Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Định Nghĩa Chánh Niệm

28 Tháng Mười Hai 201806:55(Xem: 4513)
Định Nghĩa Chánh Niệm

ĐỊNH NGHĨA CHÁNH NIỆM


Ṭhānissaro Bhikkhu
Châu Viên chuyển ngữ[1]
 
Định Nghĩa Chánh Niệm


Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được xuất hiện tràn ngập khắp sách vở, báo chí, học thuyết, các khóa học, và nó được đề xướng hai học thuyết về sự thực tập chánh niệm (Sati). Học thuyết thứ nhất cho rằng: đức Phật sử dụng thuật ngữ chánh niệm có nghĩa là “vô niệm” hay “không dính vào có hay không”, “sự thuần chú tâm, không pha tạp” (bare attention): trạng thái của sự tiếp nhận thuần khiết - không phản ứng - không phán xét - không can thiệp đối với hiện tượng vật lýtrạng thái của tâm khi chúng tiếp xúc với sáu giác quan (thức là giác quan thứ sáu). Lý thuyết thứ hai là sự nuôi dưỡng trạng thái vô niệm đó sẽ mang lại mục đích hành trì tâm linh Phật giáo: đó là tự do khỏi khổ đau và căng thẳng. Hai học thuyết này đã được trở thành phương thức giải thích tiêu chuẩn về khái niệm chánh niệm là gì và cách thiết lập để phát triển tốt nhất cho mọi người, thậm chí họ không phải là tín đồ Phật giáo.

Tuy nhiên, nhìn vào ánh tuệ giác qua những lời dạy của Đức Phật trong kinh điển Pali, hai lý thuyết này sẽ đưa đến một sự hiểm nhầm nghiêm trọng về khái niệm chánh niệm trong đạo Phật. Điểm tốt nhất, họ trình bày một phần nhỏ của con đường như là giáo lý toàn bộ của sự thực tập; điều tệ nhất là họ đánh mất niềm tin vào các phương pháp thực tập và trình bày sai những gì thực sự là hương vị giải thoát.

Thực tập chánh niệm hiệu quả nhất khi khi ta hiểu biết đúng đắn về định nghĩa và giải thích của đức Phật trên con đường thực tập này. Ngài giải thích chánh niệm (sammā-sati) không phải là vô niệm hoặc sự chú tâm không pha tạp. Thay vì nó là năng lực tích cực hoạt động của bộ nhớ, chuyên nghiệp trong việc kêu gọi tâm thức - nhận diện những lời dạy và ý định để vận hành cho những hành động hiện tại của bạn. Chánh niệm đóng vai trò quan trọng, giúp chánh kiến nhận diện rõ về bản chất của khổ đau và chủ động kết nối mật thiết đến các yếu tố khác của con đường thánh đạo: chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng, và làm tăng trưởng chánh định[2]. Sau khi xây dựng được chánh định thì lúc đó chúng ta sẽ có tuệ giác giải thoát.

Trong đoạn kinh tiếp theo, đức Phật định nghĩa về Sati (niệm) như là một khả năng nhận diện tỉnh thức, đồng thời nó đóng vai trò chức năng trong việc thực tập thiền tứ niệm xứ, hay là nền tảng của niệm: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng, ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, và lời nói từ lâu. Vị ấy trú, quán thân trên thân... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tĩnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn”[3].

Khi thảo luận về chiều sâu rộng của thiền tứ niệm xứ (satipaṭṭhānas)[4] thường bắt đầu bằng cách hướng dẫn về quán niệm hơi thở. Nhưng, trong công thức của Tứ niệm xứ cho thấy rằng, chánh niệm không phải là đặc tính duy nhất bạn cần để mang đến hơi thở. Mà bạn cần phải tĩnh giác và tinh tấn.

Từ Pali “sampajañña” có nghĩa là sự tỉnh giác (sự tỉnh thức), cũng là một thuật ngữ khác hay bị hiểu lầm. Nó không có nghĩa nhận thức thụ động về hiện tại hay hiểu về hiện tại một cách thụ động như mọi người thường hay định nghĩa. Trong kinh điển thường cho thấy rằng: sự tỉnh giác (sampajañña) có nghĩa là sự ý thức những gì bạn hành động (nghiệp), trong tất cả hoạt động về thân và tâm. Xét cho cùng, nếu như bạn muốn hiểu rõ những những nguyên nhân khổ đau bên trong, bạn phải ý thức rằng bạn đang thực sự có mặt với những gì đang làm trong giây phút hiện tại. Nếu như bạn chỉ đơn giản nhận thức một bài học từ quá khứ, rộng hơn nữa là tiếp nhận tất cả mọi thứ xảy ra trong hiện tại, bạn sẽ không nhìn thấy được nguyên nhân và kết quả của hành động. Đó là lý do tại sao chánh niệm phải đi song hành với sự tỉnh thức trong lúc thiền định.

Tinh tấn (ātappa) có nghĩa là chuyên chú vào những gì bạn đang làm, cố gắng làm cho nó được thiện xảo. Điều này không có nghĩa là bạn giữ trạng thái căng thẳngkiệt sức mọi lúc mọi nơi, bạn chỉ kiên trì phát triển những thiện pháptừ bỏ những thứ gì bất thiện pháp. Trên thực tế, đó là vai trò của chánh tinh tấn, một trong yếu tố quan trọng của bát chánh đạo mà nó đứng liền trước chánh niệm. Chánh niệm nuôi dưỡng những nỗ lực bằng cách nhận diện những gì là thiện và bất thiện, đồng thời nhắc nhở bạn tiếp tục duy trì những thiện pháp một cách khéo léo.

Chánh niệm, tỉnh giáctinh tấn là kim chỉ nam của Đức Thế Tôn hay còn gọi là như lý tác ý (yoniso manasikāra). Chú ý: đó là chú ý thích hợp chứ không phải chú ý thông thường. Không có sự chú tâm nào là đơn thuần. Đức Phật khám phá ra rằng: cách mà bạn chú ý đến cảm thọ của giác quan sẽ quyết định quan điểm về những gì bạn cho là quan trọng; những câu hỏi bạn mang đến cho mỗi trải nghiệm, những vấn đề mà bạn mong muốn giải quyết. Nếu như trong cuộc sống không có sự khó khăn nào hết, bạn có thể tự mở cho mình bất cứ lựa chọn nào có thể đi đến cùng. Nhưng sự thật là có một vấn đề lớn nằm ngay giữa mỗi việc mình làm, đó là: cái khổ đến từ việc hành động trong vô minh, nguyên nhân là gì và con đường đưa đến chấm dứt khổ đau. Đây là lý do tại sao đức Phật không bảo mình hãy nhìn mỗi phút giây bằng con mắt của một người mới bước vào đời. Bạn phải luôn đặt trong tâm vấn đề của khổ, tiếp tục truy tìm nguyên nhân của nó và đưa ra những hướng giải quyết đúng cho vấn đề cần tháo gỡ.

Mặt khác, không như lý tác ý (để tâm vào việc không đáng để tâm) sẽ bị cản trở, tập trung và những câu hỏi như “Tôi là ai?” “Tôi có cái ngã không?”- những câu hỏi này liên quan đến hiện hữubản ngã. Đức Phật nói rằng: những câu hỏi đó sẽ dẫn bạn vào rừng rậm của kiến thủ (quan niệm) và làm mình vướng vào gai nhọn[5]. Những câu hỏi đưa đến tự do tập trung ở sự hiểu biết về khổ, sự buông bỏ nhân khổ và thực tập con đường đưa đến chấm dứt khổ đau. Mong muốn của bạn để trả lời những câu hỏi này là thứ khiến bạn tỉnh thức với những hành động qua thân, khẩu, ý và điều đó khiến mình nhiệt tâm làm các nghiệp ấy một cách đúng nghĩa.

Chính vì vậy, chánh niệmyếu tố giúp chúng ta luôn nhớ đến như lý tác ý. Nghiên cứu của nghành tâm lý học hiện đại đã cho thấy rằng: sự chú tâm (tác ý) không xảy ra một cách liên tục mà xảy ra trong những khoảnh khắc rời rạc. Bạn có thể chú tâm đến điều gì đó trong một khoảng thời gian rất ngắn và một lúc sau bạn phải tự nhắc mình để quay lại nếu như bạn muốn tiếp tục chú ý đến nó. Nói cách khác, sự chú tâm liên tục là cách mà bạn có thể kết nối giữa nguyên nhân và kết quả đã được khâu lại với nhau trong một thời gian ngắn. Đây là những gì cần thiết của chánh niệm. Chánh niệm giúp mình duy trì đối tượng của sự chú ý, và mục đích của sự chú ý trong tâm.

Đây là lí do tại sao sự hiểu biết chính xác về chánh niệmvai trò trên con đường đạt được tuệ giác không cho những học giả có tính soi mói và tranh cải mơ hồ. Điều đó tác động thực sự đến quá trình hành trì của bạn. Nếu không thể nhận diện sự khác biệt giữa những chất liệu mà bạn mang đến cho sự thực hành của mình, chúng sẽ pha trộn lẫn nhau và bạn trở nên khó khăn để có cái nhìn sâu sắc thực sự bên trong.

Ví dụ như, một trong định nghĩa phổ biến của chánh niệm là “giác ngộ”, và mỗi khoảnh khắc của chánh niệm là hương vị tạm thời của giác ngộ. Nhưng chánh niệmpháp hữu vi mà không phải là niết-bàn. Ngộ nhận rằng một trong yếu tố đưa đến con đường giác ngộthức tỉnh chính tự thân nó, điều đó giống như chúng ta đi giữa đường và chìm vào giấc ngủ ngay tại đó. Bạn không bao giờ có thể đi hết đoạn đường, và trong lúc đó bạn sẽ chạy qua con đường của sanh, già, bệnh, chết.

Đồng thời, những định nghĩa khác có lẽ tránh được những sai lầm cho rằng chánh niệmgiác ngộ, nhưng họ nhầm lẫn nó với tính chấtthỉnh thoảng có và thỉnh thoảng không có ích trên con đường hành trì. Ví dụ, chánh niệm đôi khi được xem là sự chú tâm của tình thương hoặc chú tâm của lòng từ bi, nhưng tình thươnglòng từ bi không đồng nghĩa với chánh niệm. Chúng là thực thể riêng biệt. Nếu như mang chúng vào thiền tập của bạn, hiểu rằng chúng đang hoạt động ngoài chánh niệm, vì kỹ năng trong thiền tập đòi hỏi nhìn thấy được chất liệu như từ bithiết thực, nhưng trên thực tế thì không. Đức Phật dạy rằng: hầu hết những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta, ái là nguyên nhân gây ra khổ đau, vì vậy bạn phải ý thức được điều đó.

Có khi, chánh niệm được định nghĩa là trân quý giây phút hiện tại với những niềm vui nhỏ có được trong giây phút ấy: vị ngọt của một trái nho khô, cảm nhận một tách trà ấm trên tay. Trong lời dạy của đức Phật, sự đánh giá (trân quý) này được gọi là “tri túc” - bằng lòng với những gì mình có. Tri túc có ích khi ta gặp nhiều nghịch cảnh trái ngang trong cuộc sống, nhưng nó không luôn luôn hữu ích trong việc tôi luyện tâm thức. Trên thực tế, đức Phật tiết lộ rằng sự giác ngộ của Ngài không cho phép bất cứ sự hài lòng nào để chứng đắc giác ngộ[6]. Ngài tinh tấn đạt đến trạng thái cao nhất của sự giải thoát mà nơi đó không còn chỗ nào để cao hơn nữa. Vì vậy, sự tri túc chỉ giới hạn trong không gianthời gian. Nếu như chúng ta không bị nhầm lẫn giữa chánh niệm với tri túc, có thể giúp giữ sự thật này trong tâm thức.

Một định nghĩa khá phổ biến khác về chánh niệm là không phản ứng hoặc chấp nhận hoàn toàn. Nếu bạn tìm kiếm những thuật ngữ này trong ngôn ngữ của đức Phật, từ gần nhất bạn sẽ thấy là  buông xả (equanimity) và kiên nhẫn (patient). Buông xả có nghĩa là để những sở thích của bạn một bên và chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi. Kiên nhẫn là khả năng làm với một thứ gì đó dù bạn không thích, kiên trì với những tình huống khó khăn thậm chí nó không được giải quyết một cách nhanh chóng như bạn mong muốn. Nhưng khi có chánh niệm vững vàng đối với những điều không vừa ý, không những bạn chấp nhận nó một cách dễ dàng mà còn quan sáthiểu rõ chúng. Khi mà bạn đã hiểu rõ bản chất của vấn đề, như sân hậntham ái có nguy hại cho tâm thức, mình không thể kiên nhẫn hay thản nhiên với chúng. Bạn cần phải nỗ lực hết mình để tháo gở chúng và nuôi dưỡng những thiện pháp bằng cách mang đến những yếu tố khác của con đường thực tập: chánh tư duychánh tinh tấn.

Xét cho cùng, chánh niệm là một phần của con đường tâm linh lớn được vạch ra bởi như lý tác ý. Bạn phải luôn nhớ đem tấm bản đồ lớn này quy chiếu cho những gì mình làm. Ví dụ, bạn cố gắng duy trì hơi thở chánh niệm trong tâm, vì bạn thấy được sự tập trung như là một yếu tố quan trọng của con đường thánh đạo, là một thứ bạn cần phải phát triển chánh niệm về hơi thở cũng là một phương tiện tốt để tu tập định. Hơi thởđiểm tựa vững chãi, giúp chúng ta có thể quan sát những gì xảy ra trong tâm, để nhận diện những phẩm chất nào nơi tâm đang mang đến những kết quả tốt và phầm chất nào không.

Thiền sử dụng rất nhiều pháp hành, và bạn phải cho thấy rõ được những pháp hành đó là gì, chúng khác nhau chỗ nào và nó đóng vai trò gì trong việc hành trì. Bằng cách đó, bạn có thể xác định những gì thiếu để có thể nuôi dưỡng khi tâm chúng ta bị mất quân bình. Khi cảm thấy khó chịubối rối, hãy thử đem vào đó một chút mềm mỏng làm cho tâm an lành và biết đủ. khi có tâm hành lười biếng, hãy nghĩ về sự hiểm nguy của sự vụng về và tự mãn. Điều đó không phải là chúng ta chỉ chú trọng việc tích tập chánh niệm ngày càng nhiều mà cũng cần phải nuôi dưỡng thêm nhiều giá trị thực hành tâm linh khác. Căn bản đầu tiên là bạn có đủ chánh niệm để duy trìtheo dõi các pháp sanh khởi trong thiền tập của bạn mọi lúc mọi nơi. Sau đó, bạn cố gắng duy trì sự tĩnh giác để thấy các giá trị tâm linh thông qua sự tinh tấn hành trì.

Quá trình này giống như nấu ăn. Khi bạn không thích mùi vị của món canh bạn nấu, bạn không mắc kẹt với sự lựa chọn duy nhất là thêm muối. Bạn có thể thêm hành, tỏi, lá hành tây, bất cứ thứ gì bạn cảm thấy cần thiết. Bạn nên nhớ rằng: bạn phải nắm rõ được hết nguyên lý của từng gia vị, và trên mỗi lọ gia vị bạn nên dán nhãn hiệu rõ ràng. Nếu như trên đó tất cả nhãn hiệu là “muối” bạn không cần phải biết loại “muối” nào cần sử dụng.

Và bạn nhớ rằng nấu ăn là có mục đích. Chánh niệmcon đường đưa đến chánh định. Chúng ta thường cho rằng: niệm và định là hai pháp khác nhau của thiền, hay thậm chí cho rằng đó là hai phương pháp của tĩnh giác, nhưng đức Phật chưa bao giờ vạch ra ranh giới giữa niệm và định. Trong lời dạy của Ngài, niệm và định là tương tức lẫn nhau (interwoven): niệm là sắc thái của định và ngược lại định là nền tảng cơ bản để duy trì chánh niệm tốt hơn. Tứ niệm xứđề mục của định, và mức độ cao nhất của định là nơi chánh niệm trở nên thuần khiết.

Ngài Ajaan Lee[7], là vị thầy của thầy tôi, hướng dẫn rằng: chánh niệm kết hợp với tinh tấn cho phát sinh ra định chi gọi là tầm (vitakka) hoặc tư duy, nơi mà hướng tâm về đối tượng, như là hơi thở. Tĩnh giác kết hợp với tinh tấn cho ra một định căn khác gọi là: Tứ (vicāra, là bám chặt tâm trên đối tượng hơi thở). Ta quan sát những gì xảy ra với hơi thở của mình, nó có dễ chịu không? Nếu có hãy tiếp tục làm, nếu không hãy làm gì để cải thiện tình trạng đó. Hãy thử làm cho hơi thở dài hơi một chút, ngắn hơn một chút, sâu hơn, cạn hơn, nhanh hơn, chậm hơn. Và theo dõi những gì đang xảy ra. Khi bạn tìm ra phương pháp thở giúp nuôi dưỡng sự tươi mát và trọn vẹn, bạn có thể đưa sự tươi mát đi khắp tế bào để nuôi cơ thể. Học cách thiết lập hơi thở như thức ăn dinh dưỡng để nuôi sống khắp thân thể. Khi cảm giác cơ thể được làm mới, tâm của bạn có thể dễ dàng sống ngay trong giây phút hiện tại.

Có khi bạn nảy sinh ý nghĩ rằng: không nên cố uốn nắn hơi thở, bạn chỉ đón nhận nó như cách nó đến. Nhưng thiền không phải quá trình thụ động trong việc phán xét thực tại với các pháp sanh khởi và không được điều chỉnh tất cả vấn đề gì. Chánh niệm thường xuyên nhắc nhở chúng ta an trú vào hơi thở trong giây phút hiện tại, nhưng nó cũng nhắc chúng ta nhận diện con đường tâm linh để chuyển hóa, làm tăng trưởng những kết quả tốt trong tương lai và thực tập hơi thở giúp chúng ta thiết lập tâm chánh niệm tĩnh giác thành một phần thiện xảo trên con đường đó.

Đây là lý tại sao sự quan sát đánh giá là cách tốt nhất để tăng niềm hỷ lạc trong hơi thở, đó là thiết yếu của việc thực tập. Nói cách khác, bạn không cần phải từ bỏ khả năng phán xét của mình khi tu tập chánh niệm. Thay vào đó, bạn huấn luyện tâm trở nên ít phán xét và tinh tế hơn để mang lại kết quả thiết thực.

Khi hơi thở trở nên tươi mát và thực sự lưu chuyển khắp cơ thể, bạn có thể bỏ đi những đánh giáđơn giản chỉ là một với hơi thể. Trạng thái này được gọi là “vạn pháp quy nhất” (oneness) thỉnh thoảng cũng gọi là “chánh niệm”. Theo nghĩa đen: chánh niệm có nghĩa là trạng thái hợp nhất có mặt xuyên suốt và tỉnh thức trong từng giây phút một. Bạn đang có mặt trong những việc mà bạn tập trung vào, tại thời điểm mà bạn đang làm. Ở đó hoàn toàn không có sự riêng biệt giữa “Bạn” và tất cả hay là không có chủ thể nào. Đây là loại chánh niệm rất dễ nhầm lẫn với sự giác ngộ, bởi vì nó có vẻ như giải thoát, nhưng trong ngôn ngữ của đức Thế tôn gọi đó không phải là chánh niệm hoặc giác ngộ. Ngài gọi đó bởi thuật ngữ: “tâm thuần nhất” hay “tĩnh nhất tâm” (cetaso ekodibhāva). Trong chín tầng thiền giải thoát, hiện tượng này xuất hiện trong tầng thiền thứ hai, từ tầng thiền thứ hai đến tầng thiền thứ sáu là thức vô biên xứ. Hiện tượng “tâm thuần nhất” sẽ không còn hiện hữu ở tầng thiền thứ bảy (vô sở hữu xứ), khi đó tâm thức sẽ bỏ vạn pháp quy nhất để đạt đến tánh không. Vì vậy vạn pháp quy nhất thậm chí không phải là tầng thiền cuối cùng để đạt đến giải thoát giác ngộ.

Điều này có nghĩa rằng vẫn còn nhiều việc phải làm hơn nữa khi tu tập chánh niệm, và nó không thể thiếu hai yếu tố tỉnh giáctinh tấn. Chánh niệm giúp chúng ta đạt đến cảm thọ hỷ lạc như thế nào của trạng thái nhất tâm này dù mầu nhiệmtuyệt vời đến đâu, bạn vẫn chưa giải quyết xong vấn đề khổ. Cố gắng tỉnh giác khi tâm ta đang trú trong trạng thái của sự nhất tâm đó. Những nỗ lực để duy trì cảm thọ của trạng thái nhất tâm đang diễn ra và mức độ vi tế của phiền não mà những chọn lựa đó đang gây ra – trong khi chánh tinh tấn nỗ lực tìm kiếm con đường chấm dứt những khổ đau đó.

Vậy thì ngay cảm giác bất nhị này cũng là một phương tiện để đưa một chỗ cao hơn. Bạn đưa cái tâm của mình đến với trạng thái vững chắc của tâm nhất như để loại đi những thói quen huân tập kinh nghiệm về cái tôi, và của tôi, nhưng bạn đừng nên chỉ dừng tại đó. Sau đó ta tiếp tục soi chiếu trạng thái nhất tâm mọi yếu tố của con đường thực tập.

Đó là hoạt động căn bản nằm nằm ở phía dưới tâm nhất như trở nên khác biệt rõ ràng. Ngài Ajaan Lee sử dụng hình của kim loại nằm ở trong quặng đá. Ở trong trạng thái của tâm nhất như thật giống như thỏa mãn với kiến thức rằng: thiết, bạc và vàng nằm trong đá của bạn. Nếu như bạn dừng lại ở đó, bạn sẽ không bao giờ nhận được kim loại nào để sử dụng. Nhưng nếu như bạn nung đá đến điểm nóng chảy khác nhau, các kim loại đó sẽ tự tách ra. Chỉ khi đó bạn mới có thể hưởng lợi từ chúng.

Giác ngộ bên trong phải đến từ thử nghiệm và trải nghiệm, đó là cách chúng ta học về sự hình thành thế giới. Nếu như chúng ta không phải loài năng động, chúng ta sẽ không hiểu gì về thứ giới này. Mọi thứ sẽ trôi qua từng ngày và chúng ta không biết được mối liên kết như thế nào bởi vì chúng ta không có cách nào tác động đến mọi hiện tượng để thấy kết quả từ những thay đổi nguyên nhân nào. Bởi vì chúng ta hành động trong thế giớichúng ta có thể hiểu nó.

Điều này cũng giống với tâm thức của chúng ta. Bạn không có thể chỉ ngồi đó để hy vọng vào một pháp: chánh niệm, tri túc, tâm hợp nhất, buông xả v.v… sẽ vận hành mọi hành động. Nếu như bạn muốn học về tiềm năng của tâm thức, bạn phải thực thực hành bốn nền tảng của niệm: quán thân, thọ, tâm và pháp. Sau đó bạn mới nhận diện được nguyên nhân và kết quả của khổ đau.

Nhưng hiểu rõ được nhân quả đòi hỏi tất cả năng lực tuệ giác của bạn. Điều này không có nghĩa là sự thông tuệ từ sách vở. Nó có nghĩa là khả năng nhận chân được những gì bạn đang làm để thấy được kết quả sau đó, và tìm ra phương tiện khéo léo để thiết lập con đường ít đau khổcăng thẳng: đó là con đường tuệ giác của Phật. Chánh niệm cho phép bạn nhận diện những vấn đề, truy tìm nguyên nhân cho đến cho bạn thấy được kết quả của hành động.

Nhưng chỉ có một mình chánh niệm không thể làm hết mọi công việc. Bạn không thể cải thiện món canh chỉ đơn giản là bỏ thêm nhiều tiêu vào nó. Bạn thêm những thành phần khác như chúng cần. Đó là lý do tại sao không nên chuyển tải từ chánh niệm quá nhiều nghĩa và gán cho nó nhiều chức năng. Mặc khác, bạn không thể thấu hiểu rõ ràng tính chất hữu ích của tri túc và khi nào nó không, khi cần mang mọi thứ đến trạng thái nhất thể và khi bạn cần phải tách rời mọi thứ.

Vì vậy nên để nhãn hiệu trên từng lọ gia vị của bạn và học cách thực tập loại nào là tốt cho mục đích của bạn. Chỉ như vậy, bạn mới có thể làm phát triển khả năng của bạn như người đầu bếp.



[1] Mindfulness Defined. Nguồn: www.dharmatalks.org

[2] Kinh Trung bộ (MN 117), HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Đại Kinh Bốn Mươi.

[3] Kinh tương ưng bộ (SN 48:10), HT. Thích Minh Châu dịch, chương IV, Phẩm Thanh Tịnh.

[4] Kinh Trường Bộ (DN 22), HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Đại Niệm Xứ.

[5] Kinh Trung Bộ (MN 02), HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Tất Cả Lậu Hoặc.

[6] Kinh Tăng chị bộ (AN 2:5), HT. Thích Minh Châu dịch, Chương II, phẩm Hội Chúng.

[7] Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ-kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến động. Nổi tiếng là vị thầy đạo hạnh, và ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19527)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33414)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34479)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54518)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37725)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21133)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17879)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63650)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17387)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49657)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16864)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16372)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14486)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22452)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 56973)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13837)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 29013)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33316)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38385)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31233)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13907)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14618)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14302)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12638)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14816)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19200)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13808)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12654)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30383)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11828)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30650)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29391)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30571)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31197)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37083)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32224)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23650)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12214)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14231)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14086)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 33964)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27712)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12451)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28629)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29349)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12386)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29211)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 27990)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25660)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26026)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22257)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33125)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31798)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39576)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22413)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34465)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27339)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28350)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 35250)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 31926)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant