Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đọc Thơ Tuệ Sỹ

22 Tháng Tám 201300:00(Xem: 11113)
Đọc Thơ Tuệ Sỹ

Đọc Thơ Tuệ Sỹ

Vĩnh Hảo

{Trích từ tác phẩm "Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 3" của Nguyên Siêu}


doc_tho_tue_sy

 

Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.

Ở đây không cần phải luận bàn làm gì cái sở học uyên báctrí tuệ cao thâm của nhà sư tác giả bốn câu thơ ấy. Chỉ nói riêng chút xíu về hồn thơ, hơi thơ của ông qua vài bài thơ mà nhiều người từng đọc và say mê. Trước nhất là bài thơ vừa đọc ở trên (có trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn), tựa đề: Thoáng Chốc.

Bài thơ bắt đầu bằng nhân vật ở ngôi thứ ba: "Em" (cô ấy, người ấy); mà cũng có thể là nhân vật ngôi thứ hai lắm! Em. Vâng, tôi nói với em đấy. Không nói bằng lời mà bằng tâm.

Em: mắt biếc, ngây thơ

Tả một người đẹp chỉ bằng mấy chữ. Mắt biếc: cửa sổ tâm hồn. Ngây thơ: tâm hồn. Chỉ nhìn vào cửa sổ là thấy được cái gì ẩn sâu bên trong. Cửa sổ xanh biếc, xanh như ngọc, mở ra một tâm hồn trong trắng ngây thơ. Không những vậy, cái vẻ ngây thơ còn được xác định thêm bằng khung cảnh chung quanh, bằng sự rộn rịp đông đảo của một ngày hội lớn; qua đó, thi nhân thấy "em" ngây thơ chi lạ giữa chốn lễ hội chen chúc những người là người. Lễ hội nào đây? Phải là lễ hội lớn ở chùa thì mắt biếc mới giao cảm với cái nhìn của thi nhân. Tết thượng nguyên? Lễ Phật Ðản? Không. Những ngày lễ hội này vui lắm. Khí trời ấm cúng, lòng người nô nức hân hoan. Không thích hợp để lòng mình bất chợt nẩy sinh một nỗi buồn vu vơ, hoặc bỗng dưng mà tha thiết yêu người như vậy. Phải là ngày Lễ hội Vu Lan. Mùa thu. Gió lành lạnh. Buồn buồn. Một ngày lễ tuy cũng là hội lớn nhưng không rộn ràng vui tươi như ngày xuân hay Phật Ðản. Ngày ấy, những người con xa gia đình sẽ nhớ cha nhớ mẹ hơn; những nhà tu sẽ dễ chạnh lòng hơn.

Nơi sân chùa, tiếng trống, tiếng chuông, tiếng mõ, ban kinh sư nhịp nhàng câu kinh tiếng kệ, hàng nghìn người bu quanh đàn tràng chờ đợi giờ phút giành giật thực phẩm cúng cô hồn... Và em bỗng nổi bật giữa chốn lễ hội ấy, với đôi mắt ngạc nhiên quan sát, tìm hiểu quang cảnh lễ hội một cách thú vị. Và rồi một thoáng bất chợt bắt gặp nhà sư thi sĩ. 

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Nắng lúc ấy không còn gay gắt nữa. Màu nắng bỗng dưng dịu xuống... Dịu không phải vì nắng thu mà vì một khoé môi cười. Khoé môi cười làm cho "nắng quái" hao gầy đi, giảm gắt đi. Nói cách khác, trời nắng gắt bỗng dưng êm dịu đi khi nàng nở một nụ cười. Nụ cười gì đấy nhỉ? Cười với ai? Cười với bạn bè? với người thân? hay với nhà sư thi sĩ? Có lẽ là cười với nhà sư. Em mỉm cười thay một lời chào. Nhưng cười thế nào mà nắng quái cũng gầy hao? Cười thế nào mà lòng bỗng bâng khuâng, dìu dịu... để không kềm được lời ca:

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Chưa hết. Ngay lúc ấy, ngay ở cái quang cảnh tưng bừng lễ hội ấy, mà tự dưng dáng em bỗng trở thành hiện thân của một con cò trắng giữa đồng xanh. Rõ ràng là em đang đứng giữa rừng người mà sao thi nhân lại thấy khác đi. Thấy em nổi bật lên, không phải như con cò trắng đứng giữa bầy cò đen; cũng không phải như con cò trắng đứng giữa bầy gà, bầy vịt, mà đứng giữa đồng xanh bát ngát. Tất cả mọi người chung quanh đều mất dạng, không hiện hữu. Chỉ có một mình em áo trắng, ngây thơ, mắt biếc, đứng giữa đất trời mênh mông.

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát

Mắt biếc, ngây thơ, trong chiếc áo dài trắng, đứng lặng lẽ, nở một nụ cười, giữa đám người chộn rộn. Ôi, đẹp như thế, làm sao mà lòng khỏi bâng khuâng xao động; làm sao mà chẳng thành thơ; làm sao mà khỏi yêu được! Vì vậy:

Ta yêu người

Ðừng vội, hãy đọc ngang đó, ngắt ngang đó thôi. Khoan đọc tiếp mấy chữ cuối. Khoan chấm dứt bài thơ. Hãy dợm một chút ở nơi này. Và hãy mượn bài thơ của thi nhân để diễn tả thể cách yêu bình phàm của chúng ta:

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát

Ta yêu người.

Ta yêu người, chấm hết. Rồi bắt đầu bước chân chinh phục, chiếm hữu. Bước chân đó mỗi người có một cách riêng, không cần phải nói ra. Chỉ cần: Ta yêu người, là xong.

Cái trình tự thương yêu của người trần sẽ trôi đi như thế. Thấy em mắt biếc, trong trắng, dịu dàng, cười rất có duyên, nổi bật giữa đám phàm phu tục tử khác... thì phải yêu thôi. Vâng, ta yêu người, tôi yêu cô, anh yêu em. Phải là như thế. Bài thơ của chúng ta, dù theo vần điệu và thể loại thì không muốn cắt ngang đó, tức lắm; nhưng trên thực tế đời sống thì chúng ta cắt ngang đó cái rụp, đâu có cần suy nghĩ gì nữa. Ðẹp, có duyên như vậy thì... yêu! Bài thơ chấm dứt, có một đoạn kết rất thực tế, rất phổ thông, rất là người.

Nhưng bài thơ của nhà sư thi sĩ thì tiếp tục:

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.

Vẫn là yêu, nhưng tình yêu đã được thăng hoa. Từ cái yêu bình phàm của nghệ nhân trước cái đẹp biến thành tình yêu của đạo sĩ đối với lẽ chân của con người và trần gian khổ lụy.

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao

Lý do yêu người được khẳng định. Không phải vì cái đẹp, cái ngây thơ trong sáng, cái duyên dáng mảnh mai thon thả của một thiên thần áo trắng, mà chính vì cái mong manh dễ tan dễ vỡ của màu trắng ấy. Tất cả cái đẹp đều chỉ là cái đẹp trong mộng huyễn vô thường. Nhưng cũng chính vì mộng huyễn vô thường mà tất cả trở nên đẹp.

Tất cả nằm trong một khoảnh khắc chiêm bao. Chính khoảnh khắc chiêm bao này làm đảo lộn tất cả những gì diễn ra tưởng là y hệt con người trần thế trước đó. Ba câu thơ đầu diễn tả cái đẹp của một nàng thơ áo trắng. Ðáng yêu quá. Trùng hợp với tâm trạng chúng ta quá. Nhưng đến câu thứ tư, thi nhân bỗng đổi giọng và nói tiếng nói tỉnh thức của đạo nhân. Ðạo nhân ấy không nói "anh yêu em" như chúng ta, mà nói "Ta yêu người". Lối xưng hô của một kẻ đứng bên ngoài, bên trên, nhìn xuống cuộc đời tạm bợ, huyễn hóa. Ở câu đầu gọi bằng "em" ngọt sớt theo thể điệu của thi nhân, bỗng dưng đổi giọng nghiêm trang, cao vợi của một bậc thầy, một hành giả trên đầu ghềnh tử sinh, gọi người ta bằng "người"! Mà "người" ở đây, cũng chưa hẳn là chỉ riêng cho "em" đâu. Có thể là chỉ chung cho mọi con người khổ lụy trầm luân trên cuộc đời. Như thế, nhìn "em" mà thấy tất cả. Em là hiện thân của tất cả chúng sinh, của chiêm bao mộng mị. Ðổi xưng hô, thay cách gọi, là xoay ngược cái nhìn và thế đứng của mình trước đối tượng cuộc đời.

Một khoảnh khắc đam mê, một khoảnh khắc lấp lánh long lanh của tình thơ lai láng, lâng lâng... bất giác biến thành chiêm bao. Tình yêu cũng chiêm bao. Cái đẹp cũng chiêm bao. Khoảnh khắc thơ mộng nhất, nên thơ nhất cũng chiêm bao...

Cho nên, đừng nói rằng đạo nhân sắt đá không có trái tim. Không có trái tim thì làm sao cứu độ con người, cứu độ cuộc đời? Họ yêu và phấn đấu thăng hoa tình yêu ấy. Họ cảm nhận được cái đẹp không phải chỉ qua những hình hài cụ thể mà còn cảm nhận được cái đẹp trường cửu trong từng hiện hữu chiêm bao. Không ai yêu mà thốt nên lời thơ tiếng ca tuyệt vời như những thi nhân, nhưng chẳng ai yêu mà cảm nhận sâu sắc tận bản thể đối tượng yêu thương như đạo nhân. Tình yêu ấy bập bềnh như chiêm bao nhưng lại bất tử, bởi vì nó được khơi dậy từ một khoảnh khắc và được cảm nhận một cách trọn vẹn trong chính khoảnh khắc ấy.

Bài thơ đẹp một cách bất ngờ. Không biết yêu thì không làm sao có được lời thơ đẹp như thế. Mà không siêu thoát thì cũng không làm sao có được ý thơ thâm viễn thượng thừa như vậy. Khi nào bị dìm xuống đáy vực khổ đau, bạn có thể, nói theo kiểu của nhà thơ Phùng Quán: "Vịn câu thơ mà đứng dậy." Vâng, bạn có thể đọc bốn câu thơ của Tuệ Sỹ để đứng dậy cho một tình yêu bất tuyệt:

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.

...

Kế tiếp chúng ta sẽ đọc một hơi một số bài thơ của Tuệ Sỹ. Chỉ đọc thôi. Không đủ sức bàn đâu. Bàn thơ ông mệt lắm, thưởng thức thì thú vị hơn. Bây giờ phải nghỉ mệt!

Ðây là một bài khác:

Ðôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ

Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở

Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

Cười với nắng một ngày sao chóng thế

Nay mùa đông, mai mùa hạ buồn chăng?

Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ

Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ

Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.

Bài thơ trên, cố thi hào Bùi Giáng đã đọc một cách tỉ mỉ và bay bổng lắm rồi, không cần phải dặm thêm gì nữa. Chỉ đọc, chỉ thưởng thức thôi, là đủ thấy đời mình hạnh phúc. Hạnh phúc không phải kiểu đọc thần chú hay thi kệ để tìm an lạc giải thoát; mà chỉ đơn giản là cái hạnh phúc có được một bài thơ tuyệt tác, đáng học thuộc lòng để lâu lâu lấy ra ngâm nga cho thống khoái cuộc đời.

Thơ Tuệ Sỹ mang cái âm hưởng buồn vời vợi, xa xăm, nhưng lại kỳ ảo lắm! Chúng nâng hồn mình lên đến những tầng bậc cao thẳm mù khơi của trí tuệ, nơi đó mình bỗng dưng một mình chơi vơi ở ngoài cõi nhân gian nhớp nháp hệ lụy.

Thơ ông cũng có những bài thật ngắn. Có thể không gọi được là "bài" mà là những câu thơ tinh lọc thoạt biến hiện, rơi rớt trên những chặng đường xuôi ngược đó đây... Những khát vọng cao xa, những nỗi nhớ triền miên về cung đàn xưa cũ. Cung đàn nào đây mà chỉ nhớ một nửa? Ðối với thế nhân thì là cung đàn tình ái. Nhưng với đạo nhân như Tuệ Sỹ thì có lẽ là cung đàn giải thoát, giác ngộ. Một nửa đã tìm thấy (kiến đạo) nhưng một nửa kia (tu đạo) thì chưa tròn? Chắc là vậy. Và nhớ là nhớ cái một nửa chưa lấy lại được. Thế mà ai lại đành đoạn đem cái quán trọ, cái phù du tạm bợ mà ngăn đường cản lối cho vướng víu bước chân người đại trí đại hùng!

Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn

Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về?

Giọng như hờn trách nhẹ nhưng không phải trách cái quán trọ, không phải trách cái người đem quán trọ mà chận ngang đường đi! Trách đây là tự trách. Trách mình sao lại cứ bịn rịn bủn rủn tay chân, nấn na nấn ná không biết từ chối cái ước muốn dừng chân nơi quán trọ để một mạch ra đi "vĩnh viễn con tàu."

Chưa hết, ở hai câu sau này mới cực kỳ lạ lẫm!

Anh đem giấc mộng đi hoang

Biết đâu mà kiếm trăng ngàn cho em?

Ôi, lại tự trách nữa rồi! Anh đi hoang thế nào được! Rõ ràng ai cũng thấy là anh đi kiếm trăng ngàn cho em đó mà. Thế mà anh tự nói, tự thú là mình đi hoang, đi hoang với một giấc mộng. Ði hoang với giấc mộng này thì vô phương kiếm ra trăng ngàn cho người em đang đợi chờ cho nên mới tự trách? Mộng gì đây? Chẳng phải là mộng bình thường đâu. Mộng bình thường thì không đáng để bỏ đi trăng ngàn. Mà đi hoang thì không thể là mộng bình thường được.

Thực ra anh chỉ nói vậy thôi, chứ anh đã chủ định là không đi thẳng một mạch đến cung trời xa mà hái lấy con trăng cho người: chỉ muốn làm thân lữ thứ, ôm giấc mộng, đi hoang, khắp phương trời viễn mộng... Ðâu đó trên bước đường phiêu lãng, lữ khách luôn thấy con trăng dõi theo bước chân phiêu bạt của mình. Thế thì cần gì phải kiếm trăng! Khi nói "biết đâu mà kiếm" ắt hẳn là anh nói với miệng cười tủm tỉm. Anh đã biết tỏng hết rồi! Giả bộ than thở, giả bộ chọc ghẹo cái người chờ đợi con trăng không bao giờ mất đấy thôi!

Ôi, thi nhân! Họ ăn nói lạ lẫm kỳ cục như thế! Nhưng mình đọc cái lạ lẫm kỳ cục của họ, mình thấy sướng vô tận trong lòng. 

Ngoài những điều xưng tụng về trí tuệ thâm viễnkiến thức quảng bác của ông trong chốn thiền môn cũng như bên ngoài xã hội, thực sự cái điều khiến tôi "mê" Tuệ Sỹ nhất là tâm hồn nghệ sĩ của ông. Dù ông đang đạo mạo trang nghiêm nơi đạo tràng hay bục giảng, tôi vẫn cứ thấy được cái "thơ" toát ra từ con người ông như thường. Cõi thơ ông dị thường, sâu thẳm. Cõi ấy không có lối đi bằng chân. Chỉ có thể thả hồn mình vào đó mà thôi.

 Xin đọc thêm một số bài thơ trong tập Giấc Mơ Trường Sơn của ông.

 

Một Bóng Trăng Gầy

 

Nằm ôm một bóng trăng gầy

Vai nghiêng tủi nhục hờn lay mộng tàn

Rừng sâu mấy nhịp Trường sơn

Biển Ðông mấy độ triều dâng ráng hồng

Khóc tràn cuộc lữ long đong

Người đi còn một tấm lòng đơn sơ?

Máu người pha đỏ sắc cờ

Phương trời xẻ nửa giấc mơ dị thường

Quân hành đạp nát tà dương

Khúc ca du tử bẽ bàng trên môi

Tình chung không trả thù người

Khuất thân cho trọn một đời luân lưu.

 

 Những Phím Dương Cầm

 

Tự hôm nào suối tóc ngọt lời ca

Tay em run trên những phím lụa ngà

Thôi huyễn tượng xô người theo cát bụi

 

Vùng đất đỏ bàn chân ai bối rối

Ðạp cung đàn sương ứa đọng vành môi

Ðường xanh xanh phơn phớt nụ ai cười

Như tơ liễu ngại ngùng say nắng nhạt

 

Lời tiễn biệt nói gì sau tiếng hát

Hỏi phương nào cho nguyện ước Trường sơn

Lời em ca phong kín nhụy hoa hờn

Anh trĩu nặng núi rừng trong đáy mắt

 

Mờ phố thị những chiều hôn suối tóc

Bóng ai ngồi so phím lụa đàn xưa.

 

Ác Mộng Rừng Khuya

 

Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy

Thịt xương người vung vãi lối anh đi

Nhưng đáy mắt không căm thù đỏ cháy

Vì yêu em trên cây lá đọng sương mai.

 

Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại

Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy

Ôi hạnh phúc, anh thấy mình nhỏ bé

Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây.

 

Ðời khách lữ biết bao giờ yên nghỉ,

Giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao Mai

Ðể một thoáng giấc mơ tàn kinh dị,

Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay.

 

Cây Khô

Em xõa tóc cho cây khô sầu mộng

Và cây khô mạch suối khóc thương nhau

Ta cúi xuống trên môi cười chín mọng

Cũng mơ màng như phố thị nhớ rừng sâu.

 

Tôi Vẫn Ðợi

Tôi vẫn đợi những đêm xanh khắc khoải

Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng

Trong bóng tối hận thù tha thiết mãi

Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng

 

Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió

Màu đen huyền ánh mắt tự ngàn xưa

Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử

Dài con sông tràn máu lệ quê cha

 

Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ

Quên những người xuôi ngược Thái Bình dương

Người ở lại với bàn tay bạo chúa

Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương

 

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng

Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu

Rồi khép lại hàng mi về cõi mộng

Như sương mai như bóng chớp mây chiều.

 

Nhớ Con Ðường Thơm Ngọt Môi Em

 

Tóc em tung bay sương chiều khói biếc

Dệt tơ trời thành khúc hát bâng khuâng

Tình hay mộng khi Trường sơn xa hút

Ðến bao giờ mây trắng gởi tin sang

 

Hồn tôi đi trong rừng lang thang

Vọng lời ru từ ánh trăng tàn

Mắt em nhỏ ngại ngùng song cửa

Nghe tình ca trên giọt sương tan

 

Bóng tôi xa đêm dài phố thị

Nhớ con đường thơm ngọt môi em

Ơi là máu, tủi hờn nô lệ

Bóng tôi mờ suối nhỏ đêm đêm

 

Gót chân em nắng vàng xua viễn phố

Những ngón hồng ngơ ngác giữa đường chim

Ôi ta nhớ như đêm dài thượng cổ

Sợi tóc mềm lơi nhịp hát trong tim.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2211)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2633)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2516)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2319)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2632)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2415)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3224)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2298)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2392)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2514)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2451)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2523)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2178)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2567)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3032)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2632)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2683)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2950)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2525)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2557)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4056)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2759)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3031)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3283)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2276)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2491)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2786)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2980)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2854)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2597)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2613)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3176)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2585)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2261)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2370)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2467)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2581)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2669)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2723)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3250)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2545)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2120)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2577)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2034)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2804)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2880)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2914)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2688)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2494)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2759)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant