Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một phê bình Phật Giáo

01 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 11820)
Một phê bình Phật Giáo

MỘT PHÊ BÌNH PHẬT GIÁO

Nguyễn Chí Hoan

blankĐọc “Tiếng hú trên đỉnh cô phong” tập tiểu luận và bút ký của Minh Đức Triều Tâm ẢnhSư trưởng Huyền Không Sơn Thượng Đồng Chầm (Hương Trà, Huế), NXB Văn học 2010… Điều này hẳn không mới, nhưng chắc chắn luôn có được cái thế năng của sự mới mẻ: Thơ là gì đối với một thiền sư?

Trong tiểu luận “Thử bàn về cái tĩnh và cái không” nhân dịp ngẫm lại một bài viết của Tuệ Sỹ bình thơ Tô Đông Pha, Sư trưởng nói rõ: “Thiền sư không thể là thi sĩ! Đã là thi sĩ thì không thể là thiền sư! Yếu tính thiền, cốt tuỷ thiền thì ở ngoài thế giới khái niệm, ước lệ - không có loại ngôn ngữ nghệ thuật nào, thẩm mỹ nào có thể với tay đến...” (tr.243)

Đấy là cái “yếu tính” của một phê bình Phật giáo.

Bởi đoạn văn đưa đến ngữ đoạn khẳng quyết tôi vừa dẫn ở trên là một phê phán cô đọng đối với số đông trong “thế hệ thanh niên (cả tu sĩ) trước năm 1975” đã ngộ nhận về thiền, đã “để cho dục vọng đổ tràn vào cuộc chiêm nghiệm” (tr.242-243), đi đến chỗ làm cho cái “Không” của thiền đạo nhoà nhập vào “cái hư vô” triết lý bi quan kiểu Phương Tây, làm cho cái “Tĩnh” của thiền sa vào sức ì mê muội của những luận đàm dông dài “đấu láo”, từ đó sinh ra một kiểu “thiền sư bụi đời, thiền sư lang thang và cả thiền sư thi sĩ nữa!” (tr.243)

Sự phê phán đó không đem lại ấn tượng giá trị hồi tố hay hồi ký, nhưng là một cuộc vấn đáp nhắn nhủ với những hiện tượng hiện tình hiện tại nào đó của đời sống tu trìthờ cúng, với các hệ luỵ xã hội nhân sinh tất lẽ phải có từ đời sống ấy.

Có thể nói như vậy với tất cả những bài viết trong cuốn sách này; càng rõ hơn khi bảy bài viết về thơ và sách (trên tổng số mười một bài cả tập) đều qua phê bình sự diễn giải thơ văn và tư tưởng mà phê phán tình trạng xói mòn một phần bản sắc dân tộc – phần đóng góp quan trọng của Thiền tôngPhật giáo nói chung trong đời sống tâm linh dân Việt.

Đó thực đáng là một chuyện phải suy nghĩ nghiêm cẩn: “Oan uổng quá! Biết bao nhiêu thế hệ học sinh đã không thể hiểu được sức mạnh tâm linh của cha ông... – là do các bậc thầy giáo,..., các nhà nghiên cứu văn học đã không tự trang bị đủ cho mình những kiến thức cần thiết.” (tr.18) – Sư trưởng kêu lên như vậy sau khi diễn giải bài thơ Ngôn hoài của Không Lộ thiền sưchứng minh sự bình giảng văn học học đường, cả trong một số tuyển tập thơ văn truyền thống, đã hiểu sai tinh thần bài thơ ấy, và rộng ra là các chứng từ văn chương Phật giáo khác nữa.

Vấn đề nổi lên một cách xác đáng, nhưng không chỉ là một đòi hỏi về lĩnh vực văn học mà đã mở rộng tầm ảnh hưởng trên các khía cạnh khác của văn hoá-đời sống: khi nhìn nhận các di sản Thiền Phật của văn hoá dân tộc, chúng ta sẽ phải học tập đến mức độ nào những nội hàm đặc thù trong các di sản ấy, nhất là giữa bối cảnh xã hội nở rộ các biểu hiện phục cổ đồng thời là/với quá trình nảy nở đa tạp văn hoá như ngày nay?

Một câu hỏi như thế dễ dàng mở ra nhiều ngả tranh luận. Nhưng chính Sư trưởng Huyền không Sơn thượng đã gợi ý một hướng luận bàn có chỉ giới hợp lẽ, như trong bài viết bình luận về cuốn “Minh triết phương Đông và triết học phương Tây” của Francois Jullien ( Chủ biên: Gs Hoàng Ngọc Hiến & Gs Lê Hữu Khoá, Nxb Đà Nẵng, 2004) – bài Phật giáo có thể đóng góp gì cho minh triết Việt.

Sư trưởng xuất phát từ điểm phê phán quan niệm của F. Jullien coi “minh triết phương Đông” chỉ bao gồm các truyền thống Khổng-Mạnh và Lão-Trang; mà theo Sư trưởng, minh triết đó còn có đóng góp của “Phật Thiền và cả bản sắc văn hoá, tín ngưỡng dân gian, bối cảnh lịch sử, địa lý của từng quốc gia đồng văn nữa.”(tr.52) Và như vậy, có thể xem nghiên cứu đó của F.Jullien cũng đã “bỏ quên” minh triết Việt vốn có đặc thù trong minh triết phương Đông nói chung.

Thảo luận này của Sư trưởng đưa các chủ đề nội hàm tư tưởngtinh thần Phật Thiền vào chương trình nghị sự về văn hoá đương thời của xã hội đất nước, với điểm nhấn ưu tiênưu thếvun trồng con người nhân bản – “Có hoàn thiện bản thân mới thể hiện được đời sống thân giáo - là cái gốc của giáo dục, là nhân tố quyết định cho mọi hiệu quả”, để đối diện với thực trạng “Những tố chất trong lành, hiền thiện, nhân ái, bao dung, yêu thương, tín thành, chân thật, nghĩa tình, hiểu biết... càng ngày càng thiếu vắng”(tr.92), “Đạo Phật Việt Nam hiện nay cũng đang nỗ lực chạy theo phương Tây... Nói cách khác là đạo Phật đã bị thế tục hoá, rơi xuống tục đế với đủ mọi nhân danh cao đẹp... xem ra chỉ còn là khẩu hiệu khô rỗng, thiếu cái thực ở bên trong - ... đã đánh mất tinh thần minh triết Phật vậy.”(tr.86-87); và đó là “do nghèo nàn tâm linh”, thiếu tinh thần minh triết đến mức mê mải tô đắp chùa to tượng lớn “thiếu văn hoá bản sắc”, biến Đức Phật “thành một vị thần linh, một vị thượng đế như các tôn giáo hữu thần!”(tr.88). Thực trạng đó không chỉ đi ngược lại cái căn bản “tinh thần nhã đạm, dung dị của Thiền môn”(tr.97) mà, quan trọng nhất, tổn hại đến cái minh triết vô thần của Phật giáo “phủ nhận thượng đếlinh hồn trường cửu – là để nhận trách nhiệm tự bản thân mình, tự mình thắp đuốc mà đi,... nhận chân khổ đếthực hiện đạo đế để giải thoát tất thảy khổ đau”(tr.75)

Đấy cũng là cái căn bản của một phê bình Phật giáo.

Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại nói chung tất cả mọi ý thức đồng loại cùng tri nhận được một cách tương đối như nhau – thực tại đặc thù ấy là một tương quan: “Khi ta thấy thực tại là gì thì nó đã chảy trôi rồi.”(tr.23) – và nền tảng một phê bình Phật giáo ở đây nằm trên mối tương quan đó.

Như vậy cũng có nghĩa là một phê bình không thể được quan niệm bên ngoài các liên hệ tương quan của phê bình ấy, tức phê bình Phật giáo không thể được quan niệm bên ngoài các liên hệ cụ túc tương tục với thế gian.

Đấy là một trong những điều thầy Huyền không Sơn thượng nhiều lần trở đi trở lại trong những bài viết này, chẳng hạn, một cách rất thi ca, như trong bài ký “Thầy Châu Lâm và tôi”, với câu: “áo nhập thế. Hạnh xuất trần”(tr.142) 

Không nghi ngờ gì, cái tuyệt đối là “Hạnh”. Và yếu lĩnh cũng như cực trị mang tính lý thuyết của phê bình này nằm ở đó.

Tức phương pháp của phê bình này là đạo hạnh.

“Thế gian thường tri không đi đôi với hành hoặc tri không cần hành!” và “Riêng Phật giáo cũng đâu có khá hơn. Biết suông, bàn suông là căn bệnh thâm căn cố đế; ... Và dường như ở đâu cũng bất lực, không ai dám đề cập sự hoàn thiện bản thân!” (tr.91-92)

Như ở trên đã trình bày, chủ điểm trung tâm của phê bình này là con ngườicon người cụ thể, nhưng không phải con người cá nhân ( bởi lẽ “thực tại chảy trôi” và bản ngã là “không”, vậy thìcon người mà không có “cá nhân” được ) – cho nên “sự hoàn thiện bản thân” là cứu cánh thường xuyên trực tiếp của phê bình này. Đây là điểm đặc thù, độc đáo, và có lẽ rất khác thường, rất nên được nhận ra ở chỗ: tuy lời phê bình nói “tri không đi đôi với hành” song không nên hiểu trong đó có sự phân biệt tương ứng tri với hành, mà phải hiểu tri với hành là một, cho nên khi thấy có tri mà không có hành thì “tri” đó không thể “cụ túc” đầy đủ, không hoạt dụng, tức thực không phải là “tri”. Tri hành là một nên hành giả là tri, bởi thế mà cứu cánh mới có thể không bao giờ xa ngoài tầm tay và thường xuyên hiện động, sẵn sàng cho trực nhận và, quan trọng hơn cả, để vượt qua: một phê bình Phật giáophê bình nhằm đến sự vượt qua cái-hiểu-biết.

Đó cũng vẫn là điều thuộc về cách nói, để có ý nhấn mạnh: sự hiểu biết theo nghĩa thông dụng không bao giờ tách rời những quan niệm mỗi người hiểu biết đều riêng có, quan niệm gắn với thiên kiến, tình tự, kinh nghiệm xúc cảm,..., trong khi cái tri kiến theo Thiền Phật thì không gắn bó hay đeo bám vào bất cứ thứ gì có hình tướng hay vô hình tướng thuộc về cái “thực tại đang trôi chảy” kia.

Tri kiến ấy không thể đạt đến chỉ bằng học hỏi, mà phải bằng đạo hạnh, cho nên mới có thể nói đạo hạnh như là phương pháp, theo đó và trong đó tri hành là một, không tách rời, không phân biệt.

Ý niệm về “bất nhị” như thế đưa ta trở lại điều khẳng định của thầy Đồng Chầm tôi đã dẫn ở trên: thiền sư không thể là thi sĩ,...

Đương nhiên đó cũng chỉ là một điều nữa thuộc về cách nói – và ai cũng biết rằng ta không nên, mà thực ra ta hầu như chẳng bao giờ, coi cách nói chỉ là cách nói. Cách nói, trong trường hợp đã dẫn trên đây, trước hết làm cho minh bạch cái yếu tính, cái cốt lõi của phê bình này: điều hệ trọng đầu tiên là chớ nên lầm lẫn – cách nói như vậy gây hiệu quả làm sáng tỏ như vậy.

Ngay đoạn sau đó, Sư trưởng viết: “Cũng có thể thiền sư và thi sĩ là một – nếu thi sĩ nhìn ngắm thực tại trong chớp mắt vi vút trôi qua với tâm thái hoàn toàn trạm nhiên tịch lặng (Tĩnh). Và thi sĩ có thể buông xả tình, thức ngay khi vừa diễn đạt tình, thức mà không một tơ hào dính mắc nào; buông xả một cách tự nhiên, như nhiên như lằn chớp loé hiện giữa hai sát-na sinh diệt (Không)!” (tr.244)

Sư trưởng gọi cái thơ như thế, thi sĩ như thế là thơ mang tư tưởng thiền, là nhà thơ có tâm thiền và có con mắt thiền, song dù có thế vẫn không thể không mang những nỗi niềm, những tâm trạng.

Phê bình đến như vậy xem ra đã thật rốt ráo. Nói về thơ đến chỗ ấy dường như đã đến cái điểm phải quay lại mặc lấy chiếc “áo nhập thế” rồi. Và phê bình nào mà lại chẳng đi đến cùng kỳ lý, quán triệt toàn vẹn thực tại cho mình.

Song, cũng vậy, dường như phê bình nào cũng giăng tấm lưới trời “Tuy thưa mà không lọt” mà vẫn chỉ là “lưới thưa”. Năm bài tiểu luận về các kiệt tác thơ và kệ Thiền trong tập sách này của thầy Huyền không Sơn thượng thật đã vạch ra một hệ tiêu chí của thơ- thiền, và trong chừng mực truyền thống thơ Việt có thể xem như một đúc rút về thơ nói chung. Những thơ và kệ ấy, những tiêu thức về Đẹp và về minh triết toát ra hay được phê bình đúc rút từ đấy có hàm ý rằng thơ tự nó là một sự vượt qua, khi và nếu ta đạt đến nó, cũng tức là nó không chỉ là “diễn đạt” nỗi niềm tâm trạng, mà còn là cái thuộc về “thực tại trôi chảy”kia.

Và điều quan hệ ở mức rộng hơn những tình, thức, ngôn từ: thơ ấy mang đến một nhãn quan phê bình, cho ta có thể đưa mình vào một chiêm nghiệm, từ chỗ thấy rằng có những cảnh trí vốn để hướng dẫn tâm linh mà nay sao lại “roi rói phồn hoa, lấm lem bụi tục”, vốn để dưỡng tính di tâm mà nay lại làm cho “sao mà nguy nga và hoằng viễn quá” (tr.113)...

Một phê bình Phật giáo là một thực hành đúng giáo huấn nhà Phật: nó là một phương diện của “Diệt đế”. 

Nguyễn Chí Hoan (Vanvn.net)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14681)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14977)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13967)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16850)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12956)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12360)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11629)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 14020)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15893)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14176)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16229)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12467)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13577)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 12037)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 11107)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11363)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11545)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12221)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12343)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11981)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11578)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 12004)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 12060)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13538)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12418)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11821)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11577)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10909)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10221)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10695)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 11002)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10458)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11464)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 10043)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10973)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11249)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12686)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 13038)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 12021)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11752)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11495)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10245)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11966)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 11040)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10989)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12735)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16444)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12233)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11976)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10546)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant