Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ý niệm đản sanh của đức Phật qua kinh Phổ Diệu

25 Tháng Ba 201100:00(Xem: 13119)
Ý niệm đản sanh của đức Phật qua kinh Phổ Diệu

Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa, thuộc hệ Phương Đẳng. Tuy nhiên, mở đầu kinh này mô tả cuộc đời đức Phật với nhiều điểm tương đồng với quan điểm của Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada); phái này thuộc phái Tiểu thừa.

Kinh Phổ diệu do S. Lefmann xuất bản, ông là người đầu tiên đưa ra bản dịch chương đầu kinh này tại Berlin năm 1875. Học giả vĩ đại người Bengali Bajendralal Mitra đã chuẩn bị một bản dịch tiếng Anh cho bộ sưu tập Bibliotheca Indica gồm ba quyển đã được ra đời. (Calcutta, 1881 đến 1886). Ông ta cũng đã đưa ra một bản chưa hoàn chỉnh. Một bản dịch bằng tiếng Pháp của Foucaux xuất hiện ở Paris trong Annals du Musee Guimet, vol. VI, XIX, (Paris, 1887-1892). Bản dịch tiếng Hoa của kinh này mô tả cuộc đời đức Phật tương đồng với sự mô tả của Nhất thiết hữu bộ. Tác phẩm Romantic Legend của Beal là một bản dịch rút ngắn từ bản tiếng Hán kinh Abhinish-Kramana Sutra, bản Sanskrit của kinh này không còn, nhưng nó được dịch sang tiếng Hán rất sớm từ năm 587 stl. Bản kinh này lại mô tả lịch sử đức Phật tương đồng với quan điểm của Pháp mật bộ/Đàm-vô-đức (Dharmaguptas).

Tuy nhiên, tư tưởng Đại thừa đã thể hiện ngay tiêu đề “Lalitavistara” (tường thuật về thần thông diệu dụng của đức Phật) của bản kinh này. Như vậy cuộc đời của đức Phật trên trần gian được mô tả như là điều vi diệu của một con người siêu xuất thế gian
Trong chương mở đầu, đức Phật xuất hiện như là một thiên thần tối thắng, dù được mở đầu bằng hình thức cổ điển như trong kinh tạng Pāli với dòng chữ “Như vậy tôi nghe, một thời Phật tại thành Xá-vệ, trong tinh xá Kỳ Hoàn, vườn ông Cấp Cô Độc.”

Hình tượng quá độ

Nhưng lúc đó, trong tạng Pāli, đức Phật được giới thiệu với lối mở đầu rập khuôn tương tự với cách diễn đạt và có một số đệ tử chung quanh, hay ít nhất có đầy đủ đại chúng ‘500 tỷ-khưu’ và tức thì pháp hội giảng kinh chính thức bắt đầu. Trong kinh Phổ diệu, cũng như trong kinh Phương đẳng là một quang cảnh long trọng, bao phủ bởi hào quang thiêng liêng. Ngài được bao quanh bởi đại chúng gồm 12.000 vị tỷ-khưu và hơn 32.000 Bồ-tát, ‘tất cả đều là nhất sanh sở hệ Bồ-tát, tất cả đều xuất sinh với sự viên mãn của một Bồ-tát, tất cả đều có được trí huệ của một Bồ-tát, tất cả đều có được các thứ thần thông vi diệu...’ Trong thiền định lúc nửa đêm, từ nhục kế đức Phật phóng ra luồng hào quang xuyên suốt các cõi trờichấn động cả chư thiên. Lát sau, lập tức phát ra khúc hát tán thán đức Phật tối thắng và ngay sau đó, Iśvara (Thiên chủ) xuất hiện cùng chư thiên đến trước đức Phật, quỳ dưới chân Phậtcầu thỉnh Ngài giảng nói kinh Phương quảng thù thắng có tên là Phổ Diệu để cứu độhạnh phúc cho thế gian. Điểm nổi bật của kinh này là những lời tán thán tối tôn của thiên chủchư thiên về thần thông vi diệu của đức Phật; chư Phật quá khứ cũng tán dương điều này, đức Thích Tôn tán đồng bằng sự im lặng. Sau những giới thiệu chi tiết nầy, kinh bắt đầu mô tả cuộc đời đức Phật, đây là nội dung chính và xuyên suốt của tác phẩm này. Kinh này mô tả cuộc đời của Ngài tương đồng với nội dung phần II của kinh Nidanakath, thuộc Bản sanh truyện.

Ý niệm đản sinh của đức Phật

Bồ-tát an trụ trên cung trời Đâu-suất trong một cung điện nguy nga tráng lệ. Bồ-tát được dâng tặng hơn cả trăm danh hiệu cao quý, và hàng chục thiên cung để Ngài cư ngụ. Dưới âm thanh của dàn nhạc trời gồm 8 vạn bốn ngàn chiếc trống cầu thỉnh Ngài thị hiệnthế gian để khởi đầu ý nguyện cứu độ chúng sinh. Sau thời gian dài tìm hiểu trong số đông những gia đình ưu tú, nghèo hèn, vương tộc đều được xem xét cẩn thận, và sau cùng Bồ-tát quyết định thọ sanh vào gia đình vua Tịnh Phạn, trong bào thai hoàng hậu Maya. Hoàng hậu là người có đủ phẩm tính thân mẫu của một đức Phật. Sắc đẹp hoàn hảo của bà được mô tả đến từng chi tiết, đó là đức hạnh và trinh khiết. Bên cạnh đó, trong tất cả các phụ nữ Ấn Độ, bà là người duy nhất được chọn để đức Phật tương lai nhập thai, vì trong bà có sự hoà hợp sức mạnh của cả vạn con voi. Ý niệm nầy được phát triển với sự hộ trì của chư thiên sau khi Bồ-tát đã quyết định nhập vào thai mẹ bằng hình tướng của một con voi. Chư thiên chuẩn bị không những một trụ xứ như thiên đường cho hoàng hậu Maya cư ngụ trong thời gian mang thai, mà còn kiến trúc một cung điện bằng ngọc quý ngay trong bụng của bà để Bồ-tát có thể không bị vấy bẩn trong suốt 10 tháng trụ thai. Trong bảo điện, Bồ-tát ngồi một cách nhu nhuyến dịu dàng. Nhưng thân Ngài phát ra ánh sáng huy hoàng rực rỡ, và chính luồng ánh sáng đó lan rộng ra hằng dặm từ bào thai của mẹ ngài. Một cơn đau đến với hoàng hậu Maya và được điều phục ngay sau khi bà đưa tay lên đầu. Và bất kỳ khi nào bà nhìn phía bên phải của mình, bà đều thấy Bồ-tát trong bào thai mình như là một người trông thấy khuôn mặt chính mình trong gương. Thế rồi Bồ-tát trong thai mẹ làm cho chư thiên vui thích bằng những bài giảng phápPhạm thiên đều tuân theo mọi gợi ý của Ngài.

Ý niệm về việc sinh hạ của Bồ-tát cũng như vậy. Nó được diễn ra cùng với những điều thần diệu và những điềm lành. Trong vườn Lâm-tì-ni, Bồ-tát hạ sanh theo cách như chúng ta đã biết qua vô số mẫu dạng kiến trúc, không giống như một con người bình thường mà một Đấng Tối Thắng (Exalted Being), một Mahapurusha, “The Great Spirit”. Hoa sen đỡ dưới mỗi bước chân của hoàng tử sơ sanh báo cho mọi người biết sự cao quý của Ngài khi bước đi bảy bước về phía sáu hướng chính. 

Tội bất tín

Ở đây câu chuyện bị cắt ngang bởi cuộc đối thoại giữa A-nan và đức Phật, trong đó có đề cập đến những người không tin sự nhiệm mầu khi Bồ-tát đản sanh (chương vii, p. 87 – 9). Niềm tin vào đức Phật, được dạy là một thành phần cốt yếu của tín ngưỡng:
“Đối với tất cả những ai tin vào Như Lai, Như Lai đều đem điều tốt lành đến cho họ. Như những người bạn, họ đến với Như Lai để tìm sự trú ẩn. Và có nhiều người bạn mà Như Lai đã làm như vậy. Và đối với những người bạn ấy Như Lai chỉ nói sự thật, không hư vọng... Để tin, A-nan nên gắng hết sức của ông, đây là điều Như Lai phó thác cho ông.”

Tại sao cuộc đối thoại nầy xuất hiện ngay đây chắc hẳn là không do ngẫu nhiên, nhưng nó dựa trên thực tế chính là có liên quan với truyện kể về ý niệm đản sanh của đức Phật mà kinh Phổ diệu đã tách ra, rất đáng chú ý từ những trường phái Phật giáo khác trong tính quá độ như đối với tính chất huyền diệu mà không quá lâu trong chiều hướng tương lai của câu chuyện. Thực vậy, ở đây thường có sự hài hòa rất cao đối với những mô tả cổ xưa nhất trong tạng Pāli, có nghĩa là, trong Mahavagga của Luật tạng (Vinayapiṭaka), dù có lẽ nó được ghi chú một cách tình cờ rằng các kệ tụng trong kinh Phổ diệu xuất hiện lâu đời hơn phần kệ có trong tạng Pāli (Đối chiếu kinh Phổ diệu trong truyền thống Pāli do Oldenberg thực hiện trong OC, V, 1882, vol. 2, p. 117 to 122 và Windisch trong tác phẩm Mara and Buddha’ and Buddha’s Birth cũng như do Kern trong SBE, vol. 21, p. xi ff.)

Tạng Pāli và Sanskrit
khi trở lùi lại một nguồn gốc xưa cũ hơn

Hai bản văn ở hai tạng trong mỗi trường hợp đều không tùy thuộc lẫn nhau; nhưng cả hai đều trở lùi lại chung một truyền thống cổ xưa hơn. Mà thậm chí ở đây kinh Phổ diệu có nhiều điều không có trong bản cổ xưa. Hai tình tiết cá biệt là không đáng để ý. Một tình tiết trong những chỗ nầy (chương 8) lại kể rất tỉ mỉ khi Bồ-tát còn nhỏ, Ngài được nuôi dưỡng bởi người mẹ kế, kể về các ngôi đền và các hình tượng chư thiên sùng bái, đặt Ngài lên trên bệ để đảnh lễ ngay dưới chân Ngài như thế nào. Chương khác (chương 10) kể lại lần đầu tiên đức Phật đến trường học.

Đức Phật đến trường học

Với một đoàn tùy tùng gồm 10 ngàn cậu bé với những phô bày rất thiện hảo, với sự tham dự của chư thiên–8000 thiên nữ cùng lúc rải hoa trước Ngài–vị Bồ-tát thiếu niên chào mừng lễ được nhận vào trường học. Thầy hiệu trưởng không chịu đựng nỗi niềm vinh quang của một thiên thần hoá sanh và ông ta liền bất tỉnh ngã lăn xuống đất. Một thiên thần đỡ ông ta dậy và hồi tỉnh cho ông với sự giải thích rằng các vị Bồ-tát đều là những bậc Tối thắng và không cần phải học nữa, nhưng các Ngài đến trường chỉ vì tuỳ thuận tiến trình thế gian. Rồi Bồ-tát làm sửng sốt ông hiệu trưởng với câu hỏi về 64 mẫu tự mà ông ta sẽ dạy cho Ngài. Và Ngài kể tất cả lần lượt 64 mẫu tự, trong đó gồm cả những nét của tiếng Hán và của Huns–những mẫu tự thậm chí thầy giáo cũng không biết cả tên gọi. Sau cùng, với một vạn cậu bé, Ngài bắt đầu buổi học với những mẫu tự. Cùng với mỗi mẫu tự, Ngài đều nói ra mỗi câu châm ngôn thông tuệ

Theo Gurupuja Kaumudi (p. 116 f.) của E. Kuhn, hai truyền thuyết về thời thiếu niên của đức Phật nầy có lẽ phù hợp với kinh Ngụy tạo (Gospels Apocrypha), kể chuyện tương tự về thời thiếu niên của chúa Jesus. Chương 12 và 13 còn có những tình tiết không có trong tiểu sử đức Phật. (Winternitz, WZKM 1912, p. 237 f.)
Công hạnh của đức Phật

Về mặt khác, trong tiến trình xa hơn của chuyện kể trong kinh Phổ diệu (chương 14-26), lệch hướng không chỉ chút ít từ truyền thuyếtchúng ta biết từ các nguồn khác; sự kiện chính trong cuộc đời đức Phật là bốn sự tiếp xúc, mà qua đó, Bồ-tát học được về sinh, lão, bệnh, tử; sự vượt thoát ra khỏi hoàng cung, cuộc gặp gỡ với vua Tần-bà-sa-la. Những năm tháng học hỏi của sa-môn Cồ-đàm (Gautama) và việc tu tập khổ hạnh vô ích; cuộc chiến đấu với ma vương; và sự giác ngộ cuối cùng và giảng dạy giáo pháp cho toàn thể chúng sinhthế gian theo lời thỉnh cầu của Phạm thiên (Brahma).

Những thành tố của kinh Phổ diệu

Phần nhiều những đoạn thi kệ nầy là các bài tán ca cổ điển diễm lệ vốn có cùng nguồn gốc cổ xưa như kệ tụng trong Kinh Tập (Suttanipata) thuộc tạng Pāli như đã nói ở trên. Những ví dụ như truyền thuyết về đản sanh và tình tiết về đạo sĩ A-tư-đà (Asita) trong chương VII, lịch sử vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) trong chương XVI, cuộc đối thoại với ma vương trong chương XVIII. Chúng thuộc về thi ca tôn giáo thế kỷ thứ nhất sau thời đức Phật. Nhưng cũng có vài đoạn văn kinh, giống như bài giảng ở thành Ba-la-nại (Benares) trong chương thứ XXVI, có thể gọi là mức độ cổ xưa nhất trong truyền thống đạo Phật. Mặt khác, những thành phần nội dung mới lại được tìm thấy không những trong văn xuôi mà còn cả trong phần kệ (gatha), trong đó nhiều đoạn được biên soạn bằng thể thơ mang tính nghệ thuật rất cao. Đó là Vasantatilaka và Shardulavikridita vốn thường là khá hay (xem chú dẫn về vần luật trong ấn bản Lefmann’s VII, p. 227 f, và Dẫn nhập, p. 19 ff).

Dịch sang tiếng Hán và Tây Tạng

Chúng ta không biết được bản được biên soạn sau cùng của kinh Phổ diệu ra đời là khi nào. Trước đó, một khẳng định sai lầm cho rằng tác phẩm này được dịch sang tiếng Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ I TL. Vì vấn đề thực tếchúng ta không biết gì cả về tiểu sử của đức Phật có tên là Phuyau-king được ấn hành vào khoảng năm 300 stl., điều được viện dẫn là ‘bản dịch thứ hai của Kinh Phổ diệu,’ thực ra là bản dịch kinh văn mà chúng ta đang sử dụng (Winternitz, WZKM 1912, p. 241 f.). Một bản dịch chính xác từ tiếng Sanskrit là thuộc tạng kinh tiếng Tây Tạng, đến thế kỷ thứ 5 mới được ra đời. Bản nầy đã được biên tập và do Foucaux dịch sang tiếng Pháp. Điều chắc chắn có thể xảy ra là có một bản dịch ít nhiều khác với bản kinh Phổ diệu chúng ta đang được biết là nổi tiếng với chừng 850-900 bức tranh được các nghệ sĩ trang trí ở ngôi chùa trứ danh Boro-Budur ở Java. Vì những bản kinh tráng lệ nầy trình bày các quang cảnh trong truyền thuyết về đức Phật theo phong cách như thể các nghệ sĩ đang sáng tạo với bản kinh Phổ diệu trên tay. Và Pleyte đơn giản tóm tắt lại toàn bộ nội dung kinh Phổ diệu như là một giải thích của các bản điêu khắc (The Buddha legend in the sculpture in the temple of Boro-Budur, Amsterdam, 1901. Xem thêm La Museon 1903, p. 124 ff, của Speyer).

Liên hệ với mỹ thuật Phật giáo

Nhưng các nghệ sĩ đã trang hoàng cho các tượng đài đạo Phật mang phong cách Hy Lạp (Greco-Buddhistic) ở miền Bắc Ấn với những hoạt cảnh về cuộc đời đức Phật cũng đã quen thuộc với truyền thuyết đức Phật được kể trong kinh Phổ diệu. Họ đã sáng tạo các tượng đó chắc chắn là không theo kinh văn, mà phù hợp với lối truyền miệng sinh động. Tuy nhiên, sự hài hoà giữa điêu khắc và kinh văn tiếng Sanskrit không hiếm thấy như một đặc điểmchúng ta phải giả địnhtruyền thống văn học lúc đó bị ảnh hưởng bởi mỹ thuật. Mỹ thuật và văn chương thường có ảnh hưởng hỗ tương.
(Những thẩm quyền có thể được tham khảo ở đây là L’art Greco-bouddhique du Gandhara, part I, 324 f. 666 ff ; Grunwendel Buddhist art in India, p. 94, 04; f-t 134; Senart OC XIV, 1905, p21 ff ; và Bloch ZDMG 62, p. 370 ff.)

Không có hình tượng trong Phật giáo Nguyên thủy

Trong mỹ thuật Phật giáo cổ đại vào thời đại A-dục (Aśoka) nghệ thuật chạm nổi của Bharhut, Sanchi, v.v... không chạm khắc hình tượng đức Phật, mà chỉ có biểu tượng (có nghĩa là bánh xe pháp luân) cho nhân cách của người sáng lập tôn giáo. Hình tượng đức Phật chỉ xuất hiện trong nghệ thuật Gandhara. Có thể nào không có mối liên hệ với điều nầy trong những thế kỷ khi đức Phật trở thành một đối tượng sùng bái (bhakti) và việc tôn thờ đức Phật đã tạo thành điểm trung tâm của tín ngưỡng? Thế nên có sự chứng thực hiện thời về kỷ nguyên của nghệ thuật Gandhara, từ thuở bình sinh (floruit) vốn suy tàn vào thế kỷ thứ II stl., cũng là thời kỳ của kinh điển Đại thừa đề cập đến truyền thuyết đức Phật
“Trên nền tảng phong cách xuất phát từ trường hợp đầu tiên của nền nghệ thuật Greco-Roman chỉ có thể là thời kỳ từ thế kỷ đầu cho đến thế kỷ thứ IV.” (Grunwendel Buddhist Art, in India, p. 31). Theo Foucher trong tác phẩm L’art Greco-bouddhique du Gandhara, part 1. p. 40 ff., thời kỳ hưng thịnh của nghệ thuật Gandhara trùng hợp với hậu bán thế kỷ thứ hai stl.

Đánh giá chung về kinh Phổ diệu

Do vậy, có thể nói rằng kinh Phổ diệu hàm chứa nội dung mô tả cuộc đời đức Phật được ghi chép trải qua vài thế kỷ của hai giai đoạn Phật giáo bộ pháiPhật giáo phát triển. Một nguồn rất quan trọng về đạo Phật cổ xưa chính là ở đây, nơi có sự trùng hợp với kinh văn Pāli và các kinh khác bằng tiếng Sanskrit như Đại sự (Mahāvastu). Nhưng từ quan điểm lịch sử văn học, kinh Phổ diệu là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong văn học Phật giáo. Quả thực như vậy, không những cuộc đời đức Phật là thiên anh hùng ca, mà còn tiêu biểu như viên ngọc quý duy nhất. Chính từ những bài tán ca và những tình tiết đã được bảo trì trong từng chi tiết cổ xưa nhất của kinh Phổ diệu, không nói có lẽ chính từ kinh Phổ diệu, mà đại thi hào Phật giáo là ngài Mã Minh (Aśvaghosa) đã sáng tạo nên thiên sử thi tráng lệPhật sở hành tán (Buddha-caritakāvya), ca ngợi công hạnh đức Phật.■ 

 Thích Nhuận Châu dịch

Nguồn: TS. Pháp Luân số 62

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12459)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12132)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13428)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12517)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12816)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16175)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11595)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 13286)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11598)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11082)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11793)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10153)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29075)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11848)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11828)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10830)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 11263)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 11372)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15778)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12498)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 12229)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 15053)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 14950)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 12949)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 12204)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 11769)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 11544)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 11333)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30228)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 19824)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 28166)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 65483)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 18608)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 11173)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 22488)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 15086)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 16104)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 15490)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant