Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ đó khai hoa

12 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13530)
Từ đó khai hoa


TỪ ĐÓ KHAI HOA

 

 2010 * Thế Hải

 

"Biển khơi kia trùng trùng nhưng có hạn

 Đại dương kia mênh mông nhưng có bờ

 Còn tâm ta trùm khắp cả hư vô..."

 (Mặc Giang - Dòng sông nhân ái)

 

 Đã bao mùa xuân trôi qua, tôi mãi say mê theo sắc màu của đất trời chưa lần thức tỉnh. Trời xanh, gió nhẹ, nắng trong. Mai trải cánh vàng liễu buông tơ lụa. Tôi cứ tưởng rằng những cảnh ấy có thể làm cho con người vơi bớt khổ đau và có thể lánh mình trong trời nước cỏ cây để dứt bỏ các nỗi buồn vui trên trần thế. Tôi dấn thân vào dòng thác lũ theo sự biến dịch của dòng đời. Tôi mơ mộng cái hạnh phúc được cấu trúc bằng một tư duy hướng ngoại truy tầm, trong sự đối đãi giữa được mất khen chê, cảm giác an vui chợt đến chợt đi đổi thay trong từng sát na sinh diệt. Thế rồi một hôm bước chân tôi rệu rã, tôi thấy mình như bị treo giữa đỉnh núi ngút ngàn và hố sâu thăm thẳm hoảng hốt giữa hư không. Trường đời đầy dẫy cơn gió lốc thịnh nộ từ muôn kiếp. Như một thói quen nghiệp dĩ, tôi tìm đến thơ văn hòa mình trong không gian nhuốm màu sắc tư tưởng triết lý qua sự lịch trải của đời người cùng Minh Đức Triều Tâm Ảnh:

 

 " Đãy sách cũ con một già tư lự

 Ngán ngẩm cười những chuyện cháng gì đâu

 Sợi tóc bạc còn thương trời gió dữ

 Mai mốt kia rụng xuống những chân cầu"

 

 Rồi, có lúc tôi cùng Thạch Văn Thâu bước qua cát bụi hồng trần với những ước mơ có thể dịu dàng, có thể đau nhức trước tuyệt đối vô biên mà muôn đời chỉ là nỗ lực bất khả.

 "Đáy bể lặng thầm không ánh nắng

 Khát khao thấy được sắc mây trời

 Thì xin hạt cát làm tâm ngọc

 Đau đớn vo tròn một kiếp trai".

 

 Nhưng rồi, tôi không thể không đắm mình trong tư tưởng triết lý nhân sinh sâu sắc cùng thi sĩ Mặc Giang. Bởi tôi nghe từ trong thơ ông những giọng nói thân thương, những lời chia sẻ rất thật, rất ngọt ngào rỉ rả bên tai tôi rồi thấm dần vào buồng tim nhỏ. Từng con chữ thân quen như những chiếc lá nhảy múa, muôn hồng nghìn tía trút xuống lan tràn ngô nghê trên giấy như cơn mưa rào phả vào lòng sa mạc. Để cho người cùng người bắt nhịp yêu thương và nghe cùng nhịp thở.

 " Tay trong tay, ta nghe lòng xao xuyến

 Tình trong tình, ta nối vạn tình thương

 Tim trong tim, ta nghe vạn yêu thương

 Máu trong máu, ta nghe cùng nhịp thở".

 

 Tôi thầm tri ân sự hiến dâng lặng lẽ tuyệt vời như những vần thơ mà tình cờ tôi gặp. Thế là... gió đã tình cờ làm bay phấn hoa, đất tình cờ đón lấy. Nắng tình cờ sưởi ấm. Mưa tình cờ tưới tẩm nên hạt tình cờ nẩy mầm. Cây tình cờ mọc. Hoa tình cờ đơm bông. Gió lại tình cờ đem phấn hoa bay xa... và bay tới đâu? Nào ai biết! Đất nơi nào đón phấn? Nào ai hay! Nhưng dòng chảy đó, chắc chắn vẫn quay đều, vạn hữu vẫn hiện đủ bao mùa mưa nắng...

 

 Vũ trụ vô tận, không gian vô cùng, thời gian không hạn lượng. Sự khai mở và tiếp xúc với nội tâmsự nghiệp muôn đời không ngừng nghỉ. Sự trôi chảy miên viễn của vũ trụ không điểm khởi đầu, chẳng nét chung cuộc. Diệt sanh, sanh diệt đắp đổi nhau vận khởi, chân trời luôn đổi mới, hạnh phúc ngày một khai quang.

 

 Đến với thơ ông, chúng ta sẽ nhận ra hướng đi và lối sống đích thực của cuộc đời. Nó hiện hữu minh bạch giữa cuộc sống sinh diệt, trong nguyên tắc tương sinh tương quan duyên khởi. Sự đau khổ cùng cực hay sự êm dịu nồng cháy của trái tim biết thương biết cảm, ôm ấp bao nỗi đắm say mơ mộng của kiếp người đều biểu hiện từ chính hành vi tâm niệmngôn ngữ của chính tự thân ta, dù qua bất kỳ sát na nào của thời gian vật lý hay tâm lý.

 

 " Ngã nhơn, ngã tướng, sinh vô ngã

 Vô nhơn, vô tướng diệt vô sinh".

 (Hoa Chơn Thường)

 

 Thơ ông còn giúp ta trở về với sát na đầu của nhận thức để đón nhận hương vị ngọt ngào, hương thơm giải thoát khi:

 

 " Lửa vô mình cùng dập tắt tơ mành

 Thì nhân thế sẽ hòa bình miên viễn".

 

 Rong chơi trong thơ Mặc Giang, ta chợt thức tỉnh hư tâm, nhận ra được bản chất của cuộc đời là gì. Và cánh cửa nguồn tâm luôn mở rộng, nó luôn đợi chờ đón nhận người con nhiều năm thất lạc quay về. Ông đã vẽ cánh hoa vô thường bất biến trong dòng chuyển hóa giúp ta ý thức được rằng cuộc đời như hoa đốm giữ hư không "như ánh chớp, tia pha, bọt bèo, bào ảnh" có gì đáng phải nắm giữ để rồi một hôm cùng thi sĩ:

 

  "Ta nghe tiếng diễm hằng

 Ngân pháp âm bất tuyệt

 Ta nghe vô sinh, vô diệt

 Ca vang tiếng hát Tỳ Lô".

 

 Thơ Mặc Giang hiện hữu giữa cuộc đời như làn gió mát thổi qua những buổi trưa hè oi bức, làm dịu lại những chặng đường tử sinh với luồng gió nghiệp thổi tung cát bụi. Thơ ông là hơi thở, là trái tim thấm sâu vào lòng người như dòng suối ngọt ngào chảy êm dịu qua đồng ruộng, vườn tược của quê hương làm cho nơi ấy cùng đồng nội, đất mẹ thơm phức mùi nhân ái, nở nụ thương yêu.

 

 "Người người ươm mơ hy vọng

 Thương yêu thân thiện hòa vang".

 

 Và đến bây giờ, tôi mới nhận ra Mặc Giang là trăng, ánh trăng của ông đang chiếu xuống cõi nhân gian thống khổ này. Nơi ấy, những vần thơ linh diệu đã băng qua thời gian đến với con người. Những cành hoa đạo đã làm rung động cõi thơ ông. Một làn hương phảng phất giữa cõi đời gió bụi gợi lên loài hoa bất tử giữa chốn phong trần.

 

 "Ta gác bụi chận nguồn cơn của ý

 Để cùng trăng thưởng thức nét diễm huyền

 Để vẽ nên bức ảnh đẹp thần tiên

 Mà lâu nay ta chưa từng để ý".

 

 Và, có những đêm nơi phương xa, người đã sống trọn với trăng ngà để viết lên những vần thơ đạo hạnh, như là người bạn tri âm, tri kỷ của thế nhân, là vầng trăng treo lơ lửng giữa trời đã rải xuống cõi phiêu bồng đang ngái ngủ từng chút ấm êm ru giấc điệp mơ màng.

 

 " Mảnh trăng treo đêm từng đêm nhắn gửi

 Từ trên ngàn soi rọi xuống trần gian

 Sống an lành một cõi sống mênh mang

 Trang trải khắp mọi vành đai thiên thể".

 

 Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận. Sự hiểu biếtđạo đức trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi sống và làm lớn mạnh tinh thần trong ta. Vì mấy ai nghĩ về ngọn cỏ, mọc vô tình trên lối ta đi? Với ông, tất cả hữu tình hay vô tình đều có hồn, có tình thương vạn hữu. Như làng quê yêu dấu, cùng đồng vàng xanh bóng mạ non, như mái nhà tranh đượm tình quê dân dã. Tác giả yêu quê hương da diết, hạ bút hồn cất cánh thơ:

 

 " Đây rồi làng quê yêu dấu

 Đồng vàng xanh bóng mạ non

 Bếp hồng nhà tranh sưởi ấm

 Đan tay nương níu vuông tròn".

 

 Và, có những chiều ta lang thang trên phố, dàn ghế mây rải xuống một góc trời, bình trà ấm nồng thêm đậm nghĩa tình, những đóa sen hé nhụy bên hồ từ sáng ngạt ngào hương, ai còn bận rũ những cánh hoa lan tím võng đong đưa trên áo. Ta mặc nhiên thưởng thức những áng thơ trác tuyệt của thi sĩ, lộng trong nắng gió phong thái hào sảng muôn đời của thơ nhạc dìu dặt mênh mang chở hồn thơ Mặc Giang. Cùng thưởng thức tâm hồn thư thái, nhẹ nhõm, bao trở trăn, phiền não tan biến vào hư vô như cháy hết mình thì hoa phượng nhẹ nhàng rơi và "thôi hết rồi những niềm đau tan vỡ."

 

 Đi vào thế giới thơ ông, ta thấy hiện lên hình ảnh dãy Trường Sơn sừng sững bóng dáng từ bi của ngàn mắt, ngàn tay ta lắng nghe và yêu thương muôn người, muôn loài. Thơ Mặc Giang là hoa, hoa nở giữa rừng hoang, tự nhiên mà rất tuyệt. Mặc Giang ơi! trên thềm rêu, tình cờ thấy bông hoa dại nở, ta còn dừng lại ngắm nhìn cám ơn hoa đã thầm lặng nở vì đời. Huống chi trước kho tàng thơ ca vô tận, thi sĩ đã hiến dâng và chia sẻ với ta từng tơ rung của phím đời chất ngất yêu thương:

 

 " Tôi trầm ngâm vắng lặng

 Mảnh hình cong đất nước của tôi ơi

 Từ thị thành cho đến những vùng hẻo lánh xa xôi

 Tôi luôn để ý những gì xảy ra từ Nam tới Bắc."

 

 Những vần thơ như những hạt ngọc vô giá, bát ngát từ bi tâm, giác ngộ tâm, hoan hỷ tâm, Bồ Đề tâm, sám nguyện tâm, bất thối tâm và tri ân tâm...

 Dù tha phương nhưng ông luôn lắng nghe từng hơi thở của tiếng côn trùng rả rích trong đêm khuya, tiếng lã chã của chiếc lá vàng khẽ rơi rụng trước hiên nhà, nghe từng tiếng thì thầm khua sỏi đá, từng bước đi trong nhịp đập của trái tim thổn thức dâng trào. Dù nắng, dù mưa, dù trong, dù đục, dù giông bão hay lũ lụt, hạn hán, thiên tai ông đều theo dõi những người con trên đất mẹ, quan tâm chia sẻ cùng đồng bào dân tộc qua những vần thơ mang nặng nghĩa tình với một tâm trạng dạt dào xúc cảm, cháy bỏng, đứng ngồi không yên. Trong đêm khuya, thi sĩ lặng lẽ bùi ngùi cặm cụi viết những vần thơ kêu gọi sự nhường cơm xé áo, thắt chặt tình thương của tất cả anh em một nhà trong dòng máu và nước mắt cùng mặn:

 

 "Năm trước năm sau lũ lụt xoay vần

 Đau xót vô ngần xin cứu người ơi

 Ba miền đất nước quê tôi

 Tang thương đổ nát đứng ngồi sao yên."

 

 Làm sao ta nhìn hết được cuộc sống con người trong toàn thể pháp giới này. Vậy mà qua những vần thơ đượm chất trữ tình của Mặc Giang, ta thấy được cả chiều sâu và chiều cao; chiều sâu của tâm hồn con người và chiều cao của cuộc sống. Mặc Giang đã thể hiện ngữ ảnh của những thanh điệu, chín nhất, tròn nhất, viên mãn nhất trong tiếng thơ của mình. Nó rất thực, không cần phải bóng bẩy trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc, ấm áp nghĩa tình và bâng khuâng một nỗi niềm khó tả. Đó là điều đọng lại sâu nhất trong lòng ta.

 

 Hòa vào dòng suối ngọt ngào trong thơ ông, nào anh, nào chị, nào tôi, không còn lạnh lùng quay lưng trước muôn ngàn nỗi đau của thế cuộc với những mảnh đời cơ cực mà nhà thơ từng hóa thân, để nhịp tim ta luôn bắt nhịp rung cảm, tiếng lòng thổn thức, ta chợt dừng lại, lắng tai nghe thì thầm khua "sỏi đá gọi bên đường", để tay trong tay cùng nhau vang đồi cao gió hát những điệp khúc vấn vương, lan qua từng khoảng lòng, sông sâu biển rộng, núi non ngút ngàn, đâu đâu cũng tràn ngập tình thương. Mặc Giang đã viết những lời thơ mặn mà, ý vị, phá vỡ ngăn cách vì tình thương bao la không hạn lượng:

 

 "Ca vang đồi thế kỷ

 Vượt ranh giới biên cương

 Nở bằng hoa thiên ý

 Tỏa thơm ngát muôn phương".

 

 Tắm trong dòng chảy của thơ ông, niềm an vui lại trở về trong ta, đất trời hòa ca, gió reo vui trổi khúc nhạc mừng xuân, mai nở vàng tươi, bông trái đầy khắp. Hoa thơm ngào ngạt nắng tươi hồng. Tình thơ thắm đượm hồn dân tộc. Lối về, làm đẹp tỏa núi sông...

 

 Mặc Giang đã tặng cho đời những áng thơ bất hủ vượt thời gian với số lượng tác phẩm không đong đếm được, cả một rừng thơ bạt ngàn mênh mông biển tâm, tuyệt đẹp như sương mai, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây nội cỏ.

 

 "Đọc thơ ông lòng tôi sao thấy lạ

 Có quen đâu mà cứ ngở từ lâu

 Ai khiến cho tôi bắt một nhịp cầu

 Lòng vương vấn bên những dòng thơ cảm".

 

 Thơ Mặc Giang đã giúp ta nhìn ngắm sự trôi chảy tụ tan, sinh diệt của vạn hữu với cái nhìn tỉnh táo trạm nhiênan định, đưa ta trở về tao ngộ cùng quê hương, với miền đất an bình muôn thuở. Thơ ông dường như còn để lại cho ta một khoảng trống, một khoảng lặng khơi gợi một thế giới tâm linh mà ở đó thấp thoáng ánh sáng của từ bi lung linh ngọt ngào qua từng con chữ. Và biết đâu từ trong sâu thẳm tâm linh, ông đã gửi gắm tiếng gọi thống thiết muôn đời của pháp bất sanh, bất diệt. Từng câu chữ vắng bặt bản ngã và ngay ý thơ cũng trôi chảy vô ngã tính. Nó giúp ta học được cái dung dị khiêm tốn giữa thế gian kiêu ngạo và phô trương bản ngã.

 

 "Mỗi hỷ lạc là đốt rừng phiền nộ

 ... Mỗi từ tâmlên đường cứu khổ

 Mỗi thong dong là về bến thanh lương".

 

 Với thế gian vong thân tha hóa, vật thể hóa, phức rối, đa ngôn đa sự, khê nồng, ngọt ngào sáo rỗng thì nhân cách thơ của Mặc Giang càng cao quý hơn. Thơ ông là trúc, là tùng ... cắm rễ sâu nơi sỏi đá mà lá vẫn xanh tươi bốn mùa. Thơ đang bay trong chân trời tuyệt lộ, tuyệt lộ ngay chính chỗ đang bay, tuyệt lộ trên đôi cánh và tuyệt lộ cả cõi về.

 

 Mặc Giang ơi! trên lộ trình bao nhiêu là thao thức trăn trở, cuộc tao phùng kỳ ngộ vô song, dù sẽ xa hút và bập bềnh trong khói sương mộng huyễn, nhưng chỉ một lần thôi, một lần gặp gỡ cũng đủ cho ta kịp nắm bắt tình thơ để trở về...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1327)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1311)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1437)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1335)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1406)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1387)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1285)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1344)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1354)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2040)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1389)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1414)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1281)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1540)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1385)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1241)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1208)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1398)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1132)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1119)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1179)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1315)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1336)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1106)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1223)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1158)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1302)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1290)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1427)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1530)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1273)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1258)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1395)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1432)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1350)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1677)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1320)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1320)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1353)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1203)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1224)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1362)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1476)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1537)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1707)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1567)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1464)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant