Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lãng mạn khúc du xuân …

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 12477)
Lãng mạn khúc du xuân …


Lãng mạn khúc du xuân …

Cư sĩ Liên Hoa


Vt nng vui đùa cơn gió thong

nụ cười hoa nở lúc xuân sang

chân tình từng bước ru hoang dại

mở cánh mai vàng đón ước mơ

 

ta đi tìm đến cửa thiên thanh

từ thưở lòng son ngủ giấc dài

bao thiên niên kỷ, nhìn mây nước

giật mình, thấy bóng vẫn không phai...

 

em người, thơ cũ bến năm xưa

lặn lội đường trường, tuổi đá thưa

mảnh tâm bao nổi trời lưu chuyển

muôn trùng vạn dặm, lúc nắng mưa...

Như vậy, thì xuân đã qua rồi sao? Mới vừa đây, trên cành cây, có nhiều cánh hoa mai vàng nở, mắt mơ màng sau bao năm tháng ẩn nhẫn chờ đợi ngày khoe áo mới. Có những cành đào sum sê là hoa, cài sắc cho nụ cười duyên, như đôi má hồng mịn màng dưới ánh nắng đổ về. Những cành lan tha thướt, dáng thon, lay đưa mình trong gió, giũ lại những hương thơm nhè nhẹ… Nhưng rồi, tất cả diễn biến, hoạt cảnh nầy sẽ ra sao? Có đó, tàn đó; sanh đó, diệt đó; được đó, mất đó….

Phải chăng đó là biến thiên của vũ trụ, là giới hạn của kiếp nhân sinh để mọi người tưởng nhớ, bận tâm, ra đi tìm chân thường trong vô thường, tìm vô hạn trong hữu hạn, tìm lại mình sau bao quảng đời lưu lạc…

Có những người đi tìm hạnh phúc ở một nơi chốn nào đó, theo tâm tưởng, theo ước vọng, theo tiếng gọi riêng tư. Có người đắm mình trên sơn cao, nằm say ngủ giữa trời mưa gió, vọng đi tìm chân. Có những ai theo làn hơi tiếng nhạc, tìm lại chiều sâu thẳm, lắng nghe lại tiếng hát vút cao hay trầm bổng của mình, để lại cho đời chút dư hương. Có người nằm trải dài theo thơ văn, đi tận suối nguồn, tìm lại chân thiện mỹ theo tâm tư, theo chiều sâu của đáy tâm. Có ai đó bay nhảy trên khắp từng phương trời tư tưởng, mọi không thời gian, để đi tìm và chúng ta, anh và tôi, mọi người đi tìm…

Bởi vì một miếng cơm manh áo ư, một mảnh bằng chăng, một chút gì hư danh, một lãng đãng của công danh sự nghiệp, quyền cao, chức vọng hay được dư ăn, mặc đẹp, hoặc vinh hoa, phú quí hoặc là sự im lặng sâu lắng của nội tâm. Khi tâm không có, không lòng không tĩnh, khi yêu thương cạn kiệt… cuộc đời tự biến thành vô nghĩa, dù là ôm cất, chất chứa, gìn giữ bao nhiêu là kỷ niệm, là ký ức, là của báu, là tài sắc danh thực thụy..

Có ai đó đã nhân cách hoá bản thể, thi vị vị hoá tâm như người yêu, người tình nhân hay người con gái nào đó, để mà ca tụng, để thương yêu, để nhớ nhung, để tìm đến… vì chân tâm chính là suối nguồn vi diệu của cuộc trường sinh trong chân thường, bất biến.

 

lời muốn nói, đã nói

tình muốn trao, đã trao

ai người thuở trước cười hoang dại

rơi chút hương vàng, có chất say

có phải trường giang vang tiếng sóng

hay tóc mù bay mở rối tâm

ta gọi tên em từ biển nhớ

khởi từ vô thủy lặn tìm đây

một chút âm thanh trong tĩnh lặng

em cuời, ngàn gió suởi chân tâm

lời kinh thưở trước, miên trường gọi

bờ đá ngàn xưa, vỡ dấu tuyền ……

 

 Người ta thường nói những người theo đạo Phật, dù là miên trường an trong tâm, hơi thở cùng tâm, sống với tâm…nhưng, qua dáng đi, qua cách nói nhìn.. vẫn như toát ra những gì nghiêm trang, bi quan, rũ bỏ lòng trần, xa cách như khoảng trời phiá trước, vời vợi khó tiếp cận. Có người vẫn nghe được tiếng nói từ bi, cảm nhận được lòng khoan dung, bàn tay dịu dàng, lời pháp âm bất tận, tâm mở rộng… khi tìm đến người con Phật, nhưng lại là để kính trọng, đế thấy người khác ta, thấy bờ rào cản lại, như thể đó là mặt biển phẳng lì cơn sóng, là dấu lặng xa xăm

Có biết đâu, một chút gì gom góp lại từ những huyễn mộng của sắc, của âm thanh, của vị giác, của chạm xúc, của từng pháp mộng. của khổ đế …. Một chúng sanh nhỏ bé đó như chắt lại tư lương mật nhũ không lời trong tâm, để làm đẹp cuộc đời, qua dòng sống tiếp cận, chia sẻ chân chất.. Có gì khác nhau giữa con người, có chăng là lòng mở, mắt sáng, tâm nồng nàn hơi ấm của tình yêu dấn thân ..…

Xuân ơi, hãy mở lòng ra, cho tôi rời khỏi biên giới hạn hẹp của thân năm uẩn, vượt thoát mộng huyễn điên đảo, tìm thấy mặt mũi xuân trong mọi nơi chốn, trong khổ đau, trong hạnh phúc, trong thất vọng tràn trề hay bên những vinh quang, thành đạt và trong trái tim son trẻ nóng rực tình yêu người. Vì em, cho em, tình yêu đã muôn lần mở lớn, vạn lần nhân lên không còn biên giới, không cách ngăn… để em vươn lên khỏi ảo ảnh cuộc đời, nuôi dưỡng làm sống mạnh bước chân trên đường trở về. Nếu không yêu em chân thành, không nhớ em tha thiết … thì làm sao tôi có thể yên lắng trong vắng vẻ, trong nhộn nhịp, trong một góc đời sống… để quán chiếu, để nhìn lại, để theo từng hơi thở, để thanh tịnh tâm và để ôm em thật chặt sau bức màn ảo hoá, sau sân khấu diễn vọng tưởng…. Một cuộc đời thật đẹp vừa mở ra trang mới…

 Hãy lắng nghe lại những lời tha thiết tuôn chảy từ suối nguồn của người đi tìm chân thiện mỹ, vượt qua rào cản của ngôn ngữ, của định kiến, của thiên kiến, của cái tâm còn chơ vơ bên đời quạnh hiu… Ở nơi đó, mùa xuân đang có mặt, chắt chiu lại lời tâm như vần thơ không nhãn hiệu, mượn ngôn ngữ để vẽ vời cơn huyễn hoặc, như vui đùa cùng tâm trong bao biến thiên của đất trời, trong vọng ngôn vỡ nát… để ta thấy lại ta, ta thấy lại mùa xuân của đất trời, của cái tâm bé nhỏ hoà cùng đại thể, của một tiếng động xoáy tròn vũ trụ và của sự im lặng, đễ lãng mạn cùng xuân..

 

phải không anh

đã bao lần mình đã nói

sao cứ do dự, bâng khuâng

vì lời xưa mất dấu

danh vọng đã làm cản bước

vì cơm ăn áo mặc làm chân chùn lại

vì tâm tư còn vấn vương

những huyễn hoặc cuộc đời

hay vì những cuộc trao đổi của sóng tâm

để anh như con thuyền

chao đảo lung lay..

thì làm sao, anh thực có mặt

để chúng ta nói chuyện

cuộc hàn huyên nầy bất tận

ngôn ngữ cần bỏ đi

vì suy tư cần cùng tận

lòng nghi ngại cần để gió cuốn bay

chỉ còn lại đơn thuần

im lặng, lời vô ngôn

để bắt đầu câu chuyện

dù không cần đến lời nói

chỉ dừng chân, lắng tâm

để thấy được bầu trong xanh

nhìn được đám mây

bay thong dong không bờ bến

có phải suốt đời ta đã chạy trốn

dưới muôn ngàn vạn hình thức

để tâm vẫn mãi tìm tâm

như trăng vẫn ung dung

tìm đuổi ban đêm

như ánh mặt trời

vẫn ngần ngại sau bóng tối

khổ nạn có mặt khi tâm còn phủ sóng, mờ che

hãy để nụ cười dù non dại

vang lên cho cao vút tận trời xanh

vì đó lời chân thành nhất

dâng cho cuộc đời

hãy dừng lại anh à,

vội vàng chi khi sóng gió,

thấp thỏmđể tâm không an

đời bao giờ vẫn vậy

tách trà còn nóng

làn khói còn suơng bay

anh có thấy được tình yêu bất tận

trong từng giọt khói trà

anh có thấy được tấm lòng

trong sư dừng chân

anh có hiểu được bầu trời

vẫn mở rộng dưới chân bước

hay những con chim tung cánh bay cao

tiếng hót của phượng hoàng

như trái tim còn thổn thức

vũ trụ đó anh

nhân sinh đó anh

con người đó anh

và tình yêu đó anh

như mạch sống

của muôn vàn tinh tú

cần không gian nhảy múa

như dòng máu cuộn chảy

trong trái tim, sau lồng ngực

để tiếng nói con người

để sự chia sẻ muôn đời có mặt

đừng bóp nát mùa xuân

đừng dùng lời ngừng lại sự sống

đừng ngoặc vẽ trong tâm những vết hằn cay

đừng nuôi tâm bằng chất liệu hận thù, vọng kiến

đừng rào tâm bằng những mỹ từ hoang dại…

anh hãy mở tâm cho không gian rộng

cho trái đất mỉm cười xoay

như nguời hành khất mở rộng chiếc nón vô hình

đón nhận trời châu báu

đón nhận muôn loài

để lời tình tự yêu thương

sau những tháng ngày khổ nhọc

có mặt,

vâng, hiện hữu trong giờ phút nầy

làm vũ trụ hồi sinh

vì tình yêu là chất lành pháp nhũ

cho con người gần gủi lại nhau

khám phá vô cùng tậm của vũ trụ

mới thấy tình yêu làm nuôi sống muôn loài

trong đó có anh, có tôi

có tất cả mọi nguời

như mùa xuân vẫn hoài

muôn đời nở trong lòng

khi anh biết mình đang có mặt…..

 

 Buổi chiều, sau lúc đi làm về. Ngồi đơn độc, uống ly cà phê nóng, nhìn làn khói sương bay, chợt lại nghĩ đến tách trà, dù là sự suy nghĩ rất vô duyên, trái ngược, không công bằng… nhưng trên cuộc đời nầy, có gì là công bằng ….khi ngoài trời âm u, mưa rơi rả rích suốt một ngày. Qua những hoạt cảnh của trời đất, qua thời tiết tâm tánh bất thường, lúc lạnh lúc nóng, trong bóng tối mờ mờ, ảm đạm, nhìn thấy mùa xuân vẫn còn thổn thức đâu đây, có mặt… dù là ngày tháng vội vả trôi qua, xoá tan nhiều thứ tâm vọng. mông lung … Vì biết là những gì của cuộc đời, hãy trả lại cho cuộc đời, nên vôi ghi lại để trả về, vì sợ mất khi tâm luôn bị vẫn động, xin viết những lời của tâm như một tâm tình sâu thẳm, chân thành kính dâng tặng đến tất cả mọi người.

Mùa xuân dù trong tâm hay mùa xuân của đất trời, vẫn là những gì có thể cảm xúc, nắm bắt được cái đẹp, cái hồn của tâm, cần nâng niu, quí trọng. Đi với xuân, hơi xuân còn thấm nồng trên đôi má hồng, trên đôi mắt xa vời ánh xuân, bên trái tim còn nhịp đập … nếu chúng ta không lãng mạn cùng xuân, dìu dắt xuân trong tay, trong tâm… mà lại trang nghiêm như người du hành bên cạnh của cuộc đời, thì e xuân sẽ buồn, hồn xuân sẽ cạn kiệt, nụ cười xuân sẽ héo hon…

Xin hãy mở rộng lòng để đón xuân của chân tâm, xuân của tấm lòng, của tình yêu, của sự lãng mạn, để khúc du xuân được ca vang lên trong bầu trời vô tận…. Một mùa xuân sống ngoài những biến thiên sinh diệt, vô thường..

 

Thành kính dâng tặng,

 

Ghi lại những phút giây xúc động…

 

Ngày 08.03.2010

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1778)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1753)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2334)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 2043)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1826)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2404)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1992)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2124)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2303)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2623)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2645)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2138)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2631)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1934)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 2057)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2389)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2905)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1824)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1722)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1929)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1785)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2274)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2453)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2140)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1931)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1839)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 2021)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1783)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2784)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1903)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2243)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2195)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2553)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1875)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2045)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1919)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2093)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2672)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3791)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2345)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2363)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1722)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 2038)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2392)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2358)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2205)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3195)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2185)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2578)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2101)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant