Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bên lề hào nhoáng

05 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 14129)
Bên lề hào nhoáng

image

Nguyên tác: The Private Dalai Lama. Tác giả: Ron Gluckman / Dharamsala. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/12/2010

Đằng sau sự hào nhoáng công cộng, lĩnh tụ tâm linh và người thủ hộ của Tây Tạng, nguyên là vị vua Thiếu Niên, nói chuyện cởi mở -- và vui nhộn – về cuộc đời lưu vong của ngài.

 

Tin tức buổi sáng của Truyền hình đưa một tin báo động. Đại pháo Trung Cộng đang bay ầm ầm qua eo biển Đài Loan. Những tàu chiến đang được phóng tên lửa. Một sai lầm, và có thể là chiến tranh. “Chúng ta phải hiểu Trung Hoa,” người đối diện của tôi nói một cách bình tĩnh. “Họ rất quan tâm về ổn định. Nhưng ổn định phải đến từ sự toại nguyện nội tại. Tuy nhiên, hiện tại, phương pháp của Trung Cộng là sử dụng vũ lực. Chẳng chóng thì chày, họ sẽ phải tìm một phương pháp khác để giải quyết những vấn đề này – đối với Đài Loan, đối với Hồng Công hay đối với Tây Tạng.”

 

Không có vẻ gì thù hận, không có vẻ gì giận dữ trong âm điệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tâm linh của Tây Tạng. Tuy thế, vị Thánh Vương sáu mươi tuổi, người đã đào thoát khỏi Tây Tạng trên lưng một con tuyết ngưu gần bốn mươi năm trước dường như lo lắng rõ ràng do những tin tức của Truyền hình, phát đi từ vệ tinh đến ngôi nhà lưu vong của ngài ở Dharamsala, trên vùng đồi núi cao ở Ấn Độ.

 

Nụ mỉm cười của ngài lộ trên gương mặt khi ngài lấy đôi kính và xoa bóp chân mày đậm đen của ngài.

 

“Dĩ nhiên, tôi cầu nguyện cho đồng bào tôi và cho sự trở về Tây Tạng,” ngài nói, trong giọng vang vang sâu lắng. “Tôi cầu nguyện cho Tây Tạng mỗi ngày. Nhưng tôi cũng cầu nguyện cho Trung Hoa. Tôi lạc quan. Dĩ nhiên tôi đã lạc quan ba mươi bảy năm đến giờ!” Rõ ràng, cảm giác vui tươi nhiệt tình của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nguyên vẹn. Tiếng bật cười của ngài từ sau cánh cửa đóng vang dội xuống tận hành lang. Đấy là một nụ cười chân thành say đắm – giọng cười mà tôi đã nghe thường xuyên trong hai tuần chúng tôi nói chuyện trong ngôi nhà, tu viện, và tòa nhà chính phủ của ngài. Những cuộc đối thoại xảy ra trong những buổi giảng dạy hằng năm của ngài cho hàng nghìn người nhiệt thành trong thời gian lễ hội tưng bừng năm mới Losar của Tây Tạng, và kỷ niệm ngày nổi dậy 10 tháng Ba năm 1959.

 

Hàng nghìn người Tây Tạng tị nạn, đội những chiếc nón lông và xoay những bánh xe cầu nguyện, xếp thành hàng dài trên triền dốc của đồi núi để vẫy tay chào bất cứ nơi nào Đức Đạt Lai Lạt Ma đi qua. Mọi người dường như được bao phủ bởi niềm hân hoan say sưa. Ngay cả những phóng viên dày dạn cũng dễ dàng bị đẩy qua một bên; quá nhiều câu chuyện nói về sự hiện diện của ngài trong cùng âm điệu nín thở. “Đừng bị hớp hồn bởi sự hấp dẫn của ngài,” phóng viên gạo cội người Anh, người đã theo từng bước chân của Đức Đạt Lai Lạt Ma gần nửa thế kỷ qua cảnh báo. Tôi đã phòng bị sẵn sàng.

blank

Nhưng không có nghi ngờ gì về điều ấy -- Đức Đạt Lai Lạt Ma là một người hấp dẫn. Ông thầy tu nổi tiếng nhất thế giới giống như một gạch nối giữa Thánh Gandhi và Groucho Marx [1], cả với sự tự tại tuyệt hảo và sự hóm hỉnh đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, vượt ngoài tính hài hước phong phú và khiêm cung là những tính chất cá nhân hiếm hoi nhất. Ngay cả những người hoài nghi cũng thừa nhận rằng đây là một vị hiền nhân đầy sức thuyết phục có một không hai.

 

Trong nhiều quyển sách về cuộc đời của ngài là quyển tự truyện năm 1990, quyển sách bán chạy nhất Tự Do trong Lưu Đày. Quyển sách kết thúc với lời cầu nguyện đơn sơ, nền tảng sự ngưỡng mộ của ngài: “Cho đến khi nào không gian còn tồn tại, và cho đến khi nào chúng sinh còn hiện hữu, thế thì cho đến lúc ấy, tôi cũng nguyện hiện diện để xua tan khổ nạn của trần gian.” Ngài nói rằng: “dòng kệ này đã cho tôi sức mạnh nội tại. Dĩ nhiên, khi tôi nghe về tra tấn, hay sự đối xử phân biệt bên trong Tây Tạng, thế thì trong một lúc ngắn tôi cảm thấy căm tức, một sự sân hận nào đấy. Nhưng điều ấy đến rồi đi. Hạnh phúc thật sự, hạnh phúc chân thành, đến khi chúng ta thấy giá trị nào đấy trong đời sống chúng ta. Đấy là triết lý của tôi.”

 

Triết lý ấy góp phần cho ngài giành được giải thưởng Nobel Hòa Bình 1989, và có phải có bất cứ điều gì đấy, hiện hữu đã được làm mạnh thêm duy nhất từ khi Hồng Quân Trung Cộng xâm chiếm Nóc Nhà của Thế Giới năm 1950. Chín năm sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát khỏi quê hương của ngài sau cuộc nổi dậy bất thành mà theo nhà đương cục Trung Cộng cho hay gần chín mươi nghìn người Tây Tạng bị giết. Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận rằng một triệu hai trăm nghìn người đã bỏ mình dưới sự thống trị của Trung Cộng, và hơn sáu nghìn chùa viện cùng cơ sở tôn giáo đã bị xóa sổ.

 

Một người từng là vị vua thiếu niên đã trở thành đã trở thành một người nổi tiếng nhất trong bộ áo nhà tu từ Thánh Gandhi, người mà Đức Đạt Lai Lạt Ma nói là thần tượng quan trọng của ngài, cùng với mục sư người Mỹ Martin Luther King Jr. Tuy thế, ngài nhấn mạnh rằng ngài đã không bao giờ tìm cầu sự nổi tiếng. Những người khác có thể tôn thờ ngài như một vị thánh sống (Living God), nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng ngài “chỉ là một nhà tu giản dị” không có tuệ trí phi thường để truyền đạt. “Người ta luôn luôn quan trọng hóa những lời nói của tôi,” ngài nói. “Người ta quá quan trọng. Luôn luôn quá quan trọng.”

 

Ngài nói rằng ngài mơ một ngày nào đấy khi mà ngài có thể bỏ lại sau lưng tất cả mọi nghi thức ngoại giao và chính trị rồi biến mất trong đồi núi trong một nơi ẩn dật tôn giáo. Nhưng hưu trí không đến dễ dàng với người nào đấy mà nhiều người tin là Quán Thế Âm, vị Bồ Tát của Từ Bi – trong chúng hội của những người giác ngộ, những người chấp nhận tái sinh qua sự giải thoát, trở lại Trái Đất này trong thời gian vô tận để giúp làm giảm nhẹ khổ đau cho nhân loại. “Không có sự lựa chọn nào,” ngài nói, và rung chuyển với tiếng cười. “Cho dù tôi thích hay không, tôi phải như vị Quán Âm Bồ Tát trở lại… Tôi không thể nói gì trong vấn đề này. Ha, ha, ha! Ho, ho, ho!” Ngài khúc khích: “Đôi khi, mặc dù, tôi thật cảm thấy, thích ngày Thứ Bảy hay Chú Nhật, Đạt Lai Lạt Ma cũng phải có một ngày Chủ Nhật chứ.”

 

Nhưng ngài không có nhiều ngày nghỉ. Những người quan trọng khắp thế giới đến tìm sự hướng dẫn hay cố vấn nơi ngài, trong khi một số lượng chóng mặt của những nghi lễtruyền đạo tôn giáo đòi hỏi sự hướng dẫn từ Đấng Đại Dương Tuệ Trí, Đấng Hộ Vệ của Tuyết Sơn, Đấng Thủ Hộ Hoa Sen Trắng, Đấng Ngôn Ngữ Vĩ Đại, Đức Phật Sống và Viên Ngọc Ước của Tây Tạng.

blank

Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán. "Nếu trời tốt, tôi sẽ đi một vòng quanh vườn,” ngài nói. “Những ngôi sao cung hiến một cảm giác đặc biệt – tính tầm thường của tôi trong vũ trụ, sự thân chứng về điều mà Đạo Phật gọi là vô thường. Điều ấy rất yên bình.” Trong vườn, ngài có nuôi một con két trong lồng mà những người cận vệ tìm thấybị thương trong khu rừng lân cận. Ngài cũng thường có một cặp mèo, nhưng ngài nói lâu lắm rồi ngài, nguyện bỏ thú nuôi. “Quá nhiều vướng mắc,” ngài giải thích.

 

Sau thời thiền quán buổi sáng là điểm tâm, mà gần như luôn luôn giống nhau: món tsampa, một hỗn hợp của bột lúa mạch sấy và cháo yến mạch. “Đấy là sự phối hợp một tí Đông phương và một tí Tây phương,” ngài nói thế. Sau đấy, nếu thời khóa biểu cho phép, ngài có thể lẫn vào bàn làm việc của ngài để đùa nghịch với một vài món đồ hỏng nào đấy. Em trai út của ngài, Tendzin Choegyal, nói một trong những việc thích thú nhất mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thấy trong những năm gần đây là super-glue -- second, thật sự, chỉ đối với khám phá mới gần đây hơn về super-glue remover. Người em ngài nói, “ngài thật thích thú khi tôi đưa cho ngài một ít.” Ngài nghĩ đấy là một phép lạ.

 

Từ lúc thiếu niên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã là một người sửa chửa những thứ không ai chữa được. Ngài vẫn còn một chiếc đồng hồ Rolex do cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt gởi tặng – như nguồn để chính ngài thực hành kỷ năng ấy. Khi là một người trẻ, ngài đã làm các cụ ngạc nhiênbực mình do việc sửa chửa ba chiếc xe ở Tây Tạng, di sản của vị tiền nhiệm, và rồi bí mật lấy nó dạo một vòng. Ngày hôm ấy, vị vua thiếu niên đã có một bài học đáng giá về việc cần thiết một chiếc thắng xe đáng tin cậy. Ngài cũng đã một lần tháo rời từng bộ phận một chiếc máy chiếu phim cũ, và sửa chữa nó mà không có bất cứ một sự chỉ dẫn nào.

 

Hướng dẫn cho ngài là một nhà thám hiểm người Áo tên là Heinrich Harrer, người đã trốn thoát một trại giam trong thế chiến thứ hai ở Ấn Độ bằng việc leo qua Hy mã lạp sơn đến Tây Tạng. Harrer đã xây dựng một nhà chiếu phim hiện đại nhất, nơi mà vị Đạt Lai Lạt Ma ở độ tuổi mười mấy thường vỗ tay vui vẻ với những phim ảnh Tây phương – phần nhiều vì sự khuây khỏa trong thời đại nhiếp chính của mình. J. Wayne là một trong những phim mà ngài thích. Ngày nay, ngài thích những chương trình thiên nhiên. Nhưng đơn giản là ngài không có nhiều thời gian để xem chúng. Thay vì thế, ngài dành 10 đến 15 phút một ngày cho chương trình tin tức thế giới của BBC. Ngài xem nó trong khi ngồi trên chiếc gối hành thiền trong một phòng khách lớn mà ít người, ngoại trừ những thành viên tận tụy gọi là cung điện.

 

Bên dưới là Cung Điện Potala, nơi ở của những vị Đạt Lai Lạt Ma ở Lhasa, Tây Tạng

blank

Ngôi nhà trắng trát vôi ở McLeod Ganj, một vọng gác trên đồi của Anh Quốc nhìn xuống Dharamsala, ở tiểu bang Himachal Pradesh, với một ít bàn ghế đơn giản, tương tự một sơn thất hơn là nơi cư trú của hoàng gia. Tuy nhiên, nó có một phong cảnh tuyệt vời với những đỉnh núi phủ tuyết trắng vươn lên đột ngột bên trên hành lang – một sự nhắc nhở đến quê hương mà ngài đã không thấy gần bốn mươi năm. Ngoại trừ phong cảnh, mọi thứ khác đều mới mẻ. Một bàn giấy trưng bày những tặng phẩm cảm tình từ những người bạn và một cái giá bút đơn sơ màu vàng mang dáng hình một con bọ.

 

Đây phải là một ngôi nhà chính phủ duy nhất không có sự lấp lánh của vàng. Không có gì mà người ở trong ấy dường như lưu ý. Phu nhân tổng thống Phi Luật Tân Imelda Marcos có thể giữ độc quyền cả một thế giới cung cấp giày dép; ngài vui vẻ với đôi sandal và một đôi giày da Oxford. Ngài cũng có vài bộ y áo. “Tôi phải có hai bộ,” ngài đùa. “Ngay cả Đạt Lai Lạt Ma cũng phải giặt đồ.”

 

Một vật bất bình thường nhất là máy đi bộ, nó nằm bên cạnh một chiếc xe đạp tập thể dục. Trước đây, thông dụng bởi những người trượt tuyết xuyên quốc gia, rõ ràng là một sự bổ xung gần đây. Đức Đạt Lai Lạt Ma tự nhiên, nhưng luộm thuộm, cố gắng biểu diễn nó, nhưng khá hơn nhiều trên chiếc xe đạp. Thật sự ngài trông khỏe khoắn, nếu không phải là hơi tròn trịa. “Tôi nghĩ tôi như đang mang bầu,” ngài đùa, trong khi chà xát quanh bụng của ngài. Những vấn nạn trước đây với sự tiêu hóa đã lâu lắm rồi đã được chữa trị bởi sự điều chỉnh dinh dưỡng. “Nhưng tôi vẫn có những cơn sấm sét trong bao tử tôi,” ngài cười to. “Bác sĩ của tôi nói rằng tôi có áp huyết tốt lắm, áp huyết của con nít. Tôi cảm thấy rất khỏe.”

 

Trước khi cuộc gặp gỡ đầu tiên, những người phụ tá cho tôi một vài chỉ dẫn. “Đôi khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thích về những thứ khác nhau,” người phụ tá kỳ cựu giải thích. “Ông phải mạnh dạn và cứ hỏi ngài cho đến khi ông hài lòng. Đừng e ngại về vị thế của ngài. Ngài là một người rất thân mật, rất con người. Ông có thể hỏi ngài bất cứ điều gì.” Họ đã đúng. Ngài thật dễ dãi – hay, chính xác, nhiệt tình hơn – vô tư. Và ngài là một phát ngôn nhân sống động, với một sự khao khát tò mò đối với bất cứ chủ đề nào. Ngài cũng không lo lắng quá nhiều về quy ước thói thường. Trên lối đi bộ từ tịnh thất của ngài đến tu viện, người chiến binh Ấn Độ với vũ khí tự động sẵn sàng, giữ tư thế nghiêm nghị nhưng chắc phải là căng thẳng. Một hệ lụy nào đến Đức Đạt Lai Lạt Ma chắc chắn anh ta không có cơ hội thăng cấp.

 

Vấn đề an ninh đã trở nên chặc chẽ hơn từ cuối năm ngoái, khi vài người Tây Tạng đã bị bắt vì những hành vi nghi ngờgián điệp vẫn ở trong vòng điều tra cho đến ngày hôm nay. Đức Đạt Lai Lạt Ma có hai đội bảo vệ, Tây TạngẤn Độ, và một số tiến trình kiểm tra nghiêm ngặt nhất không thể tưởng. Những cây viết bị tháo ra từng mảnh, và những trang giấy cặp giấy phải qua máy quét rada, giống như vì một loại thuốc độc nào đấy. Khám xét khắp thân thể. Và tuy thế, những người địa phương nói rằng, không lâu về trước, người ta, người Hoa sẽ rất thích để thấy lộ ra con đường thường đi bộ không có bảo vệ trên đồi.

 

Từ khi được giải Nobel Hòa Bình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dành nhiều thời gian hơn trong những cuộc vi hành quốc tế. Và điều ấy có nghĩa là sự chinh phục cái sợ của ngài đối với đường hàng không. “Tôi thường e ngại máy bay,” ngài tâm sự. Bây giờ, ngài đã sử dụng thời gian trên phi cơ để thiền quán. Ngài có rất nhiều thời gian để làm như vậy. Mùa hè này, ngài dự kiến sẽ thực hiện một chuyến du hành qua nhiều quốc gia ở Âu châu đến Anh Quốc. Ngài cũng sẽ thăm Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, và Tân Tây Lan. Người ta cũng nói đến lần thăm đầu tiên tới Đài Loan, nhưng điều này đã bị văn phòng của ngài phủ nhận.

 

Người ta thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma rất thường trong tin tức – ngài cũng có một trang web riêng trên Internet – thật dễ dàng để quên rằng ông thầy tu này không luôn luôn được một tên hộ gia đình. Suốt từ những năm 1960 đến 1970, ngài đấu tranh trong sự cô lập, không thành công trong việc cố gắng để gây sự chú ý của thế giới đến nỗi khốn cùng của dân tộc ngài. Một trong những di sản của cuộc ra đi năm 1959 là sự tồn tại của 50 trại tị định cư rãi rác khắp Ấn Độ, Nepal, và Bhutan.

 

Đấy là những thời gian u ámTuy nhiên, ngài nói không bao giờ ngài để đánh mất niềm tin. “Khi tôi nhìn lại 44 hay 45 năm qua, và tôi nghĩ về những quyết định quan trọng, tôi không có gì ân hận,” ngài nói thế. “Và tôi không nhớ một lần nào khi niềm tin hay tinh thần của tôi hoàn toàn bị đánh mất, hay lung lay.” Như sự nổi tiếng khắp thế giới của ngài hiện nay, ngài cho là do chính quyền Trung Cộng, mà mới gần đây họ đã thêm một tên mới trong một dọc dài dòng những nhãn hiệu cho ngài – “đầu rắn” (serpent's head). Ngài phá lên cười. “Ha, ha, ha! Hô, hô, hô! Điều ấy tốt quá. Thực tế, nếu người Trung Cộng đã cư xử với người Tây Tạng như những người anh em thật sự, thế thì Đạt Lai Lạt Mathể không quá nổi tiếng. Tất cả những công trạng ấy là do Bắc Kinh.”

 

Những phê bình về chính quyền lưu vong về những khó khăn và những cố gắng đề dân chủ hóa là không thật, để cho thấy một sự cải cách, tuy nhiên đấy là những cố gắng của vị lĩnh đạo tâm linh và những người lưu vong Tây Tạng, và từ trước đến giờ chưa có một chính phủ lưu vong nào có thể hoạt động được như thế. Bên cạnh Hội Đồng Bộ Trưởng, là Quốc dân đại hội, và Hội đồng Tư Pháp Tối cao. Những địa chủ và tá điền hiện tại đã sống hài hòa trên quê hương mới, một nhà hành động Tây phương đã nói, “Hơn bốn mươi năm họ đã sống ở Ấn Độ, họ đã học quá nhiều về thói quan liêu.”

 

Chính quyền lưu vong cũng bị cho là chưa bao giờ phải thử thách bởi những vấn nạn thật sự của đời sống như sự phát triển kinh tế và chính trị, sự phân biệt và tham nhũng. Nhưng đấy vẫn là một sự đo lường về sự lĩnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Người Tây Tạng đã được no đủ, nhà cửa xinh đẹp và đã đạt được sự giáo dục ngoại hạng. Bằng sự so sánh với hầu hết Ấn Độ, Dharamsal thì trong sạch. Cũng một cách đáng chú ý, không có dấu hiệu của mãi dâm, bất kể che dấu như thế nào.

 

Cốt lõi chính của người Tây Tạng dường như là sự tôn kính lĩnh đạo của họ. Cho dù là bẩm sinh hay từng bước bởi con người, ngài đã trở thành một vị Phật Sống đối với người Tây Tạng. Đấy cũng là cảm nhận của hàng triệu tín đồ kể cả tài tử Hollywood, Richard Gere. Ông đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vào đầu những năm 1980, và đã tham dự mười lần trong 12 khóa thuyết giảng hàng năm ở Dharamsala.

blank

“Ông không dễ gặp một người thật sự vĩ đại,” Gere nói với tôi. “Ngài là thật sự; không người nào khác có thể được gần như thế. Đức Đạt Lai Lạt Ma có một tác động vô vàn kỳ diệu. Thật là hiếm hoi để sống trong sự hiện diện của một người nào đấy không muốn gì hơn ngoài sự hạnh phúc của người khác.”

 

Khóa thuyết giảng tháng Ba cũng hấp dẫn những người tìm cầu giác ngộ thông thường trên vòng xoay hóa độ - những người mang ba lô tóc thắt bín đến trên những xe buýt đường dài từ Goa, Kathmandu và những thủ đô hippy ở ngoài trời. Cùng với họ một người Hòa Lan, Zaurkawglkah Martin, trong bốn năm qua đã sống ở Colombia, tại tu viện Sakro Akuarius, cao trên đỉnh Andes. Ông tin rằng Phật Giáo Tây Tạng nên di chuyển đến đấy. “Trung cộng sẽ không bao giờ, chẳng bao giờ buông Tây Tạng ra,” ông nói. “Đức Đạt Lai Lạt Ma nên đến Colombia.” Martin là một trong nhiều tu sĩ tại Sakro Akuarius, là những người kết hôn.

 

“Không, không, không. Điều này hoàn toàn sai,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, sôi nổi hơn. “Ngày nay, thật kém may mắn, chúng ta có một ngữ vựng mới – một tu sĩ với một người vợ. Điều này là sai. Tu sĩđộc thân. Những người ăn mặc như tu sĩ, với một người vợ, họ không là những tu sĩ. Dĩ nhiên, đấy là quyền của cá nhân. Người ta luôn luôn có thể từ bỏ thệ nguyện tu sĩ, và rồi thì thay đổi y phục.”

 

Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh báo những người phương Tây bên cạnh việc tìm cầu “giác ngộ lập tức” qua Đạo Phật. “Vào lúc khởi đầu, quý vị nên cởi mở,” ngài nói. “Trong một vài trường hợp, tốt hơn là giữ hoài nghi. Một số người phương Tây theo Đạo Phật Tây Tạng và cả áo quần – điều này là quá cực đoan. Điều quan trọng là tiếp nhận những khía cạnh tâm linh không phải về phía văn hóa.”

 

Và rồi thì là một câu hỏi lớn. Liệu Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma có bao giờ có thể trở lại với một Tây Tạng độc lập hay không? “Một cách chắc chắn,” ngài trả lời không ngập ngừng. “Tôi sẽ trở lại với một Tây Tạng tự do, cũng như đồng bào tôi. Vâng, tôi có một cảm nhận về điều ấy.”

 

Những người khác không quá chắc chắn. Sự ra đi của ngài sẽ không nghi ngờ gì nữa, có lẽ không thể chịu nổi, sẽ là một sự thiệt hại khôn lường cho vấn đề Tây Tạng. “Tôi không tin là Trung cộng sẽ thương thảo. Tôi nghĩ là họ đang chờ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma chết đi,” người em của ngài, Tendzin Choegyal nói thế. 

 Chính quyền Bắc Kinh cảm thấy rằng ngài là biểu tượng của toàn bộ cuộc vận động độc lập, và khi ngài không còn nữa, vấn đề ấy cũng sẽ qua đi.”

 

Tendzin Choegyal cũng lo lắng rằng sự tiếp cận Trung Đạo về bất bạo động là một sai lầm.” Nó đã thành công với Gandhi, nhưng Gandhi đối phó với Anh Quốc,” ông nói.” Tối thiểu họ có lương tâm. Những người Trung cộng chỉ có ác cảm khinh thị.”

 

Như một hóa thân, thái độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như rằng ngài sẽ tiếp bước ấy khi thời gian đến. “Khi tôi hiện diện, tôi phải sử dụng năng lượng của tôi, sự hiện hữu của tôi, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích cho người khác. Điều ấy là quan trọng. Thế là tôi hoàn tất. Cho dù người ta nói những lời tốt lành hay xấu xa chẳng hề gì.” Ngài dừng lại. “Khi tôi đến niết bàn, rồi thì tôi sẽ nói mọi thứ! Ha, ha, ha! Hô, hô, hô!”

 blank

--

 

Ron Gluckman là một phóng viên đã dành ba tuần lễ với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong năm 1996, trong thời gian kỳ diệu ấy giữa những buổi thuyết giảng công cộng và kỷ niệm cuộc nổi dậy ngày 10 tháng Ba. Người ta đến từ khắp nơi trên thế giới để nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng thuyết về Đạo Phật; kể cả trong đám đông là những ngôi sao sáng như Richard Gere, cũng như hàng trăm người Tây Tạng giản dị vội vã băng qua Hy mã lạp sơn giữa mùa đông, thường trong những bộ đồ rách mướp hay chân không, quay những bánh xe cầu nguyện và lẫm nhẫm tên ngài trên khắp nẽo đường: Dalai Lama, Dalai Lama, Dalai Lama. Ron đi theo Đức Đạt Lai Lạt Ma khắp mọi nơi qua những buổi nghi lễ tôn giáo đặc biệt, hay truyền giới, chung quanh ngôi nhà, tại những buổi gặp gở với cố vấn của ngài, và trong những buổi nói chuyện công cộng. Ông cho hay rằng: “Ngài đã nhận một công việc tuyệt vời nhất trên Trái Đất này, mà đấy là thể hiện ân cần, hỗ trợ, và trên tất cả, để luôn luôn thành tín trong mục tiêu của đời sống, ngay cả giữa tất cả những phù phiếm. Rằng ngài đã thể hiện công việc này với một sự chân thành như vậy là phi thường. Rằng ngài ẩn hiện niềm hoan hỉ như vậy, sự thuần khiết như vậy và lòng yêu thương hiển hiện trở thành một cội nguồn của sự ngưỡng mộ ngay cả hầu hết những người không tín ngưỡng, bài báo cáo này trong số những người ấy. Cầu nguyện Đức Đạt Lai Lạt Ma cát tường.

 

For a transcript of Ron Gluckman's series of interviews with the Dalai Lama, conducted over a three week period in his house, palace and in the midst of various religious and governmental duties in February-March 1996, please click here.

All pictures by Ron Gluckman

blank [1] tên thật là Julius Henry Marx, sinh ngày 02/10/1890 tại New York và mất ngày 19/08/1977 tại Los Angeles, , Hoa Kỳ. Một nhà hài hước và tài tử được mệnh danh là bậc thầy của hóm hỉnh.

 http://www.gluckman.com/DalaiLama.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2753)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2534)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2229)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2661)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2527)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2359)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2672)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2441)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3251)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2321)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2413)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2545)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2468)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2543)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2213)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2579)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3049)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2652)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2719)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 3002)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2562)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2600)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4102)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2775)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3069)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3315)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2291)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2502)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2803)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3004)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2871)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2611)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2636)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3189)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2595)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2272)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2391)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2479)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2598)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2692)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2750)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3268)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2559)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2132)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2601)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2053)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2819)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2908)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2942)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2720)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant