Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiếng nói của con tim tĩnh tâm

18 Tháng Chín 201100:00(Xem: 10947)
Tiếng nói của con tim tĩnh tâm

TIẾNG NÓI CỦA CON TIM TĨNH TÂM
Dr. Lý Văn Kim

Trong thời đại bây giờ, con người hình như có quá ít thời giờ để nghĩ đến riêng cho bản thân mình, do bởi quá sức bận rộn với cuộc sống, nghề nghiệp, mà phải lao động suốt ngày, đôi khi quên cả hơi thở của chính mình mà chỉ biết lo làm việc, tối tăm mặt mũi vì “trăm ngàn công việc”. Cho đến một hôm, tôi đã ngẫm nghĩ, nghe ngóngdo bởi quá bức xúc, tôi phải viết lên những thầm nghĩ của chính mình.

Tôi không phải là thi sĩ, văn sĩ cũng không phải là tu sĩ, tôi chỉ là một bác sĩ nha khoa, cũng là một người thầy thuốc, nên phải hành nghề, phải giúp đỡ chữa trị cho người quen, kẻ lạ và ngay cho cả bản thân mình. Nhưng tôi nhận định được rằng, thuốc men chữa trị chỉ trị được cái “đau” mà không chữa được cái “khổ”. Tôi mong được chia sẻ những thầm nghĩ để cùng với mọi người, chúng ta hãy lắng nghe “Tiếng nói của con tim mình”. Trái tim không phải dùng để suy nghĩ; trái tim là để yêu thương và nếu trái tim có nghĩ, thì chắc chắn nó không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của nó, mà nhiều khi khoi óc không sao hiểu được. Con người bây giờ dùng khối óc nhiều quá! Nhiều đến nỗi, người ta luôn luôn trong tình trạng muốn “điên cái đầu”. Có lẽ đến lúc chúng ta hãy thử lắng nghe tiếng nói của con tim mình.

Dù rằng máy computer, đã gắn liền thông tin liên lạc giữa các quốc gia nối trọn vòng trái đất, nhưng hình như chúng ta có quá ít thời gian để nghe tiếng nói của con tim mình. Chúng ta ngày càng xa nhau hơn, xa với người và xa cả với chính mình.

Một hôm, có chàng thi sĩ nhìn thấy một đóa hoa nở, chàng thi sĩ đó đã cúi đầu, tĩnh tâmcảm thấy đóa hoa bỗng nhiên như nở một “nụ cười” tươi với chàng; rồi không hẳn chỉ cười, mà hình như đóa hoa đó còn đang nói chuyện với chàng. Người ta có thể nghĩ rằng chàng thi sĩ đó chắc bị điên, có điều chàng ta biết rất rõ, là chàng ta đã nghe được tiếng nói tận con tim mình.

Khi chúng ta nghe được tiếng nói của con tim, thì tâm ý sẽ quên đi những quan niệm hẹp hòi, đố kỵ, và giúp cho chúng ta dễ có khả năng hòa đồng, giúp đỡ, bố thí, làm phước, có trách nhiệm hơn với chính mình, biết thương mình, thương người, thương cuộc sống và biết thưởng thức cuộc sống với chất lượng cao hơn, không phải chỉ là giàu có hơn, danh vọng hơn, thành công hơn, mà là có hạnh phúc hơn, biết tha thứ và biết “buông xã”.

Do bởi có quá nhiều bức xúc trong cuộc sống, nên tôi viết lên những lời chân thành, cảm nghĩ của con tim mình, để được sống sảng khoái hơn. Nhưng tôi đã quên đi một điều rất tầm thường, đó là tôi không biết thở cho đúng cách tôi đã để hết tâm trí mà viết, cũng giống như các bạn, quá chú tâm vào công việc và chúng ta đã quên đi “phương pháp thở chánh niệm”.

Trong suốt đời người, “sự sinh tử” đã xẩy ra quá nhiều lần, mà không một ai trong chúng ta lại để ý đến. Thử nghĩ xem, chỉ riêng về máu trong cơ thể, mỗi giây đã có nhiều triệu tế bào hồng cầu (red blood cells) bị hủy diệt và độ chừng ba tháng, một “Hệ thống máu mới đã được sinh ra”, nói một cách khác “Một con người mới” đã được ra đời trong mỗi chúng ta.

Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.

Phương pháp thở chánh niệm, kết hợp với tiếng nói của con tim, sẽ làm cho tâm hồn chúng ta được hồn nhiên hơn. Nói một cách khác, “chốn thiên đàng hoặc cõi niết bàn” thật ra là ở ngay trong tâm của chúng ta mà thôi, chứ không phải tìm kiếm ở đâu xa đúng như lời của vua Trần Nhân Tông đã nói: “Gia Trung hửu bảo hưu tầm mích”.

Số lượng kinh Phật nếu muốn học hết, có lẽ học đến mười kiếp cũng chưa hết. Nhưng Đức Phật đã nói: chỉ cần chúng ta học một chút, mà “Ngộ” được cũng đủ lắm rồi, làm vài việc thiện, nói vài câu “Tâm Thanh Ý Lành” cũng đủ làm cho chúng ta được “Thân Tâm An Lạc”. Cũng như người Công Giáo, không phải đợi cho đến mùa “Tĩnh Tâm” thì lúc đó mới Tĩnh Tâm, mới “ngẫm” đến sự hy sinh Cứu rổi của Chúa. Hoặc người Phật tử chỉ “Hành Thiền” phải luôn luôn tịnh tâm hoặc “Hành Thiền” khi đi đến chùa, chúng ta để được Thân Tâm An Lạc.

Như vậy, lúc chúng ta hít vào thở ra, thì chúng ta đã có nhiều tế bào bị hủy diệt đi, và đã có nhiều triệu tế bào khác được sinh ra.

 “Có phải mất đi là để được sinh ra, phải không các bạn?”

Và nhờ đó con người được liên tục, tế bào này liên hợp với tế bào kia “Hợp rồi Tan”, “Tan rồi Hợp”, như cơn sóng vỗ bờ, thủy triều lên xuống. Nhưng ngẫm nghĩ cho cùng “chẳng có cái gì mất đi và cũng chẳng có cái gì sinh ra, hoặc ngược lại.

Nhà Bác Học NewTon, người đã đưa ra Định Luật sức hút của Quả Đất, do ông đã “Ngộ” khi nhìn thấy trái táo (Apple) rơi. Chúng ta ai ai cũng thấy trái táo rơi ở vườn Táo, mà có ai trong chúng ta “Ngộ” được đâu? Không lẽ phải đợi cho đến khi ông NewTon nằm nghĩ dưới gốc cây táo, thì lúc đó trái táo mới rơi? Và nhờ định luật sức hút Quả Đất, nên chúng ta mới chế tạo được máy bay, phi thuyền bay lên không gian, để khỏi bị sức hút của Quả Đất hút xuống.

Nhà Vật Lý Học Archimede đưa ra “Định Luật về sức đẩy của Nước”, khi ông đang tắm ở trong bể tắm. Nhờ đó con người đã chế ra các chiếc thuyền Chiến Hạm và ngay cả Tiềm Thủy Đỉnh. Còn chúng ta hầu như mỗi ngày đều phải tắm -- vậy mà có ai trong chúng ta “Ngộ” được?

Tôi còn nhớ lúc còn nhỏ, đêm đêm nằm ngủ, nghe mẹ tôi, tụng kinh Bát Nhã “Quán Tự Tại Bồ Tát Hành Thâm, Bát Nhã Ba La Mật Đa... Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc”… Tôi chỉ cảm thấy êm tai mà ngủ một giấc ngon lành. Lớn lên, được Mẹ cho vào học Nội trú ở các Trường Công Giáo, Tôi cũng đi theo các anh em bạn học dự vài buổi lễ Tĩnh Tâm, đêm về Tôi lại có giấc ngủ ngon.

Như vậy, một giấc ngủ an lành, đã đến với tôi, nhờ Tôi có được “Tâm Ý An Lạc” làm cho hơi thở được điều hòa và dòng máu chuyển thông suốt. Theo Tôi, chúng ta nên đi chùa, nhà thờ, hoặc làm phước, bố thí, thì một giấc ngủ an lành sẽ đến với chúng ta -- và chúng ta cũng phải luôn luôn giữ Tâm ý thanh thản đừng để cho cái Tâm bị động như “TÂM VIÊN Ý MÔ.

Thật ra sự thay đổi kiến thức dễ hơn là thay đổi cái Tâm. Có một người bị mất con dao, nhìn ai cũng nghĩ sao nó giống kẻ ăn cắp con dao, khi nghi thì vẽ vời tưởng tượng đủ thứ, khi giận thì mặt phừng phừng như lửa đốt, tìm mọi lý lẻ để chứng minh mình là đúng, người là sai. Và còn khi sợ hãi thì tay chân bủn rủn, rụng rời… Tất cả cũng chỉ tại cái Tâm của chúng ta mà thôi. Chúng ta luôn nói rằng “Mặt Trời Mọc (Sinh), hoặc Mặt Trời Lặn (Diệt), hoặc Trăng Khuyết, thật ra mặt trăng có bị khuyết bao giờ đâu? Và mặt trời cũng chẳng có bao giờ mọc hoặc lặn, mà chỉ có quả đất là đang xoay chuyển.

Ánh Trăng vẫn chiếu sáng trên mặt hồ, chỉ cần không có cơn sóng dao động. Vì vậy trước hết chúng ta phải “Tĩnh Tâm”, phải có cái nhìn đặc biệt về mình, và phải “Từ Bi” với mình, tức là phải biết thương yêu cái thân Tâm mình. Một câu ngạn ngữ của Hoa Kỳ có nói rằng:

“Nếu Bạn không biết thương yêu bạn, thì làm sao bạn có thể yêu thương người khác”. “If you don't Love yourself, how can you be able to love anybody esle?” Khi chúng ta biết thương mình, thương người cộng thêm với “tiếng nói tận Con Tim”, thì chúng ta sẽ làm cho hoàn cảnh chung quanh đẹp hơn, ánh nắng sẽ tươi hơn, cơn mưa sẽ mát hơn, tình yêu tuyệt vời hơn và lúc đó mọi sự sẽ nhẹ nhàng, thanh thản. Cái Tâm ý sẽ bớt đi sự tham lam, sân si.

Ngoài cái lo sự lớn nhất của con ngườisợ chết. Bên cạnh đó còn có những lo sợ khác như sợ nghèo, sợ xấu xí, già nua… Cô Hoa Hậu mỗi ngày đều soi gương, khi thấy chỉ có một sợi tóc bạc, hoặc một cái mụn thì đã làm cho cô ta lo sợ, khổ đau. Chỉ có Đức Phật khi nghe nói đến sự khổ đau thì ngài chỉ mỉm cười.

Tất cả chúng ta ai ai cũng có “Phật Tánh”. Đức Phật đã có nói rồi mà “Ta là Phật” Chúng sanh cũng là Phật sẽ thành. Còn theo Thánh Kinh Công Giáo, Thiên Chúa khi tạo ra con người, ngài đã tạo ra thân xác con người hiện hửu giống như ngài. Tức là chúng ta cũng có “Tánh Phật”, cũng có “Tâm ý Chúa” vậy thì đâu có gì lạ? Đâu có gì thay đổi? Đôi khi sự khổ đau đã xảy ra là do những hiện hửu bên ngoài đem đến, mà không phải tự do chúng ta gây nên.

Theo kinh Bát Nhã “Sắc bất dị không, không bất dị sắc…” Chữ “Sắc” ở trong câu kinh, theo thiển kiến của tôi, nó có nghĩa là “hình sắc, sắc đẹp, thân thể hoặc sắc diện chứ không phải có nghĩa là màu sắc như chúng ta thường nghĩ. Như vậy sắc có nghĩa là thân xác, và đã xuất hiện rõ như vậy, cớ sao câu kinh lại gọi là không?

Thật ra cái sắc (thân xác) tuyệt vời kia, cuối cùng lại tan biến vào cát bụi. Do đó, nếu chúng ta cứ bám lấy cái sắc (thân xác) mà xem đó là “sự vĩnh cửu” đời đời, thì chúng ta sẽ khổ đau, khi thấy cái sắc (thân xác) bị phai tàn, để cuối cùng lại tan vào cát bụi, trở về với hư không và rồi lại tiếp tục sắc bất dị không, không bất dị sắc. Chữ không trong câu kinh sắc bất dị không, các bản dịch tiếng Anh (English) đều không dịch được sát ý của chữ không, không có danh từ, tương đương và lại càng không thể dịch là “không có -- nothing”. 

Chữ “không” trong kinh Bát Nhã là khoảng hư không của vũ trụ, là có hết tất cả. Tất cả con người chúng ta, đều được sinh ra, là do “duyên sinh”, chứ không phải là do “sự tự tính”. Và khi chúng ta được tạo ra, thì gọi là sắc (hình thể) để rồi khi chết đi thân xác lại tan vào cát bụi của cõi hư không liên tục tan rồi hợp, hợp rồi tan, cho đến khi gặp duyên sinh, lại tạo ra sắc, để rồi: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc”.

Khi chúng ta có người quen bạn hữu, hoặc thân bằng quyến thuộc như cha, mẹ, anh, chị, em hoặc người bà con của chúng ta bị mất đi, chúng ta rất đau buồn, khóc lóc, nước mắt lại trào ra, thương tiếc cho người quá cố, và làm cho chúng ta càng nghĩ đến kiếp người, sắc rồi lại không.

Cuộc Hồng Trần xoay vần quá ngán,
Kiếp Phù Sanh tụ tán mấy lăm Hồi
Người ơi có biết hay chăng?
“Sắc” người tuy có, có rồi hoàn không
Chiêm bao giấc ngủ lạ lùng,
Mơ màng trong một giấc nồng mà chi
Làm cho buồn bã thế ni,
Hình dung mới đó bữa nay đâu rồi
Khi nào người đứng, người ngồi,
Bây giờ nhắm mắt như chồi cây khô
Khi nào mẹ mẹ, cha cha;
Bây giờ bóng núi cách xa muôn trùng
Khi nào vợ vợ, chồng chồng,
Bây giờ Trăng khuyết còn mong chi tròn…

Kiếp người của chúng ta, lúc có lúc không. Sự sinh tử luân hồi đã xảy ra quanh chúng ta liên tục không ngừng. Đã đến lúc, chúng ta nên tĩnh tâm, dùng lời Tâm Thanh Ý Lành để đối xử với nhau, để biết buông xả và hãy lắng nghe tiếng nói của con tim mình để có một lối sống an vui hơn.

Khi chúng ta đang lúc nóng giận, thì hơi thở trở nên dồn dập, không kiểm soát được và khi ta bớt giận, thì hơi thở sẽ từ từ trở lại bình thường. Đây là một hiện tượng Sinh Lý Học. Do đó nếu chúng ta đang giận điều gì, thì nên tập trung chú ý đến nhịp thở và cố tìm cách kiểm soát hơi thở, do đó chúng ta đâu có thời giờ để ý đến chuyện giận nữa. Người biết kiểm soát được hơi thở thì sẽ kiểm soát được “Tâm Ý”. Chúng ta thường hay nghe nói “Giận quá mất khôn?” Phải không các bạn.

Muốn kiểm soát được hơi thở. Trước tiên chúng ta phải “Tĩnh Tâm”, “Thiền”, và thở bằng cơ Hoành (Diaphragm muscle), hay còn gọi là cách thở Bụng. Đây là cách thở của trẻ sơ sinh, thở một cách êm nhẹ, nhưng rất có hiệu quả. Còn khi chúng ta tập thể dục, cử tạ, thì dùng đến các cơ hô hấp phụ, như cơ gian sườn, cơ cổ và không tạo được hiệu quả nhiều.

Do đó ta có thể nói “Thiền” là thở, chủ yếu là thở bụng và luôn luôn nghĩ đến hơi thở của mình trong lúc thở và nên ngồi theo “Thiền” tư thế kiết già (Padmasana) để rồi lắng nghe tiếng nói của con tim mình, để làm cho huyết áp được điều hòa, lượng Acid Lactic giảm xuống đưa đến hiện tượng giảm co cơ và làm đều hòa nhịp tim.

Khi tâm trí của chúng ta được Thanh Tịnh và với Tâm Thanh Ý Lành, để “Quán Bát Nhã” và “Thiền Định” thì chúng ta sẽ được an vui. Và khi nghe đến câu kinh “Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm”, chúng ta sẽ tự hỏi vị Bồ Tát này là ai?

Đó chính là Quán Thế Âm Bồ Tát. Người đã nghe được tiếng kêu thống khổ của Trần Thế và cũng là vị Bồ Tát đã tưới những giọt nước linh thiêng “Cam Lồ” để dập tắt những khổ đau ách nạn, giúp cho con người Trần Thế vượt qua được khổ nạn. Khi chúng ta giữ được Tâm Thân An Lạc, thở theo phương pháp thở Chánh niệm và lắng nghe tiếng nói tận con tim mình thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên An Lànhvui tươi hơn.

“Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ, cứu nạn linh cảm, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.” 

Dr. Lý Văn Kim

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2337)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3269)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2522)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2475)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2398)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3161)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3929)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2886)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3012)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2580)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2623)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2626)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2296)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2606)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2973)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3912)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2927)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3581)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2785)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2381)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3290)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2841)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2556)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2836)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3488)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3788)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3926)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2513)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2501)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2234)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3765)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2856)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4056)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3250)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3695)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2902)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3786)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3265)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3339)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2919)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2697)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3676)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2631)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3143)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3550)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3726)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2859)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2621)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3114)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant