Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài

12 Tháng Tư 201100:00(Xem: 11706)
Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài

CON XIN LÀM SEN NHỎ VÀ NÂNG GÓT HÀI
Lê Đàn 

Ở cái xóm nhỏ này, ai cũng biết bác Thanh, hoạ sĩ Đặng Bá Đức và tôi là ba người bạn vong niên, tuy mỗi người một nghề nghiệp, một cảnh nhà khác nhau, nhưng cả ba chúng tôi đều có điểm chung: cùng là Phật tử đã quy y giữ năm giới, không rượu chè, cờ bạc, thuốc lá; thi thoảng ngồi lại với nhau uống chén trà đàm đạo hát hò cho vui vẻ cửa nhà. Đặc biệt đám trẻ rất mến yêu chúng tôi.

Người ta nói chơi ba người là bộ tam, xui lắm! Nhưng ba chúng tôi sống với nhau hoà thuận hơn ba mươi năm. Y nguyên như bát nước đầy, chưa hề chao chọng! Bác Thanh và tôi, quê quán ở đây; bác may mắn có được người vợ tuyệt vời, buôn bán giỏi giang, bác chỉ phụ giúp thôi nên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi; trong xóm có việc hiếu hỷ, ma chay tương tế đều có sự đóng góp công sức của bác.

Còn tôi chỉ là anh thợ sửa xe đạp lấm lem dầu mỡ, suốt ngày bên cái quán cóc nhỏ hẹp, khách hàng hết phân nửa là những em học sinh thơ ngây nghịch ngợm. Đây là xóm nghèo, sửa xe đạp cho các em, có em không có tiền cũng phải giúp; thế rồi những khi vắng khách, tôi lại quay sang cái chọ đá, loay hoay với bút lông mực xạ, tranh thủ hoàn thành một tác phẩm thư hoạ trên đá, hay còn gọi cho oai theo kiểu các vị sành điệu ở Đà Nẵng là nghệ thuật thạch thư.

Một hôm, tình cờ tìm được một viên đá cuội có hình trái tim, tôi nhặt về rửa sạch, viết lên đá chữ tâm. Ôi! Viên đá đẹp lắm! Tâm hồn tôi bay Bảng, chợt thấy viên đá có hồn như rung lên nhịp đập, tim tôi rộn rã niềm vui. Tôi và đá cuội bắt đầu cuộc dạo chơi, tiếp xúc sâu sắc với cuộc sống nhiệm mầu. Một ngày mới khởi đầu: có ánh dương hồng chói loà buổi ban mai, có cỏ hoa thơm thoảng hương trong gió sớm, có bầy chim sẻ chuyền cành ca hát líu lo…

Viên đá thứ hai tôi nhặt được, có hình chiếc hài màu vàng rất đẹp! Phải viết câu gì vào đây cho có ý nghĩa? Trong lúc tôi đang cố lục tìm trong trí nhớ, bỗng đâu bác Thanh và hoạ sĩ Đức xuất hiện, thay vì câu chào, anh Đức cười nhìn bác Thanh và hát: Em đi qua chuyến đò. Ối a! Ông Thanh còn trẻ. Ông Thanh đâu có ngờ, ngày kia sông sẽ già… Em đi qua chốn này. Ối a! Sao em đành vội. Tôi xin làm đá cuội và… lăn theo gót hài (Biết đâu nguồn cội – Trịnh Công Sơn). Một câu hát có chế lời để trêu chọc bác Thanh, không ngờ lại cho tôi một ý tưởng hay. Tác phẩm thạch thư: chiếc hài đá hoàn thiện tuyệt trần với dòng chữ thư pháp chưa ráo mực. Cả ba chúng tôi cùng ngắm tác phẩm mới một cách say sưa và cùng vui cười hát lui hát tới dòng chữ trên chiếc hài đá ấy: Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.

Còn hoạ sĩ Đức là người gốc Huế, cha mẹ mất sớm, anh giao lại căn nhà từ đường cho người em trai, rồi ra thị xã này lập nghiệp từ lúc tuổi mới hai mươi tư.

Anh hoạ sĩ Phật tử này để râu tóc dài, dân nghệ sĩ mà! Trông bề ngoài dữ dằn nhưng khi trò chuyện với anh vài lần mới thấy anh rất hiền, vẫn còn độc thân vui tính, ngủ chùa nhiều hơn ngủ nhà; có lẽ vì còn nặng nợ cõi Ta bà, nên chưa thể xuất gia tầm sư học đạo. Anh là hoạ sĩ lang thang chuyên sống bằng nghề vẽ, ai kêu vẽ gì anh cũng đáp ứng được ngay; từ chân dung cho đến phong cảnh: vẽ Đức Phật, vẽ Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma hoặc có những ngôi nhà theo kiểu cổ ở những vùng nông thôn còn giữ chút bản sắc văn hoá xưa, vẫn thích anh trang trí cái mốt cũ, có đôi hạc hai bên, thêm chút phong cảnh điểm tô ở bức tường gian thờ làm phông, chính là là chữ Phước màu đỏ, anh viết bằng chữ Nho khá to theo kiểu chữ thảo, làm mê mẩn những con người nông thôn chất phác. Vẽ một phông như vậy mất vài ba ngày, anh ở lại nhà người ta cơm nước ngủ nghỉ qua đêm, họ không phiền mà ngược lại rất muốn anh nán lại vài bữa nữa để được nghe tiếng đàn guitar réo rắt xao động cả tâm hồn. Âm nhạc của anh đem đến cho họ một cảm giác rất lạ không sao hiểu nổi khi nghe những bản độc tấu gồm nhạc Việt như Hoài cảm, Hạ trắng… và nhạc của Chopin, Beethoven… như Tristesse Chopin, Lettre à Élisé…, trên khuôn mặt họ hiện rõ một niềm vui.

Một cây đàn guitar có bao da hẳn hoi; một túi cọ, màu bột, sơn dầu; nếu đi độ năm ba ngày thì anh thêm ít áo quần. Tất cả nằm gọn trên chiếc xe cuộc cà tàng, anh đạp túc tắc trên con đường làng có bóng tre im mát, miệng huýt sáo vang bài ca anh yêu thích nhất: Rong chơi cuối trời quên lãng, mỗi câu hát đem lại cho anh cảm giác khoẻ khoắn yêu đời:

Ta đi rong chơi, bên bờ suối theo bầy nai, đi tìm quên cơn mê này… Xin một sáng trong mùa Xuân, trên cỏ êm ta ngồi hát. Hoa nở ngát. Ôi thần tiên! Ta ngồi yên mỉm môi cười.

Tôi hỏi anh, đây là bài hát của ai? Anh cười: “Những bài hát hay thường là những bài quên tên tác giả, có nhiều chỗ quên lời, ta tạm thời chế lời của mình vô đó, nếu không thì cứ là lá la… quê bỏ xừ”. Tôi đã rất nhiều lần nghe anh hát bài này bằng cái giọng Huế nam trầm (bass) của anh, bài này tôi cũng có biết, nghe đôi chỗ rất lạ, dù lời khác nhưng nghe cũng êm tai không đến nỗi gì, tôi và bác Thanh rất thích hai câu cuối mà anh chàng hoạ sĩ đã chế lời: Xin một sáng trong mùa Xuân, trên cỏ êm ta ngồi hát. Hoa nở ngát. Ôi thần tiên! Ta ngồi yên mỉm môi cười. Bác Thanh vỗ vai, khen anh khen một câu phổng mũi: Chú mi khá thiệt đó! Nghệ sĩ chỉ uống nước trà thôi! Không thuốc không rượu mà vẫn lấy được cảm hứng sáng tác những bức chân dung Đạt Ma Tổ sư, Đức Phật đản sinh. Mỗi lần làm lễ đài, khi cầm ngay chỗ hoa sen để nâng bức tượng Đức Phật lên, bác cũng phải ngắm nghía một lúc, cảm xúc dâng trào, buột miệng bắt chước chú mi hát một câu chế lời: “Con xin làm sen nhỏ. Và nâng đôi gót hài”.

Ở tỉnh này, không Phật tử nào là không biết bác Thanh, ông đã qua cái tuổi U70 rồi nhưng vẫn còn khoẻ, thường xuyên đến nhiều chùa để làm công quả. Lễ đài Phật đản của những chùa như Châu Quang, Ngọc Hà, đều có bàn tay ông đóng góp và chỉ huy con cháu cùng làm; có năm ông vào làm cả lễ đài chùa Sắc Tứ nữa.

Tượng Đức Phật Thích Ca đản sinh trên các lễ đài đa phần đều do hoạ sĩ Đặng Bá Đức vẽ cúng dàng. Anh đã vẽ rất nhiều chân dung Phật với cái tâm kính ngưỡng. Có lần cả ba chúng tôi đang ngắm bức tượng Phật đản sinh mà anh Đức vừa mới hoàn thành. Bác Thanh đố tôi và anh Đức: Đức Phật, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, Ngài muốn nói gì? Chúng tôi im lặng nghe bác giảng: Sau khi Đản sinh thì Ngài một tay chỉ trời, một tay chỉ đất mà nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Có nghĩa là trên trời dưới đất không ai tôn quý bằng Ta”. Có phải Đức Phật hết sức tự cao ngã mạn? Tôi không phải là luật sư biện hộ cho Phật, nhưng Đức Phật đích thực là người xứng đáng được mang danh hiệu như vậy. Đây là bác nói theo sách Khai thị, tập II, của Hoà thượng Tuyên Hoá đó. Anh hoạ sĩ và tôi cúi đầu bái phục bá phụ.

Lại một mùa Phật đản nữa sắp về, giống như những năm trước, tôi đem tượng Đức Bản Sư Thích Ca đản sinh ra lau sạch, mua cờ xí đèn lồng trang hoàng ngoài ngõ. Tôi cảm thấy bùi ngùi, bất giác thở dài nhìn bức thư hoạ: Cát bụi – Chợt một chiều tóc trắng như vôi – Trịnh Công Sơn. Nhớ lại câu trêu chọc của hoạ sĩ: Ông Thanh đâu có ngờ. Ngày kia ông sẽ già. Bác Thanh đã ra đi ở tuổi bảy lăm vào mùa Đông năm ngoái, để lại cho chúng tôi muôn vàn tiếc thương! Và hoạ sĩ Đặng Bá Đức vẫn còn độc thân ở cái tuổi năm mươi lăm, cũng đã giã từ cái xóm nhỏ thân thương, trở về nguồn cội quê hương. Chỉ còn lại mình tôi nhớ nhung, hoài niệm, ngồi đây mà quán chiếu, nhớ hai người bạn vong niên như loài cỏ thảo xót xa, thương cảm đưa tiễn những đoá hoa úa tàn về nơi miên viễn. Tất cả rồi sẽ xa, chỉ còn lại tiếng cười khóc giữa cuộc đời, cõi tạm huyễn hoặc vô thường.

Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười khẽ hát vừa đủ cho Ngài nghe câu hát trên chiếc hài bằng đá mà bác Thanh đã chế lời: Con xin làm sen nhỏ, và nâng đôi gót hài. Tôi tin chắc rằng hai người bạn vong niên của tôi, một ở phố Tây phương Cực lạc, một ở xứ Thần kinh cố đô Huế mộng mơ; nhân mùa Phật đản cũng cầu xin Ngài, kiếp sau xin được làm đoá sen hồng bé nhỏ, nâng đôi gót hài ngà ngọc Như Lai.

Lê Đàn

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12591)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12206)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13517)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12599)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12937)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16278)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 13377)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11671)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11177)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11910)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10236)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29213)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11924)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11914)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10925)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 11351)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 11445)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15901)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12589)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13206)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 12333)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 15122)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15039)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13018)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 12280)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 11846)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 11623)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 11406)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30381)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 19969)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 28342)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 65698)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 18747)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 11254)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 22642)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 15225)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 16193)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 15583)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant