Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

29 Tháng Tám 202019:32(Xem: 6979)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn

 

Huỳnh Kim Quang

Tu nhà năm mấy tuổi đầu

Lẽ huyền chưa đạt thâm sâu Bến Bờ

Chừ nương cảnh chợ sống hờ

Thử xem nhẫn nhục còn chờ những chi?

Niết BànĐịa Ngục bất ly

Ngoài-trong cánh cửa có gì đâu xa:

Mở thương cảnh loạn Ta Bà

Khép Tâm tịnh lại ấy là Chơn Không.”

(Tâm Tấn, Đêm Huyền)

 

Mấy câu thơ ở trên đã diễn bày được trọn vẹn cuộc đời của một người nữ cư sĩ tu tại gia “nương cảnh chợ sống hờ,” nhưng kiến giảitâm nguyện thì hướng tới cảnh giới bất nhị “Niết Bàn-Địa Ngục bất ly.” 

Đó là một đoạn của bài thơ Đêm Huyền trong tuyển tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương,” đã được xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 2004, của nữ sĩ Tâm Tấn, đã qua đời vào ngày 13 tháng 7 năm 2020 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam, thượng thọ 100 tuổi. 

Tuyển tập thơ này tôi đã đọc từ sau khi nó được phổ biến tại Hoa Kỳ do người con trai của nữ sĩ Tâm Tấn là nhà văn Vĩnh Hảo thực hiện. Bây giờ nhân cụ ra đi về cõi Phật, nhà văn Vĩnh Hảo tặng cho tôi để đọc lại và cũng để tưởng niệm công đức của nữ Sĩ Tâm Tấn đối với nền văn học nước nhà nói chung và nền văn học Phật Giáo Việt Nam nói riêng. 

Thú thật, lần này đọc lại tập thơ tôi rất đỗi ngạc nhiênthú vị vì chất thơ thấm đẫm hương vị văn chương và chất Phật cao thâm siêu thoát trong thơ của bà.

Nói nào ngay, xét ra tôi cũng rất có duyên với gia đình nữ sĩ Tâm Tấn. Tôi biết bà từ những năm sau 1975, chính xác là năm 1976. Nhưng bà thuộc thế hệ tiền bối nên chỉ biết mà không thân cận. Ngược lại tôi quen thân với nhiều người con của bà, như thi sĩ Phù Du Vĩnh Hiền, nhà văn Vĩnh Hảo, nhà văn Vĩnh Hữu, Vĩnh Hiếu và Vĩnh Bình. 

Trong bài thơ Đêm Huyền vừa trích, có mấy câu đáng suy gẫm:

 

Niết BànĐịa Ngục bất ly

Ngoài-trong cánh cửa có gì đâu xa:

Mở thương cảnh loạn Ta Bà

Khép Tâm tịnh lại ấy là Chơn Không.

 

Thi sĩ Tâm Tấn đưa ra một hình ảnh rất đời thường để nói đến lý bất nhị của Niết BànĐịa Ngục: trong và ngoài cánh cửa. Đọc câu sau chúng ta sẽ thấy đó là cánh cửa tâm. Đúng vậy, Niết Bàn hay Địa Ngục cũng từ tâm mà ra. 

Điều khá lý thú khác ở đây là thi sĩ đưa ra thí dụ về việc mở tâm và khép tâm. Mở tâm thì bước vào cõi Ta Bà khổ đau. Khép tâm thì thể nhập Chơn Không tịnh lạc. Đây là một ẩn dụ rất sâu xa cho thấy thi sĩ Tâm Tấn là người Phật tửtu tập. Mở tâm tức là hướng tâm ra ngoài, là vọng động chạy theo trần cảnh. Khép tâm tức là xoay tâm vào bên trong nội quán để thể nhập Chơn Không. 

Thi sĩ Tâm Tấn kết thúc bài thơ Đêm Huyền với mấy câu thấm đẫm chất Phật:

 

Giấc khuya đầy đọng triền miên

Nửa thương Tục Đế, nửa nguyền Chân Như.

Trăng nương gió lật trang Thơ

Đèn khuya bấc lụn trầm tư đêm huyền.

 

Triết lý nhị đế dung thông của nhà Phật nằm gọn trong câu “Nửa thương Tục Đế, nửa nguyền Chân Như.” Sống trong cõi tục đế, tức cõi thế gian phàm tục, nhưng lòng thì không bao giờ quên đại nguyện chứng nhập vào cõi xuất thế của Chân Đế, Chân Như

Hai câu cuối chuyên chở chất liệu văn chương làm say mê người đọc. Ở đây thi sĩ mô tả cảnh đêm trăng huyền diệu mà bà đang thưởng lãm. Chính tâm cảnh ngắm trăng thơ mộng đó đã như chất liệu kỳ diệu cho thơ trào ra. Thi sĩ đã sử dụng một ẩn dụ đầy sáng tạo “Trăng nương gió lật trang Thơ” để miêu tả cảm trạng xúc cảnh sanh tình gây cảm hứng cho hồn thơ tuôn chảy. Câu sau cùng là một câu thơ có họa và nhạc. Họa là ngọn đèn mà cái bấc đã cháy gần cạn nên ánh sáng còn yếu ớt huyền ảo. Nhạc là qua khung cảnh một người ngồi trước ngọn đèn leo lét nhìn bên ngoài ánh trăng như ảo như mộng, có thể nghe được sự tĩnh lặng sâu lắng trong khung cảnh này.

Trong bài thơ “Quán Thế Âm Tịnh Thánh,” thi sĩ Tâm Tấn đã thổ lộ tâm tư của bà với Bồ Tát:

 

Con từ bao kiếp Vô minh,

Vãng lai vấp ngã Tử Sinh đôi bờ.

Đò thiêng lỡ chuyến bơ vơ,

Xôn xao nghiệp Ái gánh hờ Trần Duyên.

 

Đó là lời bộc bạch chân thật của một người Phật tử tại gia đối trước Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong đoạn thơ trên, chúng ta thấy thi sĩ Tâm Tấn trong cõi sâu xa của tâm thức dường như không thể quên ước nguyện từ vô lượng kiếp muốn đáp chuyến đò từ bờ bên này sinh tử luân hồi sang bên kia bờ giải thoát niết bàn. Có lẽ vì thế, đối với bà, nghiệp trần duyên của kiếp này chỉ là “gánh hờ” chứ không phải là sự nghiệp trường cửucứu cánh mà bà nhắm tới. Nhưng nói thế không có nghĩa bà không sống hết mình với vai trò của một người vợ một người mẹ. Nhà văn Vĩnh Hảo đã viết về người Mẹ của ông trong Đôi Lời Vào Tập của tập thơ Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương như sau.

“Người mẹ thi sĩ của chúng tôi đẹp, hiền lành, nhân ái, quả cảm, tận tụy một đời chăm sóc chồng con; vất vả trăm chiều sinh và dưỡng bầy trẻ 14 đứa… Cuộc đời Mẹ, từ những con chữ trên trang giấy cho đến những hạt gạo, miếng vải, mồ hôi nước mắt, lời ru giọng hát, tiếng khen thưởng con ngoan, hay tiếng la trách con hư… đều toát lên cái ý vị phong nhiêu diệu vợi của thơ, và của tình.”

Từ bối cảnh tâm thức thấm nhuận Phật Pháp như thế, nên hơn 50 bài thơ trong tuyển tập “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” không bài nào, không câu nào không bàng bạc giáo lý Phật Đà.

Trong tập thơ nêu bật mấy chủ đề quan trọng mà thi sĩ Tâm Tấn hay nói đến, gồm Lễ Vu Lan với tình mẫu tử và hiếu đạo, tinh thần yêu chuộng hòa bình vì đó là bản chất của đạo từ bi của nhà Phật, các sự kiện liên quan đến lịch sử của đất nước và Phật Giáo Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1975.

Trong bài Cảm Niệm Vu Lan 2, thi sĩ Tâm Tấn tưởng niệm ân đức của bậc sinh thành, với lời thơ chí thành tha thiết.

 

Ba mươi năm sau… đầu con sương giá,

Ngồi thương cha nhớ mẹ tuổi hoàng hôn:

Bờ âm dương lấp biển với che nguồn,

Con chỉ thấy núi xa mây trắng hiện…

 

Hai tách trà thơm dâng vào cõi huyễn,

Dĩa trầu cau nồng thắm cũng hư vô!

Những giấc chiêm bao ôm mẹ mơ hồ

Những giọt lệ mừng cha tàn ảo ảnh…

Vén trí phàm phu phút giây nhập thánh,

Tâm là hoa xin hướng cội kỳ hoa.

Kinh Vu Lan ấm phủ mẹ Hồn cha,

Con quỳ lạy minh châu kim trượng chuyển

Ân Đại Hiếu Kiền-Liên muôn kiếp hiển…

Xin mẹ cha mau thoát khỏi luân hồi,

Chín phẩm sen vàng ân phước vào ngôi,

Con hồi hướng với tâm lành trọn kiếp.

 

Trong tình mẫu tử thiêng liêng, thi sĩ Tâm Tấn đã bày tỏ nỗi đau của người mẹ mất con trong bài Khóc Con.

 

Ai nỡ cướp con tôi măng sữa,

Chôn vùi sâu, cách cửa âm dương!

Nơi đây hơi Mẹ ấm giường,

Sao con nằm chốn gió sương mưa dầm?

Dưới huyệt trũng, nắng dầm thiêu đốt

Héo thân con, đau buốt lòng Me!

Mưa Đông rồi tiếp nắng Hè

Đất vun cỏ đắp khôn che ấm tình…

 

Là người Phật tử phụng thừa lời dạy từ bitrí tuệ của Đức Phật có nghĩa là không chủ trương, không hậu thuẫn cho bất cứ cuộc chém giết tương tàn nào đối với muôn vạn sinh linh. Điều đó cũng có nghĩa là người Phật tử luôn luôn sống với suy nghĩ, lời nói và hành động hàm chứa tinh thần hòa bình và nỗ lực kiến tạo cuộc sống hòa bình cho mình và cho tha nhân. Thi sĩ Tâm Tấn là mẫu người Phật tử như thế. Trong bài thơ “Lời Cầu Nguyện Hòa Bình,” thi sĩ Tâm Tấn bày tỏ ước mơ đất nước hòa bình sau bao nhiêu năm chiến tranh.

 

Thắp nến Diêm Phù xin châm lửa Tuệ

Trầm hương dâng, xin ngát Pháp Hoa tâm

Đàn con thơ thống thiết vọng hồng ân

Lễ Thành Đạo xin chuyển vần Xe Pháp.

Lạy Từ Phụ! quê hương con đổ nát

Vì Tham Kiêu đã khoác lốt cuồng chinh

Hai mươi năm thây chất bởi vô minh

Tưởng Tiên Dược đem Trường Sinh Bất Tử:

Chủ nghĩa này trưng chiêu bài, đưa nhủ!

Ý thức kia “Đời nguyên tử” khoe trao!

Năm tiếp năm vết Đạn xoáy Bom cào,

Ngày tiếp tháng Núi Sông gào “Độc Dược”!

Lạy Từ Phụ! xin ban niềm mộng ước

Bóng Thanh Bình làm linh dược hồi sinh.

 

Thi sĩ Tâm Tấn là người thân cận với chư tôn túc lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam từ thập niên 1950, khi bà được Cố Hòa Thượng Thích Trí Quang mời cộng tác cho báo Liên Hoa tại Huế. Rồi sau đó bà cộng tác với báo Bát Nhã của Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ. Vì vậy cuộc đời của thi sĩ gắn liền với vận mệnh của Phật Giáo Việt Nam từ đó về sau. Trong biến cố nhà Ngô đàn áp Phật Giáo vào năm 1963, thi sĩ Tâm Tấn đã là một trong những nhân chứng sống. Trong bài thơ Ác Mộng viết vào ngày 16 tháng 8 năm 1963, nghĩa là 4 ngày trước khi chính quyền Ngô Đình Diệm tổng tấn công vào chùa chiền trên toàn quốc, bà đã ghi chú ở cuối bài thơ rằng, “Vừa khóc vừa làm trong đêm 16/08/1963.”

 

Bạn ơi, bạn ơi! núi vun mây hận

Đất phương này sấm động náo tâm tư.

Vừng Từ Vân khuất lấp bởi sương mù,

Hoa Tinh Tấn dập vùi trong bão chướng.

Kinh ngạc sững sờ hồn không định hướng

Ngẩng nhìn cao tìm dấu vết Từ Vân.

Bắc Đẩu tinh phương chiếu rạng tinh thần

Vầng nguyệt từ bi biến mờ đâu cả!

 

Trong bài Áo Vàng Bất Diệt, thi sĩ kể tình hình Phật Giáo vận động cho tự dobình đẳng tôn giáo năm 1963 như sau.

 

Phật Giáo Tăng Ni, tín đồ tranh đấu

Thiết tha đòi Năm Nguyện Vọng thuần từ.

Nạn độc tài vận nước lúc suy hư,

Giáo Kỳ trưng lên, Giáo Kỳ triệt hạ!

Nhìn Thầy tuyệt thực, nắng sương đỏi lả,

Rồi nghe tin Thượng Tọa tự thiêu mình

Và  Sa Di, Đại Đức tiếp hy sinh

Lửa Tử Đạo bừng bừng trong ánh mắt.

 

Khép tập thơ lại. Lòng tôi dâng lên niềm cảm thán và kỳ thú. Cảm thán vì đọc được những bài thơ chứa chan tình đời nghĩa đạo. Kỳ thú vì không ngờ một người “chưa từng cặp sách đến trường” – như nhà văn Vĩnh Hảo đã viết trong lời đầu tập thơ – mà có thể có được kiến vănchữ nghĩa bác lãm và uyên thâm như thế. Đây quả thật là một sự hiếm có. Tôi tự giải thích cho chính mình với hai nhân duyên. Thứ nhất là nỗ lực phi thường của chính thi sĩ Tâm Tấn trong việc tự học trong đời này. Thứ hai là bà vốn có một thiên tư trí tuệ đặc dị mà không phải ai cũng có, nếu không muốn nói là bà mang chủng tử trí tuệ từ nhiều kiếp trước đến đời này. Điều này làm cho tôi rõ lý do tại sao thi sĩ đã nhiều lần nhắc đến ước nguyện trở về cố hương Chân Như trong trong tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương.” 

 

Giấc khuya đầy đọng triền miên

Nửa thương Tục Đế, nửa nguyền Chân Như.

 

Xin kính cảm ơn thi sĩ Tâm Tấn. Nhân tuần chung thất của bà, xin cầu nguyện bà sớm hoàn thành ước nguyện.

 Tap tho CUOI DOI LOC NHUNG TINH SUONG

Bìa tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6744)
Một vì sao sáng khắp trời Một người gầy guộc giữa đời đảo điên Một mình một cõi lặng yên Rong chơi ngày tháng khắp miền rừng sâu
(Xem: 13472)
Rồi một ngày nữa sẽ qua đi Đời ta cảm PHÁP được những gì Thị phi rồi cũng bay theo gió Danh lợi cấp bằng chẳng thiết chi .
(Xem: 4277)
Tâm rộng lượng như biển hồ lay láng Khi mưa về, nước mát chảy mênh mang
(Xem: 5519)
Lênh đênh chìm nổi cuốn theo dòng Nhắm hướng tìm bờ phải gắng công Khổ cực chống chèo luôn nếm trải Gian nan lặn lội mãi quay vòng Chiều dần gió tạc hao tâm lực.
(Xem: 6041)
Tôi yêu quê lắm Việt Nam ơi ! Bao năm lưu lạc ở xứ người Tình quê còn đậm trên đất khách Lòng vẫn hướng về bóng mẹ quê.
(Xem: 4694)
Năm mới tâm hồn đổi mới Giận hờn ganh ghét bỏ đi Con đường quy y hướng đến Xa lìa khổ não ưu bi .
(Xem: 5219)
Đoàn ca kịch nọ nổi danh Kiếm ăn đi khắp tỉnh thành làng thôn Diễn tuồng ác quỷ kinh hồn Tuồng "Quỷ La Sát" luôn luôn hãi hùng
(Xem: 5435)
Một cô vợ trẻ đẹp kia Đang lâm bệnh nặng, sắp lìa trần gian
(Xem: 9802)
Quê hương gọi nhớ nhung về Khi đi lại nhớ khi về lại trông Se se nặng trĩu trong lòng Lơ thơ giọt đắng giữa dòng chia phôi
(Xem: 7035)
Nước Biển Đông sóng gào gió thét Hồn Thuyền Nhân phiêu bạt lất lây Năm năm tháng tháng ngày ngày Thời thời khắc khắc đọa đày hồn đau
(Xem: 11204)
Xin cảm ơn đời suốt năm qua Nhờ Thầy hướng dẫn bước đường qua Vui buồn như khói mây làn gió Tự nhủ lòng mình đức vị tha .
(Xem: 5867)
Lất phất mưa bay thấy dạ mềm, Đàn ai trỗi khúc lướt tàn đêm. Lều thưa thu đến lay trong gió, Vách trống đông qua ngủ cạnh rèm.
(Xem: 6445)
Kính ngưỡng nguyện Mười phương Chư Phật Cùng Mười phương Bồ Tát Thánh Hiền Đàn Tràng thiết lập trang nghiêm Thùy từ quang giáng chứng minh độ trì
(Xem: 4843)
Trước bàn thờ Phật trang nghiêm, Đèn hay nến thắp sáng lên ánh hồng, Con thầm cầu nguyện trong lòng, Mong sao giác ngộ, thoát vòng u mê
(Xem: 10317)
Xin cảm ơn đời suốt năm qua Nhờ Thầy hướng dẫn bước đường qua Vui buồn như khói mây làn gió Tự nhủ lòng mình đức vị tha
(Xem: 6668)
CUNG tiễn Bính Thân, mời Đinh Dậu CHÚC mừng mai trổ khắp năm châu TÂN niên no ấm, người nhân hậu XUÂN mới thăng hoa, chẳng phải cầu
(Xem: 5656)
CUNG tiễn Bính Thân, mời Đinh Ḍậu CHÚC mừng mai trổ khặ́p năm châu TÂN niên no ấm, người nhân hậu XUÂN mới thăng hoa, chẳng phải cầu
(Xem: 6583)
Lối đạo thênh thang nào bước chậm, Đường đời chật hẹp chẳng đi mau. Trầm luân khắp nẻo nương Tam bảo, Hiển hiện nguồn chơn thoát khổ đau
(Xem: 5727)
Lăn lóc ba đường đời mãi khổ, Loanh quanh sáu cõi đạo còn xa. Duyên may khéo lỡ người nương pháp, Vén bớt mây mê nguyện Phật Đà.
(Xem: 7711)
Đường về cõi Phật chẳng đâu xa Hình tướng bên ngoài tạm bỏ qua Sống đạo từ bi lòng trải rộng Gieo duyên cùng khắp cõi ta bà .
(Xem: 5347)
Bác nông dân rất thiết tha Đi mời tu sỹ về nhà tụng kinh Cầu cho vợ được siêu sinh Vợ yêu khuất núi, gia đình nhớ nhung.
(Xem: 5558)
Ngày xưa có chị vợ kia Lẳng lơ, trắc nết, thiết gì chồng đâu Loạn luân phạm tội từ lâu Tư tình lén lút: chị dâu em chồng.
(Xem: 5248)
Gõ cửa trái tim giữa nắng hồng Nhớ về quê mẹ gió ngàn thông Xứ người muôn dậm đường xa cách Tiếng vọng chùa xưa đẹp cõi lòng .
(Xem: 6098)
Cuối thu bên hiên vắng, Chợp mắt thấy chiêm bao, Sao vẫn còn lo lắng?
(Xem: 10344)
Sống biết ơn là bước đầu học Phật Ơn đất trời ơn dưỡng dục mẹ cha Công ơn Thầy và tất cả đàn na Cùng đại chúng sẻ chia nhau giúp đở .
(Xem: 5011)
Người nghệ sĩ một lòng nương bóng Phật Ý niệm lành chẳng mất chút tư lương Sinh ra đời cho nghệ thuật cải lương Chẳng tham vị cầu nhân dân nghệ sĩ .
(Xem: 5177)
Ngồi đây thắp sáng niềm tin Soi đường dẫn lối tâm linh đời mình Thiền môn là bước hành trình Phá màn u tối ngục hình trong ta .
(Xem: 5611)
Thiện hữu cơ duyên chốn bụi trần, Sương pha hội ngộ cửa phù vân. Khêu đèn Bát Nhã soi tâm đức, Thả chiếc thuyền từ sáng trí nhân.
(Xem: 5194)
Bóng đêm vừa phủ ngang đồi Trong chùa im lặng sư ngồi tụng kinh Một tên cướp bất thình lình Tay cầm vũ khí, lặng thinh, lẻn vào
(Xem: 5671)
Bên bờ suối chảy xuôi dòng Tóc còn xanh mướt xoã trong gió rừng. Thiền sư khẽ nói ung dung: "Thế là ảo ảnh, vô thường đó con!"
(Xem: 5661)
Ta muốn bỏ mà có gì để bỏ Cuối đời rồi thân xác cũng rã ra Hiểu thương nhiều ta sống mãi vị tha Rồi từ đó vươn mình xin cống hiến .
(Xem: 5516)
Ơn người muôn thuở luôn sâu đậm, Nợ nghĩa bao năm chẳng nhạt mờ. Lý đạo niềm tin là chỗ dựa, Ân thâm bè báu gắng qua bờ.
(Xem: 6377)
Thân người muôn kiếp khó được Duyên sanh từ mẹ đến cha Nay nhờ cọng rau hạt muối Bây giờ mới có thân ta .
(Xem: 5293)
Việt Nam thương quá Việt Nam Quê hương tràn ngập muôn vàn khổ đau Tai trời ách nước thay nhau Dân tôi càng thấm nỗi đau khốn cùng
(Xem: 5579)
Lang thang lữ khách tạm dừng chân, Quán trọ bao năm đón cố nhân. Vẫn mãi loanh quanh đời lãng tử, Nên còn luẩn quẩn kiếp phong trần.
(Xem: 7116)
Trời dông, thác vỡ, lụt rồi, Mưa rơi ngoài đấy, thắm đầy trong đây, Buâng khuâng giữa cuộc đổi thay, Biển dâu chìm nổi, nạn tai vô thường
(Xem: 7779)
Miền Trung ơi! Bao lần tôi tự hỏi Sao tang thương, sao bão tố ngập tràn? Dân hiền hòa có làm chi nên tội? Sao triền miên những cộng nghiệp đa mang?
(Xem: 5389)
Tôi nhìn người hát rong Lòng rung cảm tiếng đàn Nơi quê người xứ lạ Giữa buổi chiều Thu sang .
(Xem: 6117)
Đêm trăng tròn nhớ Phật Tự sáng cả nguồn tâm Xoá mờ bao mê muội Giữa thế cuộc thăng trầm .
(Xem: 6126)
Đời là khổ hay tự mình muốn khổ Tu tập hoài mà chẳng dứt sân si Mở miệng ra hay hý luận li bì Ai chê trách tâm ta liền biến tướng .
(Xem: 4944)
Dân đã khổ lũ lụt càng thêm khổ Miền Trung ơi ! sao lại lắm đau thương Kẻ mất nhà người mất mạng thê lương Dân tôi khổ lòng tôi càng ray rứt .
(Xem: 5575)
Loanh quanh thoáng chốc lại rời đi, Tính thiệt hơn thua giúp ích chi ?
(Xem: 7249)
Hương thơm một nén cúng dường Lòng thành chỉ một con đường tiến tu Hướng về Tam Bảo cho dù Bao nhiêu gian khổ mịt mù khói tên
(Xem: 5633)
Rồi một ngày sẽ đến Thân xác này rã tan Đất trở về với đất Còn chi nữa mà tham.
(Xem: 5927)
Đời chú tiểu bên vườn cây trổ lá Quét sân chùa cho sạch bước đường tu Nhìn lá vàng rơi rụng nắng chiều Thu Suy nghiệm thấy bốn mùa trong chiếc lá .
(Xem: 5406)
Bên tách trà thơm ngắm dáng quỳnh, Rung rinh hé nở giữa đời xinh. Gió đưa khóm trúc hiên xao động, Trăng đậu cành hoa đóa lặng thinh.
(Xem: 5157)
Hoàng cung cảnh đẹp vô cùng Hoa thơm, cỏ lạ một vùng tươi xinh Có hòn non bộ hữu tình Có hồ bán nguyệt in hình trời mây
(Xem: 9994)
Còn gì trở ngại nữa đâu Con là sóng lớn bạc đầu dâng cao Cuốn phăng mọi vật dễ sao Sóng trôi cuồn cuộn ai nào cản chân
(Xem: 5782)
Đời người trong hơi thở Ra vào từng phút giây Thở ra mà không lại Là vĩnh biệt từ đây .
(Xem: 5524)
Phật xưa đưa cánh hoa cười Biết bao chuyển đổi cuộc đời Hiểu Thương Ta xin đi mãi con đường Theo chân Đức Phật mọi đường an vui .
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant