Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày Tết Nói Chuyện Ăn Chay

19 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10219)
Ngày Tết Nói Chuyện Ăn Chay


NGÀY TẾT NÓI CHUYỆN ĂN CHAY
Diệu Liên Lý Thu Linh


blankNếu chừng hai, ba năm trước, có ai đoán rằng tôi sẽ ăn chay trường, tôi sẽ cho là người đó quá hoang tưởng. Đúng vậy cứ nhìn lại ‘quá trình’ ăn chay của mình mà tôi tự xấu hổ.
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc. Thi thoảng Má cũng làm tàu hũ chiên, tàu hũ ướp xả, tàu hũ kho, vân vân. Chúng tôi cũng tò mò xin Má thử. Mấy miếng tàu hũ nát nhừ trong miệng, không có vị ngọt nào đọng lại trên đầu lưỡi như khi tôi nhấm nháp cá, hay thịt. Thiệt nhạt nhẽo. Chúng tôi không hiểu sao Má lại ‘tự làm khổ’ mình như thế. Khi chúng tôi hỏi lý do, Má chỉ bảo đó là những ngày rằm, ngày mùng một trong tháng thì phải ăn chay, mà không giải thích tại sao những ngày đó lại phải ăn chay. Má tôi hẳn cũng thấy chúng tôi không hào hứng gì với mấy món đồ chay ‘nhạt thếch’ của Má, nên cũng không ép đứa nào ăn chay, trừ một ngoại lệ.
 
Ngoại lệ đó là tất cả chúng tôi phải ăn chay chỉ một ngày trong năm đó là ngày mùng một Tết. Chỉ có một ngày, mà mấy anh chị em chúng tôi cảm thấy như một cực hình. Buổi sáng mùng một Tết thay vì ổ bánh mì thịt như thường lệ thì Má tôi đã thay thế bằng bánh tét, xôi hay mì xào chay. Cũng tiếng là đã ăn no, mà sao tôi cứ thấy bụng mình lưng lửng, ăn nữa thì không nổi nhưng hình như cơn ‘đói khát’ vẫn chưa được thõa mản. May mà sáng mùng một còn có một số trò giải trí như đi xem múa lân, đi mừng tuổi vân vân, đã giúp chúng tôi khỏa lấp phần nào nỗi ‘nhớ nhung’ những miếng thịt mỡ béo ngậy đang nằm phơi mình, trong nồi thịt kho nước dừa thơm lừng của Má. Ngày mùng một dài không tưởng được đối với những đứa trẻ lên chín, lên mười như chúng tôi. Sau buổi cơm trưa ‘khổ hạnh’ không thịt, không cá là chúng tôi bắt đầu nhìn đồng hồ, đếm giờ, khi cây kim đồng hồ hơi ngã khỏi con số hai, là chúng tôi thở phào nhẹ nhỏm, vì không biết luật lệ là do ai đặt mà chúng tôi cho rằng sau giờ đó là Phật đã ngủ, chúng tôi có quyền ăn mặn trở lại, coi như đã trả xong ‘nợ ăn chay’ với Phật một ngày trong năm. Coi như sau đó là thoải mái ăn mặn mà không phải áy náy gì hết. Sau giờ ‘giới nghiêm’ là chúng tôi, đứa thì ùa ra hàng hột vịt lộn, đứa xách tô đi mua mì, đứa đi nhúng bánh tráng cuốn liến mấy miếng thịt kho Má để sẵn. Khó ai tưởng nổi là chúng tôi chỉ mới nhịn thịt, nhịn cá chỉ trong mấy tiếng đồng hồ. Như thể chúng tôi khát thịt, khát cả từ hằng bao thế kỷ. Tóm lại, tiếng là ăn chay một ngày mùng một mà thật ra chỉ có hơn nữa ngày tí xíu. Vậy mà cũng có người trong anh chị em chúng tôi không thể thắng nổi mình trong mấy tiếng đồng hồ thử thách đó. Có đứa cũng len lén ‘phạm tội’ trước thời hạn. Năm đó, ngày mùng một chị Ba tôi vừa xắt lạp xưởng chiên cho mấy đứa cháu, vừa khóc – một điều cấm kỵ đối với Má tôi trong mấy ngày Tết - Má lập tức tra hỏi nguyên do, chị tôi sụt sùi bảo: “Con xắt thịt mà quên, lỡ bỏ vô miệng ăn một miếng rồi…”. Chúng tôi được một bữa cười no bụng.
 
Trái với Má tôi, còn ăn chay một tháng vài ngày, cha dượng tôi không những không biết ăn chay là gì, mà ông còn có một thú vui tai hại: săn bắn. Những năm mười ba, mười bốn tuổi, tôi đã gần như hằng tuần đều chứng kiến cảnh anh Xê, người anh bà con của tôi khi thì cắt cổ dê, lúc lột da nai, khi bằm thịt rùa…, theo lệnh của cha dượng tôi. Dĩ nhiênchúng tôi cũng rất ‘enjoy’ (thưởng thức) đủ các loại thịt đó, mà chưa bao giờ thắc mắc hay trong lòng gợn một chút xót thương nào. (Không hiểu sao hồi đó tôi ác đến vậy?). Tôi nghe vợ anh Xê kể lại là trước khi mất anh Xê đã vật mình, vật mẩy và thở khò khè như người bị bóp cổ. Thật tội nghiệp cho anh!
 
Với bề dày ‘tội lổi’ đó, khi lớn lên, trong đầu tôi chưa bao giờ thoáng một ý nghĩ ăn chay, dù chỉ là một phút, mà còn luôn ‘sưu tầm’ trong các quán ăn, qua sách dạy nấu ăn, qua bạn bè, những món ăn, những phương tiện để thỏa mãn tánh thích ăn ngon miệng của mình. Những lúc tình cờ lên chùa, được mời cơm, từ chối không được thì tôi cũng ăn cầm chừng cho phải phép, để khi vừa ra khỏi cổng chùa là ù té chạy đi tiếp tế thịt cá vào bụng, như thể mấy cái xe đang chạy gần cạn xăng, phải mau mau đổ xăng kẻo cháy máy.
 
Năm tôi 46 tuổi, chị Tư tôi mất. Lúc quý Thầy đến tụng kinh vãng sinh giùm, thấy anh chị em tôi khóc lóc, một vị thầy có khuyên, “Nếu thương chị, thì tụi con trong bảy thất đầu tiên, ăn chay hồi hướng cho chị ấy thì ích lợi hơn”. Lòng thương chị tiêm cho tôi một sức mạnh đến không ngờ. Con người chưa bao giờ ăn trọn một ngày chay, chưa bao giờ tơ tưởng đến việc ăn chay như tôi đã ‘xuất sắc’ giữ trọn lời nguyền. Mà cũng thật lạ, cái cảm giác sau bốn mươi chín ngày ăn chay, không phải là cảm giác thở phào nhẹ nhỏm như những ngày mùng một của tuổi thơ, mà là một cảm giác man mác, là lạ, dường như có chút tiếc nuối. Tôi đã ngạc nhiên với chính mình, không lẽ tôi tiếc nuối những ngày trường chay đó? Chắc chắn là không có rồi, nhất là đối với tôi. Nhưng có lẽ nhờ đó mà tôi đã gieo được hạt giống ăn chay trong lòng mình. Năm 50 tuổi, tôi có lần ăn chay được khoảng hai năm –tự nhiên muốn ăn, không vì một lý do nào khác- nên cũng rất trầy trật, nghĩa là những lần đi ăn uống chung với bạn bè hay anh chị em trong nhà, có nhiều lúc tôi cũng thấy hơi ‘lạc lõng’, nên rồi tôi lại ‘ngã mặn’. 
 
Nhà chị Ba tôi có khoảng sân nhỏ, ở đó mỗi sáng chúng tôi thường rãi gạo cho đàn chim sẻ hiền lành đáp xuống ăn. Lâu dần, chúng tôi và đám chim sẻ bỗng như rất gần gũi nhau. Đàn chim trở nên bạo dạn hơn, có hôm tôi dậy trễ, vội vã ăn sáng mà quên rãi gạo là chúng đi sát đến cửa kính, lượn qua lượn lại như nhắc nhở. Còn hôm nào mà chúng không ăn hết gạo, chúng tôi cũng thắc mắc, không biết chúng có bệnh hay gì không. 
 
Rồi một ngày kia khi ra sân để rãi gạo cho lũ chim, tôi không thấy bóng dáng một con chim nào, mà vương vãi trên sân là những mảnh lông chim, và một cái cánh chim nằm chơ vơ, đầy máu, như vừa bị ai gậm nhấm. Tôi nhìn sực lên bờ tường nhà hàng xóm, hình như có một bóng đen vừa vụt qua. Một chú mèo to tướng, lông đen xù, đang giương đôi mắt sáng quắc nhìn xuống chỗ tôi. Tôi có cảm tưởng như miệng của nó còn đang rỉ máu của chú chim sẻ tội nghiệp. Tôi chợt hiểu ra tất cả. Không cầm lòng được, tôi ngồi phụt xuống, lượm viên sỏi và chọi về hướng đó với tất cả lòng căm giận của mình. 
 
Cuối tuần đó, em gái tôi mời cả nhà đến ăn cơm vì em có làm món chúng tôi khoái khẩu nhất: cánh gà nướng xả. Vừa bước vào nhà, mùi gà nướng thơm lừng đã khiến tôi thấy đói cả bụng. Mỗi người một đĩa cơm cánh gà nướng. Tôi vội vã đưa cánh gà nướng lên miệng, cắn phụt vào. Mỡ gà chảy xuống cả miệng, tôi đưa khăn lên lau. Bỗng bàn tay của tôi cứng lại, như thể có ai vừa chặn tay tôi lại. Tôi đang làm gì đây? Tôi đang ăn cánh gà nướng! Trước mắt tôi hình ảnh chú mèo đen đáng ghét bỗng hiện ra. Tại sao tôi lại ghét nó chứ? Tôi cũng đang làm y chang như nó. Cũng đang gặm cánh gà, cánh chim mà còn lên mặt đạo đức, ghét kẻ làm ác. Bữa ăn vẫn rộn rả tiếng cười, tôi len lén đứng lên, đổ đĩa cơm với cánh gà nướng vào thùng rác, rồi bước ra sân.
 
Từ đó tôi bắt đầu ăn chay, lần này với một mục đích –để không làm khổ chúng sanh khác, hay thực tế hơn, để không giống như con mèo hung ác. Dĩ nhiên lần này cũng như bao lần khác, tôi vẫn hằng cầu nguyện chư Thiên giúp cho tôi thêm cứng rắn. Giúp cho tôi thoát khỏi thói quen từ bao đời, giúp cho tôi không bị những ‘mùi hương’ cũ quyến rũ. Vì thế, mỗi khi có ai khen tôi ăn chay trường giỏi, tôi chỉ biết lúng búng nói: “Tôi làm được ngày nào hay ngày ấy”. Và đó không phải vì tôi khiêm nhường, mà đó là sự thật. Mỗi ngày bây giờ là ngày mùng một Tết đối với tôi. Là ngày chay của tôi. Nhưng không bao giờ tôi còn nhìn đồng hồ để chờ giờ “Phật ngủ” như lúc còn thơ ấu nữa.
 
Mong rằng bạn, mong rằng tất cả chúng ta đều có một lý do nào đó để ăn chay. Mong lắm thay!

Diệu Liên Lý Thu Linh
Xuân Canh Dần 2010 
Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4766)
Tặng Phẩm Xuân 2020 (Song ngữ Việt Anh)
(Xem: 12575)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11813)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12990)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 6797)
Mùa Xuân, đi chùa mọi người thường đến thắp nhang lễ lạy tôn tượng đức Phật Di Lặc được thờ bên ngoài Chánh điện.
(Xem: 8519)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6900)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8796)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6237)
Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được,
(Xem: 6547)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6637)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 5516)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng.
(Xem: 4059)
Với tuổi thơ, Tết bao giờ cũng là những ngày tuyệt vời nhất trong năm.
(Xem: 10779)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9886)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10432)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9420)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 5839)
Đinh Dậu năm mới tới rồi, Trước thềm năm củ đôi lời chúc xuân, Bà con bạn hữu xa gần, Dồi dào sức khỏe lạc an đủ đầy
(Xem: 11683)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 10322)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 13601)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 13087)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12424)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 12457)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 11053)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11247)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14759)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22719)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11641)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10222)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 17819)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 11275)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 7079)
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường.
(Xem: 17682)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17240)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10751)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10913)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9654)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10661)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10655)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10630)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12467)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 10035)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13296)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9778)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 10316)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 12397)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11256)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10077)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 11328)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 12618)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 14827)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10129)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 14885)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10683)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11866)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13383)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 48033)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11109)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13605)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant