Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ba ơi, con nhớ, con thương...

03 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 13075)
Ba ơi, con nhớ, con thương...


Mới đó mà đã tròn một năm kể từ ngày con xa quê hương, xa gia đình vào Nam trọ học. Một năm - khoảng thời gian không ngắn nhưng với con dường như chưa đủ, chưa đủ để có thể thích nghi được với nhịp sống hối hả, xô bồ nơi đây; với đường phố ồn ào, tấp nập xe cộ; với sự thiếu vắng không khí gia đình…

Sài Gòn dạo này nhiều mưa. Mưa chợt đến chợt đi. Mưa thổi mát những buổi trưa nắng oi ả. Mưa làm dịu đi không khí căng thẳng của cuộc sống mưu sinh vất vả, nhọc nhằn. Mưa gieo vào lòng những người con xa xứ một nỗi niềm bâng khuâng khó tả…

Ngồi thu mình trong căn gác trọ, con thả hồn theo từng hạt mưa rơi, cố nén lòng để không bật lên thành tiếng khóc. Nhớ quê, nhớ nhà khủng khiếp ba ạ! Hôm qua ghé nhà nhỏ bạn chơi, nhìn cảnh gia đìnhquây quần bên mâm cơm chiều ấm cúng mà khóe mắt con cay xè. 

11ba(1) (1).jpg

Ảnh minh họa

Con thèm được trở lại quãng thời gian trước đây; thèm được sống trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và các anh, các chị; thèm được ôm đứa cháu bé bỏng vào lòng và nghe nó bi bô tập nói. Con nhớ lắm những giọng nói đậm chất miền Trung nghe thân thương đến lạ; nhớ lắm dòng sông Ba hiền hòa chở nặng tình quê, vẫn thường lấp lánh ánh bạc mỗi buổi hoàng hôn và đỏ đục phù sa khi mưa lũ. 

Con trân trọng biết bao mảnh đất miền Trung đầy nắng gió đã nuôi mình lớn khôn- một vùng quê nghèo khó mà sâu nặng nghĩa tình; nơi đó có các cô bác, anh chị, bạn bè… và có cả ba- người con yêu quý, ngưỡng mộ nhất trên đời.

Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau, nhưng có một điều không bao giờ thay đổi đó là tình thương ba dành cho chúng con luôn dạt dào như nước sông không bao giờ cạn. Chính tình thương ấy đã nuôi lớn tuổi thơ con, cho con hành trang vững chãi bước vào đời, trở thành nguồn động lực giúp con đứng vững trước những cạm bẫy, khó khăn trong cuộc sống.

Tuổi ấu thơ, con cứ vô tư, ngây thơ vui đùa mà đâu hề biết đến sự vất vả, cực nhọc và những nỗi khổ tâm trong lòng ba mẹ. Quê mình ngày ấy còn lạc hậu lắm. Ba mẹ sống khó khăn trong sự ghẻ lạnh của bên nội và biết bao điều tiếng, gièm pha của xóm giềng vì nhà mình toàn con gái. Bỏ mặc những quan niệm khắt khe sau lưng lũy tre làng, ba vẫn quyết tâm cho cả bốn chị em con được đến trường đầy đủ, một điều mà ít ai thời đó làm được vì lẽ mọi người đều cho rằng: “Con gái học nhiều làm gì, rồi cũng chỉ lấy chồng, sinh con mà thôi”. Ba làm đủ mọi việc: từ tài xế,thợ điện, thợ sửa xe cho đến khuân vác… để trang trải cho những khoản chi phí của gia đình mình.

Ngày chị Hai con vào đại học có lẽ là ngày vui nhất đời ba, khóe mắt ba rưng rưng, những giọt nước mắt hạnh phúc, hãnh diện cứ chảy dài trên khuôn mặt rám nắng, in hằn dấu vết thời gian. Cũng từ đó, thời gian ba xa nhà cứ tăng dần lên,có khi nửa năm mới về. Con nhớ ba đến quặn thắt lòng, suốt ngày cứ thui thủi một mình chẳng thèm nói chuyện với ai. Tối đến, mẹ phải lấy áo của ba đắp lên người con con mới chịu ngủ - giấc ngủ nhọc nhằn cứ chập chờn biết bao kỷ niệm về ba…

Con tự trách mình đã chưa một lần nói lời cảm ơn ba mẹ. Để rồi giờ đây, khi phải một mình đối diện với những va chạm, khó khăn của cuộc sống sinh viên bộn bề lo toan, con mới thấy thương ba mẹ biết bao, mới thấy rằng con cần có ba mẹ hơn bao giờ hết. Con thương mẹ sáng sớm thổi bếp nấu những hạt cơm dẻo thơm cho con kịp giờ đến lớp. Con thương ba cặm cuội sửa lại cái bàn, chiếc quạt… để con có được góc học tập tươm tất. Con thương đứa cháu nhỏ giấu củ khoai vào cặp để phần cho dì. Con thương cả nhà mình thức chờ cơm mỗi khi con đi học về muộn. Dù không có được một cuộc sống khá giả nhưng với con đã là quá đủ, vì tình thương của ba mẹ lúc nào cũng đong đầy.

Con nhớ như in những lời nói thật giản dị mà chan chứa yêu thương của ba: “Con là niềm tự hào của cả nhà mình, cố gắng học cho giỏi, và sắp xếp thời gian đến chùa tụng kinh niệm Phật nữa nha con. Dù mọi người có quay lưng lại với con thì vẫn luôn có Đức Phật hiểu con, bên con và che chở cho con…”.

Nguyễn Lê Xuân Doanh

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Sáu 201608:35
Khách
Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Trường đời là ngôi trường lớn nhất trong cuộc đời mỗi người mà, con ngta sinh ra và lớn lên đều trải qua nhiều vất vả. Bạn hãy tự tin và cố gắng lên nhé. Đức Phật luôn song hành cũng mỗi chúng ta, chỉ cần trong tâm có Đức Phật thì Người luôn phù hộ bạn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10578)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11796)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12351)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
(Xem: 11855)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10798)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11285)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12341)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10379)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11551)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10933)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10699)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10141)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11501)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10270)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11181)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12746)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11092)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12026)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12040)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10520)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10957)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10584)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13569)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11267)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10604)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10472)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12744)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11697)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15106)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16353)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11865)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11689)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14078)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12230)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13764)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12178)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11629)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13239)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14353)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11877)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12566)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12189)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12077)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11664)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11502)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11517)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11409)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13324)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11693)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13402)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant