Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bước tới thảnh thơi - nếm trọn niềm vui

18 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 13804)
Bước tới thảnh thơi - nếm trọn niềm vui

BƯỚC TỚI THẢNH THƠI - NẾM TRỌN NIỀM VUI

Chân Y Nghiêm

blankChúng tôi đến Tu Viện Bích Nham - BLUE CLIFF MONASTERY, vào buổi xế chiều. Gió se lạnh cho tôi cảm giác mùa Thu đang có mặt. Tu viện nằm ngay trên con đường - số 3 Mindfulness Road. PINE BUSH. NY 12566. Hiện diện trước mắt tôi không phải là một tu viện Phật Giáo như tôi nghĩ, mà thơ mộng như một khách sạn, một resort nghỉ mát thì đúng hơn. Tăng thân Làng Mai đã mua lại khách sạn này khỏang 4 năm rồi. Nó được xây dựng 50 năm về truớc trong vùng đồi núi cách xa New York gần 2 giờ chạy xe.

Các sư em dẫn chúng tôi về phòng. Phòng chúng tôi ở lầu một, có hai cửa kính thật lớn hướng ra sân vườn.. Truớc phòng có hành lang rộng đi quanh cư xá. Tôi cảm thấy mình may mắn được sống lại với Tăng thân giữa cảnh thiên nhiên, mùa thu về thật đẹp.

Bữa cơm chiều thật ấm cúng trong phòng ăn. Chúng tôi gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, có những huynh đệ từ Làng Mai, muời năm chưa gặp mặt, nay nhìn thấy nhau, bỡ ngỡ, ngọt ngào, tình thương đạo vị dành cho nhau vẫn đằm thắm như xưa.

Khóa tu Stepping into Freedom Savoring Life bằng tiếng Anh bắt đầu ngày thứ Năm. Thiền sinh đa số là người Mỹ đến từ các tiểu bang khác nhau, người Canada, Do Thái, … Số người Việt Nam và Á Châu khiêm nhường.. Có lẽ đây là tiểu bang New York, ít người Việt và Á Châu hơn các Tiểu bang như Cali, Houston, Texas…

Xe hơi và lều dựng gần kín quanh khuôn viên tu viện. Khóa tu này có khỏang 1.000 người. Phòng ở không đủ cho thiền sinh. Khoảng 100 cái lều được dựng trong rừng cây bên xóm Tùng Xanh, số còn lại phải ra ngòai phố, ngủ khách sạn.

Tối thứ Năm, khóa tu khai mạc, thiền đuờng Đại Đồng rộng lớn, đơn giản mà rất đẹp, kiến trúc pha trộn nét đẹp Đông - Tây, chỗ ngồi không đủ, phải ngồi thêm ngòai hành lang và sân cỏ

blankThầy giảng qua về chủ đề khóa tu, những buớc đi vững chãi trong chánh niệm sẽ giúp chúng ta giải phóng được những âu lo, hờn tủi, sợ hãi, bề bộn trong cuộc sống, sẽ cho ta hương vị ngọt ngào của cuộc đời. Stepping into Freedom có nghĩa là Bước tới thảnh thơi. Chúng ta bước thêm một bước nữa đi về hướng thảnh thơi (rút từ trong kinh phát túc siêu phương) tự do giải thoát những ràng buộc bởi tiền tài, danh vọng, không bị mặc cảm hơn, thua, ganh tị, ghen ghét làm ta đau khổ...

Để khai mạc khóa tu, Tăng thân lên niệm danh hiệu bồ tát Quan Âm bằng tiếng phạn NamoVvalokiteshvaraya với nhạc đệm vĩ cầm của sư cô Trai Nghiêm người Nhật, tiếng trống của thầy Pháp Lưu, người Mỹ, tiếng hồ cầm của thầy Pháp Linhtiếng chuông, tiếng khánh đệm do hai thầy người Việt. Sư cô Định Nghiêm, nhạc trưởng, điều khiển tiếng tụng kinh cho đúng nhịp. Tăng thân cất tiếng niệm Namo Avalokiteshvaraya, âm vang như ngọn hải triều rào rạt sóng, âm thanh trầm lắng mầu nhiệm lan tỏa thiền đường khiến tất cả im lặng. Tôi có cảm tưởng như mọi người đang nín thở để uống từng giọt nuớc Cam Lộ của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhìn xuống đại chúng, có nhiều thiền sinh cất tiếng niệm theo, có những bà mẹ đôi mắt đẫm nuớc. Bà khóc vì xúc động, sung suớng, hay tuôn trào những tủi hờn ấp ủ bấy lâu nay.

blankBuổi pháp thọai ngày thứ hai của khóa tu, Sư ông giảng 8 bài tập đầu trong 16 bài tập của kinh Quán Niệm Hơi Thở. Bốn bài tập đầu giúp ta làm chủ hơi thở, chăm sóc và làm an bình thân ta, 4 hơi thở kế là nhận diện và làm an bình cảm thọ, bốn hơi thở kế nữa thì giúp ta làm chủ và chăm sóc mảnh đất tâm của chúng ta... Thở vào ta biết ta đang thở vào, thở ra ta biết hơi thở ra. Thở vào tôi biết tôi đang có tâm hành giận dữ, thở ra tôi biết tôi đang giận giữ. Tôi tập dừng lại, nhìn sâu hơn và nhớ ngay rằng mỗi lần giận dữ tôi thường mất khôn, ăn nói hành xử quá dại dột để sau hối hận thì đã trễ. Tôi tập không nói không làm khi giận dữ và chờ an bình được tâm giận dữ này rồi mới từ tốn, nhẹ nhàng hành động. Hành động sao cho đạt mục đích mà không tổn thương ai. Thở vào tôi biết tôi đang ganh tị, thở ra tôi biết tôi đang ganh tị. Thở vào tôi biết tôi đang tham đắm, thở ra tôi biết tôi đang tham đắm… Chỉ cần bạn biết rõ tâm hành của bạn đang ở trạng thái nào, bạn ôm ấp, vỗ về nó. Tự nó sẽ biến mất hoặc chuyển hóa sang tâm hành khác nhẹ nhàng hơn. Khi em bé mới sanh ra, trái tim em còn rất nhỏ. Em chưa cảm nhận được những đau khổ, vui buồn. Từ từ, em được nuôi lớn lên, tùy theo môi trường, hòan cảnh, đất tâm em đuợc gieo những hạt giống tốt hay xấu là do gia đình, học đường, xã hội chung quanh em. Có phần đóng góp tích cực của huyết thống cha mẹ, tổ tiên nội ngọai hai bên, nhưng yếu tố chính vẫn là cái nghiệp lực ta mang theo từ đời quá khứ, cái tốt lẫn cái xấu, cái thông minhngu độn, cái khéo léo lẫn cả khờ dại, cái quảng đại lẫn cái ti tiện, cái tham lam lẫn cái xả bỏ, cái thiện và cái ác đã đeo đuổi ta từ hằng sa số kiếp, do chính ta tạo ra, chứ không phải ai khác.

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. (Kiều)

Thế nên, cuộc sống ta chìm nổi theo cái ăn, cái mặc, gia đình, con cái. Vì những hệ lụy đó nên ta cứ mải miết chạy theo, nếu không gặp bạn đạo (tăng thân) tu hành tốt, từ từ ta sẽ bị mê đắm trong tiền tài, danh vọngquyền lực kéo đi và càng ngày càng sa vào đường xấu. Nhưng nếu may mắn được tham dự một khóa tu học có bạn lành thật nhiều, có cả ngàn bạn lành như hôm nay, bồ đề tâm ta được tưới tẩm lại và ta sẽ có dịp dừng lại con đường tuột dốc cũ và từ từ trở lại nếp sống thanh lương chánh niệm, để biết đủ về vật chấtđể dành nhiều thì giờ cho con đường thánh thiện hơn.

Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu nơi tu viện Bích Nham. Dưới chân tôi, muôn ngàn chiếc lá chết màu nâu của đất, màu đỏ của mặt trời, xào xạc mỗi buớc chân đi. Ngẩng nhìn lên, rừng cây cành lá xanh ngả màu vàng, cam, đỏ nâu hay úa, đan nhau, để lộ những khỏang trống cho những giọt nắng long lanh chiếu rọi, tạo nên vẻ đẹp dị thường.. Mỗi ngày, lá cây phong đều thay đổi màu lá. Từ màu xanh tươi đổi sang màu vàng tươi, rồi vàng cam, hoặc đổi sang màu huyết dụ đỏ tươi, điểm lấm tấm những nốt đen như những nốt tàn nhang trên da mặt các cụ tuổi xế chiều. Nhìn rừng cây, tôi cảm nhận rõ nét vô thường của đời người. Rừng cây và nhân lọai chịu chung định luật vô thường. Từ sinh lão bệnh tử, không ai thóat khỏi.. Nhưng rừng cây sống hạnh phúc hơn chúng ta. Chúng thanh thản lớn lên giữa núi rừng, không thương ghét, không giận hờn, hơn thua, ganh tị. không tham dắm, không gây ra óan thù, khổ đau cho đồng lọai. Thế nên, rừng cây hầu như ít bệnh tật, tâm chúng vô tư, chỉ có hát ca theo gió mát, trăng thanh và những tia nắng long lanh theo mây trời. Đôi lúc rừng cây bị cơn giông bão, cây cổ thụ vẫn vững chãi, còn các cây non bị gió bão bật bứt rễ, làm ngả nghiêng, chúng biết mình còn yếu ớt, không than thở, chấp nhận làm than củi, hoặc vùi xuống lòng đất để hóa thân, hòa vào lòng vũ trụ.

Lòai người thông minh nhất trong các lòai sinh vật, có óc sáng tạo, mẫn tuệ, chinh phục đựợc cả thiên nhiên, biết sáng chế ra muôn ngàn dụng cụ điện tử, phục vụ cho cuộc sống càng ngày càng tiện nghi sang trọng. Chính sự thông minh, sáng tạo thái quá ấy đã dẫn đến hậu quả mất cân bằng sinh thái. Trái đất bị hâm nóng bởi nhà kính, bởi hơi nóng từ các nhà máy khổng lồ, máy nóng, máy lạnh điện chiếu sáng … chạy liên tục, tỏa nhiệt lượng quá nhiều, rồi phá rừng, làm ô nhiễm sông, biển, thải quá nhiều chất nhựa, bịch nilong làm cho đất mẹ rã rời, gây ra khí hậu biến đổi, bệnh tật phát sinh nhiều hiện tựơng quái lạ, khiến ngành y khoa giỏi nhất thế giới cũng chưa tìm ra thuốc chữa.

Tâm lý con người cũng do cuộc sống hối hả, phát sinh ra nóng nảy, giận giữ, si mê, không làm chủ đựơc mình, tạo ra bao điều oan trái trong cuộc sống. 

Thiền sư Nhất Hạnh, với cái nhìn sâu sắc, thông tuệ, ngài đã tìm ra trong giáo lý đạo Phật một pháp môn hữu hiệu giúp cho con người tìm lại chính mình, đó là thiền chánh niệm.

Dù là kiến thức uyên thâm cả về văn học, triết học Đông Tây và khoa học hiện đại, thầy đã thực sự áp dụng trí tuệtừ bi của Bụt vào cách hành sử đầy bao dung, tha thứ những kẻ làm hại mình, đã trao truyền cho thế giới một hướng đi hạnh phúcan lạc ngay trong cuộc đời này. Theo dõi suốt 3 khóa tu từ tu viện Lộc Uyển, tu viện Mộc Lan, tu viện Bích Nham, và tham dự những ngày chánh niệm ở các tu viện trên, tôi đã gặp khỏang 5 ngàn thiền sinh, cả người ngọai quốc đến người Việt Nam, đều chia sẻ niềm hạnh phúc của họ từ ngày được học pháp môn Làng Mai, họ đã tìm lại hạnh phúcsức khỏe mà tuởng chừng sắp bị tan vỡ. Nhiều người đã xúc động khóc vì mang ơn Thầy.

Chiều nay, đi dạo trong rừng phong tu viện Bích Nham, nghe tiếng nuớc chảy róc rách từ con suối nhỏ, nghe tiếng lá thu xào xạc dưới mỗi buớc chân đi, nghe tiếng gió rì rào, nhẹ cuốn theo muôn lá vàng rơi rụng, tôi thấy xót xa nhớ đến lời chia sẻ của của một thiếu phụ Việt Nam, chị đã chảy nuớc mắt kể lại:

Buổi pháp thọai cuối cùng của Thầy ở tu viện Mộc Lan, một cựu chiến binh Mỹ đã lên hỏi một câu làm mọi người xúc động. Ông ta đã tham gia chiến tranh Việt Nam, đã gây ra tổn thất, mất mát nhiều cho cả người Việt lẫn dân tộc Mỹ. Bây giờ ông phải làm gì để xoa dịu niềm đau, nối lại truyền thông giữa đồng bào Mỹ - Việt. Thầy từ bi nhắc là dĩ vãng đã qua rồi. Hãy sống với hiện tại, mở cửa trái tim, nuôi dưỡng tình yêu thương cho bản thân mình, gia đìnhxã hội. Điều ông có thể bù đắp lại cho người Việt Nam là ông hãy trở lại Việt Nam, làm những điều tốt cho đất nuớc này theo khả năng của ông. Ví dụ như chung góp sửa lại những con đường, xây cái cầu cho trẻ em đi học, hay giúp đỡ các cháu nghèo khó, khuyết tật để các cháu được tiếp tục đến trường…..

Tôi đã làm điều thiện nguyện đó gần nửa cuộc đời, những đóng góp ít ỏi ấy như muối bỏ biển. Đất nuớc tôi còn nghèo lắm, cả vật chất lẫn tinh thần. Chỉ có con đường tu tập theo lời Bụt, sống tỉnh thức, nhìn lại tâm mình, nhận ra những điều phải trái, hành xử với tha nhân bằng tâm thương yêu chân thật, tấm lòng bao dung thì mới đưa mọi người đến hạnh phúc an lạc.

Muốn đưa một dân tộc đến thái bình thịnh vuợng, dân chủ tự do thật sự thì những người lãnh đạo phải biết thức tỉnh, biết đặt quyền lợihạnh phúc của nhân dân lên trên hết. Thực hiện một chế độ công bằng, đức trị, sáng suốt thì quê hương Việt Nam mới phát triển cùng thế giới năm châu, mới có tự do - hạnh phúc như khẩu hiệu mà quý vị lãnh đạo đã nêu ra hàng nửa thế kỷ rồi.

Tôi đang đi thảnh thơi trong rừng cây, tôi đang hưởng an lạc từng mỗi buớc chân. Trái tim tôi đang mở rộng, hòa với cái đẹp của đất trời. Tôi kinh ngạc nhìn sự thay đổi quá nhanh và kỳ diệu của rừng cây. Mới hai ngày trước, lá cây còn ngả màu vàng úa, nay đột nhiêntrở lại màu vàng tươi rồi đỏ thắm. Nhìn lên tàn cây rộng, tôi thấy có cụm lá còn xanh tươi, có cụm màu nâu, màu vàng, có cụm màu đỏ tươi, rồi đỏ thắm như màu rượu chát. Tôi mỉm cười nghĩ đến buổi văn nghệ tối qua, mãn khóa tu. Mỗi gia đình gó một tiết mục giúp vui. Thôi thì muôn màu muôn vẻ. Các em thiếu nhi đủ màu da lên diễn những màn kịch vui khiến khán giả cuời hả hê. Tôi chú ý đến tiết mục của gia đình đủ các màu da, chủng tộc. Mỗi người ra tự giới thiệu tên, quốc giatrình diễn đọan ngắn về văn hóa của dân tộc mình. Tôi thấy đông quá đi, nào da đen, da trắng, da màu, da vàng…Họ hát bài ca ….. chúng tôi đang là một trái tim chung, tiếng vỗ tay vang dậy cả thiền đường. Rừng cây hôm nay cũng mang đủ mọi màu sắc như nhân lọai vậy.

Đến tiết mục của gia đình cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến tranh Việt Nam, chúng tôi có mặt bên nhau để nói lên khát vọng hòa bình: Tòan thể nhân lọai, không phân biệt màu da, tôn giáo, đều mong đựơc sống bình yên, an lạc trong tình thương yêu của tất cả mọi người. Chúng tôi đã hát vang bài ca : Chúng tôi yêu hòa bình. Chúng tôi chống chiến tranh. Chúng tôi muốn cho thế hệ con cháu chúng tôi yêu hòa bình, chông chiến tranh. Tất cả mọi người đêu hát theo, đều giơ cao bàn tay xua đuổi bóng tối chiến tranh, ôm ấp vào trái tim hai chữ hòa bình.

Bầu không khí nhiệt huyết sôi động làm tôi sống lại tuổi thanh xuân. Tôi muốn làm đựơc điều gì tốt đẹp cho quê hương,

Tôi đã làm từ mấy chục năm nay bằng chương trình học bổng Hiểu & Thương và Hoa Tình Thương để giúp cho các cháu học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Chỉ có giúp cho các cháu đựợc đi học, trau giồi ý thức đạo đức làm người, mở rộng trai tim vị tha. Tôi nghĩ, chỉ có cách đó mới có thể đưa đất nuớc Việt Nam tiến đến nền hòa bình, thịnh vượng.

Tiếng chuông chiều gọi chúng tôi về. Hôm nay là ngày giỗ Tổ Thiền sư Khương Tăng Hội, cũng là ngày sinh nhật của Thầy. Tôi đi bên cạnh em, niềm biết ơn tràn ngập trong lòng. Tôi cảm ơn em đã dẫn tôi đi thăm rừng thu là đỏ, đã tiếp nối con đừong của đức Bụt, của Tổ Khương Tăng Hội, của Thầy. Tôi cảm ơn Bụt và các vị Tổ Sư đã khai sáng đạo Bụt cho đất nuớc Việt Nam và, nhất là tôi cảm ơn Thầy đã trao truyền cho tòan thể thế giới pháp môn Thiền Chánh Niệm để chúng tôi nhân diện ra những tâm hành tốt xấu, chuyển hóa khổ đau thành an lạc, chuyển hóa ghét ganh thành hỷ xả, chuyển hóa hận thù thành yêu thương.

Rừng cây mùa thu lá vàng - nâu - đỏ
Tiếng em cười, giọt nắng long lanh
Mắt em tròn, trời thu xanh biếc.
Áo em dài, ngàn lá thu bay.
Trong chánh niệm, bàn chân em bước nhẹ
Ngón tay mềm chắp búp hoa sen
Em hiện hữu như dòng sông tuôn chảy
Nuớc thủy triều rào rạt sóng yêu thương.
Pháp âm thiền mang khắp muôn phương
Đuốc chánh niệm sáng soi niềm hạnh phúc.
Rừng cây chiều nay lá vàng nghiêng đổ
Em trở về trong bóng dáng tăng thân
Mắt em cười, long lanh màu sóng biếc
Áo nâu dài, em gói yêu thương,
Tu Viện Bích Nham, 11-11-2011
 Chân Y Nghiêm
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1348)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1322)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1364)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1327)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1283)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1492)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1567)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1610)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1504)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1454)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1241)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1381)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1355)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1440)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1467)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1547)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1395)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1511)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1403)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1365)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1441)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1373)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1548)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1804)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1492)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1800)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1384)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1316)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1529)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1374)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1452)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1611)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1819)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1846)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1655)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1846)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1548)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1500)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2026)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1619)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1550)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1492)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1468)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1547)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1409)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1702)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1671)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1528)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant