Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (15)

15 Tháng Chín 201908:31(Xem: 4141)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (15)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (15)

 

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

Đón Nhận Sự Tái Sanh Tích Cực

 

HỎI: Ngài nhấn mạnh từ bi như căn bản cho đạo đức. Nhưng trong vài trường hợp, không nhất thiết bảo đảm công lý, thay vì là lòng từ bi lại là thủ phạm gây tội? Cái chết của Osama bin Laden hầu như bị che đậy bởi truyền thông, đáng lẻ có công lý cho gây kẻ gây tội và thông tin được người ta ăn mừng. Từ biđạo đức thích đáng chỗ nào ở đây?

 

ĐÁP: Chúng ta phải có một sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ hành động và hành động. Những hành động của Osama bin Laden là tàn phá kinh khiếp. Sự kiện 9/11 gây ra cái chết của hàng nghìn người. Cần có công lý. Nhưng kẻ hành động là một con ngườichúng ta cần từ bi để đối phó với y. Nhưng bước đi cần được thực hiện để chấm dứt cội nguồn của hành vi tàn phá, nhưng kẻ hành động có thể được tha thứ. Căn bản của sự tha thứ là quên đi những gì đã xảy ra, nhưng nhớ những gì đã xảy ra rồi và cần tha thứ cho sự bình an của tâm hồn. Nhưng hành vi nghiêm trọng cần phải có những lượng định để đối phó với nó.

 

HỎI: Tôn giáo là cội nguồn tốt đẹp nhất của đạo đức. Nhưng đôi khi nó xung đột với luật pháp quốc gia. Chúng ta ưu tiên cho thứ nào trước và tại sao?

 

ĐÁP: Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào cá nhân. Nếu ta là một người tin tưởng nghiêm túc trong một tôn giáo, thế thì tôn giáo trở thành quan trọng; nhưng nếu ta là một người không tín ngưỡng, thế thì luật pháp được ưu tiên. Ấn Độ có nhiều truyền thống nhưng là một xã hội thế tục. Vì vậy Ấn Độ trở thành một thí dụ hay kiểu mẫu cho một chủ nghĩa thế tục.

 

Ở Jodhpur, khi tôi đang đi ngang qua hành lang một khách sạn, một người đàn ông Châu Âu đến gần tôi. Ông đã đến từ Romania để tìm sự hòa hiệp tôn giáo của Ấn Độ. Ông thấy một làng Hồi giáo với ba gia đình Ấn giáo, nhưng không có sợ hãi xung đột, vốn làm ông ngạc nhiên. Ở Kerala, Ki Tô giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, và Kỳ Na giáo sống chung với nhau. Mối quan hệ là lành mạnh giữa mọi người do bởi chủ nghĩa thế tục, ngay cả với sự tồn tại của tham nhũng.

 

Trong năm mươi năm qua, Ấn Độ đã là nơi thường trú của tôi và tôi cảm thấy rất an toàn. Ngay cả tôi không nên có một sự dính mắc với Phật giáo như một tâm thức định kiến sẽ không thế thấy thực tại. Bất cứ thành viên của tôn giáo nào mà quá dính mắc với tôn giáo của họ, thì nó sẽ làm cho họ cuồng tín, vốn là một lỗi lầm.

 

HỎI: Tôi làm việc cho một công ty lớn và tôi đã thấy nhiều sự nhũng lạm. Nếu tôi báo cáo nó, tôi mất việc, và tôi là người trụ cột của gia đình tôi. Tôi có nợ nần trách nhiệm gì với cộng đồnggia đình tôi?

 

ĐÁP: Đó là dấu hiệu rõ ràng của sự nhũng lạm. Một lần nọ khi tôi ở Bombay, một thương gia nói với tôi rằng trong xã hội có nhiều trường hợp nhũng lạm và nếu ta là người trung thực thì khó tồn tại. Một học sinh ở Jodhpur đã nói với tôi rằng một cá nhân không thể thành công nếu không tham gia vào một hình thức nào đó của nhũng lạm. Trả lời cho cả hai trường hợp, tôi nói rằng đại đa số nhân loạilòng từ bi, và chỉ có một bộ phận nào đó là nhũng lạm. Ta tham gia vào sự nhũng lạm chỉ vì bất lực. Đó là phạm tội là không nên bỏ qua. Trách nhiệm của chúng talên tiếng chống lại nó, để đứng vững vàng chống lại sự lan tỏa của loại tội phạm như thế. Một số người có thể bị thương tổn trong cuộc đấu tranh của họ chống lại nhũng lạm, nhưng đó sẽ là một cái giá rất nhỏ phải trả cho một sự tốt lành lớn lao.

 

Những người nhũng lạm là đạo đức giả, khi họ chỉ quan tâm đến danh tiếng của họ và làm việc để bảo vệ nó ngay cả khi họ biết rõ rằng họ đang làm sai. Thật tốt lành hơn để sống một cách trung thực hơn là đạo đức giả. Những gia đình nghèo khó sống với một niềm tin tưởng rất nhỏ giữa họ với nhau. Hệ thống giáo dục hiện đại truyền đạt tầm quan trọng của giá trị vật chất chứ không phải đạo đức. Thật quan trọng để xây dựng một xã hội lành mạnh qua giáo dục chứ không phải qua tôn giáo.

 

HỎI: Tôi sắp xong đại học cộng đồng (college) và tôi mong đời sống của tôi là một sự  phục vụđáng giá. Cùng lúc, nhiều cơ hội ở những sự nhũng lạm không cùng chia sẻ đạo đứcgiá trị của tôi. Trong khi tôi nghĩ sẽ là tuyệt vời để làm việc cho một tổ chức bất vụ lợi hay phục vụ người khác, cần thiết trong việc này là tôi phải làm ra tiền để trả tiền nhà và tiền nợ sinh viên của tôi. Ngài có chỉ bảo gì?

 

ĐÁP: Tôi phải trì tụng lời Phật dạy như câu trả lời – bạn là người chủ của cuộc đời bạn. Tôi nghĩ bạn nên phán xét với một nhận thức rộng rãi hơn, dự tính lâu dài, và trung thực. Nếu tôi cố vấn cho bạn điều gì đó và bạn gặp phải rắc rối sau đó, rồi thì bạn sẽ đổ thừa cho tôi.

 

HỎI: Có rất nhiều người đang đau khổ qua hậu của các việc làm của họ. Ngài có nghĩ rằng chúng tatrách nhiệm đạo đức để đối xử họ với lòng từ bi không?

 

ĐÁP: Câu trả lời thì khác biệt tùy theo những quan điểm triết lý khác biệt. Thí dụ, theo quan điểm hữu thần, thì mọi thứ là do Thượng đế tạo nên nhưng theo những tôn giáo vô thần, như Kỳ Na giáo, Phật giáo, và Ấn giáo, một con người có nhiều kiếp sống. Họ tin rằng một số kinh nghiệm trong kiếp sống này là hậu quả của những hành động của họ trong kiếp sống trước. Vì vậy, thật phức tạp để trình bày vấn đề.

 

Tôi tin rằng mọi người nên chú ý hơn đến những giá trị nhân bản và sự tỉnh thức. Nó giúp năng lực của chúng ta để đối diện những thử thách. Cho nên đề nghị tốt nhất mà tôi có thể nói, và tôi trích ra từ một vị Thầy Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ tám là nếu có một giải pháp, thì đừng nãn lòng và hãy tìm ra giải pháp. Nếu khônggiải pháp, thế thì không cần phải chán nãn. Tôi đồng ý với lời dạy đặc biệt ấy vì lo lắng chỉ làm người ấy gia tăng căng thẳng.

 

Thí dụ, khi tôi thăm Nhật Bản sau trận sóng thần. Tôi thấy đất nước và nhớ người Tây Tạng nói rằng điều đó diễn tả hoàn cảnh ở đấy rất khéo léo – bi kịch chồng chất lên bi kịch. Những thảm  họa như động đất, sóng thần, và rò rỉ chất phóng xạ giáng xuống Nhật Bản thứ này đến thứ khác. Tôi đã nói với mọi người rằng thảm kịch đã qua rồi, vì vậy bây giờ không ai phải lo lắng vì nó nữa. Tất cả chúng ta phải làm là hành động, hướng đến tương lai, và chăm sóc gia đình. Theo quan điểm của Phật giáo, tất cả những điều này là nghiệp. Họ đang trải qua một thời điêm khó khăn, nhưng có thể vượt thắng với hành động và sự tự tin.

 

HỎI: Ngài là một Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng ngài cũng là một con người. Ngài có bao giờ làm điều gì phi đạo đức không?

 

ĐÁP: Tôi thường nói với mọi người rằng mối quan hệ của tôi với con muỗi là không đạo đức. Nếu có hiểm họa của bệnh sốt rét, thế thì tôi hành động hung hăng với chúng. Nhưng nếu tôi đang trong tâm trạng tốt và không có hiểm họa của sốt rét, thế thì tôi rất rộng rãi với những con muỗi và để nó hút máu tôi. Một lần tôi thấy con muỗi đầy máu của tôi, nó chỉ bay đi và không cho thấy cảm kích gì. Tôi thật sự nghĩ rằng nó là một con muỗi vì con muỗi thì hung hăng hơn trong các con muỗi. Nó làm tôi tò mò và một lần, trong một hội nghịđại học Oxford, khi tôi đang ngồi trang nghiêm trước những giáo sư, tôi hỏi họ rằng có ai có ý kiến gì về trình độ mức độ kích thước của não bộ vốn có thể biểu lộ sự cảm kích không. Những con chó thì có thể biểu lộ sự cảm kích. Do thế, trên căn bản sự quán chiếu của tôi, tôi rộng rãi với con muỗi thứ nhất ngồi trên tôi nhưng sẽ không kiên nhẫn với con thứ hai, thứ ba, hay thứ tư.

 

*

Trích từ quyển The Big Book of Happiness 

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, August 10, 2019

 

*

HỎI VÀ ĐÁP

 

HỎI: Tôi muốn biết mục tiêu của đời sống là gì và ngài có tin tưởng vào định mệnh hay không? Nếu có, thế thì vai trò của định mệnh trong đời sống là gì?

 

ĐÁP: Theo quan điểm của Phật giáo (mặc dù quan điểm của riêng tôi thì khác), đôi mắt, tâm thức, và khát vọng vượt thắng điều gì đó tất cả là một bộ phận của bản chất. Tôi nghĩ một cách thế tục, đó là câu trả lời. Chính mục tiêu của sự sống, tôi tin, là hạnh phúc. Không có gì bảo đảm trong cuộc sống, nhưng chúng ta tồn tại do bởi hy vọng. Nếu chúng ta đánh mất hy vọng thế thì điều đó sẽ làm ngắn lại sự sống của chúng ta. Sự tồn tại của chúng ta căn cứ trên hy vọng cho một tương lai tốt đẹp, không phải là một tương lai tệ hại. Từ quan điểm này, hạnh phúcmục tiêu duy nhất cho sự sống.

 

Định mệnh là cố định và chúng ta không có năng lực để thay đổi, theo những niềm tin khác nhau. Nhưng theo con đường thế tục, không có định mệnh. Những sự kiện xảy ra qua các nguyên nhânđiều kiện; thí dụ, một thân thể bệnh hoạn sẽ đưa đến một định mệnh yếu đuối. Nếu thân thể được chăm sóc, thế thì định mệnh có thể thay đổi. Vì vậy, định mệnh có thể thay đổi nếu có nổ lực thực hiện.

 

HỎI: Ngài có thể nói với chúng tôi vấn đề ngài vượt thắng thù oánsợ hãi như thế nào? Và ngài có thể đưa ra một ánh sáng của thiền (zen) nào đó không?

 

ĐÁP: Có nhiều mức độ của thù oán và nó có thể được diễn tả như một cảm nhận xấu đối với người tạo ra rắc rối, kẻ thù, hay bạn bè. Nhưng sân hận là một bộ phận cảm xúc của chúng ta, vốn mọc lên như một cơ cấu phòng vệ trong một con người khi người ấy chạm trán với những hoàn cảnh tiêu cực hay nguy hiểm. Nói một cách sinh học, các cảm xúc như sân hận, khát vọng, và dính mắc là cần thiết cho sự tồn tại. Thù oán có thể được diễn tả như dư âm của sân hận vốn duy trì và day dứt trong một thời gian dài.

 

Tôi không có thù oán, nhưng nếu tôi thấy điều gì đó sai trái, tôi trở nên sân hận giận hờn. Sau khủng hoảng ở Tây Tạng vào ngày 10 tháng Ba năm 2008, tôi cảm thấy những cảm xúc giống như mà tôi đã cảm nhận vào ngày 10 tháng Ba năm 1959, khi tôi mất tự do – bất lực, bất lực, và băn khoăn. Tuy thế, những cảm xúc hiện hữu khác, khi sau khủng hoảng 2008, tôi đã quán tưởng những cán bộ Trung Cộng và tôi đã hoán đổi sự sợ hãisân hận của họ cho sự nhẫn nhụctừ bi của tôi. Rõ ràng, nó không giải quyết bất cứ vấn nạn nào, nhưng nó giúp tôi trong việc duy trì sự an bình tinh thần của tôi.

 

Ta có thể cầu nguyện để tiêu trừ thù oán. Theo tâm lý học Phật giáo, việc đối phó với các cảm giác tiêu cực là quan trọng. Thù oán vốn sắp khởi lên phải được đối phó ngay lúc đầu. Sự kích thích hoạt động như một chất xúc tác cho sân hận phát triển thành thù oán. Vào lúc đó, chúng ta cần nhớ rằng sân hận không phải là một giải pháp nhưng chỉ giúp làm tàn phá niềm hạnh phúc. Điều đó giúp cho việc giảm thiểu các tư tưởng khó chịu hình thành trong tâm thức.

 

Điều kiện của thân thể cũng liên quan, như một thân thể yếu đuối có thể làm nghiêm trọng sự tiêu cực, nhưng một thân thể khỏe mạnh sẽ đưa đến kết quả trong một tâm tư mạnh mẽ vốn sẽ không bị quấy rầy một cách dễ dàng. Qua sự thực hành, chúng ta cần nghiên cứu để tách rời chính ta khỏi sân hận, vốn sẽ làm cho ta nhìn vào sân hận một cách hợp lýcuối cùng đánh bại nó một cách hoàn toàn. Nếu sân hận lan tỏa khắp tâm tư, thì nó trở thành khó khăn để loại trừ. Tâm lý Phật giáotâm lý học Ấn Độ giáo có những yếu tố như thiền chỉthiền quán giải thích những phương pháp để tìm cách giải quyết vấn nạn này của tâm thức.

 

Khi tôi đi ngang qua những thị trấn của Ấn Độ, tôi thấy những đền thờ như Shiva lingam, Ganesh – tôi tự hỏi tại sao không xây dựng những phòng ốc nơi mà các tín đồ có thể ngồi và thảo luận các kinh điển hơn là những đền thờ chỉ như một ngôi nhà cho một bức tượng đơn độc của một bổn tôn mà thôi? Tôi thường nói với những người Tây Tạng đừng tạo dựng thêm các tượng Phật nữa. Tôi là một Phật tử nhưng tôi biết rằng tượng Phật sẽ không bao giờ nói; nhưng tốt hơn là in thêm kinh sách vốn có thể chứng tỏ lợi lạc hơn thêm. Những kinh điển đã tồn tại hơn ba nghìn năm qua, nhưng điều thiếu vắng là sự học hỏi chúng. Nhiều người Ấn Độ là những tín đồ rất ngoan hiền, nhưng họ không chú ý đến việc học hỏi các kinh điển.

 

HỎI: Các bác sĩ phải phát Lời thề Hippocrates trước khi họ có thể bắt đầu việc thực hành nghề y của họ. Có một lời thề công cộng mà ngài đề nghị cho những chính trị gia đón nhận một cách phổ thông không?

 

ĐÁP: Tôi không phải là một nhà chính trị. Nhiều năm trước, quốc hội ở Delhi xây dựng tượng Gandhi, tôi được mời trong buổi lễ khánh thành và tôi đã nói các nhà chính trị hãy nhớ sự chân thành của Gandhi mỗi lần họ đi ngang qua tượng. Trong cuộc đấu tranh cho tự do của Ấn Độ, tất cả những lãnh tụ là vô ngã vị tha, vô úy, và trung thực với việc làm của họ. Tôi thường nói với những người bạn Ấn Độ rằng trong sáu mươi năm qua từ sự tự do của họ, các lãnh đạo cần cùng một tinh thần như những nhà đấu tranh cho tự do. Họ cũng cần trung thực, chân thành, và vô ngã vị tha.

 

Ấn Độ là một đất nước dân chủ và có một nền tư pháp độc lập làm cho nó là một xứ sở hòa bình. Tại một cuộc hội họp với nhiều vị thẩm phán và luật sư, tôi đùa họ trong khi ca ngợi họ rằng nếu người hoạt động cho công lý hơi thiếu trung thực, thế thì nó trở thành một thảm họa thật sự. Ấn Độ là một quốc gia khổng lồ, vì vậy một vấn đề nhỏ thỉnh thoảng xảy ra là có thể hiểu được. Nhưng nó thì ổn định hơn các lân bang nhiều.

 

Truyền thông Ấn Độ có một vai trò thật sự quan trọng. Trong một quốc gia dân chủ, vai trò của họ đạt tầm quan trọng hơn khi có trách nhiệm để hướng dẫn người dân về những sự kiện xảy ra chung quanh họ. Vì vậy, họ cần duy trì những giá trị nhân văn căn bản, đạo đức thế tục, và sự hòa hiệp tôn giáo. Cùng với điều đó, họ cần bảo đảm rằng họ giao tiếp với những sự thật về các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội, truyền thông, và thương gia, nhưng phải bảo đảm rằng họ không đang trình bày bất cứ sự thật phũ phàng nào với người dân. Ở Trung Hoa, vì không có một ngành truyền thông độc lập, hệ thống trải qua nhiều sự nhũng lạm, mà người giàu cóquyền lực tự do bốc lột. Ngành truyền thông nên khảo sát thế giới một cách toàn diện và để người dân biết những sự thật trong một thái độ không thành kiến.

 

HỎI: Ngài nói rằng tiền bạc không ban cho hạnh phúc – Tôi đồng ý. Nhưng tôi tin rằng tiền bạc có thể mua những thứ để làm cho đời sống của ta thoải mái. Cho nên, theo tâm lý học Phật giáo, ngài có thể đề nghị một phương cách đưa đến sự cân bằng giữa việc có được sự giàu có và làm cho ta hạnh phúc không?

 

ĐÁP: Chúng tathân thể này và để làm cho nó thoải mái, chúng ta cần thực phẩm và nơi cư trú. Tôi đi ngang qua những xóm làng với những con người rất nghèo khổ, những người chưa bao giờ trải nghiệm sự thoải mái này. Trong toàn thế giới, khoảng cách giữa người giàu và nghèo là khổng lồ. Sự chú ý nên được hướng đến việc khắc phục khoảng cách trên cấp độ toàn cầu và quốc gia. Nền kinh tế  Ấn Độ tăng trường khá tốt, và nó là một xã hội tự do khai  phóng, không giống như Trung Hoa. Vì vậy, nó là một xã hội lành mạnh. Một sự chuyển hóa thật sự nên xảy ra trong những xa xôi hẻo lánh với nhiều sự chú ý hơn cho sự phát triển vùng sâu vùng xa.

 

Tôi thật sự đồng ý rằng tiền bạc là quan trọng. Những sự gia hộ thôi thì không đủ. Làm việc cần mẫn cũng quan trọng. Sự chuyển hóa thật sự đến từ việc lao động chăm chỉ chứ không đến chỉ từ việc cầu nguyện. Người giàu nên ban cho người nghèo sự học vấn và những kỷ năng công nghệ. Một vài ngày trước tôi đã ở một thị trấn mà tôi đã từng được mời đến hai thập niên trước, khi những người địa phương trình bày quyết định phát triển của họ. Tôi đã hứa hẹn hiến tặng mười triệu rupee và tiểu bang cũng hứa đóng góp. Khi tôi đến đó mới đây, người dân ở đó đã phát triển một số kỷ năng và đang sống rất yên bình.

 

Bây giờ, có người nào có kinh nghiệm đưa qua đưa lại tâm trạng hạnh phúc và tâm trạng đau buồn? Khi ta đau buồn và có tiền trong túi, thì ta có thể đi tới một cửa hàng lớn và đòi hỏi một tâm thức yên bình được không? Hay ta có thể đi tới một nhà thương lớn chích một mũi thuốc bình an tâm hồn không, hay yêu cầu một kỷ thuật cho sự bình an nội tại từ một nhà máy không? Chỉ nếu người ta giữ não bộ một bên và thay thế nó với cơ cấu máy móc nào đó thì chúng ta sẽ dững dưng và không trải nghiệm bất cứ cảm giác gì. Chúng ta có thật sự muốn như vậy không?

 

Do vậy, rõ ràng rằng tiền bạc là cần thiết chỉ cho nhu cầu thân thể, chứ không cho sự bình an của tinh thần. Vì vậy, hãy mua những tiện nghi vật chất nhưng không tôn sùng tiền bạc. Hãy nhận ra rằng có một sự giới hạn về giá trị kinh tế và tập trung năng lượng của ta để đạt được sự hòa bình nội tại.

 

HỎI: Dường như trong vài tháng gần đây có những dấu hiệu lo lắng trong truyền thông đối với vị lạt ma có tiền bạc gì đó. Dường như rằng sự hiện diện của ngài và sự hiện diện của cộng đồng Tây Tạng đông đảo ở Ấn Độ đang bắt đầu không thuận tiện trong con mắt người Ấn Độ trong sự phát triển toàn cầu. Ngài có những quan tâm nào đó không về tương lai của cộng đồng Tây Tạng và sự ổn định trong mối quan hệ của ngài với Ấn Độ vốn tồn tại rất lâu?

 

ĐÁP: Mối quan hệ giữa Tây TạngẤn Độ không phải chỉ tồn tại trong vài thập niên mà hàng nghìn năm. Tôi luôn luôn duy trì mối quan hệ của chúng tôi như mối quan hệ giữa đạo sư và học trò - Ấn Độđạo sưchúng tôi là học trò. Thí dụ, trong thế kỷ thứ bảy hay thứ tám, Phật giáo vào Tây Tạng và phát triển và thay đổi lối sống. Bây giờ nền văn minh Ấn Độvăn minh Tây Tạng – như Moraji Desai nói dựa vào lời chúc mừng mà tôi đã viết cho ông khi ông trở thành Thủ tướng của Ấn Độ - là giống như những nhánh cây của một cây bồ đề. Thân cây ấy lớn lên ở Ấn Độ và vươn đến Tây Tạng. Chúng tôi có một mối quan hệ rất mạnh mẽ.

 

Tây Tạng bị khống chế bởi Trung Cộng, nhưng trong tâm tư họ họ đang nhìn về đất nước này. Năm 1956, chính phủ Ấn Độ đã mời tôi và tôi đã đến đây vô vàn khó khăn. Từ lúc ấy tôi đã phát triển một mối quan hệ rất đặc biệt với Nehru và Rajendra Prasad. Năm 1959, Ấn Độ cho tôi và người dân tôi tị nạn chính trị. Họ đã giúp tôi xây dựng  những trường học và những khu định cư, đặc biệt trong những bang Himachal Pradesh và Karnataka. Sau năm  mươi mốt năm, cộng đồng của tôi đã định cư rất tốt đẹp tại những nơi đây. Đó là mối quan hệ mà chúng tôi chia sẻ trên đất nước này.

 

Một cách địa lý, Ấn Độ chia sẻ biên giới với Tây Tạng. Không có một chiến binh Ấn Độ nào đã từng được thấy xuyên qua hàng nghìn dặm biên giới này. Sau 1959, và đặc biệt sau 1962, những trạm quân sự được xây dựng. Vấn đề Tây Tạng cũng là một vấn đề của Ấn Độ. Những sự hiểu lầm nhỏ luôn luôn xảy ra ở đấy. Những sự hiểu lầm nào đó ló lên qua sự bất cẩn của một người công nhân, nhưng trái lại không có gì nghiêm trọng về vấn đề lạt ma.

 

HỎI: Có phải ngớ ngẩn để nghĩ rằng tôn giáo có thể trở thành một nguyên nhân cho một cuộc chiến tranh không? Trong trường hợp ấy, tôn giáo trở thành một người bạn của chiến tranh hay hòa bình? Sẽ có hòa bình hơn nếu nó bị bãi bỏ?

 

ĐÁP: Chiến tranh vì tôn giáo là một phần của lịch sử nhân loại. Những người nào đó tin rằng sẽ tốt hơn nếu khôngtôn giáo, nhưng thế thì Thế Chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai hay Chiến tranh Triều Tiên không phải xảy ra vì các vấn đề của những tôn giáo. Một sự xung đột nào đó luôn luôn ở đấy. Trong quá khứ, một số xung đột đã xảy ra vì tôn giáo. Nhưng, tôi tin rằng cái tên tôn giáo bị lạm dụng cho quyền lực.

 

Tôn giáo được sử dụng để lôi kéo con người. Những người tôn giáo cũng bị dính mắc với tôn giáo của họ. Ở Argentina, tôi đã gặp gở những nhà khoa học và các lãnh tụ tôn giáo, một nhà khoa học Chi lê đã nói với tôi rằng ông nghĩ ông không nên quá dính mắc ngay cả với lãnh vực khoa học của ông ta. Ngay cả tôi không nên phát triển sự dính mắc với Phật giáo, vì một tâm thành kiến không thể thấy thực tại. Bất cứ tín đồ tôn giáo nào dính mắc quá nhiều với tôn giáo của họ thì trở thành một người cuồng tín, vốn là một sai lầm.

 

Nhiều người Ấn giáo tin Krishna và Shiva, nhưng khi tôi yêu cầu họ định nghĩa

Ấn giáo thì họ không có câu trả lời. Tôi đùa với những người bạn của tôi, khi họ tán tụng những câu thần chú Sanskrist vào buổi sáng nhưng không biết ý nghĩa của chúng. Họ đặt bong hoa dưới chân của thần Ganesha hay bất cứ biểu tượng nào khác, nhưng không có bất cứ ý tưởng nào tại sao họ cần làm như thế. Tôi nghĩ nhiều người Hồi giáo nêu tên Allah nhưng không biết ý nghĩa là gì. Người bạn của tôi nói rằng nếu bất cứ người Hồi giáo nào làm đổ máu một người khác, thế thì người ấy không còn là một người Hồi giáo nữa. Người ta nên có lòng từ ái và bi mẫn cho những người khác, chỉ như thế thì người ấy mới có thể được gọi là một hành giả chân thành của Hồi giáo. Ý nghĩa của thánh chiến (jihad) được định nghĩa bởi những người Hồi giáo từ những phần tử khủng bố, vốn không biết giáo huấn thật sự của kinh Koran. Họ biểu lộ một sự dính mắc với tôn giáo của họ và trở thành người cuồng tín.

 

Ngay cả trong những người Phật giáo, cũng có những người cuồng tín. Họ không thích cách giáo huấn của tôi và chống lại tôi bởi vì sự tiếp cận của tôi không thoải mái với những giáo lý Đạo Phật truyền thống. Tình trạng tốt đẹp nhất sẽ là nếu sáu tỉ người nên biến mất và rồi thì sự hòa bình chân thật của thế giới đạt được. Chúng ta nên cầu nguyện để Thượng đế làm cho toàn bộ nền văn minh của con người biến mất. Nói đùa thôi, chúng ta nên tồn tại và trau dồi lòng từ bi vô giới hạn. Loài người cần phát triển xa hơn và nên biết thực tại cùng năng lực của con người.

 

*

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, July 30, 2019

 

Bài liên hệ

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (1)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (2)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (3)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (4)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (5)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (6)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (7)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (8)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (9)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (10)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (11)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (12) 

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (13)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (14) 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6045)
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
(Xem: 4468)
Sống chết ta xem nhẹ Như lá rừng thoát bay Lúc sống không thù hận Khi chết chẳng đoái hoài .
(Xem: 5702)
Một phần nhỏ làm quà vui Tết Gởi bà con các hộ quê ta Xuân về người Việt ở xa Chung lòng gom góp thiết tha nhiệt tình .
(Xem: 6324)
Lắng chuông tiếng chùa ngân Vạn dập dìu tiếng kinh Ngày nao, nhớ mãi năm nào Nguyệt tuế quay vần Duyên kiếp chưa hề lỡ rồi
(Xem: 7265)
Phong trần say mấy độ Bạc phếch áo vai đời Thu về xanh tiếng nhạn Xuân về hoa cỏ tươi.
(Xem: 5695)
Vui đâu cho bằng vui chùa Có Thầy có Bạn có mùi trầm hương Có tiếng khánh có đạo trường Có lòng hiểu biết tình thương vô bờ .
(Xem: 4883)
Nghiệp ta ta xin trả Không than vãn cùng ai Ta mang ta tự gánh Nhân quả chẳng thể sai .
(Xem: 5281)
“Suối trong dòng tuyệt vô ngần, Sạch bao nhiêu nghiệp bụi trần chướng duyên… Lên đây tục gọi chùa trong, Động bao la động, dứt dòng tử sinh”
(Xem: 5621)
Nhiệm mầu Phật Pháp cao sâu Hành chuyên lợi lạc chẳng cầu cúng xin Hơi ta ta biết một mình Chân ta ta bước hành trình mãi thôi .
(Xem: 4636)
Ngát toả hương thơm kính cúng dường Lòng thành dâng lễ Phật mười phương Nương nhau vui sống trong tình đạo Sách tấn cùng tu giữa thế thường .
(Xem: 5406)
Sở tri chướng con đường đầy chướng ngại Trên đường tu chẳng lối thoát mở ra Tranh luận hoài không lợi ích tâm ta Ngồi tĩnh lặng đẹp như vầng trăng sáng .
(Xem: 5961)
Viên ngọc quý nằm trong túi áo Bao kiếp rồi ta chẳng nhận ra Cuộc đời cứ mãi trôi qua Khó khăn khốn khổ lê la khắp đường .
(Xem: 5492)
Mùa xuân nào thật sự, nầy Em ? Khi cuộc sống còn nhiều phía trước Ta cặm cụi những điều mơ ước Để làm cho hiện thực trái tim.
(Xem: 9419)
Em có hay ! Những chiếc lá thức tàn canh Cây chuyển mạch, Dòng đời thay sắc áo Hoa đương nụ dưới ngàn sương huyền ảo Cánh chim về chở trĩu ước mơ xanh.
(Xem: 7117)
Mênh mang sóng nước nắng vờn qua, Cát trắng cò bay nương cánh sa. Lớp lớp thuyền về trăng rọi lá, Tầng tầng mây phủ gió lòn hoa.
(Xem: 6377)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân.
(Xem: 5074)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà,
(Xem: 5871)
Cuối đời phủi áo ra đi Nhẹ nhàng thanh thoát chẳng gì cưu mang Bụi trần không bám vương mang Phút giây từ bỏ chẳng màng sầu thương .
(Xem: 6446)
Gió thoảng mây vờn chỉ thoáng qua, Bên triền dốc phẳng dỗi phong sa. Mưa về thấm đẫm xuôi bờ lá, Nắng đến vươn dài rộng thảm hoa.
(Xem: 5625)
Niềm vui lớn là niềm vui Chánh Pháp Mong tu hành thoát khổ kiếp giây oan Bờ bên kia mở lối cổng Niết Bàn Bao đau khổ biến tan trong khoảng khắc .
(Xem: 5048)
Thong dong cùng khắp chốn Mỗi bước đường ta đi Nhìn mây trời cao rộng Lòng trải nghiệm từng ly .
(Xem: 11133)
Từ vô lượng biển sông Đến sa mạc mênh mông Đâu đâu cũng là cát Có có mà không không!
(Xem: 6225)
Cỏ cây, sinh vật thời xưa Đều cùng biết nói, lại vừa biết nghe
(Xem: 5745)
Trời se lạnh mùa Đông gần sắp đến Lá Thu vàng rơi rụng khắp vườn sân Vị Thiền Tăng lẵng lặng thắp hương trầm Dâng kính Phật lắng ngồi trong im lặng .
(Xem: 6124)
Lễ khánh thành đồng hương nghe hoan hỷ Chùa Huyền Quang qua tin tức truyền thông Khắp muôn nơi đều hướng đến chung lòng Mừng Chùa mới đứng uy nghiêm hùng vỹ
(Xem: 5932)
Chư tôn tứ vị đã xa rồi, Nhớ đến thâm ân lệ lại rơi. Đuốc tuệ còn mờ, ngâm tánh lặng, Đèn thiền chưa sáng, lạnh thân côi.
(Xem: 6003)
Cát bụi thời gian phủ bóng mờ Đến nay cuộc sống mãi chơ vơ Tối ngày mong đợi tiền , danh , sắc Hôm sớm ước tìm chức phận mơ.
(Xem: 5538)
Tâm đã thấm vào trong lòng Phật Pháp Toả hương thiền giữa cuộc sống hôm nay Từ nội tâm vững chải muốn mở bày Mong lợi lạc cuộc đời thêm hương sắc .
(Xem: 5653)
Bụi bám thường lau sáng hiện ra, Nguồn chơn diệu dụng, nghĩa đâu già. Suối reo róc rách, cá vui lượn, Trăng chiếu lung linh, vật trải xa.
(Xem: 5996)
Lạc đạo an bần sống thảnh thơi Đậu hũ rau cơm hạt của trời Ngoài kia còn biết bao người đói Giản dị nhu cầu dễ sống thôi .
(Xem: 5570)
Đạo vốn không tham chấp Mà ngày thường ngát hương Hương từ bi trí tuệ Toả lan khắp nẻo đường
(Xem: 6859)
Chân Như tỏa rạng chiếu nhân thiên, Tỏa ánh quang minh, khắp mọi miền. Phật Tử hồi tâm hành thiện hạnh, Tăng Ni chuyển niệm phát chân nguyền.
(Xem: 9020)
Tôi học dứt âu lo Sống cuộc đời nguyện cho An vui là cửa ngỏ Đẹp bước đường thơm tho
(Xem: 6080)
Quê hương bao giờ cũng đẹp Tình người gắn bó bên nhau Dù bao khó khăn nguy khốn Sẻ chia từng bửa cơm rau .
(Xem: 5238)
Thưở xưa có vị tu hành Thật là đức hạnh nổi danh vô cùng Thầy tên là sư Chánh Thông Lâu nay muốn kiếm trong vùng rừng thưa
(Xem: 5749)
Cảm nghiệm trong ý thiền Bình yên trong ánh đạo Sống đời không kiêu ngạo Là đức tánh trượng phu .
(Xem: 6650)
Không từ nơi nguồn cuộc sống Muôn trùng khổ đế thậm thâm Cành lau nghiêng chiều thực-mộng Cành lau trắng trời diệu tâm.
(Xem: 7674)
By Bhikkhuni Hue Tran (Poems composed in days of retreat at Tao-Khe Tinh That) Translated into English by Nguyen Giac
(Xem: 5163)
Cuộc đời rồi cũng qua Mây trời vẫn xanh ngát Dù lòng người có khác Pháp Phật vẫn đậm đà
(Xem: 4537)
Sơn Tăng lên núi tọa thiền; Không danh lợi, chẳng muộn phiền đó đây; Bạn cùng trăng nước trời mây; Ma Ha Bát Nhã, Thân này vốn không.
(Xem: 7988)
Sắc sắc, không không tánh rỗng trong, Rảnh rang lặng lẽ chẳng vương lòng. Thời thời quán chiếu, nương tâm học, Kiếp kiếp huân tu, bặt thức rong.
(Xem: 6504)
Hằng năm vào tiết mùa đông Tục rằng: phải nhớ ơn công đất trời Ai hay cái lạnh nghiệt đời Thuở ngày xưa ấy, bao người ấm no.!?
(Xem: 5341)
Xin một lần tạ ơn cùng khắp cả Ơn đất trời ơn cha mẹ sanh ta Ơn đức Thầy giáo huấn thật thiết tha Ơn đại chúng cùng ơn sâu Tam Bảo .
(Xem: 4870)
Sống mà chỉ biết cái tôi Tới giờ nhắm mắt luân hồi chuyển đưa Một câu niệm Phật vẫn chưa Giàu sang như gió mây mưa giữa trời .
(Xem: 4667)
Tâm nhơ khéo giữ, sống an nhiên, Thấy rõ sân si, tạo phước điền. Đoạn ngắn đan tay xa ác nạn,, Đường dài rảo bước tránh oan khiên.
(Xem: 6232)
Sắc tướng thế gian vốn tính không, Tâm nhơ vụng gội khổ luôn chồng. Ba đường luẩn quẩn thiện duyên lắng, Sáu nẻo loanh quanh ác nghiệp rong.
(Xem: 5571)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
(Xem: 6916)
Một hôm thuyết pháp trở về Phật cùng đệ tử đang đi trên đường Chợt đâu thấy một anh chàng Lùa bầy bò chạy nghênh ngang reo hò.
(Xem: 6589)
Miền Trung đất nước tôi yêu Mỗi năm bão lụt gây nhiều tang thương Ruộng vườn nhà cửa phố phường Biết bao thảm hoạ triều cường cuốn trôi .
(Xem: 6928)
Đến đi là chuyện cuộc đời Tử sanh là chuyện muôn đời xảy ra Duyên sanh trong cõi người ta Hổ tương từng phút chan hoà nắng mai .
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant