Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm Chất Tôn Giáo Cần Thiết Cho Cuộc Đời

11 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 10191)
Phẩm Chất Tôn Giáo Cần Thiết Cho Cuộc Đời

pham_chat_ton_giaoPhẩm Chất Tôn Giáo Cần Thiết Cho Cuộc Đời

 

Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật. Trên bình diện lịch sử, phần lớn giáo chủ các tôn giáo trên thế giới đều là thượng đế, đấng sáng thế, thánh thần, hoặc là nhân vật thần bí được mặc khải xuống trần gian để thế thiên hành đạo. Những nhân cách như thế có lẽ khó có sự đồng cảm với thế thái nhân tình của con người trong cuộc sống đời thường. Bởi lẽ, ai đã từng khổ đau vì đổ vỡ hạnh phúc, tuyệt vọng vì thất bại trong cuộc sống mới cảm nhận được giá trị của niềm khích lệ, chia sẻ và cảm thông. Một nụ cười, một lời động viên, một sự an ủi trong những tình huống như thế sẽ là chiếc phao cứu sinh giữa biển đời đau khổ. Nói theo ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn Du “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Không ai cảm nhận một cách sâu sắc nỗi đau sanh lão bệnh tử, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ… của con người bằng chính con người! Không ai thấu hiểu được hạnh phúc lớn lao của người mẹ khi thấy đứa con chính mình sinh ra lớn khôn từng ngày bằng chính những bà mẹ. Nói khác đi, chỉ có con người mới biết con người nghĩ gì, thích gì, khát khao điều gì…! Chỉ có con người mới cảm nghiệm được hạnh phúc cũng như nỗi đau về thân xác cũng như tinh thần của con người! Lý tưởng sống của tôn giáo nào giải quyết được yêu cầu trên chắc chắn sẽ được con người chấp nhận. Vì lẽ, khi được cảm thông và chia sẻ người ta dễ dàng lắng nghe nghệ thuật sống đưa đến sự an bình của nội tại ấy.

Giáo chủ của đạo Phật là một con người lịch sử! Ngài tên là Sirdattha (Tất-đạt-đa), con vua Suddodhana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Maya của nước Sakya (Thích-ca) thuộc đất nước Nepal ngày nay. Trước khi trở thành Phật, bậc giác ngộ được nhân loại tôn kínhquy ngưỡng, thái tử Sirdattha cũng sinh ra và lớn lên như mọi con người. Thái tử đã trải nghiệm tất cả những hương vị mặn, ngọt, chua, cay của cuộc đời; những cung bậc hỷ, nộ, ái, ố và được, mất, thịnh, suy của kiếp người. Từ đó, Ngài thấu hiểu được tâm trạng con người và cảm nhận được giá trị thật của kiếp người. Ngài biết cần phải hành xử như thế nào để giúp đồng loại trong từng tình huống cụ thể. Vì vậy, dù được thế giới kính ngưỡng, tôn xưng là Thế Tôn, bậc thầy của trời người sau khi tìm ra con đường giải thoát cho tự thân và tha nhân, Đức Phật vẫn luôn ứng dụng tinh thần khế cơ khế lý trong cuộc đời hành đạo của Ngài. Chính tinh thần tùy bệnh cho thuốc, tùy căn cơ thuyết pháp đã giúp được nhiều người ra khỏi những nỗi khổ của tự thân và có được nhân duyên tiếp xúc với đạo Phật.

Kinh Tương ưng ghi lại rằng sau khi trực tiếp nghe pháptu tập dưới sự giảng dạy của Đức Phật, Bà-la-môn nữ Bhannanjani thật sự kính ngưỡng Ngài và thường ca ngợi Ngài trong các hội chúng Bà-la-môn. Việc làm ấy đã khiến cho một bậc trí giả ngoại đạo là Bà-la-môn Bhadavada ganh tỵ, tức tối. Bhadavada mắng nhiếc bà Bhannanjani là ti tiện, ngu dốt vì buông lời tán thán lão Sa-môn đầu trọc Gotama (Cù-đàm) và tuyên bố sẽ luận phá đạo sư của bà. Để thỏa mãn cơn bực tức ấy, Bà-la-môn Bhadavada đến gặp Đức Phậtvặn hỏi Ngài rằng: “Giết vật gì được lạc, giết vật gì không sầu. Có chăng một pháp gì, Ngài tán đồng giết hại! Thưa Tôn giả Gotama”1. Thay vì phải đón nhận sự phản hồi tiêu cực theo cách thường tình của một người bị đụng chạm tự ái, xúc phạm tự ngã, Bà-la-môn Bhadavada lại được Đức Phật vui vẻ trả lời: “Giết phẫn nộ được lạc, giết phẫn nộ không sầu! Pháp ấy bậc hiền thánh, tán đồng sự giết hại; giết pháp ấy không sầu”2. Cung cách truyền giáo đầy trí tuệhòa nhã ấy đã khiến Bà-la-môn ngạc nhiên, thán phục, khởi lòng ngưỡng mộ và phát tâm xin làm đệ tử tại gia của Đức Phật. Có lẽ đây là đức hạnh cần thiết mà những người mang trọng trách truyền bá tôn giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay cần phải nghĩ đến. Đặc biệt, trong một xã hội đang tràn ngập sự thù hận, lòng ganh ghét, đố kỵ, hơn thua vì địa vị, danh tiếngquyền lợi thì những phẩm chất tôn giáo mang đậm tính nhân văn lại cần thiết hơn bao giờ hết. Thế giới con người đang quằn quại trong chiến tranh, giết chóc, đấu đá, trả thù… bởi chính sự ích kỷ, lòng tham lam, tính tự cao, tự đại, chấp thủ, định kiến của con người. Vì thế, lòng khoan dung, độ lượng, vị tha, nhân ái là chất liệu vô cùng cần thiết, có khả năng tạo nên một môi trường sống hòa bình, hữu nghị và thân thiệnnhân loại đang hướng đến. Cách hành xử của Đức Phật được ghi lại trong Kinh tạng Pali3 có thể xem là bài học tiêu biểu để chúng ta suy nghiệm.

Với động cơ mong muốn đả bại Đức Phật để làm rạng danh tôn giáo mình (đạo Lõa thể), gia chủ Ưu-ba-li, người đệ tử tại gia trí thứcgiàu có nhất của Nigantha Nataputta, đi đến luận chiến với Đức Phật về chủ đề triết lý nghiệp. Sau cuộc luận đàm đầy gay cấnthú vị, cuối cùng gia chủ Ưu-ba-li thật sự tâm phục, khẩu phục trí tuệ siêu việt và khả năng biện tài vô ngại của Đức Phật. Sau đó, Ưu-ba-li phát nguyện quy y Tam bảo và mong Đức Phật nhận ông làm đệ tử cư sĩ. Thay vì hoan hỷ và phấn khích khi được một bậc trí giả, một người giàu có mong muốn được làm học trò mình, Đức Phật lại ân cần khuyên bảo Ưu-ba-li: “Này gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như ông”. Cách hành xử một cách thận trọngnhân ái của một giáo chủ tôn giáo với người ngoại đạo đã khiến Ưu-ba-li vô cùng kinh ngạc và kính phục và phát biểu rằng: “Bạch Thế Tôn, con càng bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con ‘Này gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như ông’ - Bạch Thế Tôn, nếu các ngoại đạo được con làm đệ tử, họ sẽ trương cờ lên và tuyên bố: ‘Gia chủ Ưu-ba-li đã trở thành đệ tử của chúng tôi. Nhưng Thế Tôn lại nói với con: ‘Này gia chủ, hãy chín chắn suy tư. Chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như ông”4

Tuy nhiên, thái độ đầy lòng nhân ái và vị tha của Thế Tôn mới thật sự làm cho Ưu-ba-li xúc độngnhận ra được giá trị tâm linh chân thật của một bậc giải thoát, người đã hoàn toàn vượt lên những danh vọng, lợi dưỡng của cuộc đời. “Này gia chủ, đã từ lâu gia đình ông như là giếng nước, mưa nguồn cho các người Nigantha. Hãy cúng dường các món ăn cho những ai đến với ông”. Lời dạy này hoàn toàn trái ngược với những gì Ưu-ba-li được nghe trước đó “Sa-môn Gotama đã nói: Chỉ bố thí cho Ta, chớ bố thí cho các người khác. Chỉ bố thí cho đệ tử Ta, chớ bố thí cho những người khác. Chỉ bố thí cho Ta mới có phước đức lớn… Nhưng Thế Tôn lại khuyến khích con bố thí cho các vị Nigantha”5.

Thái độ hành xử trên của Đức Phật có lẽ là phẩm chất tôn giáothế giới thời nay đang tìm kiếm để giải quyết những sự xung đột mang nặng màu sắc cực đoan, định kiến về tín ngưỡng, tôn giáochủ nghĩa. Khi được học tập và ứng dụng một triết lý sống mang tinh thần vị tha, độ lượng nhưng đầy trí tuệ, giải thoát vào trong chính cuộc sống của họ, người ta sẽ rất tỉnh táosáng suốt trong việc chọn lựa một tôn giáo để tôn thờ vì mục đích hạnh phúcan lạc cho mình và xã hội. Do vậy, mặc dầu bị người thầy cũ của mình tức ngài Nigantha Nattaputta mắng nhiếc, chê trách là đã bị huyễn thuật của Sa-môn Gotama chinh phục, lôi cuốn, cư sĩ Ưu-ba-li đã nói như sau: “Thưa Tôn giả, vi diệu thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Tốt lành thay, huyễn thuật lôi cuốn này! Thưa Tôn giả, nếu bà con huyết thống thân yêu của tôi…, nếu tất cả Bà-la-môn…, Vessa…, Sudda…, chư thiênloài người được huyễn thuật này lôi cuốn, thời thật an lạchạnh phúc lâu dài cho bà con huyết thống thân yêu của tôi, cho Bà-la-môn…, cho Vessa... cho Sudda… cho chư thiên và loài người…”6.

Rõ ràng, những phát biểu của cư sĩ Ưu-ba-li xuất phát từ chính sự trải nghiệm được giá trị thật sự của một nhân cách sống vì lợi ích, an lạchạnh phúc của thế nhân, như lời dạy của Đức Phật khi nói đến giá trịý nghĩa về cuộc đời của Ngài: “Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho số đông, an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiênloài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác…”7.

 

 Viên Trí


Chú thích:

1 Kinh Tương ưng bộ, tập 1.

2 Sđd.

3 Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Trung bộ, tập 1.

4 Sđd.

5 Sđd.

6 Sđd.

7 Kinh Tăng chi bộ, tập 1.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11126)
Theo bình chọn của tạp chí Forbes, gia tài của ông trị giá khoảng 7,6 tỷ đô la (USD). Ông còn là người chuyên làm từ thiện nhưng lại có một cuộc sống rất bình dị.
(Xem: 8843)
Khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản...
(Xem: 10304)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần
(Xem: 11165)
Tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật được hướng tới việc đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử
(Xem: 11152)
Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất.
(Xem: 10120)
... người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó.
(Xem: 11906)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11695)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11745)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10226)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9527)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10377)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9838)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11867)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11554)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10593)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11907)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10328)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10553)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10765)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11589)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12338)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10198)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9829)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10462)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9695)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11325)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9953)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 12041)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9734)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 22070)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10265)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9532)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10281)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16764)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14376)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10328)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9305)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9388)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13118)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10957)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12493)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10952)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13127)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11609)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9931)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12984)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11472)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13201)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12734)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant