Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quan điểm về hình ảnh đức Phật đản sinh ở nước ta thời Phật giáo du nhập

12 Tháng Tư 201100:00(Xem: 16305)
Quan điểm về hình ảnh đức Phật đản sinh ở nước ta thời Phật giáo du nhập

QUAN ĐIỂM VỀ HÌNH ẢNH ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Ở NƯỚC TA THỜI PHẬT GIÁO DU NHẬP

Thích Phước Đạt

Theo các nhà nghiên cứu Phật học, kể từ khi đạo Phật được truyền vào nước ta những năm đầu thế kỷ thứ I TL, quá trình tiếp biến đạo Phật luôn xảy ra liên tục để thích hợpthể nhập vào đời sống sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh người dân nước Việt. Hay nói cách khác, quá trình tiếp biến ấy diễn tiến theo xu hướng “bản địa hoá” đạo Phật của cộng đồng người Việt đang sinh sống theo từng thời kỳ phát triển của xã hội Việt Nam qua mỗi giai đoạn lịch sử.

Thế nên, ngay trong tác phẩm Lý hoặc luận (Những luận lý để xử lý các mối nghi hoặc, sai lầm về Phật giáo) của Mâu Tử cũng cho ta một cái nhìn khá đầy đủ quan niệm của nhân dân ta về hình ảnh Đức Phật như thế nào, để từ đó thấy được diện mạo và đặc trưng của đạo Phật thời đó, thông qua tình hình sinh hoạt và phát triển tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Việt được ghi nhận vào tác phẩm.

Cụ thể, nội dung của tác phẩm Lý hoặc luận bao gồm 37 điều, vì quan điểm của tác giả cho rằng “xem Phật kinh chi yếu có 37 phẩm, Đạo Đức kinh có 37 thiên” cho phù hợp với thực tiễn. Trong đó có 3 điều khởi đầu trình bày về các quan niệm Phật giáo và 9 điều dành cho việc phê phán Đạo giáo, cộng với điều kết thúc cuối cùng, còn lại 25 điều hoàn toàn dành cho việc xử lý những thắc mắc về quan hệ giữa Phật giáoNho giáo. Theo Nguyễn Lang ghi nhận trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì tác phẩm được bảo lưu trong bộ Hoằng Minh tập do Tăng Hựu sưu tập, ấn hành vào đầu thế kỷ VI. Các sách Tuỳ chí và Đường chí đều có nói đến sách này của Mâu Tử 1.

Điểm đáng nói là thông qua nội dung ở các điều 1 và 2 của Lý hoặc luận, chúng ta thấy hình ảnh Đức Phật theo quan niệm của người Việt thời du nhập được minh hoạ khá rõ ràngcụ thể, phù hợp với tâm thức tín ngưỡng tâm linh của dân ta thời đó. Ngay ở điều 1, Mâu Tử đã trả lời cội nguồn về Đức Phật đản sinh và xuất gia thành đạo, sau đó thuyết pháp độ sinh như sau:

“Có người hỏi:

- Phật tử đâu sinh ra? Có tổ tiên và làng nước gì không? Đã làm được gì, giống loại người nào?

Mâu Tử đáp:

- Giàu thay câu hỏi! Xin đem dốt nát nói qua điểm chính. Bởi nghe công trạng giáo hoá của Phật, tích chứa đạo đức, hàng ngàn ức đời, không sao ghi chép. Nhưng khi sắp thành Phật, thì sinh ở Thiên Trúc, mượn hình nơi vợ vua Bạch Tĩnh. Bà ngủ ngày, mộng thấy cưỡi voi trắng, thân có sáu ngà, hớn hở thích thú, bèn xúc cảm mà có thai. Đến tháng Tư mồng tám, Phật theo sườn bên phải của mẹ mà sinh, đặt chân xuống đất, đi bảy bước giơ tay phải lên, nói: “Trên trời dưới trời khong có gì hơn Ta!”. Bấy giờ trời đất rung mạnh, trong cung sáng ngời. Hôm ấy, người ở cung vua cũng sinh ra một đứa con, trong tàu ngựa trắng cũng cho ngựa con bú; đầy tớ Xa Nặc, ngựa tên là Kiền Trắc. Thái tử có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, mình cao trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục kế, má như sư tử, lưỡi che được mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu vàng dặm. Đây là nói qua tướng Phật. Năm 17 tuổi, vua cha bắt lấy công chúa nước láng giềng làm vợ. Thái tử ngồi thì dời chỗ, nằm thì riêng giường. Đạo trời rộng sáng mà âm dương thông đồng. Bà có mang con trai, sáu năm mới sinh. Vua cha trân quý thái tử, dựng cho cung điện, kỹ nữ, đồ chơi châu báu, đều bày trước mắt. Thái tử không ham thú vui ở đời, muốn giữ đạo đức. Năm 19 tuổi, ngày mồng tám tháng Tư, nửa đêm gọi Xa Nặc đóng yên Kiền Trắc vượt thành. Quỷ thần nâng đỡ, bay ra khỏi cung. Hôm sau không biết ở đâu. Vua cùng quan dân thảy đều sụt sùi, đuổi tới cánh đồng. Vua bảo: “Khi chưa có con, cha cầu xin thần, nay đã có con, như ngọc như trân, nên nối ngôi tước, chứ bỏ đi đâu?

Thái tử tâu: Muôn vật vô thường, có rồi phải mất. Nay muốn học đạo, độ thoát mười phương.

Vua biết thái tử đã kiên quyết, bèn đứng lên về. Thái tử đi thẳng, suy tư về đạo, sáu năm thì thành Phật. Sở dĩ Ngài sinh vào tháng Tư mùa Hạ, đó là lúc không nóng, không lạnh, cây cỏ đơm hoa, cởi áo lông chồn, mặc áo thưa mỏng, là biết trung lữ vậy. Sở dĩ Phật sinh ở Thiên Trúc là chỗ trung hoà trong trời đất vậy. Kinh do Phật viết gồm đến 12 bộ hợp tám ức bốn ngàn vạn quyển. Quyển lớn vạn lời trở xuống, quyển nhỏ ngàn lời trở lên. Phật dạy thiên hạ, cứu vớt giải thoát nhân dân. Nhân ngày 15 tháng 2 nhập tịch mà đi. Kinh điểngiới luật tiếp tục tồn tại, noi theo mà làm, cũng đạt vô vi, phúc đến đời sau. Kẻ giữ năm giới, một tháng sáu ngày trai. Ngày trai giới thì chuyên tâm vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới, hàng ngày trai giới. Giới ấy không phải cho Ưu bà tắc được nghe vậy. Oai nghi đi đứng cùng điền lễ ngày xưa không khác. Suốt ngày thâu đêm giảng đạo tụng kinh, không tham dự việc đời” 2.

Rõ ràng, ngay điều đầu tiên trong 37 điều của tác phẩm Lý hoặc luận, Mâu Tử đã xác định hình ảnh Đức Phật Thích Ca đản sinh từ trong huyền sử Phật giáo Ấn Độ được khắc hoạ lại bằng hình ảnh Đức Phật lịch sử, hiện thân của một con người thật có mặt trong cuộc đời. Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời, được ghi nhậnmô tả theo tâm thức của người Việt Nam bấy giờ. Các yếu tố mang tính huyền sử có mặt, chỉ nhằm tô điểm khắc sâu vào tâm thức như báo hiệu một sự kiện hy hữu là Phật ra đời với nhân cách lớn mà không có bất kỳ người bình thường nào mang đặc trưng đó. Điều đáng nói các yếu tố huyền sử được tiếp biến bằng những hình ảnh, chi tiết sống động, được mô tả thật ấn tượngdiễn đạt theo cách tư duy tín ngưỡng dân gian của quần chúng người Việt. Hình ảnh, chi tiết “Mượn hình nơi vợ vua Bạch Tĩnh. Bà ngủ ngày, mộng thấy cưỡi voi trắng, thân có sáu ngà, hớn hở thích thú, bèn xúc cảm mà có thai”; “mình cao trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục kế, má như sư tử, lưỡi che được mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu vàng dặm”; “Bà có mang con trai, sáu năm mới sinh”; “Quỷ thần nâng đỡ, bay ra khỏi cung”; “Khi chưa có con, cha cầu xin thần, nay đã có con, như ngọc như trân, nên nối ngôi tước, chứ bỏ đi đâu?”. Chính những hình ảnhchi tiết mô tả xung quanh sự kiện hy hữu Phật đản sinh ở đời khi đọc lên, khiến chúng taấn tượng đây là hình ảnh Đức Phật thị hiện được ghi lại trong các huyền thoại, huyền sử thuộc Kho tàng cổ tích Việt Nam mà bất cứ người dân nào cũng được mẹ hiền kể chuyện thần tiên khi còn trong nôi, mẹ ru à…ơ… cho con ngủ. Bằng cách này, người Việt sẽ nhìn nhận và thấy hình ảnh Đức Phật thật gần gũi và thân thương biết chừng nào! Và như thế, Đức Phật trong tâm thức người Việt cứ theo lời ru của mẹ mà đi suốt cả cuộc đời từ khi được cha mẹ sinh ra, lớn lên, trưởng thành mà đóng góp cho đời, cho đạo. Bởi vì:

Dù cho đi hết cuộc đời,
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.

Trên hết, toàn bộ nội dung của điều 1 trong 37 điều của tác phẩm không chỉ giới thiệu cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh, cho đến sự quyết tâm tu hành, chuyển hoá thân tâm, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, để lại cho đời 12 bộ kinh, thực hành giới định tụê mà còn là cơ sở để thiết lập Phật thể quan thật hiện thực từ trong đời sống được diễn tiến hàng ngày hàng phút của xã hội Việt Nam bấy giờ được ghi trong điều 2 của tác phẩm Lý hoặc luận, khi có người hỏi Phật có nghĩa là gì và được Mâu Tử lý giải và khẳng định:

“… Phật là nguyên tổ của đạo đức, đầu mối của thần minh. Nói Phật nghĩa là giác, biến hoá nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được, lớn được, tròn được, vuông được, già được, trẻ được, ẩn được, vuông được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp hoạ không mắc, muốn đi thì đi, ngồi thì loé sáng, nên gọi là Phật” 3.

Một quan điểm về Phật thể như thế sẽ tác động mạnh mẽ vào tâm thức con người trong chiều hướng thăng tiến, được xây dựng trên nền tảng của nguyên lý đạo đức của con người, là đầu mối của thần minh, chứ không phải gì khác ngoài hiện thực con người đang sống. Hay nói cách khác, xuất phát điểm từ con người, vì con người mà sống theo nguyên lý đạo đức của con người thiết lậpchuyển hoá thân tâm, sống tốt đời đẹp đạo. Chính xuất phát từ nhận thức như thế, mà tự thân mỗi con người luôn nỗ lực nhiệt tâm tự giác sống đúng luật nghi, phòng hộ các căn, tẩy rửa thân tâm, tỉnh thức để thiết lập các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường sống của xã hội. Cụ thể là sống theo nếp sống đạo, trên nền tảng xây dựng đạo đức cuộc sống như điều 1 của Lý hoặc luận vạch định:

“Ngày trai giới thì chuyên tâm vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới, hàng ngày trai giới. Giới ấy không phải cho Ưu bà tắc được nghe vậy. Oai nghi đi đứng cùng điển lễ ngày xưa không khác…”.

Một người sống theo nguyên lý đạo đức thì hoá hiện những phẩm chất cao thượng, sau đó đi đến sự an định trong tâm thức và thăng tiến trí tuệ, đó là Giác. Một người đã làm hoá hiện tính giác thì khả năng sáng tạo vô cùng to lớn và có thể làm nhiều điều kỳ diệu cho chính mình, cho mọi người và cho cả cuộc đời. Do đó, hình ảnh Đức Phật được Mâu Tử ghi nhận là một con người với vẻ đẹp toàn bích của đạo đức và các phẩm chất năng lực siêu việt với cách diễn đạt và đầy quyền năng như là một khát vọng sống. Mục đích là để con người vượt qua những chướng duyên và khó khăn từ trong cuộc đời. Và như thế, Phật cũng trở thành nhân vật lý tưởng, một mục tiêu hướng tới mà bất kỳ người nào sống trên cõi trần này đều có khả năng vươn tới và thành tựu.

Thực tế, nguyên uỷ của nghĩa Phật là Giác, là tỉnh thức về sự thật con ngườithế giới hiện hữu quanh ta. Có điều, Mâu Tử vào thời đó, ngoài việc nêu Phật là nguyên tổ đạo đức, đầu mối thần linh, còn triển khai ý nghĩa “Giác” qua một số yếu tính khác nữa hết sức quyền năngthần thông như chứng tỏ khả năng vô hạn của con người là có thể khi “trí tuệ bừng khởi” và soi sáng cho đời từ trong hiện thực khổ đau cần phải vượt thoát: “biến hoá nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được, lớn được, tròn được, vuông được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp hoạ không mắc, muốn đi thì đi, ngồi thì loé sáng”. Một người Phật tử khi làm được điều này là có nghĩa thực hiện được mục đích cao cảPhật giáo thời đó đề ra như điều 1, Lý hoặc luận ghi: “Phật dạy thiên hạ, cứu vớt giải thoát nhân dân”.

Thế là Phật giáo thời du nhập ở nước ta cho chúng ta cái nhìn hiện thực, nó tạo sức sống mới để tạo ra mẫu người Phật tử tự tin về chính bản thân mình. Con người tự nương tựa vào chính mìnhhoàn thiện bản thân, thành tựu nhân cách, an trú trong sự bình an nội tại mà thăng tiến trí tuệ. Đó là bản chất của đạo PhậtMâu Tử đề xuất trong Lý hoặc luận được ghi trong điều 3 và 4. Cụ thể là “… Nhìn không có hình, nghe không có tiếng. Bốn phương là lớn, nó vượt ra ngoài, tơ hào là nhỏ, nó lọt vào trong” và “… Đạo làm ra muôn vật, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng trị dân, đứng một mình có thể làm dùng để sửa thân…”. Điều này khẳng định, mục đích tối hậuđạo Phật có mặt ở đời không ngoài ý nghĩa giải quyết các vấn đề khổ đau từ hiện thực cuộc sống mà con người luôn giáp mặt. Trên hết, đạo Phật luôn đòi hỏi mọi người Phật tử không chỉ lo hoàn thiện đạo đức bản thân, mà còn biết sống tốt với những người thân trong gia đìnhtham gia tích cực đóng góp cho đời trong một trọng trách cao quý là “trị nước an dân”.

Kết quả, Phật giáo thời du nhập nước ta đã góp phần cùng dân tộc tạo ra diện mạo và đặc trưng đạo Phật của cộng đồng người Việt mà chúng ta có thể nhận diện qua toàn bộ tác phẩm Lý hoặc luận. Từ một Phật thể quan về Đức Phật đản sinh mà Mâu Tử, đại diện cho giới Phật tử Việt Nam thời bấy giờ đề xuất, nó đã được nhân dân ta chung lòng, kề vai sát cánh làm nên kỳ tích lịch sử dân tộc. Đó là mở ra thời kỳ độc lập tự chủ không chỉ trên biên cương lãnh thổ mà trên các lĩnh vực khác, kể cả tín ngưỡng tâm linh mà sử sách ghi nhận qua các triều đại khởi đầu từ chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khai sáng ra triều Ngô, kế đến là Đinh Lê Lý Trần và tiếp nối mãi cho đến hôm nay.

Và điều cuối cùngchúng tôi muốn nói, với quan điểm về hình ảnh Phật đản sinh như thế, chắc chắn chúng ta sẽ tạo nên những kỳ tích mới mà đạo Phật có thể cùng với dân tộc tham gia tích cực đóng góp cho xã hội thêm phồn thịnh, nhân dân ngày càng hạnh phúc, trong bối cảnh đất nước hội nhập thế giới.


1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (I, II, III) tái bản, NXB Văn Học, Hà Nội, 2000, tr.51.
2. Lê Mạnh Thái, Nghiên cứu về Mâu Tử, tập II, Tu thư Vạn Hạnh, 1982, tr.510.

3. Sđd, tr.510.

Thích Phước Đạt
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12050)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12873)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11945)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10701)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11375)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11666)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10874)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10807)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10377)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10493)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10714)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10634)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11918)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10700)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12740)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10807)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11392)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11093)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11638)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10517)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11264)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12307)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11171)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12490)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11425)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11512)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11302)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11591)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12996)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14179)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 11016)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11875)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13162)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11582)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11429)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10934)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11291)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10819)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11062)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10895)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10267)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17112)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 11014)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10868)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10410)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10762)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11387)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11085)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10575)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11381)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10355)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10656)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12771)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 11389)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
(Xem: 11552)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13543)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14125)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10310)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10775)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11329)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant