Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vui chay ngày xuân

18 Tháng Hai 201100:00(Xem: 12635)
Vui chay ngày xuân

Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư. Đó cũng là cơ hội để chúng tôi gặp lại nhau vừa hàn huyên đủ chuyện bi hài kịch gần xa vừa thao tác chưng bày sái tịnh trong và ngoài chùa để đón mừng năm mới.

Đặc biệt năm nay trong tiệc Trà đạo Tất Niên cuối năm sư Ông đề nghị chúng tôi mỗi người hãy kể một câu chuyện đạo góp nhặt từ xa gọi là chuyện vui chay ngày Xuân, câu chuyện sao cho có duyên dáng đạo vị gây tỉnh thức lòng người, nhất là các tiểu tăng sơ cơ còn bấp bênh đạo hạnh như chúng tôi cần phải hé mở cho thấy diệu ý của mình.


Sư Ông đề nghị, thay vì tình nguyện kể, mỗi thầy hay mỗi chú hay điệu đều tự tuyên số của mình theo thứ tự. Khi bắt thăm ai trúng số mình thì người đó phải đứng lên coi như giảng sư tuyên thuyết.

Chú ý! Chú ý! Người đầu tiên thăm số… số 30. Vậy là thầy Minh Phúc may mắn trúng số của mình khai giáo đầu tiên.

Thầy kể câu chuyện: “Rơi khỏi thuyền Bát-nhã”. Thưa Đại chúng, người học Phật đều biết “Bát-nhã Phật mẫu” là Mẹ của chư Phật có nghĩa là muốn được giác ngộ thành Phật thì phải có trí tuệ Bát-nhã. Bát-nhã được ví như con thuyền chở chúng sinh vượt biển khổ luân hồi sanh tử qua bờ kia Niết-bàn giải thoát. Câu chuyện tiểu tăng nọ lúc chưa vào chùa tu còn là sinh viên Vạn Hạnh, vì mùi đạo chưa thấm nên mùi tình bao la. Giống như hành giả còn sơ cơ, còn ngã ái cùng mình nên lo sợ không dám bước xuống thuyền Bát-nhã vì ngỡ là thuyền không đáy. Sau nhờ bậc trí tuệ - nữ thánh hóa thân - xô đại xuống dòng sông Bát-nhã mới bừng tĩnh cơn mê. Anh chàng mà tôi kể tuy đa tình nhưng đầy dũng khí nhẫn nhục quyết chinh phục trái tim người đẹp. Anh thổ lộ với bạn bè: “Tan học, tôi theo nàng với tâm chánh niệm; lòng không nghĩ phải trái, miệng không nói lợi hại. Ba tháng liền như vậy. Các bạn có biết không? Nàng chỉ ban cho “cái nhìn”. Ba tháng tiếp theo tôi vẫn theo nàng khi tan trường. Lòng không nghĩ phải trái, miệng không nói lợi hại. Các bạn có biết tôi được gì không? Nàng ban cho “nụ cười”. Rồi việc gì xảy ra trong thời gian tiếp theo. Các bạn nôn nóng câu trả lời. Ba tháng trôi qua nữa. Tôi vẫn chánh niệm lòng không nghĩ phải trái, miệng không nói lợi hại được nàng mời vào nhà. Tôi mừng như được tặng hoa phấn khởi bước vào bên trong, thì một cô gái khác bước ra được giới thiệu là chị, chính là người tình đầu phản bội của tôi xuất hiện. Tôi bối rối liền kiếu từ ra về, vẫn giữ nụ cười trên môi: “Lòng không nghĩ phải trái, miệng không nói lợi hại”.

Các bạn có biết nữ thánh đó là ai không – chính là người đẹp phản bội – vị Bồ-tát hóa thân; còn hành giả xuất cách bị rơi khỏi thuyền Bát-nhã chính là Minh Phúc này đây. A-di-đà Phật… Nhiều tiếng vỗ tay khúc khích cười vui.

Bây giờ thăm lại tiếp tục số… số 8. Sau nhiều tràng pháo tay thầy Minh Nhã kể câu chuyện: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau”.

Thuở còn để chóp hành điệu tôi và chú Minh Hải cãi nhau về câu chuyện nghĩa trang biết đi. Một hôm tôi đưa ẩn dụ: Chúng ta đã từng là đao phủ sát hại biết bao con vật. Thật là trớ trêu khi con vật tự nhiên chết, người ta chôn ngay xuống đất. Nhưng khi con vật chết tức tửi bằng con dao của đồ tể nó lại được chôn ngay trong bao tử của chúng ta. Thế nên bao tử chúng ta đều là những nghĩa trang và con người là những nghĩa trang biết đi thật là buồn cười, dù bao tử kích thước quá nhỏ nó vẫn có khả năng chôn được quảng đời 60 năm không kém 200.000 sinh vật. Ý muốn nói 200.000 sinh vật được chôn trong bao tử nhỏ xíu khoảng 60 năm. Bao tử của con người cũng như của hai đứa chúng ta quả là bãi tha ma lớn nhất thế giới.

Nói đến đây thì bỗng chú Minh Hải - năm đó tôi còn học cấp 1 - khóc thét lên ôm bụng sợ hải, miệng liên tiếp mắng nhiếc tôi là kẻ ác ngôn, bịa chuyện, kẻ làm rung sợ người khác, đồ yêu tinh, đồ quỷ sứ trá hình… Tôi mỉm cười chạy theo vỗ về chú điệu bé xíu ngây thơ. Mãi thời gian lâu sau, chú lên cấp 2, hình như chú đã hiểu phần nào sự phản kháng thiếu trí tuệ của mình sau khi nghe thầy giáo thọ giảng giải rằng chú đã may mắn được học bài pháp bất hại chúng sinh mà thầy Minh Nhã đã phát Bồ-đề tâm phương tiện bố thí. Đó là một ẩn dụ (kệ của ngài Minh Đăng Quang):

“Thân ta thì muốn cho an
Mà than kẻ khác lại toan xéo giày
Lòng ta muốn tránh nạn tai
Lại cùng kẻ yếu ra oai dữ dằng…”

Chú Minh Hải cũng được thầy giáo thọ khuyến hóa thêm: Đức Phật có dạy, người nào lấy mắt dữ mà ngó người phát tâm Bồ-đề sẽ bị quả báo không có mắt. Dùng miệng dữ mà chê người phát tâm Bồ-đề, sẽ bị quả báo không có lưỡi. Như ai chấp nhứt thiên lệch lẽ Không mà cho là phải, chê bai người tu vạn hạnh mà cho là quấy, kẻ ấy sẽ bị đọa địa ngục, nhiều đến cả trăm ngàn kiếp. Tại sao vậy? Là vì dứt mất hột giống Phật.” Tràng pháo tay lại vang lên tán thán câu chuyện…

Cuộc thi không có giải thưởng lại tiếp tục... thăm số 45. Chú Tâm Không bẽn lẽn đứng lên: “A-di-đà Phật, con còn nhỏ xin kể câu chuyện đã học được trong sách. Câu chuyện Phải biết quý trọng của đàn-na tín thí”.

Vào thời Phật. Một hôm hoàng hậu của vua Udyana dâng cúng cho chư Tăng 500 bộ y. Ngài Anan tiếp nhận với tâm hết sức hoan hỷ. Nhưng nhà vua thì muốn biết Anan sẽ sử dụng 500 bộ y mới đó bằng cách nào.

Ngài Anan trả lời: Thưa Đại Vương, các bộ y của nhiều sư đã cũ rách, tôi sẽ phân phát những bộ y mới này dâng lên họ.

Nhà vua lại hỏi: Vậy thì Ngài sẽ làm gì với 500 bộ y cũ đó?

Thưa Đại Vương, chúng tôi sẽ sử dụng làm khăn trải giường.

Nhà vua lại hỏi: Ngài sẽ làm gì khi những tấm trải giường đó cũ thêm?

Thưa Đại Vương, chúng tôi sẽ làm bao gối.

Nhà vua lại hỏi tiếp: Rồi Ngài sẽ làm gì nữa khi các bao gối đó càng cũ hơn nữa?

Thưa Đại Vương, chúng tôi dùng để trải xuống nền nhà để làm giẻ lau.

Nhà vua hỏi thêm: Rồi khi những tấm giẻ lau đó cũ mèm Ngài sẽ làm gì?

Thưa Đại Vương, chúng tôi dùng làm chổi quét sàn.

Nhà vua vẫn truy vấn: Vậy khi những chổi quét đó quá cũ nát, Ngài định sử dụng làm gì?

Thưa Đại Vương, chúng tôi sẽ xé vụn tất cả ra từng mãnh nhỏ, trộn với bùn để trát lên làm tường tịnh xá.

Câu chuyện đối đáp kết thúc. Có lẽ nhà vua cũng muốn có một cuộc đấu pháp lý thú mà cũng để đo cái tâm nguyện bình tĩnh nhẫn nhục của bậc đa văn như thế nào. Bài học cho ta biết cẩn trọng khi thọ hưởng vật dụng của đàn-na tín thí dù nó chỉ tạm thời.

Nhiều tiếng vỗ tay tán ngưỡng…■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 78


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4763)
Tặng Phẩm Xuân 2020 (Song ngữ Việt Anh)
(Xem: 12573)
Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …
(Xem: 11813)
Con đường tâm linh đưa con người vượt khỏi thế giới hiện tượng vô thường (hoa tàn hoa nở) để đến thực tại vô tận, bất sanh bất diệt (xuân vô tận).
(Xem: 12987)
Theo truyền thống văn hóa Trung Quốc cũng như truyền thống Á Đông, cây tùng cúc, trúc, mai tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong một năm;
(Xem: 6797)
Mùa Xuân, đi chùa mọi người thường đến thắp nhang lễ lạy tôn tượng đức Phật Di Lặc được thờ bên ngoài Chánh điện.
(Xem: 8515)
Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật.
(Xem: 6899)
Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019!
(Xem: 8794)
Năm nay trời thiếu mưa, và sương mù cũng không nhiều như những năm mới đến cư ngụ tại thủ phủ Sacramento, bang California.
(Xem: 6235)
Thông thường, đầu mùa xuân là lúc người ta ngừng lại mọi việc để tổng kết lại một năm đã qua, kiểm điểm những điều đã làm được và chưa làm được,
(Xem: 6546)
Chó vẫy đuôi mừng, vầng trăng thiện hạnh trùm khắp, từ bi toàn thân hỷ lạc.
(Xem: 6635)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.
(Xem: 5516)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng.
(Xem: 4058)
Với tuổi thơ, Tết bao giờ cũng là những ngày tuyệt vời nhất trong năm.
(Xem: 10778)
Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay.
(Xem: 9882)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại.
(Xem: 10432)
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về.
(Xem: 9420)
Năm cũ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 5838)
Đinh Dậu năm mới tới rồi, Trước thềm năm củ đôi lời chúc xuân, Bà con bạn hữu xa gần, Dồi dào sức khỏe lạc an đủ đầy
(Xem: 11674)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
(Xem: 10322)
Vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đứcdi huấn của tổ tiên...
(Xem: 13599)
Không biết tự bao giờ, mùa xuân được lấy làm biểu tượng của tâm hồn an lạcthanh tịnh.
(Xem: 13085)
Ngày xuân năm nay, chúng tôi sẽ đem đạo lý khuyến khích nhắc nhở tất cả Phật tử tinh tấn tu hành.
(Xem: 12422)
Nhân Tết con khỉ - Bính Thân, nên xin nói tản mạn về con khỉ, có liên hệ đến những ý tưởngquan niệm trong đạo Phật.
(Xem: 12457)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi...
(Xem: 11049)
Năm cũ đã hết với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận một mùa xuân mới tràn đầy hạnh phúc.
(Xem: 11245)
Cảm ơn Xin cảm ơn Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi Xuân sinh, hạ trưởng Thu liễm, đông tàn
(Xem: 14759)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát,
(Xem: 22707)
Bài này được viết vào khoảng tháng 11 năm 1991, có trong tác phẩm “Sân Trước Cành Mai,” xuất bản năm 1994.
(Xem: 11640)
Tết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền.
(Xem: 10221)
Trong mùa xuân, thiên nhiên tự làm mới lại, con người cũng tự làm mới lại thân tâm mình, mọi vật đều cố gắng chuyển hóa thành mới, trong sạch, thanh tịnh.
(Xem: 17808)
Ngày hết Tết đến nhìn thấy còn những người đau khổ chung quanh thì lòng mình không thể dửng dưng...
(Xem: 11275)
Ngoài kia, từng cánh én đang tung tăng chao lượn, dòng người thì tấp nập ngược xuôi trong tà áo mới, trên gương mặt ai nấy hân hoan rạng ngời
(Xem: 7079)
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường.
(Xem: 17666)
Tình yêu như bát bún riêu. Bao nhiêu sợi bún bấy nhiêu sợi tình.
(Xem: 17231)
Khách thập phương rảo bước quanh sân chùa, ngắm nhìn cảnh vật, cội mai già, nụ mai còn hàm tiếu.
(Xem: 10749)
Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào
(Xem: 10912)
Khi cây mai vàng chưa kịp đưa hương Và bờ cỏ đương đổi màu hoang tái Bóng chiều nghiêng cánh én còn ái ngại Vẫn nghe lòng vời vợi bước xuân phương
(Xem: 9650)
Vẫn mang chiếc áo lỳ năm tháng cũ Vẫn chiều nay, Bên khung cửa hôm nào Ta nhấp nháp chung trà hương viễn xứ
(Xem: 10660)
Cành mai năm trước, cành đào bây giờ vẫn một sắc hương, cội mai già nỉ non bung ra từng hé nụ, hoa đào đón gió tưng bừng khoe sắc hương.
(Xem: 10652)
Hãy nhìn lại thật gần, thật kỹ, những gì đang có trong lòng bàn tay. Mùa xuân không ở đâu xa. Mùa xuân ở nơi ấy.
(Xem: 10628)
Tâm giống như con khỉ (kapicitta) là một thuật ngữ, đôi khi Đức Phật dùng để diễn tả các hành-vi lo-lắng, khuấy-động,
(Xem: 12466)
Tôi không có tham vọng viết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882)
(Xem: 10035)
Năm mới, chúng ta đón chào một mùa xuân mới được nhiều phước lộc, và học thay đổi cách sống mới để làm đời mình thêm tươi vui, hạnh phúc.
(Xem: 13294)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như...
(Xem: 9777)
Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc.
(Xem: 10316)
“Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời.
(Xem: 12395)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
(Xem: 11255)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sốngsinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà.
(Xem: 10076)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới."
(Xem: 11323)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên...
(Xem: 12617)
Chính nương vào nhị đế mới có thể thi thiết phương tiện thiện xảo để độ mình, độ người và xiển dương Chánh Pháp.
(Xem: 14822)
Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo.
(Xem: 10129)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất.
(Xem: 14885)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọngước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 10683)
Giật mình nhìn lên bệ, Cứ ngỡ rằng trong mơ: Pho tượng Phật đi vắng. Ngoài kia xuân đã về.
(Xem: 11865)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13382)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 48031)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11108)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13603)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant