Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tôn giả A Na Luật

03 Tháng Chín 201406:57(Xem: 10099)
Tôn giả A Na Luật

TRUYỆN THƠ:

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO



Tôn giả

A NA LUẬT


{Xem bản PDF đầy đủ hình ảnh}


1- TUỔI THƠ KHÔNG LO LẮNG

A Na Luật được sinh ra

Ở trong vương tộc rất là nổi danh

Thật thà, hoạt bát, thông minh

Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông

Nhưng vì sống mãi trong cung

Giữa nơi kín cổng cao tường quẩn quanh

Tuổi mười lăm, gần trưởng thành

Vẫn còn ấu trĩ không rành chuyện chi

Về đời sống ở ngoài kia

Phía ngoài xã hội xa lìa hoàng cung.

2- NÓNG LÒNG MUỐN XUẤT GIA

Khi Đức Phật về cố hương

Viếng thăm hoàng tộc, đạo vàng sáng soi

Mở lời giáo hóa giúp đời

Nên trong cung điện nhiều người theo tu.

A Na Luật lúc bấy giờ

Trưởng thành, chững chạc, đã là thanh niên

Thế gian cuộc sống khắp miền

Chàng nay chín chắn hiểu thêm cuộc đời,

Lại thêm hoàng tộc bao người

Xuất gia tìm đạo đang khơi phong trào

Tâm hồn chàng cũng xôn xao

Để rồi quyết chí theo mau cùng đường.

Chàng tìm anh ruột của chàng

Tỏ bày ý chí mình đang mong cầu

Người anh cũng rất tâm đầu

Nhưng sau khi đã cùng nhau luận bàn

Người anh chiều ý của chàng

Nhường A Na Luật theo đường xuất gia.

Nhưng còn trẻ, còn mẹ cha

Chàng cần xin phép để mà đi tu.

Ba lần xin, mẹ khước từ

Mẹ thương con trẻ quá ư mặn nồng

Rồi bà phương tiện bằng lòng

Nghĩ con sẽ chẳng thành công chút gì

Bảo con: “Đến rủ Bạt Đề

Nếu mà nó thuận ta thì mới ưng!”

Bạt Đề thái tử hoàng cung

Tương lai thừa kế quốc vương nước nhà

Làm sao có thể xuất gia

Mẹ chàng phương tiện nghĩ là khó xong.

Chàng không thắc mắc trong lòng

Tìm Bạt Đề thuyết phục cùng xuất gia,

Bạt Đề nào có thiết tha

Sẵn bao phú quý vinh hoa cung vàng

Sẵn bao dục lạc thế gian

Dễ gì bỏ được để làm sa môn

Nhưng vì quý mến nhau luôn

Đôi bên tình bạn chí thân lâu đời

Nếu từ chối khó mở lời

Bạt Đề miễn cưỡng hoãn thời gian thôi:

“Bảy năm sẽ lẹ làng trôi

Xuất gia bạn gắng đợi tôi đi cùng!”

A Na Luật phải khổ công

Nằn nì thuyết phục mãi không ngại ngần,

Bảy năm giảm xuống dần dần

Cuối cùng còn lại thời gian bảy ngày

A Na Luật hoan hỉ thay

Bảy ngày chờ đợi lòng đầy xôn xao.

*

Thế rồi thời hạn qua mau

Cả hai người bạn rủ nhau lên đường

Cùng năm vương tử trong cung

Bảy người họp lại để cùng xuất gia

Hân hoan tới khu rừng già

Bỏ luôn y phục hoàng gia trên người,

Ưu Ba Li giúp ngay thôi

Cạo cho sạch tóc xong xuôi tận tình

Bảy vương tử khoác vào mình

Cà sa đơn giản, tâm thành cùng đi

Tìm ra mắt Phật chốn kia.

Phật truyền họ phải cách ly bảy ngày

Ở phòng riêng, tĩnh tọa ngay

Để quên thân phận trước đây của mình

Từng là hoàng tộc cung đình

Rồi cho làm lễ, trở thành sa môn.

3- CỰ TUYỆT LỜI CẦU HÔN

A Na Luật xuất gia xong

Học kinh, nghe pháp dốc lòng tu thân

Tỳ kheo trẻ vui vô ngần

Các điều Phật dạy chú tâm thực hành

Tham gia hoằng pháp nhiệt tình

Sống đời đạm bạc, chân thành, nghiêm trang.

Một hôm hành đạo qua làng

Không nơi am cốc để chàng nghỉ chân

Gặp cơn giông bão bất thần

Đành tìm tá túc nhà dân cận kề,

Căn nhà lớn rộng bốn bề

Chỉ còn cô gái trẻ kia ở nhà

Nết lẳng lơ, tính trăng hoa

Thấy thầy tu trẻ quả là đẹp trai

Cô bèn tán tỉnh mồi chài

Vòng tay ôm ấp, mở lời cầu hôn.

Không hề xáo trộn tâm hồn

Chàng bèn nghiêm nghị mắng luôn cô nàng:

“Cô không biết xấu hổ chăng?

Thật vô lễ! Chẳng đoan trang chút nào!

Nhớ rằng sinh tử khổ đau

Thị phi, phiền lụy từ lâu bắt nguồn

Từ nơi tình dục dương trần!

Cô nên tự quán sát tâm niệm mình

Dập mau tắt lửa dục tình

Xa rời ám chướng, vô minh kiếp người!”

A Na Luật vừa dứt lời

Quả nhiên cô gái tức thời tỉnh ra

Ăn năn, hổ thẹn vô bờ

Sau cùng khẩn thiết xin nhờ hồng ân

Xin thầy hướng dẫn cô luôn

Quy y tam bảo, thành tâm quay đầu

tu thân mãi về sau

Trở thành cư sĩ đạo màu tinh thông.

4- CÁI TẬT MÊ NGỦ

Một lần pháp hội thật đông

Đang nghe Phật giảng kinh trong thiền đường

Thầy A Na Luật mơ màng

Tinh thần mệt mỏi, mê man ngủ vùi

Phật nhìn xuống thấy vậy rồi

Ngài liền quở trách mấy lời uy nghi:

“Thầy A Na Luật dậy đi

Sao thầy ngủ gục u mê miệt mài

Giống như vỏ ốc bao ngoài

Ốc nằm trong vỏ ngủ vùi ngàn năm!”

Thầy nghe quở trách, ăn năn

Vội vàng quỳ lạy thành tâm thốt lời:

“Thế Tôn! Con biết lỗi rồi

Tội con nằm ngủ biếng lười ngu si

Xin Thế Tôn lượng từ bi

Thứ tha cho kẻ mê si lần này

Suốt đời con nguyện từ nay

Mắt luôn thức tỉnh đêm ngày mãi thôi!”

Sau khi sám hối vậy rồi

Thầy bèn lập hạnh thấy thời lạ sao

Quyết không chịu ngủ chút nào

Ngày đêm chỉ chú tâm vào chuyện tu,

Vì không ngủ, mắt sưng vù

Sau bao ngày tháng quá ư nhọc nhằn.

Phật nghe tin đến khuyên răn:

“Thầy nên bỏ cách tu lầm đó ngay

Hạnh ‘không ngủ’ đó chẳng hay

Mắt cần giấc ngủ hàng ngày biết bao

Mắt mà không ngủ khác nào

Người không ăn uống làm sao sống còn!”

Thầy A Na Luât tạ ơn

Tạ lòng ưu ái Phật ban cho thầy

Nhưng vì lời nguyện trước đây

Nên thầy không muốn đổi thay ý mình

Ngày đêm rốt ráo tu hành

Không hề ngủ nghỉ, chí tình thức luôn.

Ít lâu sau thật đáng buồn

Thầy mù đôi mắt đâu còn thấy chi.

5- PHẬT GIÚP VÁ ÁO

Mắt mù sinh hoạt sớm khuya

Thầy A Na Luật muôn bề khó khăn

Không đi khất thực theo đoàn

Đành chờ chia sẻ thức ăn hàng ngày

Dù không lo lắng chuyện này

Nhưng còn về chuyện vá may áo quần

Vẫn còn trở ngại vô ngần

Áo thầy thường mặc dần dần rách thôi

Mắt mù không vá được rồi

Đến khi ba áo trên người tả tơi

Thầy đành chịu chẳng thốt lời

Mọi người thấy vậy tức thời tiếp tay,

Phật nghe tin cũng tới đây

Đích thân lo chuyện vá may giúp liền,

Thầy càng cảm động thêm lên

Khi nghe tiếng Phật nói bên cạnh mình

Thế là nước mắt long lanh

Mắt mù xúc động ứa nhanh đôi hàng.

6- CHỨNG THIÊN NHÃN THÔNG

Thầy tuy mù, chẳng thấy đường

Nhưng tâm trí vẫn vô cùng tinh anh

Sau khi áo vá tốt lành

Thầy A Na Luật quả tình vui thay

Phật thường lui tới dạy thầy

Tập tu thiền định hàng ngày cho chuyên

Kim Cang Chiếu Sáng” phép thiền

Sau thời gian ngắn thầy liền chứng ngay

Thiên Nhãn Thông”, sáng suốt thay

Mắt trời trông thấy đó đây tỏ tường

Những gì khuất mắt người thường

Thầy đều thấy được rõ ràng khắp nơi

Thấy gần xa, thấy trong ngoài

Thấy miền cực lạc cõi trời phương Tây

Thấy miền địa ngục lưu đày

Cho nên chợt tới một ngày không lâu

Thầy nhìn trong địa ngục sâu

Thấy nhiều phụ nữ đọa vào chốn đây

Thầy bèn hỏi Phật chuyện này

Phật lên tiếng dạy: “Xưa nay thường tình

Lòng từ với lại lòng tin

Nữ so nam giới quả nhiên hơn rồi

Nhưng lầm lỗi cũng dễ thôi

Vì ba tâm lớn hơn người phái nam:

‘Ghét ghen, dục vọng, tham lam’

Nguyên nhân đọa lạc vì tâm xấu này!”

*

Thầy A Na Luật một ngày

Thành tựu quả thánh. Lành thay vô cùng!

Lại vừa chứng “thiên nhãn thông”

Trở thành đệ tử lớn trong giáo đoàn.

Tuy nhiên có một đôi lần

Thầy Xá Lợi Phất ân cần khuyên thêm:

“Thế Tôn từng dạy chớ quên

Đừng nên ngã mạn, đừng nên vọng cuồng

Và đừng giao động tâm luôn

Cả ba tâm đó phải mong diệt trừ

Mới không phiền não ưu tư

Mới mong giải thoát tới bờ thơm hương.”

7- NIỀM AN LẠC

NƠI NÚI RỪNG TĨNH MỊCH

Một thời đại chúng bất thường

Xảy ra tranh chấp vô cùng gắt gay,

Thầy A Na Luật lúc này

Thời đang hành đạo tại ngay trong rừng

Có hai vị khác tu chung

Cả ba hòa thuận, vô cùng thân nhau,

Anh em dòng họ từ lâu

Đều cùng ý hợp, tâm đầu thân thương

Cùng giao ước chỉ một đường

Tuân lời Phật dạy vững vàng tu thân

Cả ba chứng quả thánh luôn

Núi rừng tịch mịch khơi nguồn an vui.

Phật thăm, ghé tới tận nơi

Thấy ngay nếp sống tuyệt vời chốn đây

Thuận hòa, an lạc tràn đầy

Phật hoan hỉ gặp các thầy ngợi khen.

8- TRỘM CƯỚP

QUY Y TAM BẢO

Thầy A Na Luật nhiều phen

Cũng đi hành hóa khắp miền xa xôi

Một hôm vừa tới một nơi

Thì trời lại tối, thầy thời dừng chân

Ra khu rừng vắng ở gần

Thầy ngồi chờ sáng, tĩnh tâm tọa thiền,

Bỗng đâu một đám cướp đêm

Bất ngờ xuất hiện ở bên bìa rừng

Chia nhau của cải tưng bừng

Đang chia bỗng thấy thầy trong chốn này

Cướp bèn muốn giết thầy ngay

Mong không lộ chuyện bọn này cướp đêm

Nhưng thầy lên tiếng nói liền:

“Ta không sợ chết! Chớ quên một điều

Hành vi sai trái đã nhiều

Tuy không ai biết cũng đều hiểm nguy

Luật nhân quả báo ứng kia

Nhân nào quả nấy dễ gì thứ tha

Sẽ nhiều thảm họa xảy ra

Tương lai đau khổ xót xa não nề!”

Rồi thầy giảng pháp cho nghe

Những điều khuyên nhủ từ bi, thánh hiền

Lời vàng thấm đượm vang lên

Động lòng trắc ẩn cướp liền hồi tâm

Cùng nhau sám hối lỗi lầm

Đem đồ trộm cướp chia phần lâu nay

Trả về các khổ chủ ngay,

Ít ngày sau đó nhờ thầy dắt đi

Đến hầu Phật xin quy y

Sống đời lương thiện rất chi tâm thành.

9- TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ

CỦA BẬC ĐẠI NHÂN

Thầy A Na Luật nhiệt tình

Trong việc hoằng pháp lợi sinh giúp người

Công phu tu học trong đời

Cũng luôn tinh tấn, Phật thời ngợi khen.

Một lần Phật dạy thầy thêm

Tám điều giác ngộ phải nên hành trì:

- Vô thường quán chiếu ngay đi

Để mà quyết chí xa lìa tử sinh

- Sống theo thiểu dục đời mình

Thân tâm tự tại đạt thành ngay thôi

- Sống vui đạm bạc đủ rồi

Mới mong trí tuệ con người phát sinh

- Siêng năng làm các việc lành

Não phiền, ma chướng diệt nhanh tức thì

- Thoát mau khỏi cảnh ngu si

Rồi đem học vấn mình đi giúp đời

- Người nghèo sinh oán hận thôi

Tinh thần, vật chất ta thời độ sinh

- Quyết tâm tiêu diệt tận tình

Diệt năm dục vọng khiến mình lầm than

- Không cầu an lạc bản thân

Chúng sinh cứu độ phát tâm đại thừa.

10- TUỔI GIÀ

Thầy A Na Luật thuở xưa

Cuộc đời tu học rất ư huy hoàng

Thêm đời hành đạo rỡ ràng

Ít ai ghi lại tỏ tường! Tiếc sao!

Thầy viên tịch ở nơi nao?

Lúc nào viên tịch? Ai đâu hay gì!

điều chắc chắn được ghi

Mọi người xưng tụng thầy khi ở đời

đệ tử lớn tuyệt vời

“Thiên nhãn đệ nhất” trong nơi giáo đoàn.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(5-2012)


______________________________

Tham khảo:

“MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT”

Nguyên tác Hán văn: Tinh Vân Pháp Sư

Dịch: Hạnh Cơ - Hiệu đính: Tịnh Kiên

Tranh vẽ:

“THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT THÍCH CA”

Lời: Thái Thuận - Tranh: Trường Quán

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11077)
Thơ ca trong nền văn học Việt Nam là nét đẹp trong nếp sống của người dân.Thơ ca dong ruỗi cùng người trong suốt chặng đường đời vui buồn.
(Xem: 8577)
Lời xưa thánh triết, Minh sư trao truyền, Thành tâm tự ngộ, Xa dần đảo điên.
(Xem: 8375)
Em về Bát Nhã tinh khôi, Đêm xanh diệu pháp trăng đồi thúy hoan, Gió ru bướm mộng phương ngàn, Rừng cây cỏ thức giăng hàng đuốc hoa.
(Xem: 22440)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
(Xem: 14361)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 8839)
Khi cho ra đời thi phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, có thể Phạm Thiên Thư cũng ngầm tự ví mình như là một Nguyễn Du thời đại...
(Xem: 9793)
Vâng lời Thầy con đi quét lá, Lá vàng rơi lả tả khắp nơi. Lá khô rơi như kiếp một con người, Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
(Xem: 7946)
Chiều nay nắng ghé sân chùa, Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ, Nắng vờn vạt áo thiền sư, Hình như nắng thích phù du đường trần.
(Xem: 12105)
Nét cong tuyệt mỹ cỗi rồi, Lá vàng mới khóc tiễn đời lá xanh, Tượng vàng chùa đất tâm thanh, Hào quang vần vũ tỏa quanh gốc tùng...
(Xem: 17249)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
(Xem: 8207)
Nếu ngày sẽ trôi qua, Thì kiếp người ngắn ngủi, Có đôi lúc hờn tủi, Phải buông xả, bao dung...
(Xem: 8463)
Nhìn vô tác, Thấy tỏ tường, Vọng tưởng hóa Chân Như, Cực lạc quyện từ bi, Ánh Viên Giác hốt nhiên trùm khắp chốn, Giữa vầng trăng, Một niệm vô ngôn.
(Xem: 10667)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10406)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10570)
Không làm chẳng nói, Có nói chăng chỉ nói với mình, Bình sinh một đời Tri Âm mấy kẻ, Tri Kỷ mấy người chia xẻ tâm tư!
(Xem: 7758)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ, Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà, Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 7229)
Nắng hồng rực rỡ trời mây, Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng, Hào quang chói lọi ánh vàng, Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay
(Xem: 11332)
Chiều tối, trời vào thu; Con về đây thăm Mẹ, Mẹ nằm đó, xác thân chừ biến đổi, bao người nằm bên Mẹ cũng thay đổi sắc màu theo định luật diệt sinh.
(Xem: 6894)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn, Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa, Vì cha mẹ bị mù lòa, Một mình chim phải bay ra khu rừng
(Xem: 7660)
Thuở xưa có một nhà buôn, Nghe lời biển gọi, căng buồm ra khơi, Nổi trôi buôn bán khắp nơi, Ghé bờ xa lạ, sống đời lênh đênh.
(Xem: 22666)
Đôi khi đời đau khổ, Tập thở nhẹ và cười, Nếu không làm như thế, Chỉ thiệt mình mình thôi...
(Xem: 20215)
Ta bước xuống trần gian tìm đâu đó, Những ưu tư những ước nguyện thật gần...
(Xem: 9765)
Sáng nay hoa sen thắm nở, Nâng chân Bồ Tát vào đời, Một vầng thái dương rạng rỡ, Bao trùm vạn vật nơi nơi.
(Xem: 8142)
Cách nay trên hai ngàn năm, Là ngày thế giới hân hoan chào mừng, Một bậc mãn phúc kinh luân, Đoạn trừ kiết trược giáng trần độ sinh...
(Xem: 11278)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai"
(Xem: 8433)
Ai Tư Vãn là bài văn tế của Ngọc Hân công chúa bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng là Vua Quang Trung.
(Xem: 8425)
Đêm chưa ngủ nghe dòng thác đổ, Nghiêng bờ vai nghe tiếng muôn trùng, Nghe tiếng khóc của bầy con trẻ, Nghe bình minh tràn ngập mùa xuân
(Xem: 9535)
Me suối mát thiên thu đời con tắm, Mẹ hoa thơm tươi thắm cả vườn xuân, Mẹ trăng thanh huyền diệu khắp trần gian, Mẹ gió thoảng giữa vô vàn oi bức...
(Xem: 7896)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca tập hợp những dòng thơ của Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11347)
Nửa khuya đức Phật vào đời, Trong đôi cánh hạc tuyệt vời lên trăng, Cành hoa muộn nở ngoài sân, Thoảng hương xa, Phật đến gần trong hương... Trụ Vũ
(Xem: 9558)
Ngày rằm tháng bốn vô vi, Con về trước mẹ mà quỳ lệ rơi, Trên cao Phật đản hoa trời, Dưới chân có kẻ lặng rơi nỗi niềm… Nguyễn văn Nhị
(Xem: 10014)
Khi Ta thành đạo Bồ đề, Băm hai tướng tốt đề huề tụ thân, Hào quang vô lượng sáng ngần, Chúng sanh ai cũng được phần như Ta... Vi Tâm
(Xem: 7294)
Sáng nay sương động trên cành, Mà như nước mắt lanh đanh phương nào, Tuổi thơ chưa biết ước ao, Mà nay nỗi khổ ba đào ập lên... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9370)
Tuyển tập gồm Thơ, Truyện ngắn, tản bút, Tư tưởng, kinh nghiệm Thiền… Viết từ 1989 đến 2005... Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Xem: 19270)
Hiệu danh Tự Tại là tôi, Bồ Tát là vị, Như Lai là lòng, Tu hành đã được viên thông, Nguyện đi quảng pháp khắp vùng thế gian... Vi Tâm
(Xem: 8176)
Hôm nay Phật Đản trở về, Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào, Từ trời Đâu Xuất trên cao, Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9515)
Bạn hiền ơi, nhớ nhé! Sống hãy mở lòng ra, Nhận chân lời Phật dạy, Hạnh phúc sẽ nở hoa... Hàn Long Ẩn
(Xem: 29062)
Cuộc đời sắc sắc không không, Chỉ xin ta sống thật lòng với nhau, Sống cho có trước có sau, Cõi âm ta lại gặp nhau thôi mà!... Nguyễn Thành Dũng
(Xem: 19694)
Một thường lễ kính chư Phật, Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh, Kính Phật phước đức an lành, Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 7518)
Biền biệt đường bay, Mịt mờ dấu lặng, Tiếng ai gào thống thiết giữa đau thương... Hàn Long Ẩn
(Xem: 8825)
Phật tử cầu Sư, hỏi đạo Thiền, Sư ngồi tịnh tọa cười an nhiên, Chưa hiểu Phật tử liền gặng hỏi, Sư đứng dậy đi với ý Thiền... Liễu Nguyên
(Xem: 12973)
Muôn đời chánh pháp rạng ngời, Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao, Pháp luân thường chuyển đẹp sao, Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9279)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn, Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây, Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ, Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay... Hàn Long Ẩn
(Xem: 11159)
Ngày xưa nước bồ kết gội, Chiều về buông xõa tóc hương, Sáng nay cam lồ tịnh thủy, Tâm bồ đề lộ kiên cường... Thơ: Nhất Hạnh; Nhạc: Tịnh Thủy; Thiền ca: Chân Pháp Khôi
(Xem: 8036)
Bốn chị em lâm cảnh đời bất hạnh Linh, Huyền, Trang, Thu bé bỏng Quảng Bình Con nhà nghèo lâm nghiệt ngã điêu linh...
(Xem: 11211)
Tập thơ Thanh Âm Cuộc Lữ của Hàn Long Ẩn
(Xem: 7753)
Xuân về đất khách đẹp bao la, Toàn thể bà con người Việt ta, Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt, Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7951)
Ngựa nòi giống tốt và thông minh là tiền thân Đức Phật. Vị quốc vương là ngài Ananda. Người cưỡi ngựa là ngài Xá Lợi Phất...
(Xem: 8906)
Thầy là một bậc chân tu, một cao tăng thạc đức. Thầy dày công đóng góp sâu rộng cho Phật Giáo... Tâm Thường Định
(Xem: 9524)
Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308)... Tâm Thường Định
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant