Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phía sau cánh cửa…

25 Tháng Hai 201200:00(Xem: 17550)
Phía sau cánh cửa…


blank
Mái nhà quê - Ảnh: Thaiphong

Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.

Không đẹp đẽ, trang hoàng như tường rào, cửa sắt. Chiếc cửa sau nhà đa số đều là những cánh cửa gỗ. Và tất cả mọi hoạt động của con người, sự vật đều được khắc họa sau cánh cửa đó.

Mỗi khi ở nhà một mình để trông nhà cho bố mẹ đi làm đồng xa, tôi thường ra bậc cửa sau để nhìn những ngôi nhà rúm ró trong khói chiều bảng lảng, để nghe tiếng chim gù trên mấy nhành tre buông xõa. Và cũng cánh cửa đó, mỗi lúc bị ông cho ăn roi, tôi thường ra đó ngồi một mình để khóc thút thít, cạnh đó có hang dế, nó mở mắt nhìn tôi đầy vẻ giễu cợt.

Không phải là nơi ra vào nhiều như cánh cửa chính phía trước nhà, nhưng cánh cửa sau là một nơi để sinh hoạt, để “cất giấu” những điều gì đó thiêng liêng quá đỗi. Cách khu vườn nhà tôi có con kênh hiền hòa chảy qua, chị tôi thường ra đó giặt quần áo khi ánh bình minh chảy đầy trên vai áo chị. Và ánh hoàng hôn nhuốm một màu đỏ trên mi mắt chị mỗi khi chiều về, chị thường dắt trâu ra đó uống nước.

Cánh cửa sau như là một bức chân dung, để vẽ thêm những gì thật sinh động cho một cuộc sống ở thôn quê. Chúng tôi thường ra sau cánh cửa ngồi đó vào mỗi buổi trưa, để xem lũ trẻ hóng hớt rong chơi, vài ba đứa lên bảy rồi mà vẫn cởi truồng… tồng ngồng!

Bước qua cánh cửa sau ấy là khu vườn đầy tiếng chim kêu, đầy nắng, đầy gió và nó đã lưu giữ những khoảnh khắc, những cái nhìn xa xăm của bà tôi. Bên khung cửa, bà nhìn ánh nắng tắt dần để gọi đêm về buông xuống khu vườn. 

Người trong làng tôi thường thích qua lại với nhau bằng cánh cửa sau. Nhà này sát nhà kia, chỉ cần giẫm lên cái bờ rào dâm bụt, hay bụi cây là đến cửa sau, ngay chái bếp cũ mà tỉ tê tâm sự. Đó cũng là nơi sinh hoạt của gia đình tôi với một vài gia đình láng giềng nằm san sát nhau. Mỗi khi vào cuối mùa thu hoạch ngô, khoai gì đó, mặc dầu nồi vẫn đặt trên bếp chờ cho trái bắp, củ khoai chín dần, thì đã thấy mấy chị hàng xóm “nhiệt tình” qua trải chiếu dưới gốc ổi để nói chuyện với nhau cởi mở.

Từ cánh cửa sau bước ra là cái chái bếp già nua. Còm cõi. Rêu phong theo thời gian, đã trải qua nhiều thế hệ. Ở đó lúc nào cũng có bóng mẹ gầy guộc ngày hai lần nhóm lửa. Ở đó có người ông, người bà ngày ngày đẩy cánh cửa sau chống gậy ra ngoài vườn thắc thỏm xem quả mít, trái ổi đã chín chưa, để phần cho con cháu.

Và từ cánh cửa sau bước ra ngoài vườn, nơi đó cũng là nơi mẹ đã chôn nhau cắt rốn chị em tôi mỗi lần hạ sinh. Và cạnh đó có bụi chuối xanh xanh với mấy búp chuối đỏ chót nằm vắt vẻo trên cao. Có cả mấy tổ chim sẻ đang làm tổ trên cây ổi.

Cánh cửa phía sau nhà như mở ra một thế giới riêng thật đẹp, thật bình dị đối với đời sống thôn quê. Để rồi cánh cửa đó trở thành một vật gì thiêng liêng quá đỗi, mà chỉ có ngôn ngữ trái tim mới định nghĩa được.

Mỗi khi đến ngày rằm, khi ánh trăng bồng bềnh trôi qua khe cửa, chị em tôi thường ngồi trên chiếc giường tre của ông tôi để ngắm chị Hằng, ngắm chú Cuội. Và để nghe hương ổi hương cau chùng chình trong gió ùa về phía cửa.

Tạo cửa, làm nhà thường là công việc của một người đàn ông, nhưng trong mỗi gia đình, đằng sau cánh cửa bếp là bóng dáng của người phụ nữ, người mẹ, người vợ, từ khi về làm dâu cho đến khi có con, có cháu. Tiếp nối từ đời này qua đời khác.

Trong câu hát xưa, đã thấp thoáng hình ảnh của cánh cửa phía sau nhà, nơi đó như là một chỗ tựa để người con gái nhớ về quê hương khi lấy chồng xa xứ:

“Chiều chiều ra đứng cửa sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Mẹ tôi thường kể lại rằng, ngày mẹ mới đi lấy chồng, ngoài việc bếp núc, gắn bó với mảnh vườn, thớ đất, mỗi khi nghe tiếng chim vịt kêu chiều mẹ tôi thường tựa vào đó ngóng về phía chân trời xa xa, đỏ quạch ánh hoàng hôn để nhớ về quê nhà, thương cha mẹ nhiều hơn.

Cứ như một nhịp kim đồng hồ, bên cánh cửa phía sau nhà đó, mẹ tôi thường ngóng về quê cũ, lâu dần thành một thói quen, để rồi từ cái “chiều chiều” đó đã trở thành cái “chín chiều” trong trái tim vỡ vụn, lo toan của người con gái lấy chồng xa.

Chái bếp phía sau cánh cửa, đó là nơi mà nồi cơm nguội, niêu nước chè mẹ đã để sẵn cho chúng tôi khi không có nhà. Mỗi khi đi học về, chúng tôi thường ngồi trên bậc cửa để nhấm nháp từng miếng cơm nguội với nồi canh cua đồng mát rượi.

Vào những buổi trưa hè không ngủ, nhìn thấy lũ bạn thập thò ngoài cửa sổ, tôi thường rón rén ra cửa sau để theo chúng nó nhảy dây, mặc cho ngọn roi dâu của bố đang nằm vắt vẻo trên phên, như muốn đe dọa những trận đòn.

Tiếng gà mái cục tác tìm mồi, gà con chim chíp và những thân cây vừa đâm chồi nảy lộc, tiếng xối nước ào ào bên chum nước của em tôi, cùng cảnh mẹ tần tảo sàn thóc… Tất cả đều được khắc họa qua cánh cửa màu xanh mộc mạc, thấm đượm tình quê, tình người ấy.

đâu đó, cánh cửa sau còn chứa trong mình những tục lệ mà ngày xưa ông bà ta đã để lại. Những đôi lứa yêu nhau, nhưng vì lỡ “ăn cơm trước kẻng”, đến khi rước dâu, người ta thường rước vào cửa sau để tránh đi những điều tai tiếng, và tránh đi những gì được cho là không hay trong gia đình chồng.

Và từ cánh cửa sau trong thực tế, nó được dùng như một khái niệm để chỉ những công việc, những cách nói, cách hiểu trong mối quan hệ xã hội ngày nay.

Hình ảnh cánh cửa sau trong mỗi gia đình, đã góp phần rất lớn vào sinh hoạt cũng như nếp sống, nếp nghĩ trên mỗi chặng đường quê. Và cánh cửa ấy, thế giới ấy là một nhịp cầu để gắn liền tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm từ ngày này qua tháng nọ, trong tâm thức của tất cả những người con yêu quê và nhớ quê.


Thanh Trâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1538)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1571)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1417)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1832)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1590)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1361)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1660)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2198)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1918)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1271)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1452)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1453)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1736)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1501)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1361)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1504)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1454)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1771)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1476)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1434)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1447)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1526)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1710)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1601)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1541)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1430)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1517)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1282)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1988)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1394)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1550)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2932)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1556)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1745)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1604)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2050)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1591)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1791)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 2001)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2186)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1659)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2625)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1722)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1897)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1862)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1634)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2366)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1806)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1872)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1737)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant