Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Phút Giây Bên Thầy Tuệ Sỹ

30 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 17967)
Những Phút Giây Bên Thầy Tuệ Sỹ

thay_tue_sy_quang_truongQua một ngày nghỉ ngơi, sau hơn 20 tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay xuyên đại dương, tôi tìm đến gặp Thầy Tuệ Sỹ như đã có hẹn qua sư cô chùa Kiều Đàm. Tôi vào trong sân chùa Già Lam, cảnh chùa thật trang nghiêm thanh tịnh, chỉ có tiếng ve sầu kêu vang giữa buổi trưa hè. Tôi đến sớm hơn giờ hẹn, đưa mắt rảo quanh không thấy ai. Chẳng bao lâu, một nữ Phật tử từ trong chùa đi ra, tôi ghé lại hỏi. Câu chuyện qua lại, chị là người Huế. Chị biết tôi từ phương xa đến, chị hỏi:
- Có phải anh muốn thăm Thầy Tuệ Sỹ?

- Vâng, tôi đáp: tôi có hẹn gặp Thầy hôm nay.

- Thầy đang rảnh, anh có thể lên thăm Thầy. Thầy đang ở trên lầu, phòng phía tay mặt.

- Xin cám ơn chị, tôi còn đợi một vị nữa.

Chị nhìn tôi với nụ cười thân thương rồi nói:

 - Anh nên lên thăm Thầy ngay lúc này đi, chứ một chốc nữa chưa chắc thăm được Thầy.

Đáp lại lời chân tình chị, tôi cám ơn và quyết định vào thăm Thầy, sợ lỡ cơ hội không còn có dịp để gặp Thầy.

Theo sự chỉ dẫn của chị người Huế, tôi bước lên cầu thang đi thẳng đến phòng Thầy. Tôi gõ cửa, một chú Điệu khoảng 10 tuổi chạy ra. Tôi nói:

- Tôi ở xa lại muốn thăm Thầy, Điệu làm ơn cho tôi gặp Thầy.

Điệu mời tôi vào, chỉ ghế cho tôi ngồi. Điệu đi vào trong, một lát sau một con người ốm, đầu to, cặp mắt sáng bước ra, tôi nhận ra Thầy ngay nhờ có xem hình Thầy nhiều lần qua những lần Thầy bị bắt và được thả ra trên báo chí hải ngoại. Tôi đứng dậy chấp tay đảnh lễ Thầy. Thầy mời ngồi và bảo Điệu pha trà. Tôi lấy quà của anh Lê Văn gửi cho Thầy và một gói khác.

- Bạch Thầy, đây là quà của anh Lê Văn, người chung tù với Thầy ở trại A 30 Xuân Phước. Bạch Thầy, anh Lê Văn ra tù, qua Pháp. Trước khi đi con có gặp anh, anh nhờ con mang quà biếu Thầy và kính gửi lời thăm Thầy và thầy Mạnh Thác, nhờ Thầy chuyển, anh Lê Văn thỉnh thoảng có qua Mỹ.

Trong lúc này có một người gõ cửa và nói:

- Tôi lại sửa điện

Thầy trả lời:

- Hôm nay có khách, ngày mai trở lại.

 Người sửa điện đi rồi, Thầy nói với tôi: "Trước hết cho thầy gửi lời thăm quý Ôn, quý Thầy, quý Cô, quý anh chị huynh trưởng và đoàn sinh gia đình Phật tửPhật tử ngoài đó, cũng cho thầy gửi lời thăm anh Lê Văn và anh em".

Thầy nói tiếp: "trong tù chung quanh cũng bốn bức tường, ra đây cũng sống với bốn bức tường. Nhà tù lớn, nhà tù bé có khác nhau gì hơn, đi đâu người ta cũng theo dõi, hộ khẩu người ta chẳng cho, đi ra khỏi chùa phải xin phép, lâu lâu mời lên làm việc. Cái tự do gì oái oăm vậy? Những lúc gần đây dễ hơn. Giết tôi dễ lắm, nhưng tôi biết họ chưa giết tôi đâu. Ngày xưa trong Tam Quốc, Tôn Quyền muốn giết Lưu Bị nhưng lại sợ Tào Tháo bên cạnh…"

Thầy nói thao thao nhiều vấn đề, nhiều sự việc. Tôi tóm gọn vào 3 đề mục:

Định hướng, Tuổi trẻGiáo hội:

- Định hướng: là tùy khả năng của mình, cái đó làm sao ai mà dạy được? Đời hay Đạo đều phải có định hướng. Định hướng cho chính mình và cho nhiều vấn đề nữa. Khi quý thầy mới thọ giới, phải định hướng cho cuộc đời đi tu. Quý thầy có giữ được chiếc áo tu không? Làm thế nào để giữ được? Tức là cái đại lực, cái khí tiết của mình phải gìn giữ cho bản thânĐạo pháp. Dĩ nhiên trong đó có gián tiếp cho cả Dân Tộc, chớ không phải đơn giản.

Tột bậc của cái học ở ngoài đời giỏi lắm là làm đến chức Tổng Thống hay Quốc Trưởng của một quốc giaước mong nhiều lắm là làm ích nước lợi dân trong một đời người là hết, còn làm ông Tỳ Kheo (Thầy Tu) không những làm đảm bảo cho trọn vẹn con đường đi của mình mà con bảo đảm cho sự kế thừatồn tại của chánh pháp. Điều đó có nghĩa là làm bó đuốc soi đường cho cộng đồng Phật tử đang sống xung quanh mình. Nói lớn ra mình đủ khả năng thắp lên ngọn đuốc để tìm hướng đi cho Dân Tộc, lớn hơn nữa là cho cả nhân loại.

- Thế hệ trẻ: Lớp trẻ ngoài đời hiện nay như Phật tử đã thấy cũng như qua báo chí hầu hết là hư hỏng, hưởng thụ, cùng lắm chỉ biết lo cho bản thân mình mà thôi. Thành phần vào đại học và du học nước ngoài phần đông là con cán bộ lãnh đạo, con thành phần có tiền. Con cháu công, nông và lao động làm gì có đủ tiền để đóng cho con em đi học!?

Còn trong Đạo bây giờ, trường lớp và cơ sở Phật học trung, cao cấp mở ra khá nhiều. Đào tạo tăng sinh cũng nhiều nhưng chất lượng không có, cơ sở không có để hành đạo thì chỉ biết đi bán nhang mà thôi!

Cái trách này là trách mấy thầy lớn, mình đã không tạo đủ điều kiện để cho thế hệ trẻ rèn luyện nghị lựcý chí thì đừng nên làm qua loa. Học Đời thì dễ, học để làm người thì khó, học Đạo thì khó hơn. Học đạo là phải trầm tĩnh để nhận định, vì học kinh điển thì không thể hời hợt được. Tuổi trẻ cần phảithì giờ suy nghĩ, cần nghị lực để nhận biết cái tốt, cái xấu; nếu những mặt xấu quá không sửa được thì nên đạp đổ đi để làm lại hoàn toàn.

Hoàn cảnh Đạo Pháp và nước nhà lắm cảnh éo le, nếu mình không thoát nổi mình không sống trong danh dự đâu mà chúng ta chết trong trạng thái gọi là nhục. Thà người ta tiêu diệt mình bằng vũ lực, đem mình ra xử bắn cho khuất mắt, đằng này cho mình sống, cho mình chùa mà không cho mình dạy chánh pháp, không cho mình nói lên lương tri của một con người, sống như thế này thì chẳng khác nào chết. Sống mà cứ ngồi nhìn cái xác càng ngày càng phình to trong trạng thái bệnh hoạn, thối tha, cái đó không thể chấp nhận được.

Có một Tăng sĩ trẻ đã tốt nghiệp đại học hỏi tôi: "Phật Giáo Việt Nam là gì?". Tôi cảm giác đã có sự cách biệt giữa hai thế hệ, sự cách biệt này bằng một bức tường ý thức hệ. Chưa đầy nửa thế hệ mà những thành tựu trong quá khứ của Dân Tộc hầu như không được thế hệ thừa kế biết đến và trân trọng.

- Giáo hội Phật Giáo Việt Nam: Khi mới thống nhất đất nước chính quyền cộng sản muốn đưa miền Nam "tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa". Trước hết họ phải triệt tiêu tôn giáo, nhất là Phật Giáo, vì họ cho tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Họ tìm cánh khống chế bằng hàng loạt biện pháp, họ dùng chế độ "nhất Tăng nhất Tự" để cưỡng bức Tăng Ni trẻ hoàn tục. Thành phần lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất họ hành hạ đến chết như Hòa Thượng Thiện Minh, Hòa Thượng Trí Thủ, hoặc đày đọa không xét xử như Hòa Thượng Huyền Quang, Hòa Thượng Quảng Độ.

Qua những hành động thâm độc, họ đã bị phản ứng quyết liệt của Tăng, Ni, Phật tử và đồng bào bằng những vụ tự thiêu, tự tử; những bản án tử hình, chung thân khổ sai… Từ đó họ phải xét lại chính sách tôn giáo. Họ dùng sách lược Lenin để lại "Đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng", cho nên họ cho ra đời một tổ chức mệnh danh là "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam". Người đời gọi là "Phật Giáo nhà nước" hay "Phật Giáo quốc doanh"!

Dưới phương châm "Đạo pháp Dân Tộc và chủ nghĩa xã hội" Phật Giáo Việt Nam sẽ không tồn tạitrưởng thành như trong quá khứ.

Ý thức của xã hội chủ nghĩavô thần: Phật Giáo Việt Nam muốn tồn tại phải biến chất để thích ứng, phải tiến lên thành một tôn giáo vô thần theo định nghĩa của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một Phật Giáo theo xã hội chủ nghĩa còn quái dị hơn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sự gán ghép đạo pháp vào chủ nghĩa xã hội chẳng khác nào một con chó nhà và con chó sói vào một sợi dây. Khi có biến, một con chui xuống gầm giường, một con tìm đường chạy vào rừng trở lại, hai con thú giằng co nhau bởi một sợi dây oan nghiệt.

Nhiều lần mấy Ôn bên giáo hội nhà nước mời tôi đi dạy, tôi thưa với mấy Ôn: "Mấy Ôn cho tôi dạy bằng sự hiểu biết của tôi, tôi mới dạy, còn dạy theo đề án của người khác soạn đứng sau lưng mấy Ôn thì tôi không có dạy".

Truyền thừa Phật học mà theo chỉ đạo của đời thì thử hỏi sự truyền thừa đó ra cái gì? Tương lai Đạo Pháp đi về đâu?

Khi Ôn Trí Thủ còn sống, nhiều lần tôi đã nói với Ôn: "sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu".

Nhiều lần tôi trình Ôn một phương cách làm việc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nhưng Ôn không nghe, cuối cùng Ôn đã chết một cách thê thảm! Họ thâm độc dựng lên một giáo hội mới để tiêu diệt một giáo hội truyền thống đã có hơn 2000 năm trên đất nước Việt Nam.

Thấy thời gian thăm Thầy đã lâu, tôi liền thưa với Thầy: "Bạch Thầy, con có duyên gặp Thầy, thời gian hàn huyên thăm Thầy, Thầy dành cho con khá lâu, nay con xin tạm biệt Thầy để Thầy nghỉ trưa, có dịp con xin trở lại thăm Thầy".

Chín mươi phút được ngồi bên Thầy, được nghe Thầy nói những bức xúc về thời cuộc, những hệ lụy của Đạo pháp, những khổ đau của Dân Tộc, được nhìn ánh mắt trong sáng của Thầy, được cầm tay Thầy để Thầy truyền cho hơi ấm của tình thương và sự dũng cảm của một con người không lùi bước trước họng súng và lưỡi lê, để vững niềm tin trên con đường phụng sự Đạo Pháp và Dân Tộc. Cầm tay Thầy mà hai hàng nước mắt chảy dài: "Thầy ơi, Thầy phải giữ gìn sức khỏe, Thầy là linh hồn của Đạo, Thầy là ngọn đuốc soi đường cho chúng con".

Khi tiễn tôi ra cửa Thầy nói: "có duyên thầy trò mình sẽ gặp nhau", và Thầy thốt lên câu: "TÌNH THẾ PHẢI ĐỔI THAY".

Cái ray rứt, cái băng khoăn của Thầy là nỗi đau chung cho những ai còn trăn trở cái đau của Mẹ Việt Nam. Thầy đã đặt hết tâm huyết, tánh mạng của mình trước sức mạnh của sắt thép. Thầy không những là một vị chân tu khả kính, Thầy còn là một đại trí thức và một bầu trời thơ. Thầy đã để lại cho đời những tư tưởng siêu thoát, những bài học làm người đúng nghĩa của một con dân Việt trước cơn quốc nạn.

Trong chuyến đi này, tôi gặp một vài người bạn Mỹ ở Saigon và Hà Nội họ hỏi tôi:

- Anh nghĩ gì sau hai mươi năm trở lại Việt Nam?

Tôi trả lời:

- Chưa đầy 30 năm, họ đã biến Hòn Ngọc Viễn Đông đáng tự hào của Dân Tộc trong quá khứ ngày nay đã xuống cấp về mọi phương diện từ vật chất đến tâm linh. Tôi chỉ mói gọn trong chữ "không" và chữ "nghèo".

Việt Nam ngày nay không có tự do, không có dân chủ, không có dân quyền, không có dân sinh và không có tự do tôn giáo.

Việt Nam ngày nay nghèo phương tiện sản xuất, nghèo nhân cách, nghèo quyền làm người, nghèo nhân phẩm và nghèo niềm tin. Một đất nước như vậy, xin thưa "nó sẽ đi về đâu?"

Ông ta trả lời:

- Còn hơn các nước Phi Châu!

Nghe câu trả lời mà nhói cả tim! Hiện tình Đạo Pháp và Dân Tộc như chúng ta đã thấy, muốn giải trừ quốc nạn và pháp nạn để cho Đạo pháp trường tồn, Dân Tộc được tự do hạnh phúc, chúng ta hàng phật tử không thể an nhiên tự tại ngồi nhìn Đạo pháp và Dân Tộc bị nhiễu nhương, Thầy Tổ bị bức hại bởi thế lực vô minh. Trong tứ ân của nhà Phật có ân Quốc Giaân Thầy Tổ.

Tự donhân phẩm của Dân Tộc mình không ai cho không. Chúng ta phải hành động quyết liệt (không bạo động) với khả năng mình có để tạo được tổng lực Dân Tộc mà quốc nội là chính. Hải ngoại chỉ là một tiếp lực để làm xói mòn sức mạnh của chế độ độc tài đảng trị!

Những ngày gần đây chúng ta đã không ngừng chứng kiến những nước độc tài còn lại trên thế giới đã bị xóa bỏ, nhường bước cho chế độ dân chủ pháp trị tiến lên theo quyết định của toàn dân, để thành lập một nên dân chủ cho dân, vì dân. Bởi dân thật sự không phải "dân chủ bánh vẽ" để trang trí. Đây là xu thế thời đại và sự tiến bộ của nhân loại, Việt Nam không thể là quốc gia ngoại lệ

 chua_gia_lam

chua_gia_lam_2Quang Trường Võ Văn Xuân


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9017)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8187)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 12022)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10394)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8864)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10348)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10936)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 12049)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8707)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9307)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10053)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11330)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9858)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9387)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10103)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10137)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9302)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13320)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10195)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10511)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10953)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9137)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10309)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10255)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9359)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11054)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15085)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11821)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10145)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12683)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10911)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10444)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10783)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10708)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10578)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 10007)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9330)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9357)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11377)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9712)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13093)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12638)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9179)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9590)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9628)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9658)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9209)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 9012)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10408)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8645)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant