Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cóc và Thiền

27 Tháng Ba 201100:00(Xem: 15461)
Cóc và Thiền

 

 Haiku là một loại thơ sáng tạo đặc biệt của Nhật Bản, không chỉ vì tính cách ngắn gọn, đi thẳng vào lòng người, mà còn vì hương vị đậm đà của Thiền thấm sâu trong đó. Trong những bài thơ haiku bất hủ để lại cho đời, có lẽ độc đáo nhất là bài thơ con cóc của Matsuo Basho.

 Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại. Một cơn gió phất phơ thổi đến, làm bay lả tả vài cánh hoa anh đào rơi rụng xuống đất. Một ngày đẹp tuyệt vời vào cuối tháng ba, khiến ta như muốn nó kéo dài mãi mãi. Và thi sĩ ngồi đó, trầm mình trong thiền định, tận hưởng từng sát na của giây phút hiện tại trong sự giao hòa của cái hữu hạn và vô hạn, cái vô thường và hữu thường. Chợt có tiếng con cóc nhẩy ào vào trong ao làm khuấy động mặt nước, như khuấy động sự tĩnh lặng trong tâm ông, và thi sĩ đã buột miệng nói lên :

 Con cóc nhẩy vào

 Tiếng nước xôn xao!

 Và để hoàn thành bài thơ, Basho đã làm câu trên là:

 Ao xưa

 Và thế là, bài thơ bất hủ con cóc đã được ghi lại như sau:

 Ao xưa

 Con cóc nhẩy vào

 Tiếng nước xôn xao!

 Bài thơ này có gì mà nổi tiếng như vậy? Nếu so sánh với bài thơ “Con cóc trong hang” của Việt Nam, bài thơ này cũng có nhiều điểm tương tự. Nhưng trong khi bài thơ của Basho là một tuyệt tác lừng danh thế giới, thì bài thơ con cóc của Việt Nam lại biến thành một đề tài để châm biếm những người không biết làm thơ mà lại cứ cố nặn ra vần thơ.

 Con cóc trong hang

 Con cóc nhẩy ra

 Con cóc ngồi đó

 Con cóc nhẩy đi

 Sở dĩ bài thơ con cóc của Basho là một tuyệt tác, vì trong đó có nét thiền vị chan hòa, thấm thấu vào lòng người. Thiền là gì? Có lẽ ít ai định nghĩa được thiền là gì, bởi vì khi cố gắng định nghĩa là đã xa rời ý nghĩa của Thiền rồi. Vua Trần Nhân Tông, sơ tổ Trúc Lâm đã nói: “Ðối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền.” Nhưng nếu theo sự kiến giải thông thường mà nói, thì Thiền lá Ðạo, là chân lý, mà Thiền cũng chính lá phương tiện, là pháp tu để đạt đến chân lý. Theo thiển ý, về phương tiện, thiền là phản chiếu lại nội tâm để nhận thức bản chất của sự hiện hữu của chính mình, và từ đó, có một cái nhìn đúng thực về tương quan của vạn pháp. Thiền là đi thẳngthâm nhập vào gốc rễ của mọi sự, và gốc rễ ấy không đâu khác hơn là Tâm của chúng ta. Và khi đã biết được gốc Tâm luôn luôn sáng suốt, không lặng và thường hằng, thiền là sống trong sự tỉnh giác, sáng suốt không lặng ấy, nhìn mọi sự trong thực tướng Như Như của chúng, và nhận biết được sự huyễn hóa của ngoại cảnh nên không còn thả ý chạy theo ngoại cảnh. Vì vậy, thiền giả nhìn con cóc nhẩy vào trong ao làm nước bắn tung tóe khuấy động sự tĩnh lặng trong vườn cây, nhưng đó chỉ là một hình ảnh chợt gợi lên rồi lặng xuống, tiếng nước chao động cũng chỉ thoáng qua rồi lặn đi, không có gì phải vướng mắc hay lưu luyến. Cái thấy nghe ngay lúc ấy và trong mọi lúc mới là cái chính, không phải là con cóc nhẩy vào trong ao. Nói một cách khác, thiền giả nghe tiếng động để rồi trở về với bản chất tánh nghe của mình, nhìn trần cảnh để rồi trở về bản chất tánh thấy của mình; bản chất tánh nghe, tánh thấy ấy không đâu khác hơn là ở trong sự sáng suốt không lặng bao trùm của Tâm. Lúc bấy giờ trong sự không rỗng trong sáng ấy, tâm thiền giả có khác gì mặt nước hồ trong, thấy chim nhạn bay qua nhưng không lưu lại bóng hình.

 Nhạn quá trường không

 Ảnh trầm hàn thủy

 Nhạn vô di tích chi ý

 Thủy vô lưu ảnh chi tâm.


 Dịch:

 Nhạn bay trên không trung

 Bóng chìm đáy nước lạnh

 Nhạn không ý để dấu

 Nước không tâm lưu bóng


Trích kinh Thủ Lăng Nghiêm:

Khi xưa, đức Như Lai bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông rồi hỏi ông A Nan rằng: “Nay ông có nghe chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có nghe.”

Khi tiếng chuông hết ngân, Phật lại hỏi: “Nay ông có nghe chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ không nghe.”

Khi ấy, La Hầu La lại đánh một tiếng chuông nữa. Phật lại hỏi: “Nay ông có nghe chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có nghe.”

Phật lại hỏi ông A Nan: “Thế nào là ông có nghe, thế nào là ông không nghe?”

Ông A Nanđại chúng đều bạch Phật rằng: “Tiếng chuông nếu đánh lên thì được nghe, âm vang hết rồi thì là không nghe.”

Ðức Như Lai lại bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông nữa và hỏi ông A Nan rằng: “Theo ông nay có tiếng chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có tiếng.”

Giây lâu tiếng dứt, Phật lại hỏi: “Theo ông nay có tiếng chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ không tiếng.”

Lát sau La Hầu La lại đánh một tiếng chuông. Phật lại hỏi ông A Nan: “Nay đối với ông có tiếng chăng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp: “Dạ có tiếng.”

Phật hỏi ông A Nan: “Thế nào mà ông gọi là có tiếng và thế nào là không tiếng?”

Ông A Nanđại chúng đều đáp rằng: “Tiếng chuông đánh lên thì gọi là có tiếng, lâu hết âm vang thì gọi là không tiếng.”

Phật bảo ông A Nanđại chúng: “Hôm nay các ông sao nói trái ngược lộn xộn như vậy?”

Ông A Nanđại chúng đều bạch Phật: “Sao Thế Tôn bảo chúng con nói trái ngược lộn xộn?”

Phật bảo: “Ông lẫn lộn tánh nghe nghe với tiếng chuông, sao không bảo là trái ngược lộn xộn? A Nan, nếu tiếng hết không còn âm thanh mà bảo là không nghe, thì tánh nghe đã diệt giống như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên làm sao ông lại biết có tiếng được? Biết có biết không là do thanh trần hoặc không hoặc có, chứ tánh nghe kia há lại vì ông mà thành có thành không? Nếu thật tánh nghe nói là không có thì ai biết là không nghe?

Thế nên A Nan, tiếng trong cái nghe tự có sanh diệt, chẳng phải vì ông nghe tiếng sanh tiếng diệt mà khiến cho tánh nghe của ông thành có hay là không. Ông còn điên đảo lầm cho cái tiếng làm cái nghe, thì đâu có lạ gì mà không mê muội cho cái thường làm cái đoạn.

Bởi chúng sanh từ vô thủy đến nay theo các thứ sắc, thanh trần rong ruổi với vọng niệmlưu chuyển, chưa từng khai ngộ Bản Tánh Thanh Tịnh Diệu Thường, không biết đến cái thường mà chỉ theo các thứ sanh diệt, do đó mà đời đời bị tạp nhiễm phải lưu chuyển.” 

 Trở lại vấn đề con cóc, con cóc nhẩy vào ao hay con cóc trong hang nhẩy ra cũng chỉ là trần cảnh, trần cảnh đó chợt hiện ra trước mắt cũng là dịp để ta cảm nhận được tính thấy biết của mình, tính thấy biết ấy luôn luôn thường hằng, không thay đổi, không sanh diệt. Và sự thấy biết của giác quan cũng chỉ là diệu dụng của một Tự Tánh bao la không lặng tỏa ra. Biết được Tự Tánh ấy là đã thấy được Bộ Mặt Bản Lai của mình, bộ mặt bản lai vốn không có hình tướng, không có tên tuổi, không sanh không diệt, không được không mất, nhưng luôn luôn thường trú và còn được gọi với nhiều tên khác như là Chân Tâm, Phật tánh v.v.. Biết buông xả mọi ý niệm, kể cả ý niệm trừ vọng, cầu chân, mà chỉ an trú trong sự thanh thản tự nhiên, như nước lắng đọng trong suốt , hay như bầu trời không một gợn mây, Tự Tánh không lặng ấy sẽ tự hiển lộ, trong sáng và tròn đầy vô tận như ánh trăng rằm vằng vặc. Còn nếu còn ý niệm “năng” và “sở” của chủ thể và đối tượng, của cái ta và ngoài ta, thì vẫn ở trong vòng đối đãi phân biệt, và còn chưa thể cảm nhận được cái tự tánh bao la không biên giới trong ngoài vẫn thường hiện tiền bên ta như hình với bóng. Nếu lấy tâm đi tìm tâm, có khác nào đang cười trâu mà đi tìm trâu, bao giờ mới thấy được. Nói một cách khác, “buông tất cả để được tất cả”, khi biết buông tâm rồi sẽ thấy tâm, buông hết mọi ý niệm phân biệt, mọi tri kiến sẵn có để trở về với sự không lặng thênh thang tự nhiên, thì mới hiểu được câu nói của Lục Tổ Huệ Năng khi được Tổ Hoằng Nhẫn khai ngộ: “Ðâu ngờ tánh mình vẫn thanh tịnh xưa nay!”


 Chúng ta hãy ngộ nhập bài kệ bất hủ của Tổ Huyền Giác trong Chứng Ðạo Ca :

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân

 Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân

Vô minh thật tánh tức Phật tánh

 Huyễn hóa không thân tức Pháp thân.


 Dịch:

 Dứt học, chẳng làm, nhàn đạo nhân

 Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân

 Thật tánh vô mình là Phật tánh

 Thân không huyễn hóaPháp thân.


 Hay như thiền sư Hương Hải mà ngâm rằng:

 Liễu liễu thời vô sở liễu

 Huyền huyền xứ diệc tu ha

 Ân cần vị xướng huyền trung khúc

 Không lý thiềm quang yết đắc ma?


 Dịch:

 Liễu, liễu, khi liễu không chỗ liễu

 Huyền, huyền, chỗ huyền cũng phải buông

 Ân cần hát khúc trong huyền ấy

 Ánh trăng giữa trời nắm được không?


 Và cảm nhận được bản chất tánh Không của chân tâm, vọng tâm:

 Suy chân chân vô tướng,

 Cùng vọng vọng vô hình

 Phản quán suy cùng tâm

 Tri tâm diệc giả danh


 Dịch:

 Xét chân, chân không tướng

 Tìm vọng, vọng không hình

 Quán lại tâm tìm xét

 Biết tâm cũng giả danh

 (Trích trong Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục)

 

 Trong những câu chuyện được truyền tụng lại, ta thường thấy những vị thiền sư ngộ đạo sống thật thoải mái, an nhiên tự tại, không vướng mắc nơi bất cứ cái gì, như người đã thấy mặt trăng nên không nhìn đến ngón tay chỉ mặt trăng nữa, đã qua đến bờ nên không còn phải ở trên bè qua sông... Tất cả mọi pháp môn tu tập đều chỉ là phương tiện, khi đã đạt tới cứu cánh rồi thì không còn chấp vào phương tiện nữa. Ðó là bởi vì họ đã đạt được sự vô ngã trong trí huệ Bát Nhã thấu suốt được tánh Không của vạn pháp. Tánh Không ấy không phải là cái Không đối đãi của có và không, nhưng là cái Chân Không Diệu Hữu, tuy không mà không phải không, bất động mà động, bởi từ trong bản chất không lặng ấy mà những dấy khởi phân biệt vọng lên, nên từ cái không sinh diệt mà khởi cái sinh diệt, từ cái vô niệm mà khởi lên ý niệm trùng trùng, từ chỗ không tâm mà lập ra có tâm, nhưng bản chất của chân tâmvọng tâm ấy là một không hai, như bản chất của sóng và nước là một. Do biết được bản chất của mọi hiện tượng nên họ sống trong dòng đời mà không bị cuốn trôi theo dòng đời, vượt thắng mọi hoàn cảnh, xem sanh tử như lật bàn tay. Còn chúng ta bị mây mù vô minh che lấp nên như người ở mê hồn trận không biết lối ra, lúc nào cũng quanh quẩn trong cái sướng khổ trước mắt của thân và tâm mình.


 Ðể kết thúc chuyện cóc nhái, chúng ta có thêm một chuyện ếch ngồi đáy giếng của Tây tạng do thiền sư Patrul Rinpoche kể lại.

Con ếch ngồi đáy giếng không biết gì hơn ngoài cái đáy giếng. Một hôm có một con ếch từ đại dương đến thăm nó. Eách ngồi đáy giếng hỏi:

- Mày từ đâu đến?

- Từ đại dương rộng lớn bao la. Con ếch kia trả lời.

- Lớn bằng chừng nào?

- Lớn vĩ đại.

- Có bằng một phần tư cái giếng của tao không?

- Lớn hơn.

- Lớn hơn? Mày nói có lớn bằng một nửa không?

- Không, lớn hơn nữa.

- Thế, có bằng cái giếng này không?

- Không thể so sánh được.

- Không thể nào được! Tao phải đi xem tận mắt mới được.

Hai con ếch cùng đi với nhau. Khi ếch ngồi đáy giếng thấy được đại dương rộng lớn, nó quá kinh ngạc đến nỗi đầu nó nổ tung ra.

Câu chuyện này có lẽ muốn ám chỉ chúng ta như những con ếch ngồi đáy giếng, chỉ quanh quẩn sống trong khuôn khổ chật hẹp của hình tướng hữu vi, đâu ngờ rằng vượt ra ngoài những hình tướng trước mắt còn có thực tại của tâm rộng lớn vô biên không thể nghĩ bàn, mà chúng ta không hề biết đến.

Có lẽ con ếch ngồi đáy giếng kia, nếu biết tận dụng những lúc ngồi đáy giếng mà xoay lại phản chiếu chính mình, sẽ không nổ tung ra mà còn hỏi lại con ếch đại dương được rằng:

- Mày biết biển cả rộng lớn, vũ trụ bao la, nhưng có biết chính mình là ai không?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2517)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2788)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2388)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3333)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2560)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2493)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2425)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3204)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3973)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2974)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3057)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2596)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2654)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2658)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2325)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2646)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3009)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3938)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2964)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3647)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2825)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2459)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3330)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2882)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2575)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2871)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3522)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3848)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3960)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2554)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2530)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2272)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3833)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2888)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4108)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3298)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3751)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2957)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3838)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3303)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3367)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2958)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2783)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3713)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2662)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3181)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3576)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3751)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2881)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant