Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ “Động Hoa Vàng” Tới Những Trang “Kinh Ngọc”

17 Tháng Mười 201406:46(Xem: 14363)
Từ “Động Hoa Vàng” Tới Những Trang “Kinh Ngọc”


TỪ “ĐỘNG HOA VÀNG” TỚI NHỮNG TRANG “KINH NGỌC"


Hạnh Chi



                                 

           “Mùa Xuân bỏ vào suối chơi

            Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa

            Múc bình nước mát về qua

            Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ”

            Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quanPhạm Thiên Thư.

            Là người Việt Nam yêu thơ, yêu nhạc, ít có ai chưa từng một lần được nghe những giòng nhạc mượt mà, phổ từ suối thơ lục bát Phạm Thiên Thư qua tập thơ  “Động Hoa Vàng”

            Phạm Thiên Thư tự họa:

            Rằng xưa có gã từ quan

            Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

            Mà nào gã có ngủ say! Chỉ là những giấc mộng tuyệt vời, qua cả tiếng cười lẫn lệ chảy. 

            Từ nhiều thập niên, Động Hoa Vàng cũng được nâng niu trong cặp sách học trò, được kín đáo tỏ bày trong thư tình gửi vội, được chắp cánh lên cao trong âm thanh lồng lộng không gian, được nức nở đợi chờ, được hân hoan hạnh phúc … vì ai bước vào Động Hoa Vàng cũng có thể thấp thoáng thấy bóng mình đâu đó, để gửi cho nhau, để hát với nhau, dù là phút chia tay hay hội ngộ.

“Chim từ bỏ động hoa thưa

Người từ tóc biếc, đôi bờ hạ đông

Lên non kiếm hạt tơ đồng

Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay”    


Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:Từ trong thơ, đã có nhạc. Và từ trong thơ nhạc, đã hóa hiện thành tranh, bức tranh thủy mạc linh động như vạn hữu đang dập dìu tình tự. Thể thơ lục bát dân tộc đấy, tìm chi tận thơ Đường thơ Mật mới vẽ được Hoàng Hạc Lâu “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ. Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu!”

Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:

Tiếng chim trong cõi vô cùng

Nở ra bát ngát trên rừng quế hương

 

Lạ!

Mỗi câu thơ là mỗi mênh mông của sát na giác ngộ. Ngộ cái thấy và cả cái không thấy. Người đó, tưởng như bình dị trần thân trong tầm tay với, mà sao thoáng chốc bỗng vượt chín tầng mây khiến mộng chợt tỉnh, mà đâu là thực:

Thư em ướp nụ lan vàng

Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa

Áo em phất cõi Di Đà

Ngón chân em nở đóa hoa Đại Từ

Cứ thế, mộng và thực đan nhau. Gã từ quan không ngủ say mà khách thơ theo chân gã, lại bồi hồi lần bước tới vô-môn-quan. Vì cửa-không-cánh-cửa nên người vào chẳng mở mà người ra cũng chẳng đóng. Vào hay ra đều tự tại đến, đi mới thấy ta và vạn hữu không hai:

Mùa xuân mặc lá trên ngàn

Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư

Động Nam Hoa có thiền sư

Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn!

A ha! Đạt tới thế thì đâu chẳng là Động Hoa Vàng của gã từ quan, và nhẹ nhàng từ luôn cả những trược phiền ràng buộc:

Thì thôi, tóc ấy phù vân

Thì thôi, lệ ấy còn ngần dáng sương

Thì thôi, mù phố xe đường

Thôi thì thôi nhé! Đoạn trường thế thôi!

Và khách thơ không băn khoăn gì khi thấy người ấy vẫy tay:

Trần gian chào cõi mộng này

Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên.

 

Quả thật, người đã hóa duyên.

Thi sỹ Phạm Thiên Thư đã hóa duyên thành Thầy Tuệ Không. Người đã xuất gia năm 1964 và hoàn tục năm 1973. Những dấu mốc thời gian đó như chẳng làm nên khác biệt gì trong thâm tâm của một người đã:

Thâu hương hiện kính bồ đề

Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi.

Thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư “đã có sáng kiến và can đảm thi hóa kinh Kim Cang để cúng dường Chánh Pháp” như lời của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu đã giới thiệu cuốn Kinh Ngọc khi Ngài đang là viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngài viết rằng: “Tôi nói sáng kiến vì rất ít có Phật tử, nếu không phải là chưa có, đã dùng thể thơ mà diễn đạt nghĩa chân không diệu hữu của Đại Thừa. Tôi nói can đảm, vì chỉ có tuổi trẻ mới can đảm làm những chuyện phi thường, và thật là phi thường khi cả gan thi-hóa bản kinh “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”.

Trước khi khai kinh, thơ đã quỳ xuống, cực kỳ trang trọng:

Nguyện cúng dường kinh tạng thơ hoa

Trải tam thế mộng một tòa sắc hương

Kiếp sau làm chim trong sương

Về bay hóa độ mười phương trời vàng

Đây cũng là lời nguyện của Chư Bồ Tát, quay lại Ta Bà độ chúng sanh. Từ đây, thơ không còn lục bát nữa, mà là nhịp mõ của thanh âm tiếng kệ diệu kỳ.

Cúng dườngphát nguyện rồi, thơ vẫn quỳ trước Tôn Kinh để:

Ngợi kinh:

Thân như sương đầu cỏ

Tụ mười cõi trăng sao

Nhập dòng thơ thâm diệu

Mộng thức dưới hoa đào.

Dâng kinh:

Cánh lan ngọc cong cong

Mười viền trăng thu khuyết

Hoa khép tay trầm hương

Quy-y tôn kính Phật.

Mở kinh:

Giấy cỏ hoa mây trắng

Chép đôi dòng kinh thơ

Suối nào vi diệu dụng

Trang nghiêm cõi Phật thừa.

Từ đây, cánh cửa Kim Cang đã mở rộng. Chuông đã điểm. Mõ đã ngân. Người thơ chắp tay mà thi-hóa từng trang kinh để mỗi lời Phật dạy là một đóa sen thơm:

Con chim thu cõi tịnh

Cũng về hội ta-bà

Trùng trùng mây mây biếc

Hoa trải cúng dường hoa

 

Trong khu vườn mai trắng

Sương đọng mấy tầng hoa

Sao tụ nước Xá Vệ

Hương ngát mười cõi xa

 

Trên trụ đá mây đỏ

Trải chiếu cõi Lưu-Ly

Phật kết kim cương tọa

Chim tụng pháp diệu kỳ

 

Hai ngàn năm trăm vị

Tỳ-kheo rực pháp y

Dưới thềm đá mây nổi

Dưới thềm hoa uy nghi

Địa danh và cảnh trí nơi Đức Thế Tôn sắp giảng Kinh Kim Cang Đại Thừa được thi-hóa như thế. Thơ đã thoát tục, bước lên pháp tòa:

Giữa đại chúng tịch mịch

Hiền giả Tu Bồ Đề

Đứng dậy chắp tay ngọc

Hoa trắng trải hoàng y

Đối tượng để Đức Thế Tôn giảng kinh Kim Cang là ngài Tu Bồ Đề, như đối tượng trong kinh A Di Đà là ngài Xá Lợi Phất. Chỉ khác, trong kinh Kim Cang, ngài Tu Bồ Đề thỉnh hỏi và Đức Thế Tôn giải đáp, còn trong kinh A Di Đà là dạng vô vấn tự thuyết, nghĩa là không ai hỏi, nhưng Đức Thế Tôn đã từ bi, chọn ngài Xá Lợi Phất để giảng giải về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà do chúng sanh được lợi lạc.

Trang kinh Kim Cang đã mở.

Và từng bước thong dong, thơ rải hoa trên mỗi câu hỏi, đáp, làm kinh ngạc những ai lần đầu có tập thi-hóa này trên tay. Với thể thơ năm chữ, Kim-Cang-kinh bước vào hồn người như những đóa quỳnh hương nở nhẹ trong đêm, qua từng lời Phật dạy:

             Chúng sinh như sương tụ

             Chúng sinh như mây tan

             Mười cõi bóng mây nổi

             Nhập Vô-Dư Niết-Bàn

             Vô lượng, vô biên độ

             Mà không một chúng sinh

             Đồng cùng như tánh trí

             Từ biển lặng vô minh

Khi Phật chỉ bày về pháp bố thí, thơ ngân nga như vầy:

Thực hành pháp bố thí  

Vô ngã, vô sở trụ

Vô ngại cõi phù vân

Như mười phương sao biếc

Mười phương cõi hư không

Bố thí vô tướng trụ

Công đức chẳng suy lường

Tinh thần Kim-Cang-kinh cô đọng trong lời dạy:

Không pháp nào vô thượng

Phương tiện, phương tiện thôi!

Ngài chưa thuyết một pháp

Vì tánh chẳng y lời.

Đạt ý, như thực ý

Lìa lời, như thực lời

Đạt trí, như thực trí

Ý, lời, ngọn sóng khơi

Khi xưa, thi hào Nguyễn Du từng than thở là tụng Kim Cang ngàn lần vẫn chưa nắm bắt được ý kinh, dù ngay lời kinh, Phật đã dạy:

Người chấp Như-Lai pháp

Là không hiểu nghĩa mầu

Nghe pháp không chấp pháp

Cầu pháp không người cầu

Tôi hằng phương tiện thuyết

Mê ngộ có xa đâu!

Vô lượng kiếp kiếp sau

Người khởi tâm thanh tịnh

Biết cầu pháp nơi đâu?

Tìm mộng trong giấc mộng

Người mê, chẳng thấy mê

Xưa nay không ngã, pháp

Tìm đâu lối bồ-đề!

Trái tim của Kim-Cang-kinh là bốn câu kệ mà hành giả thường nương tựa kinh ngày đều khắc cốt ghi tâm:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán.

đã được nhà thơ thi-hóa như sau:

Trùng trùng pháp hữu vi

Như huyễn mộng bọt nước

Như bóng chớp sương mai

Thường quán tưởng như thị

 

Từ Động Hoa Vàng:

Sư lên chót đỉnh rừng thiền

Trong tim chợt thắp một viền tà dương

Ngón tay nở nụ đào hương

Cầm nghiêng Tịnh-Độ một phương diệu vời

Tới Kinh Ngọc:

Bồ Tát khởi sinh tâm

Thanh tịnh như hư không

Vô nguyện, vô sở trụ

Viên mãn một tâm đồng

Như mưa khắp phương cõi

Riêng gì chốn tây đông.

           Quả là tâm người chẳng lay động mới tạo nên gạch nối kỳ diệu, hiển lộ Bát Nhã Ba La Mật giữa mộng và thực, giữa tục và tăng, phá vỡ hàng rào chấp ngã từng cản bước bao người tìm vào biển tuệ. Nên qua Kim Cang, Đức Thế Tôn nghiêm túc mà dạy rằng:

            Ba mươi hai tướng ngọc

            Chẳng quán được Như Lai

            Dùng sắc không thấy Phật

            Pháp thân nào trong ngoài

            Dùng thân vàng thấy Phật

            Dùng khánh ngọc cầu ta

            Người đó lạc tà đạo

            Đũa ngọc gắp sao tà.

 

Và thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư đã thi-hóa đoạn cuối kinh Kim Cang, thật trung thực như mỗi lần Đức Phật dứt lời thuyết giảng:

Phật nói kinh này rồi

Hoa cúng dường phơi phới

Chim tụng vi diệu âm

Mây về mười cõi giới

Trưởng lão Tu Bồ Đề

Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni

Ưu Bà Tắc, Bà-Di

Khắp cõi quỷ, trời, người

Hoan hỷ bừng pháp hội.

 

Khép kinh:

Chẳng nương bè trúc ngọc

Vượt qua suối mây hồng

Con chim vô lượng kiếp

Về tha trái nhãn không

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Hạnh Chi

(Ngày về lại Tào-Khê tịnh thất, tụng Kinh Kim Cang)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11078)
Thơ ca trong nền văn học Việt Nam là nét đẹp trong nếp sống của người dân.Thơ ca dong ruỗi cùng người trong suốt chặng đường đời vui buồn.
(Xem: 8577)
Lời xưa thánh triết, Minh sư trao truyền, Thành tâm tự ngộ, Xa dần đảo điên.
(Xem: 8375)
Em về Bát Nhã tinh khôi, Đêm xanh diệu pháp trăng đồi thúy hoan, Gió ru bướm mộng phương ngàn, Rừng cây cỏ thức giăng hàng đuốc hoa.
(Xem: 22440)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
(Xem: 8839)
Khi cho ra đời thi phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, có thể Phạm Thiên Thư cũng ngầm tự ví mình như là một Nguyễn Du thời đại...
(Xem: 9793)
Vâng lời Thầy con đi quét lá, Lá vàng rơi lả tả khắp nơi. Lá khô rơi như kiếp một con người, Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
(Xem: 7946)
Chiều nay nắng ghé sân chùa, Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ, Nắng vờn vạt áo thiền sư, Hình như nắng thích phù du đường trần.
(Xem: 12105)
Nét cong tuyệt mỹ cỗi rồi, Lá vàng mới khóc tiễn đời lá xanh, Tượng vàng chùa đất tâm thanh, Hào quang vần vũ tỏa quanh gốc tùng...
(Xem: 17249)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
(Xem: 8207)
Nếu ngày sẽ trôi qua, Thì kiếp người ngắn ngủi, Có đôi lúc hờn tủi, Phải buông xả, bao dung...
(Xem: 8465)
Nhìn vô tác, Thấy tỏ tường, Vọng tưởng hóa Chân Như, Cực lạc quyện từ bi, Ánh Viên Giác hốt nhiên trùm khắp chốn, Giữa vầng trăng, Một niệm vô ngôn.
(Xem: 10667)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10406)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10100)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 10575)
Không làm chẳng nói, Có nói chăng chỉ nói với mình, Bình sinh một đời Tri Âm mấy kẻ, Tri Kỷ mấy người chia xẻ tâm tư!
(Xem: 7761)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ, Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà, Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 7229)
Nắng hồng rực rỡ trời mây, Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng, Hào quang chói lọi ánh vàng, Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay
(Xem: 11332)
Chiều tối, trời vào thu; Con về đây thăm Mẹ, Mẹ nằm đó, xác thân chừ biến đổi, bao người nằm bên Mẹ cũng thay đổi sắc màu theo định luật diệt sinh.
(Xem: 6895)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn, Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa, Vì cha mẹ bị mù lòa, Một mình chim phải bay ra khu rừng
(Xem: 7660)
Thuở xưa có một nhà buôn, Nghe lời biển gọi, căng buồm ra khơi, Nổi trôi buôn bán khắp nơi, Ghé bờ xa lạ, sống đời lênh đênh.
(Xem: 22668)
Đôi khi đời đau khổ, Tập thở nhẹ và cười, Nếu không làm như thế, Chỉ thiệt mình mình thôi...
(Xem: 20215)
Ta bước xuống trần gian tìm đâu đó, Những ưu tư những ước nguyện thật gần...
(Xem: 9767)
Sáng nay hoa sen thắm nở, Nâng chân Bồ Tát vào đời, Một vầng thái dương rạng rỡ, Bao trùm vạn vật nơi nơi.
(Xem: 8143)
Cách nay trên hai ngàn năm, Là ngày thế giới hân hoan chào mừng, Một bậc mãn phúc kinh luân, Đoạn trừ kiết trược giáng trần độ sinh...
(Xem: 11278)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai"
(Xem: 8433)
Ai Tư Vãn là bài văn tế của Ngọc Hân công chúa bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng là Vua Quang Trung.
(Xem: 8425)
Đêm chưa ngủ nghe dòng thác đổ, Nghiêng bờ vai nghe tiếng muôn trùng, Nghe tiếng khóc của bầy con trẻ, Nghe bình minh tràn ngập mùa xuân
(Xem: 9538)
Me suối mát thiên thu đời con tắm, Mẹ hoa thơm tươi thắm cả vườn xuân, Mẹ trăng thanh huyền diệu khắp trần gian, Mẹ gió thoảng giữa vô vàn oi bức...
(Xem: 7896)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca tập hợp những dòng thơ của Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11347)
Nửa khuya đức Phật vào đời, Trong đôi cánh hạc tuyệt vời lên trăng, Cành hoa muộn nở ngoài sân, Thoảng hương xa, Phật đến gần trong hương... Trụ Vũ
(Xem: 9559)
Ngày rằm tháng bốn vô vi, Con về trước mẹ mà quỳ lệ rơi, Trên cao Phật đản hoa trời, Dưới chân có kẻ lặng rơi nỗi niềm… Nguyễn văn Nhị
(Xem: 10017)
Khi Ta thành đạo Bồ đề, Băm hai tướng tốt đề huề tụ thân, Hào quang vô lượng sáng ngần, Chúng sanh ai cũng được phần như Ta... Vi Tâm
(Xem: 7294)
Sáng nay sương động trên cành, Mà như nước mắt lanh đanh phương nào, Tuổi thơ chưa biết ước ao, Mà nay nỗi khổ ba đào ập lên... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9371)
Tuyển tập gồm Thơ, Truyện ngắn, tản bút, Tư tưởng, kinh nghiệm Thiền… Viết từ 1989 đến 2005... Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Xem: 19270)
Hiệu danh Tự Tại là tôi, Bồ Tát là vị, Như Lai là lòng, Tu hành đã được viên thông, Nguyện đi quảng pháp khắp vùng thế gian... Vi Tâm
(Xem: 8176)
Hôm nay Phật Đản trở về, Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào, Từ trời Đâu Xuất trên cao, Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9516)
Bạn hiền ơi, nhớ nhé! Sống hãy mở lòng ra, Nhận chân lời Phật dạy, Hạnh phúc sẽ nở hoa... Hàn Long Ẩn
(Xem: 29063)
Cuộc đời sắc sắc không không, Chỉ xin ta sống thật lòng với nhau, Sống cho có trước có sau, Cõi âm ta lại gặp nhau thôi mà!... Nguyễn Thành Dũng
(Xem: 19694)
Một thường lễ kính chư Phật, Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh, Kính Phật phước đức an lành, Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 7519)
Biền biệt đường bay, Mịt mờ dấu lặng, Tiếng ai gào thống thiết giữa đau thương... Hàn Long Ẩn
(Xem: 8825)
Phật tử cầu Sư, hỏi đạo Thiền, Sư ngồi tịnh tọa cười an nhiên, Chưa hiểu Phật tử liền gặng hỏi, Sư đứng dậy đi với ý Thiền... Liễu Nguyên
(Xem: 12974)
Muôn đời chánh pháp rạng ngời, Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao, Pháp luân thường chuyển đẹp sao, Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9279)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn, Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây, Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ, Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay... Hàn Long Ẩn
(Xem: 11162)
Ngày xưa nước bồ kết gội, Chiều về buông xõa tóc hương, Sáng nay cam lồ tịnh thủy, Tâm bồ đề lộ kiên cường... Thơ: Nhất Hạnh; Nhạc: Tịnh Thủy; Thiền ca: Chân Pháp Khôi
(Xem: 8037)
Bốn chị em lâm cảnh đời bất hạnh Linh, Huyền, Trang, Thu bé bỏng Quảng Bình Con nhà nghèo lâm nghiệt ngã điêu linh...
(Xem: 11212)
Tập thơ Thanh Âm Cuộc Lữ của Hàn Long Ẩn
(Xem: 7753)
Xuân về đất khách đẹp bao la, Toàn thể bà con người Việt ta, Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt, Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7951)
Ngựa nòi giống tốt và thông minh là tiền thân Đức Phật. Vị quốc vương là ngài Ananda. Người cưỡi ngựa là ngài Xá Lợi Phất...
(Xem: 8907)
Thầy là một bậc chân tu, một cao tăng thạc đức. Thầy dày công đóng góp sâu rộng cho Phật Giáo... Tâm Thường Định
(Xem: 9525)
Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308)... Tâm Thường Định
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant