Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cần một tấm lòng

12 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12779)
Cần một tấm lòng

“Mong em hiểu, đừng cho tôi nói trước. Nói cho em, tôi biết nói những gì. Viết cho em, quả thật khó quá đi…” (Nối một nhịp cầu của nhà thơ Mặc Giang). Cũng vậy, điều mà tôi đang muốn nói cùng các bạn quả thật rất khó đối với tôi, bởi từ lâu tôi rất ngại khi phải nói đến lời khuyên nhắc, ý kiến hay sự phán xét đến với mọi người, đây chính là cái mâu thuẫn giữa cái tôi đáng ghét.

Bài học đầu đời mà tôi được học đó chính là “đời sống cần có một tấm lòng”. Một buổi chiều mưa lúc tôi đang ngồi trong lớp học (lớp 7), cô giáo bước vào lớp với khuôn mặt mang theo nỗi buồn trĩu nặng, cô nói: “các em à, Thúy Kiều tự vận còn có sư Tam Hợp bảo Giác Duyên nhờ người cứu sống. Nhưng hôm nay, không ai có thể cứu sống một con người tài hoa được bao nhiêu người yêu mến, Trịnh Công Sơn với hàng trăm ca khúc hay vừa qua đời!”. Dứt lời cô cất lên “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nghuyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về…” rồi cô hát tiếp “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không ? để gió cuốn đi …”. Điều này đã làm tôi suy nghĩ nhiều rồi tìm tới với âm nhạc của ông. Tôi học được ở ông nhiều lắm, từ những ca khúc đầu đời như là “Ướt Mi”. Ông đã hát cho thân phận người con gái nghiêng bóng đong đời, rồi “làm sao em biết bia đá không đau? Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Trong Diễm Xưa, “áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”; trong Hạ Trắng, và trên hết là “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” !

Tôi cứ băn khoăn suy nghĩ nhiều bởi không hiểu tại sao đời sống cần có một tấm lòng mà chỉ để gió cuốn đi?! Thử hỏi, nếu đời sống không có một tấm lòng thì làm sao thi sĩ Mặc Giang viết lên được những bài “Trẻ thơ bên cạnh cuộc đời”, “Em bé không biết nói”, “Em bé mồ côi”, “Em bé nhà nghèo”, “Tôi là một người mù”, “Tôi là một người câm”, …cho đến “Tôi là người đạp xích lô, xe thồ , tắcxi… đến người phu quét đường ”… biết bao nhiêu là hình ảnh nói về con ngườithân phận vậy mà mấy ai nhìn rõ điều đó. Thử hỏi, nếu nhà thơ không có một tấm lòng cho đời, cho người thì làm gì ông có thể viết lên được những bài thơ đó, ông đã viết rất rõ, rất cụ thểchi tiết từng con người, từng cuộc đời gắn liền với thân phận! Ôi Mặc Giang, một con người với trái tim nhận hậu ông đã dâng tặng cho đời. Tôi nghĩ, cuộc đời này sẽ không còn thấy những đường kiếm mưu đồ hay những lưỡi dao bén nhon của sự tỵ hiềm khi họ bắt gặp dòng thơ-ca của ông. Một cuộc đời sống giữa chốn nhân sinh, nếm vị ngọt của niềm vui, vị đắng của tủi nhục, cả mặn chát của nước mắt, thử hỏi còn gì cho anh, còn gì cho em và còn gì cho tôi? Câu trả lời sẽ là “không còn gì, không còn gì, chỉ còn lại trái tim” phải vậy không các bạn! Trái tim âu chẳng phải là tấm lòng hay một chút tình thương ban trải giữa cuộc đời này hay sao? Ngay từ bây giờ các bạn cần phải học lòng bao dung, độ lượng các bạn ạ! Cuộc đời này có nhiều nơi để cho chúng ta học hỏi lắm! Mỗi đêm, các bạn có thể nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm, phải vậy không? Chỉ cần có tấm lòng thì bất cứ nơi đâu các bạn cũng có thể học được những bài học vô giá.

Dòng đời chia rẽ, quanh co phân thành trăm nẻo để người đi trăm hướng, biết đến khi nào mới có duyên gặp lại? Hay chỉ trong giấc mơ kịp về đêm bạn mới bên tôi để ôn lại bao kỷ niệm buồn vui. Để rồi khi giấc mơ được đánh thức bởi còi tàu xa xa hay tiếng mưa bất chợt may ra ta còn chút gì để nhớ?! Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ, trong bài thơ “Một chuyến giã từ…” thi sĩ Măc Giang đã có những câu thơ mà người đọc phải khóc:

“…Mỗi ly biệt, biệt ly là thế đó!

Phút biệt ly tìm lại khó muôn vàn

Nếu biết vầy tôi không vội bước ngang

Nhìn lặng lẽ cho tơi khi mờ lối…

…Nước đi hai ngả còn chờ

Sông đi hai ngả còn mơ cuối dòng

Người đi thôi thế là xong

Người về thôi thế buồn không đêm dài…”

 

Biết vậy sao ta không thể sống tốt hơn trong phút giây hiện tại? Chỉ một chút tấm lòng thôi, một chút thôi cũng khiến cho đời mình có những lúc trọn vẹn. Mơ ước chính đángtrọn vẹn quá phải không? Vậy mà mấy ai chẳng chịu biến nó thành sự thật. Dường như con người ta mong ước được hạnh phúc nhưng lại câu nệ cợt đùa trong bi kịch, và cuộc đời là những bi kịch trường kỳ, chứ đâu phải giấc mộng lớn, giấc mộng con! “Một mai nhức nhối hoàng tuyền” của Mặc Giang có thể cho chúng ta rõ điều này.

 

 Và giấc mơ vật chất như Trụ Vũ:

 “Giấc mơ bé nhỏ vô cùng

Một căn nhà lá, đôi vòng khoai lang

Thế thôi mà lạy mười phương

Ba mươi năm lẻ chưa tròn giấc mơ”

Mà cũng khó thực hiện, huống nữa lại là giấc mơ, mọi người cần có trái tim yêu thương để chia sớt cho nhau.

Đọc thật nhiều thơ-ca của Mặc Giang ta mới có thể hiểu được phần nào tâm trạng và cảm xúc của thi sĩ muốn gửi gắm mà ông đã chắt lọc vào trong từng lời thơ-ca. Hiểu được phần nào tâm trạng và cảm xúc của thi sĩ cũng chính là hiểu được “một tấm lòng” của một con người, đời người, đang dâng tặng cho cuộc đời và đây cũng chính là thông điệp mà ông muốn gửi đến với con người. “một tấm lòng” tuy là đơn vị chỉ cho số ít, nhưng trong số ít “một tấm lòng” này lại bao hàm tất cả những tình cảm của con người trên thế gian. Ở trong “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn ông cũng đã diễn tả “một tấm lòng” bằng cách nhạc sĩ dùng cụm từ “con tim yêu thương vô tình chợt gọi”, còn thi sĩ Mặc Giang thì “tôi muốn làm một em bé thơ, để cuộc đời khôn ngoan hạnh phúc cho người…” (nhạc phẩm Mỉm cười tôi vẫn là tôi). Có lần nhà thơ nói : “cuộc đời này, tôi không sợ mất bất cứ một cái gì cả, chỉ sợ con người mất tấm lòng mà thôi”! Đúng vậy, mất tấm lòng là mất tất cả các bạn a. Cuộc đời này sẽ trở nên vô nghĩa và chẳng đáng để sống một khi bạn đã đánh mất nó. Chúng ta sẽ cảm thấy thua lỗ còn hơn cả một người lái buôn mất hết vốn liếng, bởi người lái buôn mất hết vốn liếng họ còn có thể làm lại được, “con người sản xuất ra của cải mà” lo gì, chứ nếu đánh mất đi tấm lòng là bạn sẽ mất sạch. Vô tình bạn đã tự xoá mình trong xã hội, trong quần chúng và trong lòng người.

 

Tất cả tất cả chính là một “tấm lòng” – tấm lòng mà mỗi con người sống trong đời sống cần phải có. Có thể được gọi là một con người, có thể không bị coi là người thất bại – bởi tấm lòng mới chính là sự nghiệp lớn nhất mà mỗi chúng ta cần đạt được, đó chính là đỉnh cao của sự nghiệp trong thế gian này. Còn nhiều cõi lòng hơn thế mà chúng ta cần học hỏi, học hỏi để tô bồi nhân cách, để sống với chân thiện mỹ và điều quan trọng nhất là để được gọi con người. Tấm lòng được thể hiện từ cái nhỏ nhặt nhất cho đến cái thiêng liêng nhất, từ tình người tình làng xóm, bà con đến tình thầy bạn tình cha mẹ và đến tình yêu, tất cả có thể được gọi là chân tình khi thật sự biết nghĩ về nhau bằng tâm bình đẳng và thành thật. Có lẽ theo tôi, tình cảm luôn là bài học lớn mà cuộc đời muốn mọi người phải thực hiện và sống với cho đến khi đạt được “tình thương yêu mầu nhiệm”.

 

Một tấm lòng không phải điều gì cao xa, khó hiểu, đứa trẻ cũng có thể có tấm lòng để thương yêu, cho đến người già cũng có tấm lòng để thương yêu. Cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi mọi người luôn thể hiện tình cảm với nhau, thật bình dị mà ý nghiã nhất.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, có thể tôi và hết thảy mọi người đều hiểu ý nghĩa câu này. Nhưng “để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”, thì thật sự rất nhiều người không thể hiểu được. Không biết bao nhiều lần tôi đã băn khoăn cố tìm cho mình câu trả lời nhanh nhất và hợp lý nhất, nhưng càng trả lời tôi càng thấy mình không đúng. Và cuối cùng tôi suy nghĩ hãy cứ sống rồi thời giankinh nghiệm sẽ trả lời câu hỏi trên, sẽ trả đáp sự băn khoăn trong lòng mỗi người. Tôi tin chắc rằng mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau nhưng cùng chung mẫu số, đó là sự hướng thượng và hướng thiện. Tôi cũng đã kịp tìm ra cho mình câu trả lời tại sao cuộc đời cần có một tấm lòng mà chỉ để gió cuốn đi.

 

Cả nhạc phẩm, Trịnh Công Sơn đã đi từ cái khái quát đến cái cụ thể, đi từ cái chung rồi dần dần mổ xẻ ra những cái riêng. Khái quát từ “sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” đến cái cụ thể “những khi chiều tới, cần có một tiếng cười để ngậm ngùi theo lá bay, rồi nước cuốn trôi”, cụ thể trong cả cái nhìn “hãy nghiêng đời xuống nhìn suốt một cuộc tình, chỉ lặng nhìn không nói năng để buốt trái tim”, và cụ thể ngay trong lời nhắc nhở “hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người, còn cuộc đời ta cứ vui dù vắng bóng ai”. Cười mà để ngậm ngùi, nhìn mà để buốt tim, yêu mà để mệt kiếp người, vui mà để xa ai …tất cả như một sự gượng ép. Nhưng không, bởi cuộc đời này lắm lúc trải nhung lụa trên chông gai, đến vinh quang thì phải qua thử thách. Cho nên cười mà để ngậm ngùi, ngậm ngùi cho kiếp nhân sinh vẫn có quá nhiều đau đớn trong những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi. Nhìn mà để buốt tim, buốt tim bởi cuộc đời có quá nhiều ngang trái bên những phút bình yên ngắn ngủi. Yêu mà để mệt quá kiếp người, mệt kiếp người bởi những dối gian bên những tấm chân tình ít ỏi. Vui mà để xa ai, xa bởi cuộc đời luôn có mầm ly biệt bên những phút giây hội ngộ. Cuộc sống có mấy ai được gọi là trọn vẹn?... Chỉ mong sao đừng có “từng bàn tay thô lấp kính môi cười”, đừng có “từng cuộn dây gai xé nát da người”, vì tất cả chẳng làm nên được gì ngoài sự bất hạnh, thương đau.

 

Để gió cuốn đi một cõi lòng không phải là cõi lòng đó sẽ bị chôn vùi vào dĩ vãng. Cơn gió chỉ là một hình ảnh trượng trưng cho cái gì có thể ban trải rộng rãi khắp nơi. Cơn gió bao trùm lên vạn vật, len lỏi vào bao ngõ ngách. Vâng, cơn gió sẽ mang tình thương hòa vào vạn vật. Ở đâu có cơn gió, ở đó có thông điệp của tình thương. Mong muốn này mà thành sự thật thì cuộc đời này đâu có những đớn đau? Song, mơ ước muôn đời vẫn chỉ là mơ ước, có mấy khi mơ ước thành sự thật giữa trần gian?! Thế nhưng, ta hãy cứ mơ ước, bởi mơ ước chính là động lực thúc đẩy ta đi lên. Chốn Địa Đàng hay nẻo Thiên Thai cũng đều là những nơi mà TCS cùng Văn Cao mơ ước cho mọi người được sống, cũng chẳng khác nào chúng ta nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc, hay cõi Thiên Đàng. Gió sẽ mang yêu thương hòa cùng nhịp đập con tim của hàng triệu, hàng triêu người để có phút giây ta tự hỏi “tôi là ai mà còn khi giấu lệ? tôi là ai mà còn trần gian thế? Tôi là ai, là ai mà yêu quá đời này?”. Cuộc đời này sẽ thật sự có ý nghĩa khi tình thương hiện hữu! Rồi bạn sẽ trở thành “người hạnh phúc” khi cuộc đời bạn được mọi người thương yêu!

 

Cây cầu xưa liệu có gãy khúc không? Ngôi nhà hạnh phúc liệu có đủ vững vàng trăm năm để chúng ta hội ngộ trải rộng lòng thương sống với nhau không?... Xin tất cả mọi người đừng đánh mất những gì mình đã gây dựng được cho nhau. Gặp nhau, hãy chân thành chắp tay để tự nhủ lòng mình:

“Cảm ơn đời đã cho ta gặp gỡ

Giấc mộng nào tan vỡ lại thành tên”

 

Ngày tháng cũ dù có vật vờ như trăng mộng, thì cũng xin hãy ấp ủ cho nhau những tình thương giữa cuộc đời. Chúng ta, mỗi người có một con đường, một quan niệmphương cách sống, nhưng phải biết làm sao để tình thương có mặt, nụ cười hiện hữu, phải biết làm sao để câu nói “tôi là em và em cũng là tôi” trở thành sự thật chứ không phải chót lưỡi đầu môi.

 

Viết về “một tấm lòng” tôi không thể nào nói hết, bởi ngôn ngữ trần gian không đủ sức lộng lẫy. Những lời nói trên đây chỉ là đoản khúc ghi lại những cảm nhận của mình về tình người để cuộc sống này đẹp hơn và thật sự có ý nghĩa hơn !

 

Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi : “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm. Tôi quặn thắt ôm núi rừng cô đọng. Tôi quặn thắt nhìn biển gầm gió lộng. Ước gì còn bé nhỏ như ngày xưa, để không thấm cuộc đời nhiều tan vỡ…”

 

Tháng 4 năm 2008

TQ, một Sinh viên Miền Trung, Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1308)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1430)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1331)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1405)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1386)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1284)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1339)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1349)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2036)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1384)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1410)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1279)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1538)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1377)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1240)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1207)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1396)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1129)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1116)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1173)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1312)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1333)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1103)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1220)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1157)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1298)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1285)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1422)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1528)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1269)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1389)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1428)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1342)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1672)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1315)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1318)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1351)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1222)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1354)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1473)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1533)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1697)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1562)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1456)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1235)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant