Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quan điểm về hình ảnh đức Phật đản sinh ở nước ta thời Phật giáo du nhập

12 Tháng Tư 201100:00(Xem: 16277)
Quan điểm về hình ảnh đức Phật đản sinh ở nước ta thời Phật giáo du nhập

QUAN ĐIỂM VỀ HÌNH ẢNH ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Ở NƯỚC TA THỜI PHẬT GIÁO DU NHẬP

Thích Phước Đạt

Theo các nhà nghiên cứu Phật học, kể từ khi đạo Phật được truyền vào nước ta những năm đầu thế kỷ thứ I TL, quá trình tiếp biến đạo Phật luôn xảy ra liên tục để thích hợpthể nhập vào đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh người dân nước Việt. Hay nói cách khác, quá trình tiếp biến ấy diễn tiến theo xu hướng “bản địa hoá” đạo Phật của cộng đồng người Việt đang sinh sống theo từng thời kỳ phát triển của xã hội Việt Nam qua mỗi giai đoạn lịch sử.

Thế nên, ngay trong tác phẩm Lý hoặc luận (Những luận lý để xử lý các mối nghi hoặc, sai lầm về Phật giáo) của Mâu Tử cũng cho ta một cái nhìn khá đầy đủ quan niệm của nhân dân ta về hình ảnh Đức Phật như thế nào, để từ đó thấy được diện mạo và đặc trưng của đạo Phật thời đó, thông qua tình hình sinh hoạt và phát triển tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Việt được ghi nhận vào tác phẩm.

Cụ thể, nội dung của tác phẩm Lý hoặc luận bao gồm 37 điều, vì quan điểm của tác giả cho rằng “xem Phật kinh chi yếu có 37 phẩm, Đạo Đức kinh có 37 thiên” cho phù hợp với thực tiễn. Trong đó có 3 điều khởi đầu trình bày về các quan niệm Phật giáo và 9 điều dành cho việc phê phán Đạo giáo, cộng với điều kết thúc cuối cùng, còn lại 25 điều hoàn toàn dành cho việc xử lý những thắc mắc về quan hệ giữa Phật giáoNho giáo. Theo Nguyễn Lang ghi nhận trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì tác phẩm được bảo lưu trong bộ Hoằng Minh tập do Tăng Hựu sưu tập, ấn hành vào đầu thế kỷ VI. Các sách Tuỳ chí và Đường chí đều có nói đến sách này của Mâu Tử 1.

Điểm đáng nói là thông qua nội dung ở các điều 1 và 2 của Lý hoặc luận, chúng ta thấy hình ảnh Đức Phật theo quan niệm của người Việt thời du nhập được minh hoạ khá rõ ràngcụ thể, phù hợp với tâm thức tín ngưỡng tâm linh của dân ta thời đó. Ngay ở điều 1, Mâu Tử đã trả lời cội nguồn về Đức Phật đản sinh và xuất gia thành đạo, sau đó thuyết pháp độ sinh như sau:

“Có người hỏi:

- Phật tử đâu sinh ra? Có tổ tiên và làng nước gì không? Đã làm được gì, giống loại người nào?

Mâu Tử đáp:

- Giàu thay câu hỏi! Xin đem dốt nát nói qua điểm chính. Bởi nghe công trạng giáo hoá của Phật, tích chứa đạo đức, hàng ngàn ức đời, không sao ghi chép. Nhưng khi sắp thành Phật, thì sinh ở Thiên Trúc, mượn hình nơi vợ vua Bạch Tĩnh. Bà ngủ ngày, mộng thấy cưỡi voi trắng, thân có sáu ngà, hớn hở thích thú, bèn xúc cảm mà có thai. Đến tháng Tư mồng tám, Phật theo sườn bên phải của mẹ mà sinh, đặt chân xuống đất, đi bảy bước giơ tay phải lên, nói: “Trên trời dưới trời khong có gì hơn Ta!”. Bấy giờ trời đất rung mạnh, trong cung sáng ngời. Hôm ấy, người ở cung vua cũng sinh ra một đứa con, trong tàu ngựa trắng cũng cho ngựa con bú; đầy tớ Xa Nặc, ngựa tên là Kiền Trắc. Thái tử có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, mình cao trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục kế, má như sư tử, lưỡi che được mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu vàng dặm. Đây là nói qua tướng Phật. Năm 17 tuổi, vua cha bắt lấy công chúa nước láng giềng làm vợ. Thái tử ngồi thì dời chỗ, nằm thì riêng giường. Đạo trời rộng sáng mà âm dương thông đồng. Bà có mang con trai, sáu năm mới sinh. Vua cha trân quý thái tử, dựng cho cung điện, kỹ nữ, đồ chơi châu báu, đều bày trước mắt. Thái tử không ham thú vui ở đời, muốn giữ đạo đức. Năm 19 tuổi, ngày mồng tám tháng Tư, nửa đêm gọi Xa Nặc đóng yên Kiền Trắc vượt thành. Quỷ thần nâng đỡ, bay ra khỏi cung. Hôm sau không biết ở đâu. Vua cùng quan dân thảy đều sụt sùi, đuổi tới cánh đồng. Vua bảo: “Khi chưa có con, cha cầu xin thần, nay đã có con, như ngọc như trân, nên nối ngôi tước, chứ bỏ đi đâu?

Thái tử tâu: Muôn vật vô thường, có rồi phải mất. Nay muốn học đạo, độ thoát mười phương.

Vua biết thái tử đã kiên quyết, bèn đứng lên về. Thái tử đi thẳng, suy tư về đạo, sáu năm thì thành Phật. Sở dĩ Ngài sinh vào tháng Tư mùa Hạ, đó là lúc không nóng, không lạnh, cây cỏ đơm hoa, cởi áo lông chồn, mặc áo thưa mỏng, là biết trung lữ vậy. Sở dĩ Phật sinh ở Thiên Trúc là chỗ trung hoà trong trời đất vậy. Kinh do Phật viết gồm đến 12 bộ hợp tám ức bốn ngàn vạn quyển. Quyển lớn vạn lời trở xuống, quyển nhỏ ngàn lời trở lên. Phật dạy thiên hạ, cứu vớt giải thoát nhân dân. Nhân ngày 15 tháng 2 nhập tịch mà đi. Kinh điểngiới luật tiếp tục tồn tại, noi theo mà làm, cũng đạt vô vi, phúc đến đời sau. Kẻ giữ năm giới, một tháng sáu ngày trai. Ngày trai giới thì chuyên tâm vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới, hàng ngày trai giới. Giới ấy không phải cho Ưu bà tắc được nghe vậy. Oai nghi đi đứng cùng điền lễ ngày xưa không khác. Suốt ngày thâu đêm giảng đạo tụng kinh, không tham dự việc đời” 2.

Rõ ràng, ngay điều đầu tiên trong 37 điều của tác phẩm Lý hoặc luận, Mâu Tử đã xác định hình ảnh Đức Phật Thích Ca đản sinh từ trong huyền sử Phật giáo Ấn Độ được khắc hoạ lại bằng hình ảnh Đức Phật lịch sử, hiện thân của một con người thật có mặt trong cuộc đời. Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời, được ghi nhậnmô tả theo tâm thức của người Việt Nam bấy giờ. Các yếu tố mang tính huyền sử có mặt, chỉ nhằm tô điểm khắc sâu vào tâm thức như báo hiệu một sự kiện hy hữu là Phật ra đời với nhân cách lớn mà không có bất kỳ người bình thường nào mang đặc trưng đó. Điều đáng nói các yếu tố huyền sử được tiếp biến bằng những hình ảnh, chi tiết sống động, được mô tả thật ấn tượngdiễn đạt theo cách tư duy tín ngưỡng dân gian của quần chúng người Việt. Hình ảnh, chi tiết “Mượn hình nơi vợ vua Bạch Tĩnh. Bà ngủ ngày, mộng thấy cưỡi voi trắng, thân có sáu ngà, hớn hở thích thú, bèn xúc cảm mà có thai”; “mình cao trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục kế, má như sư tử, lưỡi che được mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu vàng dặm”; “Bà có mang con trai, sáu năm mới sinh”; “Quỷ thần nâng đỡ, bay ra khỏi cung”; “Khi chưa có con, cha cầu xin thần, nay đã có con, như ngọc như trân, nên nối ngôi tước, chứ bỏ đi đâu?”. Chính những hình ảnhchi tiết mô tả xung quanh sự kiện hy hữu Phật đản sinh ở đời khi đọc lên, khiến chúng taấn tượng đây là hình ảnh Đức Phật thị hiện được ghi lại trong các huyền thoại, huyền sử thuộc Kho tàng cổ tích Việt Nam mà bất cứ người dân nào cũng được mẹ hiền kể chuyện thần tiên khi còn trong nôi, mẹ ru à…ơ… cho con ngủ. Bằng cách này, người Việt sẽ nhìn nhận và thấy hình ảnh Đức Phật thật gần gũi và thân thương biết chừng nào! Và như thế, Đức Phật trong tâm thức người Việt cứ theo lời ru của mẹ mà đi suốt cả cuộc đời từ khi được cha mẹ sinh ra, lớn lên, trưởng thành mà đóng góp cho đời, cho đạo. Bởi vì:

Dù cho đi hết cuộc đời,
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.

Trên hết, toàn bộ nội dung của điều 1 trong 37 điều của tác phẩm không chỉ giới thiệu cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh, cho đến sự quyết tâm tu hành, chuyển hoá thân tâm, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, để lại cho đời 12 bộ kinh, thực hành giới định tụê mà còn là cơ sở để thiết lập Phật thể quan thật hiện thực từ trong đời sống được diễn tiến hàng ngày hàng phút của xã hội Việt Nam bấy giờ được ghi trong điều 2 của tác phẩm Lý hoặc luận, khi có người hỏi Phật có nghĩa là gì và được Mâu Tử lý giải và khẳng định:

“… Phật là nguyên tổ của đạo đức, đầu mối của thần minh. Nói Phật nghĩa là giác, biến hoá nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được, lớn được, tròn được, vuông được, già được, trẻ được, ẩn được, vuông được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp hoạ không mắc, muốn đi thì đi, ngồi thì loé sáng, nên gọi là Phật” 3.

Một quan điểm về Phật thể như thế sẽ tác động mạnh mẽ vào tâm thức con người trong chiều hướng thăng tiến, được xây dựng trên nền tảng của nguyên lý đạo đức của con người, là đầu mối của thần minh, chứ không phải gì khác ngoài hiện thực con người đang sống. Hay nói cách khác, xuất phát điểm từ con người, vì con người mà sống theo nguyên lý đạo đức của con người thiết lậpchuyển hoá thân tâm, sống tốt đời đẹp đạo. Chính xuất phát từ nhận thức như thế, mà tự thân mỗi con người luôn nỗ lực nhiệt tâm tự giác sống đúng luật nghi, phòng hộ các căn, tẩy rửa thân tâm, tỉnh thức để thiết lập các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường sống của xã hội. Cụ thể là sống theo nếp sống đạo, trên nền tảng xây dựng đạo đức cuộc sống như điều 1 của Lý hoặc luận vạch định:

“Ngày trai giới thì chuyên tâm vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới, hàng ngày trai giới. Giới ấy không phải cho Ưu bà tắc được nghe vậy. Oai nghi đi đứng cùng điển lễ ngày xưa không khác…”.

Một người sống theo nguyên lý đạo đức thì hoá hiện những phẩm chất cao thượng, sau đó đi đến sự an định trong tâm thức và thăng tiến trí tuệ, đó là Giác. Một người đã làm hoá hiện tính giác thì khả năng sáng tạo vô cùng to lớn và có thể làm nhiều điều kỳ diệu cho chính mình, cho mọi người và cho cả cuộc đời. Do đó, hình ảnh Đức Phật được Mâu Tử ghi nhận là một con người với vẻ đẹp toàn bích của đạo đức và các phẩm chất năng lực siêu việt với cách diễn đạt và đầy quyền năng như là một khát vọng sống. Mục đích là để con người vượt qua những chướng duyên và khó khăn từ trong cuộc đời. Và như thế, Phật cũng trở thành nhân vật lý tưởng, một mục tiêu hướng tới mà bất kỳ người nào sống trên cõi trần này đều có khả năng vươn tới và thành tựu.

Thực tế, nguyên uỷ của nghĩa Phật là Giác, là tỉnh thức về sự thật con ngườithế giới hiện hữu quanh ta. Có điều, Mâu Tử vào thời đó, ngoài việc nêu Phật là nguyên tổ đạo đức, đầu mối thần linh, còn triển khai ý nghĩa “Giác” qua một số yếu tính khác nữa hết sức quyền năngthần thông như chứng tỏ khả năng vô hạn của con người là có thể khi “trí tuệ bừng khởi” và soi sáng cho đời từ trong hiện thực khổ đau cần phải vượt thoát: “biến hoá nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được, lớn được, tròn được, vuông được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp hoạ không mắc, muốn đi thì đi, ngồi thì loé sáng”. Một người Phật tử khi làm được điều này là có nghĩa thực hiện được mục đích cao cảPhật giáo thời đó đề ra như điều 1, Lý hoặc luận ghi: “Phật dạy thiên hạ, cứu vớt giải thoát nhân dân”.

Thế là Phật giáo thời du nhập ở nước ta cho chúng ta cái nhìn hiện thực, nó tạo sức sống mới để tạo ra mẫu người Phật tử tự tin về chính bản thân mình. Con người tự nương tựa vào chính mìnhhoàn thiện bản thân, thành tựu nhân cách, an trú trong sự bình an nội tại mà thăng tiến trí tuệ. Đó là bản chất của đạo PhậtMâu Tử đề xuất trong Lý hoặc luận được ghi trong điều 3 và 4. Cụ thể là “… Nhìn không có hình, nghe không có tiếng. Bốn phương là lớn, nó vượt ra ngoài, tơ hào là nhỏ, nó lọt vào trong” và “… Đạo làm ra muôn vật, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể làm dùng để sửa thân…”. Điều này khẳng định, mục đích tối hậuđạo Phật có mặt ở đời không ngoài ý nghĩa giải quyết các vấn đề khổ đau từ hiện thực cuộc sống mà con người luôn giáp mặt. Trên hết, đạo Phật luôn đòi hỏi mọi người Phật tử không chỉ lo hoàn thiện đạo đức bản thân, mà còn biết sống tốt với những người thân trong gia đìnhtham gia tích cực đóng góp cho đời trong một trọng trách cao quý là “trị nước an dân”.

Kết quả, Phật giáo thời du nhập nước ta đã góp phần cùng dân tộc tạo ra diện mạo và đặc trưng đạo Phật của cộng đồng người Việt mà chúng ta có thể nhận diện qua toàn bộ tác phẩm Lý hoặc luận. Từ một Phật thể quan về Đức Phật đản sinh mà Mâu Tử, đại diện cho giới Phật tử Việt Nam thời bấy giờ đề xuất, nó đã được nhân dân ta chung lòng, kề vai sát cánh làm nên kỳ tích lịch sử dân tộc. Đó là mở ra thời kỳ độc lập tự chủ không chỉ trên biên cương lãnh thổ mà trên các lĩnh vực khác, kể cả tín ngưỡng tâm linh mà sử sách ghi nhận qua các triều đại khởi đầu từ chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khai sáng ra triều Ngô, kế đến là Đinh Lê Lý Trần và tiếp nối mãi cho đến hôm nay.

Và điều cuối cùngchúng tôi muốn nói, với quan điểm về hình ảnh Phật đản sinh như thế, chắc chắn chúng ta sẽ tạo nên những kỳ tích mới mà đạo Phật có thể cùng với dân tộc tham gia tích cực đóng góp cho xã hội thêm phồn thịnh, nhân dân ngày càng hạnh phúc, trong bối cảnh đất nước hội nhập thế giới.


1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (I, II, III) tái bản, NXB Văn Học, Hà Nội, 2000, tr.51.
2. Lê Mạnh Thái, Nghiên cứu về Mâu Tử, tập II, Tu thư Vạn Hạnh, 1982, tr.510.

3. Sđd, tr.510.

Thích Phước Đạt
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12591)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12204)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13515)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12599)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12934)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 11704)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 13377)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11670)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11176)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11909)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10235)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29213)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11923)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11914)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10925)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 11351)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 11444)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15900)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12586)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13205)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 12332)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 15122)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15036)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13018)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 12280)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 11846)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 11623)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 11405)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30381)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 19966)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 28341)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 65696)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 18745)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 11253)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 22641)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 15225)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 16191)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 15580)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant