bậc đại Nhân tức là không tánh” (Mahàpurisa vihàro h’esa, Sàriputta, yadidam sunnatà).

Nhưng tánh không, vô nhất vật hoặc phi tướng không có nghĩa là không có gì cả (Natthità). Không có gì cả tức rơi vào ngoan không hoặc hư vô luận (Natthivàda).

Không có đây là không có tướng vọng, không có nhất tướng vô minh (Ekàvijjà nimitta) che lấp thực tướng của pháp. Nói “thực tướng vô tướng” chính là nói với nghĩa này.

Vậy không phải tánh không có tướng, mà tướng của tánh là thực tướng vô tướng, cho nên bậc trí chỉ cần thấy như thị tướng thì đã là thấy tánh mà không rơi vào đại bịnh.

 


59. TÌNH NGUYỆN ĐI THEO

 Trong buổi lao tác mệt mỏi, một chú tiểu đang mơ được nghỉ ngơi thoải mái, bỗng nghe chú tiểu bạn hỏi:

- Hỏi thiệt nghe, nếu có một điều ước, chú sẽ ước gì?

- Ư, thế thì hay lắm! Tôi sẽ ước được tái sanh vào một cảnh giới chỉ có ăn, chơi và ngủ chứ không làm lụng gì cả.

-Ê, tôi tình nguyện theo chú đó!

- Ủa, chú cũng đồng minh với tôi hả?

- Không đâu, tôi chỉ theo chữa bịnh cho chú kẻo tội nghiệp chú mà thôi!

۞ 

Lời góp ý: 

Đôi lúc những người tu hành cũng có những ý nghĩ thật tầm thường: đạt đến một cõi giới an lạc như ý muốn của mình. Nhưng coi chừng, đạt đến cõi giới như ý là bịnh hoạn đó nghe!

Nguyên nhân sai lầm này là người ta không phân biệt được khổ đế với khổ thọ bình thường.

Khổ đếảo giác do ảo tưởng tập đế tạo ra, còn thọ khổ là cảm giác do duyên pháp tự nhiên tạo ra. Bậc giác ngộ chỉ thoát khỏi khổ đế chứ không cần giải thoát khỏi khổ thọ bình thường tự nhiên.

Khi làm việc nhiều thì mệt, đói, khát v.v... Đó là khổ thọ tự nhiên chứ không phải khổ đế. Chỉ cần nghỉ ngơi ăn uống là xong chứ đâu cần phải tu hành giải thoát làm gì cho thêm khổ.

Nhưng khi bản ngã nói: “Sao ta lại phải làm việc mệt nhọc thế này, phải chi ta đi chơi cho khỏe!” Bấy giờ, ảo tưởng đi chơi chống đối với thực tế làm việc (Tập đế) tạo ra một ảo giác khổ sở, chán nản, bực bội (Khổ đế). Thực tế thì bản ngã làm biếng này cũng chưa có gì nên mệt cả mà đã thấy khổ rồi, còn người siêng năng chú tâm làm việc tuy có mệt thật mà thấy vui nữa là khác. Vậy cái khổ của anh chàng làm biếng hay vọng tưởng chỉ là ảo giác trong ảo tưởng mà thôi.

Cho nên cần phải biết rằng hễ còn ảo giác ảo tưởng thì dù có lên cõi Cực Lạc Tây Phương cũng vẫn cứ khổ đế như thường, phải không các bạn?

 


 60. CẢNH GIỚI LÝ TƯỞNG CỦA THIỀN

 Một thiền sinh nói:

- Cảnh giới lý tưởng nhất của thiền là hoàn toàn tự do thoải mái. Tất cả luật lệ, khuôn phép,, giáo điều, lễ nghi, quy tắc v.v... đều chỉ là những ràng buộc, nên chúng hoàn toàn vắng bóng trong thế giới thiền.

Một thiền sinh khác cãi lại:

- Cảnh giới lý tưởng nhất của thiền là hoàn toàn nghiêm túc. Anh không nghe người ta nói “trang nghiêm Phật Quốc” hay sao? Vì vậy theo tôi, cái gì thiếu quy củ, thiếu điều độ, thiếu nghiêm chỉnh, thiếu mực thước đều là buông lung phóng dật, nên chúng hoàn toàn không có mặt trong thế giới thiền.

Sư nói:

- Các anh đều đúng, nhưng đó là những cảnh giới lý tưởng nhất trong ý niệm của mỗi người, chứ thiền làm gì có cảnh giới mà nhì với nhất!

۞ 

Lời góp ý: 

Thiền chẳng bao giờ có cảnh giới lý tưởng, nhưng tất cả cảnh giới đều là cảnh giới thiền.

Thiền không phải là một cuộc đổi chác giữa lý tưởng này với lý tưởng khác.

Thiền cũng không có thì giờ đâu mà chọn lựa thị phi. Cho nên:

 Mắt rợ hồ nở tròn xoe xanh biếc

 Lão thiền tăng chống gậy ngắm trần gian

 Hai chú gà mãi tranh nhau thắng bại

 Ánh mắt thiền xanh biếc vẫn còn xanh

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18391)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19862)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19566)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33457)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34536)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54557)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37759)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21160)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17915)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63708)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17420)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49708)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16880)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16397)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14504)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22497)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 57021)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13878)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 29039)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33353)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38414)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31263)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13929)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14641)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14312)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12656)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14831)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19217)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13832)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12675)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30413)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11844)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30687)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29414)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30607)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31230)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37127)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32256)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23685)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12240)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14237)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14105)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 33993)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27741)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12462)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28661)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29384)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12407)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29237)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 28042)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25690)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26054)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22288)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33160)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31827)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39603)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22464)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34498)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27371)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28405)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant