Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một phê bình Phật Giáo

01 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 11821)
Một phê bình Phật Giáo

MỘT PHÊ BÌNH PHẬT GIÁO

Nguyễn Chí Hoan

blankĐọc “Tiếng hú trên đỉnh cô phong” tập tiểu luận và bút ký của Minh Đức Triều Tâm ẢnhSư trưởng Huyền Không Sơn Thượng Đồng Chầm (Hương Trà, Huế), NXB Văn học 2010… Điều này hẳn không mới, nhưng chắc chắn luôn có được cái thế năng của sự mới mẻ: Thơ là gì đối với một thiền sư?

Trong tiểu luận “Thử bàn về cái tĩnh và cái không” nhân dịp ngẫm lại một bài viết của Tuệ Sỹ bình thơ Tô Đông Pha, Sư trưởng nói rõ: “Thiền sư không thể là thi sĩ! Đã là thi sĩ thì không thể là thiền sư! Yếu tính thiền, cốt tuỷ thiền thì ở ngoài thế giới khái niệm, ước lệ - không có loại ngôn ngữ nghệ thuật nào, thẩm mỹ nào có thể với tay đến...” (tr.243)

Đấy là cái “yếu tính” của một phê bình Phật giáo.

Bởi đoạn văn đưa đến ngữ đoạn khẳng quyết tôi vừa dẫn ở trên là một phê phán cô đọng đối với số đông trong “thế hệ thanh niên (cả tu sĩ) trước năm 1975” đã ngộ nhận về thiền, đã “để cho dục vọng đổ tràn vào cuộc chiêm nghiệm” (tr.242-243), đi đến chỗ làm cho cái “Không” của thiền đạo nhoà nhập vào “cái hư vô” triết lý bi quan kiểu Phương Tây, làm cho cái “Tĩnh” của thiền sa vào sức ì mê muội của những luận đàm dông dài “đấu láo”, từ đó sinh ra một kiểu “thiền sư bụi đời, thiền sư lang thang và cả thiền sư thi sĩ nữa!” (tr.243)

Sự phê phán đó không đem lại ấn tượng giá trị hồi tố hay hồi ký, nhưng là một cuộc vấn đáp nhắn nhủ với những hiện tượng hiện tình hiện tại nào đó của đời sống tu trìthờ cúng, với các hệ luỵ xã hội nhân sinh tất lẽ phải có từ đời sống ấy.

Có thể nói như vậy với tất cả những bài viết trong cuốn sách này; càng rõ hơn khi bảy bài viết về thơ và sách (trên tổng số mười một bài cả tập) đều qua phê bình sự diễn giải thơ văn và tư tưởng mà phê phán tình trạng xói mòn một phần bản sắc dân tộc – phần đóng góp quan trọng của Thiền tôngPhật giáo nói chung trong đời sống tâm linh dân Việt.

Đó thực đáng là một chuyện phải suy nghĩ nghiêm cẩn: “Oan uổng quá! Biết bao nhiêu thế hệ học sinh đã không thể hiểu được sức mạnh tâm linh của cha ông... – là do các bậc thầy giáo,..., các nhà nghiên cứu văn học đã không tự trang bị đủ cho mình những kiến thức cần thiết.” (tr.18) – Sư trưởng kêu lên như vậy sau khi diễn giải bài thơ Ngôn hoài của Không Lộ thiền sưchứng minh sự bình giảng văn học học đường, cả trong một số tuyển tập thơ văn truyền thống, đã hiểu sai tinh thần bài thơ ấy, và rộng ra là các chứng từ văn chương Phật giáo khác nữa.

Vấn đề nổi lên một cách xác đáng, nhưng không chỉ là một đòi hỏi về lĩnh vực văn học mà đã mở rộng tầm ảnh hưởng trên các khía cạnh khác của văn hoá-đời sống: khi nhìn nhận các di sản Thiền Phật của văn hoá dân tộc, chúng ta sẽ phải học tập đến mức độ nào những nội hàm đặc thù trong các di sản ấy, nhất là giữa bối cảnh xã hội nở rộ các biểu hiện phục cổ đồng thời là/với quá trình nảy nở đa tạp văn hoá như ngày nay?

Một câu hỏi như thế dễ dàng mở ra nhiều ngả tranh luận. Nhưng chính Sư trưởng Huyền không Sơn thượng đã gợi ý một hướng luận bàn có chỉ giới hợp lẽ, như trong bài viết bình luận về cuốn “Minh triết phương Đông và triết học phương Tây” của Francois Jullien ( Chủ biên: Gs Hoàng Ngọc Hiến & Gs Lê Hữu Khoá, Nxb Đà Nẵng, 2004) – bài Phật giáo có thể đóng góp gì cho minh triết Việt.

Sư trưởng xuất phát từ điểm phê phán quan niệm của F. Jullien coi “minh triết phương Đông” chỉ bao gồm các truyền thống Khổng-Mạnh và Lão-Trang; mà theo Sư trưởng, minh triết đó còn có đóng góp của “Phật Thiền và cả bản sắc văn hoá, tín ngưỡng dân gian, bối cảnh lịch sử, địa lý của từng quốc gia đồng văn nữa.”(tr.52) Và như vậy, có thể xem nghiên cứu đó của F.Jullien cũng đã “bỏ quên” minh triết Việt vốn có đặc thù trong minh triết phương Đông nói chung.

Thảo luận này của Sư trưởng đưa các chủ đề nội hàm tư tưởngtinh thần Phật Thiền vào chương trình nghị sự về văn hoá đương thời của xã hội đất nước, với điểm nhấn ưu tiênưu thếvun trồng con người nhân bản – “Có hoàn thiện bản thân mới thể hiện được đời sống thân giáo - là cái gốc của giáo dục, là nhân tố quyết định cho mọi hiệu quả”, để đối diện với thực trạng “Những tố chất trong lành, hiền thiện, nhân ái, bao dung, yêu thương, tín thành, chân thật, nghĩa tình, hiểu biết... càng ngày càng thiếu vắng”(tr.92), “Đạo Phật Việt Nam hiện nay cũng đang nỗ lực chạy theo phương Tây... Nói cách khác là đạo Phật đã bị thế tục hoá, rơi xuống tục đế với đủ mọi nhân danh cao đẹp... xem ra chỉ còn là khẩu hiệu khô rỗng, thiếu cái thực ở bên trong - ... đã đánh mất tinh thần minh triết Phật vậy.”(tr.86-87); và đó là “do nghèo nàn tâm linh”, thiếu tinh thần minh triết đến mức mê mải tô đắp chùa to tượng lớn “thiếu văn hoá bản sắc”, biến Đức Phật “thành một vị thần linh, một vị thượng đế như các tôn giáo hữu thần!”(tr.88). Thực trạng đó không chỉ đi ngược lại cái căn bản “tinh thần nhã đạm, dung dị của Thiền môn”(tr.97) mà, quan trọng nhất, tổn hại đến cái minh triết vô thần của Phật giáo “phủ nhận thượng đếlinh hồn trường cửu – là để nhận trách nhiệm tự bản thân mình, tự mình thắp đuốc mà đi,... nhận chân khổ đếthực hiện đạo đế để giải thoát tất thảy khổ đau”(tr.75)

Đấy cũng là cái căn bản của một phê bình Phật giáo.

Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại nói chung tất cả mọi ý thức đồng loại cùng tri nhận được một cách tương đối như nhau – thực tại đặc thù ấy là một tương quan: “Khi ta thấy thực tại là gì thì nó đã chảy trôi rồi.”(tr.23) – và nền tảng một phê bình Phật giáo ở đây nằm trên mối tương quan đó.

Như vậy cũng có nghĩa là một phê bình không thể được quan niệm bên ngoài các liên hệ tương quan của phê bình ấy, tức phê bình Phật giáo không thể được quan niệm bên ngoài các liên hệ cụ túc tương tục với thế gian.

Đấy là một trong những điều thầy Huyền không Sơn thượng nhiều lần trở đi trở lại trong những bài viết này, chẳng hạn, một cách rất thi ca, như trong bài ký “Thầy Châu Lâm và tôi”, với câu: “áo nhập thế. Hạnh xuất trần”(tr.142) 

Không nghi ngờ gì, cái tuyệt đối là “Hạnh”. Và yếu lĩnh cũng như cực trị mang tính lý thuyết của phê bình này nằm ở đó.

Tức phương pháp của phê bình này là đạo hạnh.

“Thế gian thường tri không đi đôi với hành hoặc tri không cần hành!” và “Riêng Phật giáo cũng đâu có khá hơn. Biết suông, bàn suông là căn bệnh thâm căn cố đế; ... Và dường như ở đâu cũng bất lực, không ai dám đề cập sự hoàn thiện bản thân!” (tr.91-92)

Như ở trên đã trình bày, chủ điểm trung tâm của phê bình này là con ngườicon người cụ thể, nhưng không phải con người cá nhân ( bởi lẽ “thực tại chảy trôi” và bản ngã là “không”, vậy thìcon người mà không có “cá nhân” được ) – cho nên “sự hoàn thiện bản thân” là cứu cánh thường xuyên trực tiếp của phê bình này. Đây là điểm đặc thù, độc đáo, và có lẽ rất khác thường, rất nên được nhận ra ở chỗ: tuy lời phê bình nói “tri không đi đôi với hành” song không nên hiểu trong đó có sự phân biệt tương ứng tri với hành, mà phải hiểu tri với hành là một, cho nên khi thấy có tri mà không có hành thì “tri” đó không thể “cụ túc” đầy đủ, không hoạt dụng, tức thực không phải là “tri”. Tri hành là một nên hành giả là tri, bởi thế mà cứu cánh mới có thể không bao giờ xa ngoài tầm tay và thường xuyên hiện động, sẵn sàng cho trực nhận và, quan trọng hơn cả, để vượt qua: một phê bình Phật giáophê bình nhằm đến sự vượt qua cái-hiểu-biết.

Đó cũng vẫn là điều thuộc về cách nói, để có ý nhấn mạnh: sự hiểu biết theo nghĩa thông dụng không bao giờ tách rời những quan niệm mỗi người hiểu biết đều riêng có, quan niệm gắn với thiên kiến, tình tự, kinh nghiệm xúc cảm,..., trong khi cái tri kiến theo Thiền Phật thì không gắn bó hay đeo bám vào bất cứ thứ gì có hình tướng hay vô hình tướng thuộc về cái “thực tại đang trôi chảy” kia.

Tri kiến ấy không thể đạt đến chỉ bằng học hỏi, mà phải bằng đạo hạnh, cho nên mới có thể nói đạo hạnh như là phương pháp, theo đó và trong đó tri hành là một, không tách rời, không phân biệt.

Ý niệm về “bất nhị” như thế đưa ta trở lại điều khẳng định của thầy Đồng Chầm tôi đã dẫn ở trên: thiền sư không thể là thi sĩ,...

Đương nhiên đó cũng chỉ là một điều nữa thuộc về cách nói – và ai cũng biết rằng ta không nên, mà thực ra ta hầu như chẳng bao giờ, coi cách nói chỉ là cách nói. Cách nói, trong trường hợp đã dẫn trên đây, trước hết làm cho minh bạch cái yếu tính, cái cốt lõi của phê bình này: điều hệ trọng đầu tiên là chớ nên lầm lẫn – cách nói như vậy gây hiệu quả làm sáng tỏ như vậy.

Ngay đoạn sau đó, Sư trưởng viết: “Cũng có thể thiền sư và thi sĩ là một – nếu thi sĩ nhìn ngắm thực tại trong chớp mắt vi vút trôi qua với tâm thái hoàn toàn trạm nhiên tịch lặng (Tĩnh). Và thi sĩ có thể buông xả tình, thức ngay khi vừa diễn đạt tình, thức mà không một tơ hào dính mắc nào; buông xả một cách tự nhiên, như nhiên như lằn chớp loé hiện giữa hai sát-na sinh diệt (Không)!” (tr.244)

Sư trưởng gọi cái thơ như thế, thi sĩ như thế là thơ mang tư tưởng thiền, là nhà thơ có tâm thiền và có con mắt thiền, song dù có thế vẫn không thể không mang những nỗi niềm, những tâm trạng.

Phê bình đến như vậy xem ra đã thật rốt ráo. Nói về thơ đến chỗ ấy dường như đã đến cái điểm phải quay lại mặc lấy chiếc “áo nhập thế” rồi. Và phê bình nào mà lại chẳng đi đến cùng kỳ lý, quán triệt toàn vẹn thực tại cho mình.

Song, cũng vậy, dường như phê bình nào cũng giăng tấm lưới trời “Tuy thưa mà không lọt” mà vẫn chỉ là “lưới thưa”. Năm bài tiểu luận về các kiệt tác thơ và kệ Thiền trong tập sách này của thầy Huyền không Sơn thượng thật đã vạch ra một hệ tiêu chí của thơ- thiền, và trong chừng mực truyền thống thơ Việt có thể xem như một đúc rút về thơ nói chung. Những thơ và kệ ấy, những tiêu thức về Đẹp và về minh triết toát ra hay được phê bình đúc rút từ đấy có hàm ý rằng thơ tự nó là một sự vượt qua, khi và nếu ta đạt đến nó, cũng tức là nó không chỉ là “diễn đạt” nỗi niềm tâm trạng, mà còn là cái thuộc về “thực tại trôi chảy”kia.

Và điều quan hệ ở mức rộng hơn những tình, thức, ngôn từ: thơ ấy mang đến một nhãn quan phê bình, cho ta có thể đưa mình vào một chiêm nghiệm, từ chỗ thấy rằng có những cảnh trí vốn để hướng dẫn tâm linh mà nay sao lại “roi rói phồn hoa, lấm lem bụi tục”, vốn để dưỡng tính di tâm mà nay lại làm cho “sao mà nguy nga và hoằng viễn quá” (tr.113)...

Một phê bình Phật giáo là một thực hành đúng giáo huấn nhà Phật: nó là một phương diện của “Diệt đế”. 

Nguyễn Chí Hoan (Vanvn.net)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10661)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10576)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11795)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12349)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11855)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10797)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11285)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12341)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10379)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11550)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10933)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10699)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10141)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11500)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10270)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11181)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12746)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11091)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12025)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12040)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10518)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10956)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10584)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13569)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11266)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10604)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10472)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12743)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11696)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15105)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16351)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11865)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11686)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14076)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12229)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13764)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12178)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11628)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13239)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14353)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11876)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12565)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12188)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12077)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11662)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11501)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11517)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11408)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13324)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11693)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant