Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Biết chết và biết sống

29 Tháng Ba 201100:00(Xem: 14415)
Biết chết và biết sống

BIẾT CHẾT VÀ BIẾT SỐNG
Thích Thanh Thắng

Không ở đâu có sự an toàn tuyệt đối, cho dù con người đã có thể tính toán sự an toàn ở mọi cấp độ. Dự cảm, hay nhận thức đúng về vô thường thì con người sẽ biết sống để giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không tạo thêm ra những nhân họa.

Chết không phải là hết

blankNhật Bản sắp bước vào mùa lễ hội hoa anh đào trong thương đau của thảm họa động đất sóng thần. Anh đào được người Nhật tôn làm quốc hoa và gửi gắm vào đó nhiều triết lý sống tinh tế. Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.

Nữ sĩ Komachi (825-900) cảm nhận: "Anh đào ơi/ nhan sắc phai rồi/ hư ảo mà thôi/ tôi nhìn thăm thẳm/ mưa trên đầu tôi."

Triết lý Thiền tông càng tô đậm thêm cho người Nhật cảm thức bi ai và hoà điệu đó: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" (Mọi vậthình tướng thì đều là vô thường). Cảm thức ấy cùng với thiên nhiên thay đổi rõ nét trong bốn mùa đã trở thành người thầy vĩ đại giáo dục người Nhật nhận thức hơn ai hết về sự sống hư ảo mong manh: Như sương mai đầu ngọn cỏ, như gió thổi mây bay, như điện chớp, như bọt bóng, ánh nắng...

Người Nhật luôn tìm thấy sự tương đồng giữa thân phận bé nhỏ của con người với từng biểu hiện thay đổi của thiên nhiên. Hoa ấy, người ấy cùng tôn vinh vẻ đẹp của vô thường, vẻ đẹp của sự vắng mặt trong một khoảng thời gian vật lý, trước khi sự tái sinh ở nhiều dạng thức sống khác nhau. Chết không phải là hết. Không hề là bi quan, tinh thần Thiền tông nói nhiều đến vô thường để sống ung dung tự tại, để đón nhận một giấc mộng nhân sinh ngắn ngủi bằng tinh thần lạc quan, không thất vọng, không sợ hãi.

blankNgày 11.3.2011, cả thế giới bàng hoàngxúc động khi chứng kiến cảnh động đất sóng thần tàn phá miền Đông bắc nước Nhật Bản với hàng chục ngàn người thiệt mạng và hàng chục ngàn người mất tích, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa...

Nhưng từ bàng hoàng xúc động, người dân trên thế giới chuyển sang thái độ khâm phục, ngả mũ trước những hành xử tuyệt vời của người Nhật trước thảm họa. Từ lâu, Nhật Bản vẫn thường được nói đến như một dân tộc thần kỳ, luôn biết vươn lên từ thảm họa và nghịch cảnh.

Thế giới nói nhiều đến lý thuyết "sức mạnh mềm", và người Nhật đã thể hiện được sức mạnh ấy ngay trong thời điểm thiên tai khủng khiếp tàn phá đất nước của mình. Rồi đây, người dân thế giới còn sẽ nhắc nhiều đến hình ảnh của một nước Nhật trật tự, kỷ luật và rất mực yêu sự sống. Vì vậy tình người trong thảm họa động đất, sóng thần luôn là tâm điểm của truyền thông thế giới.

Cái chết của bất kỳ người dân Nhật Bản nào trong thiên tai cũng được ứng xử như những cái chết đã được chuẩn bị chu đáo cho một cuộc hành trình mới của sự sống. Biết chết thì sẽ biết sống, đó là quan niệm sâu sắc từ rất lâu của người Nhật.

Nhìn vào những hành xử nhân văn ấy, chợt nhớ đến những câu thơ ngả mũ tiễn biệt xe tang qua phố của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Và người ta không thể không nhớ đến bộ phim Khởi hành (tên tiếng Anh: Departures, có người dịch là Người đưa tiễn) của đạo diễn Yojiro Tokita, giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 2009. Khởi hành đã phác họa sự tinh tế trong ứng xử của người Nhật. Rõ ràng, người Nhật không chỉ tinh tế trong thiền đạo, hoa đạo, trà đạo..., mà con tinh tế cả trong nghề khâm liệm, trong thái độ và cách thức mà họ ứng xử với người quá cố.

Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ hạt nhân đã trở thành một tương quan nhân quả thống nhất, không thể tách biệt, không thể đổ lỗi, và tất cả những giả định "nếu... thì...", đều trở nên vô nghĩa trước hiện thực đã diễn ra. Thành ngữ có câu: "Cứ nói nếu thì rều rệu cũng hoá mun lim". Trước khi tìm đến sự "an toàn" của một công trình, người ta phải biết cách tạo ra niềm tin về sự an toàn trong từng hành vi ứng xử của cộng đồng, có như vậy mọi người mới có thể chung sức, chung lòng trước mọi thảm họa.

Nội dung của bộ phim, nói về đời sống mưu sinh của một nhạc công chơi cello bị thất nghiệp, anh ta đã tình cờ đến với nghề khâm liệm người chết, một nghề đòi hỏi sự thận trọng, tinh tế và tình yêu thương, cảm thông không phân biệt. Anh ta đã giấu vợ để làm công việc này. Thời gian đầu, anh bị ám ảnh bởi những xác chết, nhưng sau đó anh càng nhận ra sự cần thiết của công việc khi đem lại cho người còn sống sự an ủi với hình ảnh trang nghiêm nhất, đẹp nhất trước lúc đưa tiễn người quá cố.

Áp lực xảy ra khi vợ anh phát hiện ra sự thật mà bấy lâu anh che giấu, và sự lựa chọn khó khăn đã đến, một là anh phải từ bỏ nghề này, hai là anh không thể tiếp tục sống cùng vợ. Anh cũng đã có ý định bỏ nghề, nhưng mỗi khi chiếc điện thoại reo lên, có một sự thôi thúc ẩn sâu buộc anh phải đến với họ.

Tình cờ trong một đám tang người thân, vợ anh đã hiểu ra công việc đầy lòng vị tha đó của chồng. Sau này, cô chính là người động viên anh khâm liệm cho cha của anh, một người cha đã bỏ anh đi từ khi anh còn nhỏ. Anh luôn mang trong mình hình ảnh người cha qua ký ức về một viên đá cuội. Khi khâm liệm cho cha, mở bàn tay đang nắm chặt, anh xúc động bởi trước khi chết, cha anh chỉ mang theo mình duy nhất viên đá cuội đó. Kết thúc bộ phim anh đã cầm viên đá cuội áp vào bụng vợ, khi vợ anh đang mang thai,... và một sự sống đang bắt đầu.

Một sự khởi hành lại bắt đầu

Thiên tại ập đến Nhật Bản bằng một thông điệp, với vô thường không ở đâu có sự an toàn tuyệt đối, cho dù con người đã có thể tính toán sự an toàn ở mọi cấp độ. Dự cảm, hay nhận thức đúng về vô thường thì con người sẽ biết sống để giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không tạo thêm ra những nhân họa.

Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ hạt nhân đã trở thành một tương quan nhân quả thống nhất, không thể tách biệt, không thể đổ lỗi, và tất cả những giả định "nếu... thì...", đều trở nên vô nghĩa trước hiện thực đã diễn ra. Thành ngữ có câu: "Cứ nói nếu thì rều rệu cũng hoá mun lim". Trước khi tìm đến sự "an toàn" của một công trình, người ta phải biết cách tạo ra niềm tin về sự an toàn trong từng hành vi ứng xử của cộng đồng, có như vậy mọi người mới có thể chung sức, chung lòng trước mọi thảm họa.

Nhưng nhiều người Nhật hối hả rời bỏ Tokyo để tránh ô nhiễm phóng xạ lại cho ra một hình ảnh khác, rằng họ sẵn sàng đón nhận mọi thiên tai, nhưng không mặn mà với những "bí mật" (được "bật mí") của nhân họa, một thứ họa có thể di hại đến nhiều đời.

Bất cứ sự thất tín bội hứa nào với con người, với môi trường sống đều cho ra những hình ảnh bất cập. Tất cả mọi sáng tạo, thành tựu cũng phải đón chờ những thách thức thực sự của thảm họa, khi ấy người ta mới có thể trải nghiệm được những giới hạn của con ngườitrân trọng những thời khắc tồn tại mong manh của chính con người.

Tin chắc, người ta sẽ còn nhớ đến phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 18.3 trên truyền hình: "Trong lịch sử của chúng ta, quốc đảo bé nhỏ này đã tạo ra sự phát triển kinh tế thần kỳ nhờ nỗ lực của tất cả công dân Nhật Bản. Chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước từ đầu...".

Trong niềm bi ai, một sự khởi hành lại bắt đầu đến với dân tộc Nhật Bản. Người Nhật đã có đầy đủ niềm tinlạc quan để nói với thế giới về một tinh thần "Công dân Nhật Bản", mà không sợ ai đó nói rằng mình ảo tưởng vĩ cuồng.

Thích Thanh Thắng (Tuần Việt Nam)

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2068)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2219)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1725)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2036)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1744)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1732)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1901)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1912)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1566)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1736)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2078)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1824)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2390)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1718)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1721)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1681)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2127)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1951)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2093)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1632)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2251)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1597)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1875)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1769)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1828)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1673)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2412)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2124)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2071)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1877)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2229)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1800)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1921)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2158)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1685)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1948)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1944)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2157)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1929)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1769)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1752)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1762)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1873)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2163)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1716)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1684)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2252)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1956)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1783)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2356)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant