Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi Đến Một Kết Luận

29 Tháng Mười Một 202019:07(Xem: 3735)
Đi Đến Một Kết Luận
Đi Đến Một Kết Luận

 

Nguyên bản: Coming to a Conclusion

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

di den mot quyet dinh

 

Thực tại được biết chắc sau này

Của những gì trước đây được tưởng tượng bởi vô minh

 

-Tràng Hoa Quý BáuLONG THỌ ĐẠI SĨ-

 

 

Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động.  Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thứcthân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó.  Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:

 

Cái kiểu thức của sự không khám phá ra chỉ là sự lập lại nghèo nàn của mệnh đề “không tìm thấy.”  Thí dụ, khi một con bò bị mất, người ta không chỉ chấp nhận như thật sự bởi một lời tuyên bố, “Nó không ở trong một vùng như thế như thế.”  Đúng hơn bằng sự tìm kiếm nó khắp mọi nơi trên vùng đất cao, trong vùng trung du, và ở vùng đất thấp, rồi thì chúng ta mới đi đến kết luận chắc chắn rằng nó không thể tìm thấy nó được.  Ở đây cũng thế, qua sự thiền quán cho đến khi mà đi đến một kết luận, chúng ta đạt được một niềm tin.

 

Một khi chúng ta dấn thân trong sự phân tích qua cách này, chúng ta sẽ bắt đầu nghi ngờ về cái cảm giác mạnh mẽ của của một “cái tôi” tự cấu thành mà trước đây dường như hiện hữu vô cùng rõ ràngChúng ta dần dần bắt đầu nghĩ, “Aha!  Trước đây điều này dường như vô cùng chân thật, nhưng có lẽ nó không thật sự như thế.”  Rồi thì, khi chúng ta phân tích nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ trở nên chắc chắn hơn (không chỉ một cách giả tạo mà từ trong sâu thẩm) rằng một “cái tôi” như vậy hoàn toàn không tồn tạiChúng ta sẽ vượt khỏi cái giới hạn của ngôn ngữđạt đến sự chăc chắn về điều ấy, mặc dù nó xuất hiện thật cụ thể, nhưng nó không tồn tại trong cách ấy.  Đây là ấn tượng trãi rộng  của sự phân tích:  một quyết định từ trong tâm thức của chính chúng ta rằng “cái tôi” loại này thật sự không tồn tại.

 

Thông thường khi tôi sắp thuyết pháp cho một đám đông, tôi chú ý rằng đối với tâm thức của tôi, mỗi người trong thính chúng dường như hiện hữu riêng biệt tương ứng trên từng vị trí của chính họ qua năng lực của chính họ, hơn là tồn tại chỉ qua năng lực của tư tưởng, chỉ tồn tại một cách quy ước của thế gian.  Tất cả họ dường như tồn tại trong một điều kiện rắn chắc cường điệu; đấy là họ có vẻ như thế nào, họ xuất hiện như thế nào, họ lóe ra trong tâm thức tôi như thế nào.  Nhưng nếu họ thật sự hiện hữu trong cách này, họ sẽ có thể tìm thấy được qua loại thẩm tra mà tôi vừa diễn tả, trái lại không thể tìm thấy họ được.  Có một sự mâu thuẩn giữa việc họ xuất hiện như thế nào và họ thật sự tồn tại như thế nào.  Do vậy, tôi đánh thức tâm thức tôi bất cứ điều gì tôi biết về vô ngã, phản chiếu, thí dụ, qua lời tuyên bố của Long Thọ Đại Sĩ trong Căn Bản Trung Quán Luận -“Tuệ Trí”, ở đấy ngài đã thẩm tra Đức Phậttồn tại một cách cố hữu hay không:

 

Đức Phật không phải là phức hợp của tâm-thân ngài.

Ngài không khác hơn phức hợp thân-tâm ngài

Phức hợp tâm-thân không ở trong ngài; ngài không ở trong ấy.

Ngài không sở hữu nó.  Đức Phật là gì ở đấy?

 

Long Thọ nêu Đức Phật như một thí dụ của biểu hiện vô ngã, của sự vắng mặt một con người tồn tại cố hữu (có tự tính).  Trong cùng cách, chúng ta cần phản chiếu trên sự vô ngã của chính chúng ta.  Khi chúng ta áp dụng  sự phản chiếu này đến chính tôi, tôi nghĩ:

 

Thầy tu Tenzin Gyatso không không phải phức hợp thân- tâm của ông ta.

Ông không gì khác hơn là phức hợp thân-tâm của ông ta.

Phức hợp thân-tâm không phải ở trong ông; ông ta cũng không ở trong nó.

Ông không sở hữu nó.  Tenzin Gyatso là gì ở đấy?

 

Tu sĩ Tenzin Gyatso không là gì trong phức hợp thân-tâm, từ đỉnh đầu cho đến gót chân.  Khi tôi tìm ông đạo Tenzin Gyatso, không thể tìm ra điều gì – không phải là cái thấy, không phải là cái nghe, không phải là cái ngửi, không phải cái nếm, không phải cái xúc chạm, và không phải cái suy tư; không phải ý thức lúc thức, không phải ý thức trong mộng, không phải ý thức ngủ sâu, và cuối cùng ngay cả không phải linh quang lúc lâm chung.  Có bất điều gì ở đây là Tenzin Gyatso không?  Không điều gì có thể tìm thấy là Tenzin Gyatso.

 

Cũng thế, không có điều gì bên ngoài phức hợp thân-tâm là Tenzin Gyatso.  Thêm nữa, Tenzin Gyatso không tùy thuộc trên phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng biệt, như một rừng cây trên tuyết; cũng thế, cả hai thứ ấy sẽ đòi hỏi Tenzin Gyatso và phức hợp thân-tâm hoàn toàn khác biệt, và điều ấy là không thể được.  Cũng thế Tenzin Gyatso không sở hữu phức hợp thân-tâm, giống như con người sở hữu con bò, mà điều ấy đòi hỏi những thực thể khác biệt hoàn toàn, hay như một thân cây sở hữu cái lõi của nó, mà chúng sẽ là hoàn toàn giống nhau.

 

Thế thì Tenzin Gyatso là gì ở đấy?  Chắc chắn, không có điều gì có thể tìm thấy – không có một bộ phận nào của phức hợp thân-tâm, không lệ thuộc trên phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng lẻ, không trong sự sở hữu của phức hợp thân-tâm, và không ngay cả sự tương tục của phức hợp thân-tâm.  Rõ ràng rằng tự ngã chỉ đơn thuần được thiết lập trong sự lệ thuộc trên phức hợp của thân-tâm.

 

Sự phân tích này giữ quan điểm trong một sự đối lập với cung cách mà chúng ta thường suy nghĩ.  Khi tôi nghĩ, “tôi là một tu sĩ”, có một sự xuất hiện trong tâm thức tôi về một thầy tu với sở hữu thân thểtâm thức.  Tất cả con người chúng ta, điều ấy là chắc chắn, nhưng khi chúng ta xác định chính chúng ta như một con người và khi chúng ta nhận dạng một người nào khác như một kẻ khác biệt ở đấy, hai điều này xuất hiện hầu như một cách cụ thểTuy nhiên, khi chúng ta áp dụng sự phân tích để quyết định con người thật sự là gì – khi chúng ta phân tích con người này là một loại tâm thứcthân thể nào đấy – chúng ta không bắt được bất cứ điều gì là cá nhân ấy.  Cũng thế, không thể có điều gì đấy hoàn toàn riêng biệt với thân thểtâm thứccá thể ấy.  Đây là trường hợp, đây là hệ thống Phật Giáo thậm thâm dạy chúng ta rằng một cá thể chỉ được thiết lập trong sự lệ thuộc trên thân thểtâm thức.

 

Khi tôi sử dụng sự phân tích, tôi hiểu rằng những gì lúc khởi đầu dường như rõ ràng sờ mó được thì hoàn toàn không hiện hữu trong cách này.  Con người xuất hiện để hiện hữu vô cùng quả quyết lại rõ ràng không thể tìm thấy.  Điều này dường như hiện hữu trong tự chính nó được thấy phụ thuộc trên tư tưởng.

 

Phản chiếu trên điều này, khi tôi nhìn vào thính chúng, tôi thấy rằng tất cả hàng chục nghìn người đang nghĩ “tôi”, “tôi”, “tôi” trong một cách mà thực tếsai lạc, đưa đẩy chính họ vào trong rắc rối.  Nhìn họ trong cách này giúp cho tôi – và sẽ giúp quý vị - kêu gọi từ lòng yêu thương quan tâm cho chúng sinh bị vướng trong bẩy sập của nhận thức sai lầm.  Đây là việc tôi thường bắt đầu những buổi thuyết giảng của tôi như thế nào.

 

Bằng việc thiền quán và trau dồi dần dần bốn bước này, chúng ta sẽ phát triển một năng lực để thẩm tra bất cứ điều gì và mọi thứ trong cách này – thấy sự xung đột của hiện tướngthực tại, và sự lừa dối từ những chiều sâu mà con người và sự vật không hiện hữu trong cách mà chúng xuất hiện.  Điều được hiểu bằng tâm thức hoàn toàn quả quyết như thế là việc vắng bóng sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”, mặc dù chúng ta thường tin tưởng nó một cách rất mạnh mẽ.  Chúng ta hoàn toàn thấu hiểu sự tồn tại cố hữu hoàn toàn không có.  Tâm thức chúng ta trở nên hòa nhập trong tính không ấy.

 

Thiền Quán Phản Chiếu

 

Ôn tập lại bốn bước đối với nhận thức:

 

1-    Số  không trên mục tiêu, sự xuất hiện của “cái tôi” giống như nó được thành lập trong tự nó và từ chính nó.

2-    Quả quyết rằng nếu “cái tôi” tồn tại trong cung cách dường như thế, nó phải hoặc là một với tâm thứcthân thể hay tách biệt khỏi tâm thứcthân thể.

3-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối với “cái tôi” và phức hợp tâm-thân giống như vậy.

  1. a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là một hoàn toàn và trong mọi cách .
  2. b.     Thừa nhận rằng một “cái tôi” sẽ là vô nghĩa.
  3. c.      Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi”, hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”
  4. d.     Khi tâm thứcthân thể không tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
  5. e.      thân thểtâm thức là số nhiều, tự ngã một người cũng phải là số nhiều.
  6. f.       Vì “cái tôi” chỉ là một, thân thểtâm thức cũng phải là một.
  7. g.     Giống như tâm thứcthân thể được sản sinh và tan rả, “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu. Trong trường hợp này, không có những tác động toại ý của các hành động đạo đức cũng không có những ảnh hưởng đớn đau của các hành vi phi đạo đức sẽ sinh ra kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm những ảnh hưởng của các hành vi mà chính chúng ta không phạm phải.

4-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối của “cái tôi” và phức hợp thân-tâm hiện hữu khác biệt một cách cố hữu.

  1. a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là hoàn toàn tách biệt.
  2. b.     Trong trường hợp ấy, “cái tôi” sẽ có thể được tìm thấy sau khi dẹp hết tâm thứcthân thể.
  3. c.      “Cái tôi” sẽ không có những đặc trưng của sản sinh, vĩnh cửu, và hư hoại, là điều vô lý.
  4. d.     “Cái tôi” một cách ngớ ngẫn sẽ phải chỉ là một điều bịa đặt của sự tưởng tượng hay thường còn.
  5. e.      Một cách phi lý, “cái tôi” sẽ không có bất cứ những đặc trưng vật chấttinh thần.

 

 

Trích từ quyển How to see you as you really are

 

Bài liên hệ

 

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Khám phá cội nguồn của vấn đề

Thấu Hiểu Sự ThậtCần Thiết

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

Đánh Giá Duyên KhởiTánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Quyết định những sự lựa chọn
Phân tích tính chất đồng nhất

Phân tích sự khác biệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4594)
Xưa trong rừng thẳm núi sâu Có con dê núi sống lâu chốn này Dê ăn hoa quả trái cây Từ cành rơi rụng xuống ngay cỏ làn, Một cây đặc biệt vô vàn Trái ngon, dê khoái tới ăn vô cùng.
(Xem: 5457)
Lửa sân đốt cháy ba ngàn cõi Nước ái chìm trôi bốn vạn loài Bảy báu dò tìm tham dấy khởi Luân hồi khổ hải vạn trùng khơi
(Xem: 7012)
Sách quí nghĩa sâu cả tấm lòng, Truyền thừa pháp bảo ánh mai hồng. Chúng sanh lầm lạc còn tâm tục, Vạn vật qui về vốn tánh trong.
(Xem: 5897)
Ta muốn sống mà không gây nghiệp ác Không hận thù không lớn lối kiêu sa Cho tâm hồn mãi đẹp bản thiền ca Chẳng hổ thẹn suốt cả đời tu tập .
(Xem: 5434)
Sông Dinh vốn dĩ nước hằng sâu, Lặng lẽ dòng xuôi tỏa sóng mầu. Khắp chốn dân lành gieo giống ngọc, Dọc bờ cát trắng quyện hương cau.
(Xem: 4800)
Thành Ba La Nại thuở xưa Có xe ngựa đẹp nhà vua ưa dùng Thân xe lộng lẫy vô cùng Gắn thêm một bộ yên cương sáng ngời Làm bằng da, khéo tuyệt vời Do tay thợ giỏi nhất nơi kinh thành.
(Xem: 5879)
Ngày đêm niệm Phật Pháp Tăng Sống đời chánh niệm tu thân với người Dù cho vật đổi sao dời Con đường tu Phật một đời chẳng sai .
(Xem: 5530)
Cuộc đời như gió qua cầu Dại gì ta lại khổ sầu làm chi Đời ta ta tự bước đi Thắp lên ngọn đuốc từ bi với người .
(Xem: 7561)
Về đâu … cõi tịnh ở đây !!! Thân an tâm tịnh … tháng ngày thong dong...
(Xem: 5362)
Hãy thở cho đời bớt khổ đau Cho lòng thanh thản giữa đêm nào Hô canh thức chúng ngồi tĩnh lặng Đẹp cảnh đạo tràng mãi thương nhau .
(Xem: 8028)
Trâu ta bao thuở đi hoang Dọc ngang khắp nẻo, rừng thâm lạc bầy Đường về mờ mịt chân mây Lối xưa từng đã trơ ngày tháng trông
(Xem: 6604)
Lòng Mẹ bao la chẳng dáng hình, Hy sinh tất cả cháu con vinh, Bóng gương nhật nguyệt hằng soi chiếu, Tỏa rạng đời sau sống chút tình…
(Xem: 6559)
Mộ đá xanh rêu giữa nắng chiều, Rưng rưng khóe mắt cảnh buồn hiu. Hàng dương phủ bóng chìm yên lặng, Rặng núi in hình gợi tịch liêu.
(Xem: 6041)
Thiểu dục khỏi cầu cũng thoát mê Tài sắc danh xưng chẳng bận bề Vô vi đạo học tâm luôn mở Giữa chốn phồn hoa biết trở về .
(Xem: 6165)
Ni cô quyết chí tu hành Cầu tìm giác ngộ lòng thành thiết tha Nên cô nhờ thợ tạc ra Một pho tượng Phật thật là uy nghi Dát thêm vàng, đẹp kể chi Cô mang tượng Phật luôn đi theo mình.
(Xem: 10208)
Đêm khuya lặng lẽ đất trời yên, Tĩnh tọa lòng an, bặt não phiền. Thở nhẹ từng hơi, hơi lặng lẽ, Đếm đều mỗi số, số trầm nhiên.
(Xem: 6071)
Vạn kiếp huân tu đến cõi này, Gặp Thầy, Cha mẹ, quả duyên may. Nỗi trôi xiêu lạc đời vô định, Chẳng gặp ân này khổ lắm thay!
(Xem: 5182)
Nếu ai hỏi vì sao tôi mến Đạo Vì Đạo là nguồn sống cuộc đời tôi Đạo không mang nhan sắc điểm tô bồi Nhưng đem lại mọi niềm vui hạnh phúc .
(Xem: 5443)
Nét buồn bốn chữ được ghi: "Sinh, Lão, Bệnh, Tử" tiếp đi dòng đời.
(Xem: 5716)
Canh ba bừng thức giấc, Lắng lòng, nghe gió reo. Vườn thiền hoa đang nở, Trăng nghiêng mình trông theo!
(Xem: 7068)
Ta vẫn mong quay về ngay một chổ Nơi Phật ngồi dưới cội góc Vô Ưu Một niệm này hướng tới bước đường tu Mong cuộc sống an vui cùng khắp chốn .
(Xem: 6099)
Gót ai rộn bước phong trần Áo ai lấm bụi gánh phần tử sanh Thì em ơi, chuyện đã đành ! Nợ tằm thôi, lá dâu xanh... nữa là !
(Xem: 6795)
Lời kinh mầu nhiệm diệu êm Nghe trong sâu thẳm êm đềm lời ru Chuông ngân trầm bổng chiều thu Hòa theo nhịp mõ lắc lư lòng trần
(Xem: 5436)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm
(Xem: 6624)
Chấp nhận đi cho cõi lòng thoáng mát Dù người đời có lúc ghét thương ta Ta cứ xem như gió thổi mây qua Chẳng lưu lại dấu vết gì hết thảy .
(Xem: 5975)
Lẽ thật cuộc đời vốn là không Chẳng có chi mô phải mất lòng Không ai gây khổ cho mình cả Mê muội đến từ thiếu hiểu thông .
(Xem: 7633)
Xuân đi xuân đến vốn vô tình. Cảm nhận cảnh hoa cũng chính mình, Nở tàn đẹp xấu đều phân biệt. Nên đời cứ mãi tiễn rồi nghinh…
(Xem: 7883)
Kẻ lữ hành thoáng qua Dừng lại rồi đi xa Gập ghềnh qua vạn ngã Biết bao giờ nhận ra ?
(Xem: 5859)
Người tu Phật luôn thường hay tự nhắc Cuộc đời này là huyễn mộng duyên sanh Rồi đến khi duyên diệt thoáng qua nhanh Lòng vẫn nhẹ như mây chiều lam khói .
(Xem: 5723)
Xuân nay kể đã mấy Xuân rồi, Chẳng thấy Xuân về ghé, bến chơi Bến tủi, Hương Giang thuyền lẻ nhịp Thông hờn, Non Ngự bóng chim côi
(Xem: 5269)
Sáng mùng một chỉ lo làm phước Gởi chút tiền cho lễ phóng sanh Về quê hương đất nước yên lành Chắp tay nguyện muôn loài nhẹ thoát .
(Xem: 5931)
Chúc mùa hoa nở ánh dương tràn, Mừng tận non cao khắp phố làng. Năm đến nhà nhà đều thịnh đạt, Mới sang chốn chốn thảy bình an.
(Xem: 5619)
Xuân trong tất cả cõi lòng ta Vẫn mãi còn đây bóng Phật Đà Trải rộng hương từ đi khắp nẻo Nhìn cả cuộc đời đẹp mãi ra .
(Xem: 6381)
Cánh én tìm mây báo dục xuân, Lều tranh, suối lượn nước trong ngần. Dịu dàng mai hé, hương vờn đợi, Rộn rả rừng khua, gió thoảng ngân.
(Xem: 5041)
Tháng giêng lên chùa lễ Phật Tháng hai sống đẹp lòng mình Tháng ba ân đền đáp trả Tháng tư vô ngã từ quan
(Xem: 5860)
Xuân nay về khắp chốn Đạo nghiệp gắng vun trồng Tâm kinh siêng đọc tụng Bát Nhã ngời thiên trung
(Xem: 5399)
Mùa xuân hướng tới Tánh Nguyên Cho đời sống mãi an nhiên cõi lòng Yêu xuân yêu cả cánh hồng Dâng lên Đức Phật một lòng kính yêu .
(Xem: 5462)
Vùng kia có một ông tăng Giỏi nghề họa sỹ nên thường vẽ thuê Tiền công tính đắt khỏi chê Khách hàng trả trước, khó bề thiếu ông
(Xem: 5888)
Con đường đạo thì thênh thang rộng mở Chẳng bao người tới thính pháp văn kinh Lúc diễn ra ca múa hát linh đình Bao sức hút không mời mà cũng tới .
(Xem: 6187)
Chúc tết xuân về với ý thơ, Mừng duyên hội ngộ thế gian mơ. Năm qua hạnh nguyện đời không nhạt, Tháng đến niềm mong đạo chẳng mờ.
(Xem: 7430)
Pháo xuân dồn dập tưng bừng Hoa xuân lộng lẫy đón mừng tuyết tan Mưa xuân réo rắt ngoài sân Nhạc xuân rộn rã gieo ngàn niềm vui
(Xem: 6456)
Duyên đến duyên đi chẳng bận lòng Tuỳ duyên ta sống đạo thong dong Dù bao chướng ngại duyên đưa đến Ta vẫn mong người ngộ Pháp Không .
(Xem: 6953)
Một thương em tập ngồi thiền Chuyên cần tỉnh tọa dáng hiền…nữ tu Hai thương em tuổi chớm thu Bước đi tha thước ôn nhu nhẹ nhàng
(Xem: 5367)
Hôm nay vầng nhựt đã lên non, Sông núi ngời lên ánh nắng vàng, Trúc biết chồi non đơm kết lá, Mai vàng nụ chín nở đầy bông
(Xem: 5861)
Tết này xin chúc mọi người Sống vui chánh niệm sáng ngời thân tâm Yêu thương hiểu biết trọn năm Con đường giải thoát đẹp dần nội tâm .
(Xem: 5409)
Phật vẫn thường hằng khắp thế gian Từ Bi vô lượng, Đức vô vàn Là Xuân, đây với mùa xuân Phật Khắp cả muôn loài toả Phật quang
(Xem: 6187)
Giữa bộn bề cuộc sống Đời vùi giấc ngủ xuân Ta đi giữa Thực-Mộng Mắt nhìn không phân vân.
(Xem: 6158)
Đạo pháp theo đời cố hiểu thương, Ngày qua hưởng lộc phải am tường. Sinh linh thế mạng đau xương cốt, Hạt gạo nuôi thân nhọc ruộng nương.
(Xem: 4997)
Vầng dương vừa khuất non cao Chim bay về tổ lao xao họp đoàn Tiều phu hối hả về làng Lắng im rừng núi, ngân vang chuông chùa.
(Xem: 5642)
Có người rất ái mộ Thiền Cho nên quyết chí tìm tiền in kinh Dù gian khó vẫn tiến hành Dù cho tốn kém lòng thành khắc ghi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant