Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ “Động Hoa Vàng” Tới Những Trang “Kinh Ngọc”

17 Tháng Mười 201406:46(Xem: 14352)
Từ “Động Hoa Vàng” Tới Những Trang “Kinh Ngọc”


TỪ “ĐỘNG HOA VÀNG” TỚI NHỮNG TRANG “KINH NGỌC"


Hạnh Chi



                                 

           “Mùa Xuân bỏ vào suối chơi

            Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa

            Múc bình nước mát về qua

            Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ”

            Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quanPhạm Thiên Thư.

            Là người Việt Nam yêu thơ, yêu nhạc, ít có ai chưa từng một lần được nghe những giòng nhạc mượt mà, phổ từ suối thơ lục bát Phạm Thiên Thư qua tập thơ  “Động Hoa Vàng”

            Phạm Thiên Thư tự họa:

            Rằng xưa có gã từ quan

            Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

            Mà nào gã có ngủ say! Chỉ là những giấc mộng tuyệt vời, qua cả tiếng cười lẫn lệ chảy. 

            Từ nhiều thập niên, Động Hoa Vàng cũng được nâng niu trong cặp sách học trò, được kín đáo tỏ bày trong thư tình gửi vội, được chắp cánh lên cao trong âm thanh lồng lộng không gian, được nức nở đợi chờ, được hân hoan hạnh phúc … vì ai bước vào Động Hoa Vàng cũng có thể thấp thoáng thấy bóng mình đâu đó, để gửi cho nhau, để hát với nhau, dù là phút chia tay hay hội ngộ.

“Chim từ bỏ động hoa thưa

Người từ tóc biếc, đôi bờ hạ đông

Lên non kiếm hạt tơ đồng

Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay”    


Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:Từ trong thơ, đã có nhạc. Và từ trong thơ nhạc, đã hóa hiện thành tranh, bức tranh thủy mạc linh động như vạn hữu đang dập dìu tình tự. Thể thơ lục bát dân tộc đấy, tìm chi tận thơ Đường thơ Mật mới vẽ được Hoàng Hạc Lâu “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ. Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu!”

Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:

Tiếng chim trong cõi vô cùng

Nở ra bát ngát trên rừng quế hương

 

Lạ!

Mỗi câu thơ là mỗi mênh mông của sát na giác ngộ. Ngộ cái thấy và cả cái không thấy. Người đó, tưởng như bình dị trần thân trong tầm tay với, mà sao thoáng chốc bỗng vượt chín tầng mây khiến mộng chợt tỉnh, mà đâu là thực:

Thư em ướp nụ lan vàng

Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa

Áo em phất cõi Di Đà

Ngón chân em nở đóa hoa Đại Từ

Cứ thế, mộng và thực đan nhau. Gã từ quan không ngủ say mà khách thơ theo chân gã, lại bồi hồi lần bước tới vô-môn-quan. Vì cửa-không-cánh-cửa nên người vào chẳng mở mà người ra cũng chẳng đóng. Vào hay ra đều tự tại đến, đi mới thấy ta và vạn hữu không hai:

Mùa xuân mặc lá trên ngàn

Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư

Động Nam Hoa có thiền sư

Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn!

A ha! Đạt tới thế thì đâu chẳng là Động Hoa Vàng của gã từ quan, và nhẹ nhàng từ luôn cả những trược phiền ràng buộc:

Thì thôi, tóc ấy phù vân

Thì thôi, lệ ấy còn ngần dáng sương

Thì thôi, mù phố xe đường

Thôi thì thôi nhé! Đoạn trường thế thôi!

Và khách thơ không băn khoăn gì khi thấy người ấy vẫy tay:

Trần gian chào cõi mộng này

Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên.

 

Quả thật, người đã hóa duyên.

Thi sỹ Phạm Thiên Thư đã hóa duyên thành Thầy Tuệ Không. Người đã xuất gia năm 1964 và hoàn tục năm 1973. Những dấu mốc thời gian đó như chẳng làm nên khác biệt gì trong thâm tâm của một người đã:

Thâu hương hiện kính bồ đề

Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi.

Thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư “đã có sáng kiến và can đảm thi hóa kinh Kim Cang để cúng dường Chánh Pháp” như lời của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu đã giới thiệu cuốn Kinh Ngọc khi Ngài đang là viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngài viết rằng: “Tôi nói sáng kiến vì rất ít có Phật tử, nếu không phải là chưa có, đã dùng thể thơ mà diễn đạt nghĩa chân không diệu hữu của Đại Thừa. Tôi nói can đảm, vì chỉ có tuổi trẻ mới can đảm làm những chuyện phi thường, và thật là phi thường khi cả gan thi-hóa bản kinh “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”.

Trước khi khai kinh, thơ đã quỳ xuống, cực kỳ trang trọng:

Nguyện cúng dường kinh tạng thơ hoa

Trải tam thế mộng một tòa sắc hương

Kiếp sau làm chim trong sương

Về bay hóa độ mười phương trời vàng

Đây cũng là lời nguyện của Chư Bồ Tát, quay lại Ta Bà độ chúng sanh. Từ đây, thơ không còn lục bát nữa, mà là nhịp mõ của thanh âm tiếng kệ diệu kỳ.

Cúng dườngphát nguyện rồi, thơ vẫn quỳ trước Tôn Kinh để:

Ngợi kinh:

Thân như sương đầu cỏ

Tụ mười cõi trăng sao

Nhập dòng thơ thâm diệu

Mộng thức dưới hoa đào.

Dâng kinh:

Cánh lan ngọc cong cong

Mười viền trăng thu khuyết

Hoa khép tay trầm hương

Quy-y tôn kính Phật.

Mở kinh:

Giấy cỏ hoa mây trắng

Chép đôi dòng kinh thơ

Suối nào vi diệu dụng

Trang nghiêm cõi Phật thừa.

Từ đây, cánh cửa Kim Cang đã mở rộng. Chuông đã điểm. Mõ đã ngân. Người thơ chắp tay mà thi-hóa từng trang kinh để mỗi lời Phật dạy là một đóa sen thơm:

Con chim thu cõi tịnh

Cũng về hội ta-bà

Trùng trùng mây mây biếc

Hoa trải cúng dường hoa

 

Trong khu vườn mai trắng

Sương đọng mấy tầng hoa

Sao tụ nước Xá Vệ

Hương ngát mười cõi xa

 

Trên trụ đá mây đỏ

Trải chiếu cõi Lưu-Ly

Phật kết kim cương tọa

Chim tụng pháp diệu kỳ

 

Hai ngàn năm trăm vị

Tỳ-kheo rực pháp y

Dưới thềm đá mây nổi

Dưới thềm hoa uy nghi

Địa danh và cảnh trí nơi Đức Thế Tôn sắp giảng Kinh Kim Cang Đại Thừa được thi-hóa như thế. Thơ đã thoát tục, bước lên pháp tòa:

Giữa đại chúng tịch mịch

Hiền giả Tu Bồ Đề

Đứng dậy chắp tay ngọc

Hoa trắng trải hoàng y

Đối tượng để Đức Thế Tôn giảng kinh Kim Cang là ngài Tu Bồ Đề, như đối tượng trong kinh A Di Đà là ngài Xá Lợi Phất. Chỉ khác, trong kinh Kim Cang, ngài Tu Bồ Đề thỉnh hỏi và Đức Thế Tôn giải đáp, còn trong kinh A Di Đà là dạng vô vấn tự thuyết, nghĩa là không ai hỏi, nhưng Đức Thế Tôn đã từ bi, chọn ngài Xá Lợi Phất để giảng giải về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà do chúng sanh được lợi lạc.

Trang kinh Kim Cang đã mở.

Và từng bước thong dong, thơ rải hoa trên mỗi câu hỏi, đáp, làm kinh ngạc những ai lần đầu có tập thi-hóa này trên tay. Với thể thơ năm chữ, Kim-Cang-kinh bước vào hồn người như những đóa quỳnh hương nở nhẹ trong đêm, qua từng lời Phật dạy:

             Chúng sinh như sương tụ

             Chúng sinh như mây tan

             Mười cõi bóng mây nổi

             Nhập Vô-Dư Niết-Bàn

             Vô lượng, vô biên độ

             Mà không một chúng sinh

             Đồng cùng như tánh trí

             Từ biển lặng vô minh

Khi Phật chỉ bày về pháp bố thí, thơ ngân nga như vầy:

Thực hành pháp bố thí  

Vô ngã, vô sở trụ

Vô ngại cõi phù vân

Như mười phương sao biếc

Mười phương cõi hư không

Bố thí vô tướng trụ

Công đức chẳng suy lường

Tinh thần Kim-Cang-kinh cô đọng trong lời dạy:

Không pháp nào vô thượng

Phương tiện, phương tiện thôi!

Ngài chưa thuyết một pháp

Vì tánh chẳng y lời.

Đạt ý, như thực ý

Lìa lời, như thực lời

Đạt trí, như thực trí

Ý, lời, ngọn sóng khơi

Khi xưa, thi hào Nguyễn Du từng than thở là tụng Kim Cang ngàn lần vẫn chưa nắm bắt được ý kinh, dù ngay lời kinh, Phật đã dạy:

Người chấp Như-Lai pháp

Là không hiểu nghĩa mầu

Nghe pháp không chấp pháp

Cầu pháp không người cầu

Tôi hằng phương tiện thuyết

Mê ngộ có xa đâu!

Vô lượng kiếp kiếp sau

Người khởi tâm thanh tịnh

Biết cầu pháp nơi đâu?

Tìm mộng trong giấc mộng

Người mê, chẳng thấy mê

Xưa nay không ngã, pháp

Tìm đâu lối bồ-đề!

Trái tim của Kim-Cang-kinh là bốn câu kệ mà hành giả thường nương tựa kinh ngày đều khắc cốt ghi tâm:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán.

đã được nhà thơ thi-hóa như sau:

Trùng trùng pháp hữu vi

Như huyễn mộng bọt nước

Như bóng chớp sương mai

Thường quán tưởng như thị

 

Từ Động Hoa Vàng:

Sư lên chót đỉnh rừng thiền

Trong tim chợt thắp một viền tà dương

Ngón tay nở nụ đào hương

Cầm nghiêng Tịnh-Độ một phương diệu vời

Tới Kinh Ngọc:

Bồ Tát khởi sinh tâm

Thanh tịnh như hư không

Vô nguyện, vô sở trụ

Viên mãn một tâm đồng

Như mưa khắp phương cõi

Riêng gì chốn tây đông.

           Quả là tâm người chẳng lay động mới tạo nên gạch nối kỳ diệu, hiển lộ Bát Nhã Ba La Mật giữa mộng và thực, giữa tục và tăng, phá vỡ hàng rào chấp ngã từng cản bước bao người tìm vào biển tuệ. Nên qua Kim Cang, Đức Thế Tôn nghiêm túc mà dạy rằng:

            Ba mươi hai tướng ngọc

            Chẳng quán được Như Lai

            Dùng sắc không thấy Phật

            Pháp thân nào trong ngoài

            Dùng thân vàng thấy Phật

            Dùng khánh ngọc cầu ta

            Người đó lạc tà đạo

            Đũa ngọc gắp sao tà.

 

Và thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư đã thi-hóa đoạn cuối kinh Kim Cang, thật trung thực như mỗi lần Đức Phật dứt lời thuyết giảng:

Phật nói kinh này rồi

Hoa cúng dường phơi phới

Chim tụng vi diệu âm

Mây về mười cõi giới

Trưởng lão Tu Bồ Đề

Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni

Ưu Bà Tắc, Bà-Di

Khắp cõi quỷ, trời, người

Hoan hỷ bừng pháp hội.

 

Khép kinh:

Chẳng nương bè trúc ngọc

Vượt qua suối mây hồng

Con chim vô lượng kiếp

Về tha trái nhãn không

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Hạnh Chi

(Ngày về lại Tào-Khê tịnh thất, tụng Kinh Kim Cang)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6962)
Đến đi là chuyện cuộc đời Tử sanh là chuyện muôn đời xảy ra Duyên sanh trong cõi người ta Hổ tương từng phút chan hoà nắng mai .
(Xem: 5042)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Gần Ba La Nại có khu rừng già Nai con vừa mới sinh ra Dáng hình đẹp đẽ, thật là hiếm hoi
(Xem: 7018)
Phật tánh dung thông nghĩa chẳng biên, Ba ngàn thế giới cũng không miền. Tùy duyên bày phép lần chân tướng, Độ pháp lập khuôn ứng bản nguyên.
(Xem: 5828)
Chân tâm rỗng lặng thật vô biên, Vốn tự xưa nay tỏa khắp miền... Gặp cảnh, tuỳ cơ bày diệu ngữ, Giao duyên, ứng lúc hiện chơn nguyên.
(Xem: 8280)
Thuở xưa Đức Phật chúng ta Hồi còn tại thế, tiếp bà mẹ kia, Bà ta nức nở não nề Thương con vừa chết, thảm thê cõi lòng,
(Xem: 5160)
Thời xưa ở tại vùng kia Có hai người nọ chuyên nghề tiểu thương Bán buôn lặt vặt tầm thường Đồ dùng bếp núc, nữ trang rẻ tiền.
(Xem: 5395)
Tổ Tổ xưa nay khéo lập tông, Vững niềm tin Phật, Phật nơi lòng. Thân này huyển hoá, hư đâu thật, Vật nọ vô thường, có chợt không.
(Xem: 7988)
Xuống chốn trần gian được mấy khi Rong chơi chốc lát lại ra đi. Nổi trôi sanh tử còn chưa dứt, Đắm đuối tướng danh khó viễn ly.
(Xem: 5622)
Vườn thiền cảnh vắng cỏ hoa thơm, Nắng gọi hồn thơ xua nỗi hờn. Trúc biếc lung lay ngân địu thở, Mây hồng lãng đãng quyện niềm ơn.
(Xem: 5439)
Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình.
(Xem: 6166)
Tâm nhiên tỏa chiếu bốn phương trời, Ánh hiện từ bi rạng khắp nơi... Đối cảnh tuỳ duyên không chướng ngại, Tham thiền nhập định chẳng ngăn đôi.
(Xem: 7877)
Ngàn năm bên lối nhỏ Trút niềm đau muộn phiền Ngàn năm mang hơi thở Dìu vợi trời tam thiên.
(Xem: 4870)
Sài Gòn chợt nắng gió hiu hiu Tôi đến thăm Ôn một buổi chiều Phố phường khói bụi người qua lại Xe cộ bên đường rộn tiếng kêu.
(Xem: 4995)
Ở đời quý nhất hòa bình, Sống đâu chẳng sợ một mình chơi vơi, Thân hòa với cả mọi người, Trong êm ngoài ấm suốt đời lạc quan
(Xem: 4810)
Chơn như lẳng lặng ở trong ta, Quét dọn lâu ngày sẽ hiện ra. Tập tánh dứt mê, lìa địa ngục, Khai tâm liễu ngộ, rõ Ta Bà.
(Xem: 6300)
Sự đời được mất rõ vô thường, Cội gốc sân si vốn khó lường. Chuyện đến tùy duyên không vướng mắc, Việc qua cởi bỏ chẳng còn vương.
(Xem: 4854)
Từ thuở vào chùa học kệ kinh, Lăng Nghiêm, Bát Nhã sáng lung linh. Đèn thiền rạng chiếu theo trang chữ, Đuốt tuệ ngời soi hiện bóng hình.
(Xem: 5556)
Vị cao tăng đắc đạo rồi Tính ra thấm thoắt nửa đời xuất gia Tu nơi thiền viện phương xa Dứt tình quyến luyến quê nhà từ lâu,
(Xem: 6705)
Ngày xưa có một bầy nai Nai đầu đàn quả là tài giỏi thay Một ngàn nai họp thành bầy Nhởn nhơ chung sống, vui vầy, rong chơi,
(Xem: 4935)
Lời kinh ý Phật gởi trao Ta nay xin nguyện khắc vào trong tâm Muôn ngàn hướng đẹp sâu thâm Đêm ngày gìn giữ nhiếp tâm hành trì .
(Xem: 5423)
Giường nan xốc xếch dưới trăng vàng, Trở giấc chim mơ, rộn đại ngàn. Loáng thoáng lá đưa đùa gió lạc, Rì rào suối lượn nuối đêm tan.
(Xem: 5573)
Tội từ tâm khởi tạo ra Chẳng ai cứu chuộc đời ta bao giờ Đừng mong cứ mãi cậy nhờ Sống đời ỷ lại luôn chờ cúng xin .
(Xem: 5614)
Nước kia có một quốc vương Nhân từ, vui vẻ, dễ thương vô cùng Xuân về hoa lá tưng bừng Vua mang quà tặng đến từng xóm thôn Thăm người nghèo khó neo đơn, Hòa mình cùng với vui buồn của dân.
(Xem: 6485)
Cái hẻm nhỏ tẹo tèo teo Mà bao kiếp sống vẫn đeo tháng ngày Trẻ em bụi bặm loay hoay Mua tần bán tảo đâu hay kiếp nghèo
(Xem: 8016)
Từ thiện cơm chay giữa phố đông, Sẻ chia khó nhọc giới lao công. Cực khổ nắng mưa cùng năm tháng, Vất vả mưu sinh khắp cõi trần.
(Xem: 5045)
Cách trở bao năm nay trở về, Rộn ràng ký ức chuổi dài thê, Xa nghe vạn kiếp chìm lưu lạc, Đánh thức hồn ta giữa ngộ mê.
(Xem: 6593)
Đời tu cao đẹp quá thôi Ba y một bát đứng ngồi thong dong Giản đơn chiếc áo nâu sòng Cơm canh đạm bạc gánh bồng nhẹ vai.
(Xem: 4971)
Mỹ Quốc thiên tai bão cuốn qua Harvey(TX)mới dứt đến Irma(FL) Hai cơn bão dữ tràn ngập tới Khốn khổ dân lành chạy thoát ra .
(Xem: 5816)
Chẳng lo chi bao cuộc đời triền phược Sống an vui tu tập dứt lo xa Mở rộng lòng đối xử với người ta Con đường đạo không còn chi trở ngại .
(Xem: 5370)
Biết nhận rõ cuộc đời không là thật Đến và đi như giấc mộng phù vân Sao ta không sống đẹp giữa thế trần Lấy tình thương làm con đường đạo nghiệp .
(Xem: 4305)
Một trong tôn giáo cổ xưa, Có thầy tu nọ rất ưa tế thần, Tuy ông nổi tiếng xa gần, Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay.
(Xem: 3693)
Xưa kia ở chốn núi rừng, Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm, Họp bầy nô rỡn quanh năm
(Xem: 4642)
Thuở xưa có một thanh niên, Rất là hiếu thảo khắp miền biết danh, Là con một, đã trưởng thành, Nhưng chưa chịu lập gia đình với ai
(Xem: 5698)
Thao thức mãi với yêu thương ngày cũ, Vẫn sống hoài trong tâm tưởng mẹ ơi !
(Xem: 12804)
Cái vô cái hữu vốn là không, Hiểu được duyên sanh chớ nặng lòng. Đông đến tuyết rơi, sương giá lạnh, Hè qua phượng trổ, cảnh trời trong.
(Xem: 3943)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân, Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang, Ông cha tu rất đàng hoàng, Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên...
(Xem: 3234)
Sắc thu phơi trên lá, Khói quyện vương hương trầm, Chùa đông như ngày hội, Chân bước mãi trầm ngâm.
(Xem: 3515)
Mưa đêm trở tiết, lạnh quanh phòng, Lặng tiếng chuông đưa quặn thắt lòng.
(Xem: 3663)
Mẹ để con vào dạ, Nâng niu mười tháng trường, Đi, đứng, làm mọi việc... Vun đắp tình yêu thương!
(Xem: 3716)
Con về, ngủ dưới gốc thông, Trong mơ hé nụ đóa hồng Vu Lan.
(Xem: 3778)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình.
(Xem: 3512)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình.
(Xem: 9528)
Mây trắng vẫn thênh thang lùa vào nỗi nhớ, Phương trời cũ, Biết đâu tìm hơi thở, Bóng mẹ mùa thu đổ xuống bóng hoàng hôn !
(Xem: 4363)
“Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Với truyền thống người Việt ta, hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết, rất thiêng liêng và cao cả.
(Xem: 4457)
Người ngồi đó nhìn dòng đời biến chuyển, Qua bốn mùa thay đổi bởi thời gian, Đẹp tự nhiên như gió cuốn mây ngàn, Tâm thanh thoát giữa hành trình cô độc.
(Xem: 6031)
Duyên đến duyên đi cũng là duyên Cớ chi ta lại phải ưu phiền Tuỳ duyên ta sống cho đúng đạo Cứ để dòng đời chảy tự nhiên .
(Xem: 8424)
Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm, Mới gây công đức vô ngần Cũng như gặp Quán Thế Âm được rồi!"
(Xem: 5517)
Đúng lời đức Phật dạy rồi: "Tâm ta đi khắp mọi nơi trên đời Cũng không tìm thấy được người Đáng yêu, đáng quý hơn nơi thân mình!
(Xem: 3563)
30 tháng 7, một mình, Mẹ ra biển động, Tình Cha lênh đênh, Bè lau quằn quại bờ sinh tử, Oa oa trẻ khóc, Rạng bình minh
(Xem: 5885)
Dòng đời như trường đấu, Được mất với hơn thua, Có không cùng thất bại, Diễn mãi chuyện trò đùa!
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant