Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhìn Về Tương Lai

15 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 13706)
Nhìn Về Tương Lai
 

NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

Thích Như Điển

 

tuonglaiCác vị Thiền Sư thường hay bảo rằng "quá khứ là những gì đã trôi qua, vị lai là những gì chưa đến; chỉ có hiện tại mới là những giây phút thật tuyệt vời". Điều ấy hẳn nhiên đã đúng rồi. Nếu ai biết tỉnh thức trong giây phút hiện tại, tức là biết làm chủ thân và tâm của mình; làm chủ từng hơi thở, làm chủ trong từng sát na sanh diệt.

Riêng tôi có cái nhìn khác đi một tí. Nghĩa là: "nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có". Cái nầy sẽ là cái nhân của cái kia và cái kia sẽ là cái quả của cái nọ. Nếu quá khứ tốt, thì hiện tại sẽ tốt; nếu hiện tại tốt thì vị lai sẽ không xấu. Đó là nhân quả; đó là tương tức; đó là những hệ lụy tự nhiên, không tiêu cực mà cũng chẳng tích cực.

Hơn 30 năm ở xứ Đức nầy, tôi đã đem hết tâm tình và khả năng của mình để bồi đắp tâm linh cho thế hệ trẻ và hỗ trợ tích cực cho thế hệ lớn tuổi trong lĩnh vực tinh thần. Rồi tôi cũng già đi và hôm nay nhìn lại quá khứ, thẩm định về tương lai, đang trụ giữa hiện tại, tôi an nhiên để cảm nhận được những điều như sau:

Hơn 30 năm về trước ở tại xứ Đức nầy mới chỉ có một vài người biết đánh mõ, tụng kinh và mặc chiếc áo tràng vào mỗi khi hành lễ. Thế mà sau hơn 30 năm đã có hằng trăm, hàng ngàn, hằng vạn chiếc áo tràng mặc vào để hành lễ tại các Đạo Tràng tu học khác nhau ở trong cũng như ngoài nước Đức. Nhìn thấy thế mà vui. Vì lẽ cái nhân đã ươm và cái quả đang gặt.

Ngày xưa, Phật Tử chuông mõ không rành; còn bây giờ có những Đạo Tràng, Phật Tử cũng có thể xử dụng chuông mõ cho việc tán tụng nữa. Giọng điệu thật thiền vị, không ồ ồ với giọng lên xuống không đều như ở thuở ban đầu. Họ tự làm chủ lễ khi không có Thầy, Cô hướng dẫn. Có nhiều nơi họ tự hướng dẫn Phật Pháp cho nhau. Quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu!

Phật Pháp hay nói đúng hơn là hình ảnh của Đạo Phật ngày xưa chỉ thấy ở chùa; nhưng sau hơn 30 năm những hình ảnh của tượng Phật, Bồ Tát, cách thờ tự, trang trí một bàn thờ thật trang nghiêm đã có mặt tại mỗi gia đình Phật Tử; không những chỉ ở những gia đình có người lớn tuổi, vốn theo Đạo Phật truyền thống, mà còn hiện diện nơi những gia đình của những cặp vợ chồng trẻ. Họ là Bác sĩ, Kỹ sư, Kiến trúc sư v.v... Họ ăn chay trường hay ăn chay kỳ. Họ đi tụng kinh bái sám, tụng giới rất đều đặn, ở những ngôi chùa, đạo tràng hoặc tư gia.

Từ việc bắt đầu quy y Tam Bảo, thọ trì năm giới cấm; những Phật Tử nầy đã nghiên cứu, học hỏithực hành Bát Quan Trai giới để họ tự hành trì tại nhà mình hay tại chùa. Rồi họ tiến lên thọ Thập Thiện, Bồ Tát Giới tại gia. Trong đó cũng không hiếm có những người xin xuất gia đầu Phật ở tuổi trung niên.

Từ việc thực hành hạnh từ bi, ăn chay, niệm Phật ấy, họ đã vào đời bằng những tay nghề đã được trang bị với tinh thần của Lục Độ vạn hạnh. Họ là những người lớn tuổi, trung niên hay thanh thiếu niên, không kể tuổi tác. Họ lao vào những hạnh nguyện độ đời và trong gia đình họ được Phật hóa. Ví dụ như khi con cái ăn chay trường thì cha mẹ cũng nấu chay cho con cái và ăn chay luôn cả nhà. Đây là một hình ảnh đẹp mà tôi đã chứng kiến qua tại nước Đức nầy. Có thể nói rằng: Đạo Phật ngày nay không còn ở tại chùa nữa, mà đã hiện diện ở trong mọi gia đình của người Phật Tử tại đây.

Họ hoan hỷ bố thí, cúng dường cho việc từ thiện làm lợi ích cho tha nhân như: xây chùa, đúc tượng, tô chuông, phóng sanh, mổ mắt tìm lại ánh sáng, giúp các trại cùi, cô nhi viện, người khuyết tật v.v... thật là những hành động thiết thực, nhằm xoa dịu những nỗi đau trầm thống của con người trong cõi thế nầy. Vì họ ý thức được rằng: cái lạnh của đôi bàn chân, vì không có vớ mang vào; không quan trọng bằng cái khổ của những con người không còn có đôi chân để được mang vớ vào nữa. Họ ý thức rất rõ về những đồng tiền làm việc từ thiện của họ.

Đồng tiền họ bỏ vào để xây dựng ngôi Tam Bảo, họ biết rằng nó không bị mai một bởi thời gian và năm tháng. Vì lẽ một thước đất cúng chùa; một miếng ngói đóng góp cho chùa, nó vẫn còn đó với thời gian. Không những chỉ có họ và riêng gia đình họ hưởng được phước đức hữu lậu kia, mà còn dành cho những người đến sau họ nữa. Vì lẽ mái chùa nầy đã che chở gia đình họ và xa hơn nữa, che chở cả hồn dân tộc của mình. Khi con trẻ của họ lớn lên, nếu có bạn bè tại nơi ấy hỏi rằng: văn hóa của dân tộc bạn là gì? thì có lẽ con em của quý vị không thể giới thiệu cho bạn bè của chúng nó là nhà hàng nấu ăn kia, mà chúng sẽ chỉ hình ảnh của một ngôi chùa hiện hữu ở gần nơi đó.

Vị Đại Sư Tulku Throndop, tác giả cuốn sách: Chết an lạc, tái sanh hoan hỷ, mà Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng ở Úc và cá nhân tôi đã có cơ hội dịch sang từ tiếng Anh qua tiếng Việt định nghĩa về công đứcphước đức như sau: Cũng giống như những giọt nước mưa từ hư không vô tận kia, tuy nhỏ bé; nhưng từng giọt, từng giọt sẽ rơi lên mặt đất; rồi những giọt nước ấy chảy vào ao, ra hồ; tiếp đến ra sông, rồi cuối cùng vận chuyển ra biển. Trong biển cả đại dương kia chứa đựng rất nhiều nước. Khi nào trong biển cả bao la ấy không còn nước nữa thì giọt nước ban đầu mới không có giá trị. Cũng như thế ấy, chúng ta là những người Phật Tử xuất giatại gia. Chúng ta đến trước tượng Phật đảnh lễ 3 lễ, đốt một nén nhang cúng Phật, mang đến chùa một ít hoa tươi, một đĩa trái cây; hay nhẫn đến việc chẳng mang gì cả, chỉ có một tâm niệm hướng về chùa và cũng có lắm người cúng từng viên gạch, từng đồng tiền lớn nhỏ vào chùa để xây dựng ngôi Tam Bảo v.v... chỉ chừng ấy thôi. Nó là những công đức được tích tụ qua bao đời cũng giống như những giọt nước mưa kia để chúng ta tạo thành một vị giác ngộ về sau nầy. Nó cũng giống như những giọt nước mưa ban đầu kia. Tuy nhỏ nhoi; nhưng chúng là những phần tử của nước biển trong đại dương ấy. Ở đây việc làm phước, tạo ra cái đức cũng vậy. Với một vị Chánh Biến Tri, một vị Thiện Thệ, không thể thiếu những phước đức ban đầu ấy; tuy nhỏ nhoi, thô sơ nhưng rất cần thiết cho một vị giác ngộ trong tương lai vậy.

Ngồi trên chánh điện chùa Viên Giác hay tại các tư gia của các Phật Tử khi có dịp thăm viếng, tôi quan sátnhận ra rằng cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề giáo dục con cái của mình. Từ những bước chân chập chững vào đời, đứa bé đã theo mẹ cha suốt một hành trình dài như vậy để cha mẹ uốn nắn chúng nên người. Những cái chắp hai tay bằng những búp sen non mơn mởn, những cái cúi đầu hay những câu: A Di Đà Phật qua cha mẹ hướng dẫn cho con mình là hãy: Chào Thầy đi con! Chào Sư Ông đi con! Trông đẹp làm sao dưới làn mắt đen tuyền ấy cũng như những hành động hồn nhiên của tuổi thơ có lúc như thế nầy hay thế khác.

Những lần đầu chúng theo cha mẹ đi chùa; nhưng những lần sau lớn khôn hơn, chúng tự xin cha mẹ đi về chùa để gặp gỡ bạn bè cùng trang lứa vui chơilễ Phật. Rồi từ đó các em gia nhập vào các trại hè Thanh Thiếu Niên hay Oanh Vũ, hoặc ngành Thiếu, ngành Thanh trong Gia Đình Phật Tử. Ban đầu với những rụt rè, e lệ; nhưng những bước theo sau đó là hiền ngoan kèm thêm một ít ngỗ nghịch của tuổi thơ.

Mới đây tại Neuss vào những ngày lễ Phục Sinh kể từ 26 tháng 5 đến ngày 28 tháng 5 năm 2012 đã có một trại Thanh Thiếu Niên do các anh chị Trưởng của các Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Đức Quốc hướng dẫn đã có 230 em như thế đến tham dự trại. Một số quý Thầy, quý Cô trong Chi Bộ lo hướng dẫn cho các em học giáo lý và chơi trò chơi; riêng Thượng Tọa Thích Thông Trí và tôi, chăm sóc tinh thần cho 70 vị làm cha mẹ, ông bà của những trẻ thơ ấy. Đi đâu có con nhỏ là cha mẹ hay ông bà phải đi kèm. Cho nên một trại tu học hay huấn luyện luôn luôn có cả hai hay nhiều thành phần tham dự như vậy. Nhìn các em sinh hoạt với lứa tuổi hồn nhiên của mình, tôi cảm thấy vui. Vì tre đã quá già và măng bây giờ thì đang thi đua nhau mọc và được trưởng thành trong xứ sở tự do như nước Đức nầy, thì còn gì để tán dương hơn được nữa.

Năm nay nhuần 2 tháng tư âm lịch, nên lễ Phật Đản Sinh lần thứ 2636 và Phật lịch 2556 (2012) cử hành lễ trễ hơn thường lệ gần một tháng. Nghĩa là ngày 1 đến ngày 3 tháng 6 mới tổ chức. Những tưởng rằng ít người về chùa tham dự. Nào ngờ cả hơn 6.000 người về chùa Viên Giác trong 3 ngày lễ ấy. Quả là một điều kỳ diệu. Việc nầy có thể giải thích bằng nhiều nguyên do khác nhau; nhưng nguyên nhân chính vẫn là thời gian tổ chức các lễ Vu Lan, Phật Đản tại chùa Viên Giác nói riêng hay các chùa Việt Nam trên nước Đức nói chung, đều đăng tải trên trang nhà Viên Giác cũng như qua báo Viên Giác, đồng bào Phật Tử khắp nơi đã biết trước đó cả gần một năm; nên những người đi làm đã lấy ngày nghỉ trước để về chùa tham dự lễ, mặc dầu những ngày ấy có mưa nắng hay bão tố v.v... vẫn đông người như thường.

Lý do khác là có những ca sĩ nổi tiếng như Mạnh Quỳnh và Phi Nhung hát vào tối thứ bảy ngày 2 tháng 6 tại hội trường của chùa, vào cửa miễn phí; cho nên thanh niên nam nữ chở đưa cha mẹ về chùa vừa đi lễ Phật, vừa xem ca hát rất đông. Đây là lý do tâm lý quần chúng mà ai ai cũng phải công nhận như vậy. Kể từ hơn 30 năm nay chùa Viên Giác luôn luôn tạo cơ hội như vậy để các nghệ sĩ đến với bà con Phật Tử; đồng thời Phật Tử từ xa năm bảy trăm cây số về chùa một công hai ba chuyện luôn thể. Nào là gặp gỡ bà con lâu ngày không có cơ hội; nay thì cơ duyên đã đến để hàn huyên, nào là nam thanh nữ tú v.v...

Trong đêm văn nghệ hôm 2 tháng 6 năm 2012 vừa qua, bản thân tôi cảm động vô cùng. Vì lẽ những màn trình diễn của các em Oanh Vũ của bảy Gia Đình Phật Tử hiện có mặt tại nước Đức từ Bắc xuống Nam như: Minh Hải, Chánh Giác, Pháp Quang, Tâm Minh, Chánh Niệm, Chánh Dũng và Chánh Tín đã là những hạt nhân chính trong các điệu múa Dân Tộc và ca hát Phật Giáo. Nay tuổi đã 64, khi nhìn các em ở tuổi 9, 10 đứng trên sân khấu hát ví von tiếng Việt và múa những điệu múa Dân Tộc, làm chạnh lòng nhớ đến quê hương, đến Giáo Hội, đến tương lai của Đạo Pháp; nên niềm tâm cảm lại càng lắng đọng sâu hơn khi những tiếng nhạc đã trôi vào khoảng không gian cô tịch ấy. Nhìn những cánh chim non Oanh Vũ hay những Đoàn Sinh ngành Thiếu và ngành Thanh mà tôi vui trong lòng, như chưa bao giờ được vui như vậy. Vì lẽ trước mặt mình đã có người trải đường dẫn lối và sau lưng mình đang có bao nhiêu thế hệ dõi bước theo. Như thế còn gì ý nghĩa hơn! Những việc nầy trước đây hơn 30 năm tôi đã chẳng ước mong, chẳng đợi chờ. Thế nhưng ngày nay lại có. Điều nầy chỉ có thể nói được với bốn chữ: "bất khả tư nghì" mà thôi. Ngoài ra khó thể nói hết nên lời, mà chỉ bằng sự cảm nhận vậy.

Mỗi lần lễ như thế hơn 20 Chi Hội có mặt khắp nơi trên nước Đức đều vân tập về chùa để cùng với Ban Chấp Hành của Hội Phật Tử lo đảm nhận khâu tổ chức và hành chánh của chùa Viên Giác trong những ngày Đại Lễ. Đây là những hình ảnh đẹp tuyệt vời mà ít nơi nào trên thế giới nầy có được. Họ là những người lớn tuổi, kẻ trung niên hay những thanh niên nhanh lẹ đang có mặt trong các Ban Chấp Hành của các Chi Hội đã hăng say trong công việc của mình để vun bồi và bảo vệ chốn Tổ, quyết không để cho mai một với thời gian và năm tháng. Họ phân công và chịu trách nhiệm trong các khâu trật tự, đậu xe, ẩm thực, phát hành phiếu ăn, vệ sinh v.v... thật nhịp nhàng và linh động. Không ai phiền ai, không ai trách ai dầu là một nếp nhăn nhỏ trên trán. Tất cả đều nhoẻn miệng cười, khi một lỗi lầm xảy ra với người đối diện.

Rồi các chùa trên nước Đức và có thêm nhiều chùa ở Âu Châu cũng về dọn hàng quán bán thực phẩm chay để gây quỹ cho chùa mình trong những ngày Đại Lễ tại chùa Viên Giác có năm, sáu ngàn người về tham dự như vậy. Đây là điều hay ít có, mà chùa Viên Giác đã nhận được từ các chùa và chùa Viên Giác phải cảm ơn những chùa khác tại đây. Vì lẽ một mình chùa Viên Giác, Ban Trai Soạn sẽ không thể đáp ứng chỉ riêng cho khâu ẩm thực cho từng ấy người trong 3 ngày và mỗi ngày 3 bữa ăn như vậy. Nếu vài ba trăm người thì chùa lo nổi; nhưng với số lượng như vậy số khách ăn uống sẽ giãn ra trong nhiều gian hàng. Họ tìm món nào thích khẩu vị với họ để nhập cuộc. Nếu hàng quán nào có món ngon, vật lạ, giá phải chăng... thì sẽ được chiếu cố nhiều hơn, khách lai vãng nhiều và số thu tăng hơn thường lệ. Đây là một sự cạnh tranhtrách nhiệm, mà người tiêu dùng chiếm lợi thế. Vì lẽ nếu hàng quán đó nấu dở mà còn bán giá mắt mỏ nữa, thì chắc chắn lại ế hàng. Từ đó người bán phải suy nghĩ lại cách làm ăn của mình.

Trước đây mỗi chùa cúng dường cho chư Tăng Ni về tham dự một bữa ăn trong 3 ngày như vậy. Đây cũng là một hình ảnh đẹp, khó thấy được ở ngoại quốc ngày nay. Trước đây có các chùa như: Bảo Quang, Thiện Hòa, Quan Âm, Phật Bảo, Phật Huệ, Tâm Giác v.v... nay chỉ còn Linh Thứu, Tam Bảo, Phổ Hiền và một số các Chi Hội phụ trách. Do vậy Thầy trụ trì Thích Hạnh Giới chuyển việc tạo phước nầy qua cho các nhóm Phật Tử xuyên quốc gia đảm trách. Họ vui vẻ để nhận làm; mặc dầu công việc bếp núc suốt trong 3 ngày lễ còn lo ăn uống, cúng dường trai tăng cho năm, sáu chục vị không phải là chuyện đơn thuần.

Trước khi lễ và sau khi lễ có cả hằng chục, hằng trăm quý bác, quý anh chị về chùa lo chuẩn bị cho những ngày Đại Lễ và dọn dẹp sau khi lễ đã xong. Những công việc có tên hay không tên đều giống nhau. Vì tất cả mọi người đều ý niệm rằng: Đây là việc Đạo để tạo ra phước đức. Cho nên chẳng ai từ nan việc nặng nhẹ gì cả, mà ai cũng cố tâm thực hành nhẫn nhục, chịu khó, hy hiến tinh thầnsức lực của mình để việc chung sớm thành tựu viên mãn.

Trong khi tổ chức một đại lễ cho năm, bảy ngàn người như vậy không phải là một chuyện đơn thuần. Nghĩa là người nào việc ấy; chuyện ai nấy làm, không ai được quyền xen lấn vào trách nhiệm của người khác. Đây là một trong những điều kiện căn bản cần thiết nhất để đi đến thành công. Nếu không làm được như vậy thì khó thành tựu những việc lớn khác.

Những hàng quán thực phẩm, áo quần, rau cải, hoa quả bày bán nhan nhản khắp nơi trong sân chùa để chào khách. Đây là cơ hội để mua sắm cúng Phật hay mang về nhà. Nó không thuần là chuyện mua bán bình thường, mà vật ấy được xuất phát từ cửa chùa, mặc dầu chủ nhân của đa phần những món đồ ấy không phải là chùa Viên Giác. Có thể Viên Giác chỉ là một cái duyên, một cái móc nối để người đến với người, để vật trao đổi được thể hiện qua một sự tin tưởng cao hơn bình thường.

Năm nay (2012) lễ Phật Đản có độ 6.000 người về chùa dự lễ. Trong ấy khoảng 4.000 người là giới trẻ. Qua những buổi giảng pháp, tụng kinh hay đi thăm viếng chung quanh chùa, tôi đã gặp họ, trao đổi với họ, mà cảm xúc lại dâng cao. Vì lẽ những thế hệ được tiếp nối theo thế hệ không bao giờ dứt. Những tưởng rằng: Người trẻ ngày nay ít hay không quan tâm đến vấn đề Tôn Giáo nữa; nhưng điều ấy mọi người đã lầm. Vì tôn giáohơi thở của cuộc sống tâm linh; nên lúc nào con người cũng phải cần đến. Thiếu nó, người ta sẽ dễ bị chết ngộp trong cuộc sống vốn nhiều khốn khổ nầy.

Nhìn những người trẻ đi chùa, dầu bất cứ dưới hình thức hay điều kiện nào đi nữa, tôi vẫn cảm thấy vui. Vì nếu tre già mà măng chưa mọc, thì ai có thể thay thế vào đây để gánh vác việc chùa. Từ đó "tâm truyền tâm", "thế hệ nầy chuyền qua thế hệ khác" là một việc làm hệ trọng vô cùng. Tuy là vô hình; nhưng rất cần thiết cho bây giờ và mai hậu.

Họ có thể là Phật Tử, con nhà lành hay những người khác đạo. Nếu dưới mái hiên chùa che chở được những tâm hồn hướng thượng như vậy cũng quý thôi. Có như thế cha mẹ họ sẽ an tâm hơn. Vì:

Trai khôn tìm vợ chợ đông,

Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân.

Ngày nay sa trường không còn là nơi thi thố hơn thua xáp trận như ngày xưa của người thanh niên giữa ba quân tướng sĩ nữa; mà là sự tìm hiểu, thông cảm, quen biết, chia xẻ, biết cảm thông v.v... thì mới mong tìm ra được hạnh phúc chân thật, đôi khi có khác nhau trong niềm tin Tôn Giáo đi chăng nữa; nhưng nếu được cả hai người nam và người nữ cùng tín ngưỡng thì vẫn quý hóa. Đây là những điều kiện căn bản để đưa đến việc dễ dãi hơn về sau nầy cho những thế hệ con cái của mình.

Người đàn bà ngày xưa ít học; nhưng thế hệ bây giờ đa số được đào tạo ở các Đại Học; cho nên người con trai không cần ra chợ; nơi có đông người để tìm vợ. Đây là do sự tiến bộ của khoa học, của thời gian và của hoàn cảnh, ở vào mỗi thời mỗi khác nhau. Nhưng nếu không có những cái cũ ngày xưa ấy thì sẽ không có cái mới bây giờ. Ngày mai đây và xa hơn thế nữa, sẽ không giống như ngày hôm nay. Vì chẳng có ai tắm được hai lần trong cùng một dòng nước. Đây là định luật của thiên nhiên, đất trời và vạn vật.

Nếu tìm được người chồng hay người vợ lý tưởng, hợp nhau ở mọi phương diện thì còn gì quý hóa hơn bằng; nhưng tất cả chúng ta sanh ra trong đời nầy đều vì nghiệp lựcthành tựu; cho nên cái nghiệp ấy sẽ lôi kéo con người từ chỗ ác đến chỗ thiện; đôi khi ngược lại cũng nên. Đó là nhân duyên, là phước báu, là nghiệp lực của từng chúng sanh một, nghiệp sẽ chiêu cảm mình trong mọi hoàn cảnh và tình huống của cuộc đời; nhưng chúng ta vẫn có thể chuyển nghiệp được, nếu chúng ta thực sự muốn hoán đổi và nếu tự lực yếu thì phải cần đến tha lực của chư Phật và chư vị Bồ Tát; nhất là theo bổn nguyện lực của Đức Phật A Di Đà dựa theo lời nguyện thứ 18 của Ngài, thì chúng ta vững tin hơn, khi vẫn còn trầm luân trong cõi thế, hay thác sanh về một cảnh giới Tịnh Độ nào đó của chư Phật.

Điều lấy làm lạ là trong suốt hơn 30 năm qua, mỗi lần chùa Viên Giác tổ chức lễ Phật Đản hay lễ Vu Lan, trời vẫn nắng một cuối tuần trước và sau đó; nhưng tuần lễ chùa tổ chức trời lại kéo mây đến vần vũ trên bầu trời, như hù dọa mọi người. Nào giông bão, nào tuyết rơi, nào gió chướng; nhưng được một cái là đến ngày thứ sáu trời bắt đầu hừng sáng phía Đông, mây kéo về phía Tây, rồi chân trời lại tỏ rạng dần dần, ai nấy đều mừng rỡ và đều mong rằng: "Sau cơn mưa, trời lại sáng". Đó là chân lý; nhưng khi nào mưa và khi nào sáng, quả thật đó chỉ là chuyện của đất trời, mưa gió, chứ không phải chuyện làm chủ của con người.

Thế rồi suốt ngày thứ bảy trời quang mây tạnh. Cứ từng đoàn người, từng xe buýt đổ xuống trước cổng chùa và cứ thế cứ thế sân chùa mỗi lúc mỗi chật hẹp hơn. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng chào, tiếng hỏi lại làm náo động cả một không gian cô tịch của chốn Thiền môn nầy. Có khi tối thứ bảy ông Trời nhả ngọc phun châu để thử lòng người; nhưng mưa nặng hạt nhất vẫn là sau giờ lễ Phật Đản hay lễ Vu Lan đã cử hành trên chánh điện. Chiều chủ nhật sẽ là một chiều mưa vần vũ và đôi khi kéo sang cả ngày thứ hai nữa. Lúc ấy mặt trời lại cao hơn và khi càng cao mặt trời càng chứng tỏ sự ngự trị thiên nhiêncon người của mặt trời vẫn còn có giá trị.

Tôi vẫn nói: mình thuộc mạng hỏa, mà tích lịch hỏa nữa; cho nên trời làm mưa để rưới tắt não phiền chăng? Nhưng sau đời Trụ trì thứ nhất Thầy Thích Hạnh Tấn, rồi đời Trụ trì thứ hai Thầy Hạnh Giới, những vị nầy không phải mạng hỏa, mà Trời vẫn mưa và vẫn hù dọa như thường. Điều ấy cho đến nay chưa có ai lý giải được.

Nhìn về tương lai là một tiêu đề tương đối khá rộng lớn, mà đa phần là những thành quả có được trong mấy mươi năm qua. Hầu hết là những việc hay, việc tốt; còn việc dở xấu, không phải là không có; nhưng với tôi, vấn đềgiải quyết vấn đề, chứ không phải chạy trốn vấn đề. Vì nếu chúng ta chạy trốn vấn đề nầy, thì vấn đề khác vẫn có thể ập đến với chúng ta như thường. Lúc ấy chúng ta phải làm sao đây? Phải chạy trốn tiếp tục, hay đối diện với sự thật ?

Có những thế giới toàn thiện như các bậc A La Hán, chư vị Bồ Tát, chư Phật trong mười phương vô biên thế giới. Các Ngài là những người chẳng gây nên lỗi lầm. Cũng có những thế giới toàn là ác nghiệp. Đó là những thế giới của địa ngục, ngạ quỷsúc sanh. Riêng thế giới loài ngườithế giới của thiện ác lẫn lộn với nhau. Do đó con người có thể thăng tiến cao hơn vào các cảnh giới giải thoát khác, mà con người ấy cũng có thể đọa lạc vào chỗ thấp hèn hơn. Tất cả đều do chúng ta mà thôi. Từ đó tôi rút ra được một bài học cho mình là: Hãy nên chỉ nhìn cái tốt của người khác, để tâm ta tự tạian lạc hơn; không nên chỉ nhìn vào những dở xấu của người. Vì chúng ta cũng có nhiều thói hư tật xấu như thế. Vả lại cái hư, cái dở xấu của người, ta sẽ chẳng học hỏi được gì nhiều. Vậy tại sao chúng ta phải lao đầu vào đấy để phải lao tâm nhọc trí ?

Hơn 7.000 đệ tử tại gia và gần 50 đệ tử xuất gia, cũng có nhiều đệ tử xuất gia y chỉ nơi tôi, tôi xin cảm ơn họ rất nhiều. Vì từ họ, tôi đã học được những đức hy sinh, sự tận tụy, lòng tự trọng, sự nhẫn nại, sự hiểu biết, sự khiêm cung... chỉ ngần ấy việc, tôi học hỏi suốt một cuộc đời cũng chẳng xong và từ họ, tôi có được một tấm gương phản chiếu cho đời mình, trong sự tu cũng như sự học. Xin vô cùng niệm ân tất cả những người Đệ Tử xuất gia của tôi. Vì tôi là người có phước, luôn được họ hỗ trợ ở nhiều phương diện. Thầy trò trong hiện tại là sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong sự tu học; chứ chẳng phải chỉ là sự "gọi dạ bảo vâng" như ngày xưa nữa. Vì thời gian đã thay đổi; nên mọi việc cần phải đổi thay là vậy.

Tất cả mọi người đều là Thầy của chúng tachúng ta cũng là Thầy của mọi người. Nếu những gì người khác biết mà mình không biết, cần phải học. Ta phải đóng vai trò học trò mới có thể nhận được những cái gì cần thiết từ người Thầy dạy cho. Nếu những gì mình biết mà người khác không biết và cần học nơi mình thì mình sẽ là Thầy của những người không biết ấy. Đức Phật là một bậc Đại Giác Thế Tôn; nên Ngài là Thầy của Trời và Người, kể cả muôn loài chúng sanh. Còn chúng ta những chúng sanh đang chìm đắm trong sanh tử cũng chẳng khác nào người mù cầm đuốc trong đêm tối, để soi đường cho kẻ có mắt, để họ khỏi đụng nhằm khi không có ánh đèn kia.

Quả thật tất cả đều là tương duyên, tương sanh hay nói đúng hơn là tương tức. Cái nầy có, cái kia sẽ có; cái nầy sanh, cái kia sẽ sanh; cái nầy diệt, cái kia sẽ diệt. Chẳng có một cái gì trên thế gian nầy sống tách rời nhau mà có thể tồn tại được. Từ đó chúng ta có thể rút ra một kết luận rằng: Trong cái nầy có sự tồn tại của cái kia và trong cái kia có sự tồn tại của cái nầy. Do vậy sự hiện hữu của Anh cũng là sự hiện hữu của tôi và trong sự hiện hữu của tôi, đều chứa đựng sự hiện hữu của Anh, của muôn loài, vạn loại.


Viết xong tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg,

vào ngày 11 tháng 6 năm 2012


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11011)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11853)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11447)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 9632)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11498)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11143)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12746)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 14013)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11925)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15637)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11665)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13546)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7887)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12709)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12826)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14688)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15552)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12181)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13911)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 14111)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11650)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15443)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 13025)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11716)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16942)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 20149)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 16042)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13271)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13192)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13220)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15686)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12402)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13233)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15833)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13923)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15169)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13845)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13924)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 13113)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13796)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13675)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15354)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14770)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13947)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14218)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13469)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13428)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14694)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13922)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 15076)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant