Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày Xuân Đọc Luật

17 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 10625)
Ngày Xuân Đọc Luật


Ngày Xuân Đọc Luật

 

ht_thien_sieu
Cố HT Thích Thiện Siêu

Mở đầu Tán Duyên Khởi của Luật Tứ Phần:

"Cúi đầu lễ Chư Phật

Tôn Pháp, Tăng tỳ-kheo

Nay diễn Pháp tì-ni

Để chánh pháp trường tồn."

(Luật Tứ Phần quyển 1, HT Thích Đổng Minh, Tr. 01, 2006)

Hình ảnh này. Âm thanh này, cứ mỗi nửa tháng học Tăng của Phật Học Viện Hải Đức, Nha Trang lại được nghe một lần. Ôn Từ Đàm tụng, Ôn Đổng Minh tụng, mà âm thanh đó, đi sâu vào lòng người. Xông ướp vào lòng người, cứ thế qua mấy mươi năm vẫn còn nhớ. Dáng dấp của Ôn Từ Đàm hiền từ, chậm rãi. Dáng dấp của Ôn Đổng Minh đường bệ, oai nghiêm. Nghe lời quí Ôn tụng mà thấm thía làm sao những lời Phật dạy: "Các con hãy lấy Giới luật làm Thầy." Hay "Giới luật còn, Phật pháp còn".

Bây giờ đọc lại Duyên Khởi - Luật Tứ Phần, chúng ta thấy hình ảnh một Thánh đệ tử cúi đầu đảnh lễ đức Phật. Đảnh lễ Giáo pháp. Đảnh lễ chúng Tăng. Trùng tuyên lại Giới luật để cho Chánh pháp được trường tồn. Thì ra Giới luật là mạng mạch của Tăng già. Là tuổi thọ của Phật pháp. Chúng ta nghe: "Tì ni tạng trụ Phật pháp diệc trụ". Ngày nào Giới luật còn được gìn giữ nghiêm minh thì ngày đó Phật pháp còn hiện hữu với đời một cách vững mạnh - Chánh pháp trường tồn. Hay "Tì ni tạng giả, Phật pháp kỷ cương Tăng già mạng mạch giả." Giới luậtkỷ cương của Phật pháp, là mạng sống của Tăng già. Giới là như thế. Luật là như thế. Như thế, có nghĩa là nguồn sống tự nhiên. Sức sống tự nhiên trên thân thể của Tăng già, trên tinh thần của Phật pháp. Thân thể Tăng già không được trang bị bằng Giới luậtthân thể Tăng già chết, không còn ý nghĩa của Tăng. Tinh thần Phật pháp không có Giới luật thì chẳng có thể gọi là tinh thần Phật pháp như lời Phật dạy.

Do vậy, dù bất cứ thế hệ Tăng nào, thời đức Phật còn tại thế hay cho đến hôm nay, Giới luật vẫn giữ một vị thế tối tôn, trọng yếu. Chúng ta nghe phần Tự Ngôn, Luật Tứ Phần quyển 1, Hòa Thượng Thích Nguyên Chứng viết: "Hòa Thượng (chỉ Ôn Đổng Minh, lời chú của người viết) là một số rất ít trong các Tỳ kheo trì luật của Tăng già Việt Nam kể từ khi Phật giáo được trùng hưng, Tăng thể được chấn chỉnh và khôi phục. Thế hệ thứ nhất trong phả hệ truyền thừa Luật tạng của Tăng già Việt Nam. Thời trùng hưng hiện đại bao gồm bóng mờ của nhiều bậc Thượng Tôn Trưởng lão, uy nghi đĩnh đạc nhưng khó hình dung rõ nét đối với các thế hệ tiếp bước theo sau. Các Ngài xứng đáng là bậc long tượng trong chốn tòng lâm, mà đời sống phạm hạnh nghiêm túc, phản chiếu giới đức sáng ngời, tịnh như băng tuyết, mãi mãi ghi dấu trên các nẻo đường hành cước, tham phương, hoằng truyền Chánh pháp."

Thế hệ của cha ông, Thầy Tổ có một đời sống tu hành, phạm hạnh, tịnh như băng tuyết, chính đó là đời sống hướng thượng, đời sống của những bậc Thánh xuất trần, ly dục tịch tịnh. Đời sống ấy là nhân tố, yếu tính làm hưng long Tam Bảo, Phật pháp hoằng viễn.

Từ cuộc sống tịnh như băng tuyết, vững chắc như lõi cây trong chốn rừng Thiền đó là hình dung đời sống của các thế hệ kế thừa, hàng hậu học có tìm ra được những bậc long tượng, kỳ vĩ để chống đỡ ngôi nhà Phật pháp. Bởi vì, đời sống của hàng Tăng già cách Phật lâu xa, bị mỏi mòn hương vị giải thoát, phai nhòa Pháp lạc, bị thế gian lôi cuốn, hâm hở vật dục, lợi danh mà quên đi con đường cao thượng của sự tu tập, lý tưởng của sự giải thoát, từ đó vong thân trong nếp sống đạo hạnh.

Đứng trước mối hiểm họa, tàn phá ngôi nhà tâm linh của những vật chất, danh tướng thế gian, Hòa Thượng cho chúng ta thấy: "Trước sự tàn phá của các giá trị đạo đức truyền thống càng lúc càng trầm trọng diễn ra khiến các cộng đồng xã hội đang mất dần tính tự chủ, dễ bị tha hóa theo những giá trị vật chất; những tín điều đạo đức tôn giáo mới càng lúc càng trở thành tiêu chuẩn cho văn minh tiến bộ theo hướng vật dụcnuôi dưỡng tinh thần cuồng tín và kỳ thị. Sự phá sản tinh thần không chỉ xảy ra trong một phạm vi xã hội, mà nó lan dần đến cả trong sinh hoạt Thiền Môn. Thanh quy của Thiền môn chỉ còn là một lớp vỏ, mà lại là lớp vỏ rách nát không đủ che đậy những dấu hiệu thoái hóa. Tăng già đang trên chiều hướng tục hóa có nguy cơ trở thành một cộng đồng ô hợp tồn tại chỉ vì quyền lợi vật chất thế gian. Trên những lối đi đầy gai gốc của rừng Thiền bấy giờ, vẫn luôn luôn ẩn hiện những dấu chân long tượng dấn bước tìm lại lối mòn cổ đạo, đồng thời thuận hướng với trào lưu lịch sử của đất nước và nhân loại. Đó là những bước đi tái khai phá, dò dẫn một cách thận trọng." (Luật Tứ Phần, quyển 1, Tự Ngôn, Tr viii - Thích Nguyên Chứng).

Từ những trào lưu phóng thể của thời đại có nguy cơ tác động làm di hại đời sống Tăng già. Chúng ta bình tâm đọc lại những lời Chư Phật dạy trong Giới luật để thấy lòng từ bi của Chư Phật đối với chúng ta. Chư Phật đã ân cần giảng dạy, chỉ bày cách hành xử với mọi người cho được tốt đẹp. Cách xây dựng đời sống thanh cao cho tự thân. Cách giữ gìn của hai đời sống tự thân và tha nhân được hoàn mỹ. Từ đó mà hướng thân lập mệnh trên con đường tu chứng, cứu mình, độ người qua biển trầm luân.

Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt - ngón tay chỉ mặt trăng, nương nơi đó, phương tiện nơi đó mà được rốt ráo, cứu cánh.

 

1. Đức Phật Tỳ Bà Thi dạy:

"Nhẫn nhục đệ nhất đạo

Phật thuyết vô vi tối

Xuất gia não tha nhơn

Bất danh vi sa môn."

Dịch: Hạnh nhẫn nhụccon đường bậc nhất

Đức Phật dạy: Niết bàntối thượng

Người xuất gia mà làm não hại kẻ khác

Thì chẳng xứng gọi là bậc sa môn.

 

2. Đức Phật Thi Khí dạy:

"Thí như minh nhãn nhơn

Năng tị hiểm ác đạo

Thế hữu thông minh nhơn

Năng viễn ly chư ác"

Dịch: Ví như người có đôi mắt sáng

Hay tránh khỏi các đường xấu hiểm

Bậc thông minhtrong đời

Hay tránh xa mọi điều xấu ác.

 

3. Đức Phật Tỳ Xá Phù dạy:

"Bất báng diệc bất tật

Đương phụng hành ư giới

Ẩm thực tri chỉ túc

Thường lạc tại không nhàn

Tâm định lạc tinh tấn

Thị danh chư Phật giáo."

Dịch: Không báng bổ, không có tật đố

Phụng hành trong các học giới

Ăn uống chỉ biết vừa đủ

Thường ưa ở chỗ nhàn tịnh

Tâm an tịnh, vui tinh cần

Ấy lời chư Phật dạy.

 

4. Đức Phật Câu Lưu Tôn dạy:

"Thí như phong thể hoa

Bất hoại sắc dự hương

Đản thủ kỳ vị khứ

Tỳ kheo nhập tụ nhiên

Bất vị lệ tha sự

Bất quán tác bất tác

Đản tự quán thân hành

Nhược chánh nhược bất chánh."

Dịch: Thí như ong hút mật hoa

Không làm hư sắc và hương

Chỉ hút mật rồi bay đi

Tỳ kheo đi vào xóm làng

Không chống trái việc làm của người

Có làm hay không làm

Chỉ xét hành vi của mình

Là chân chánh hay không chân chánh.

 

5. Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni dạy:

" Tâm mạc tác phóng dật

Thánh pháp đương cầu học

Như thị xã ái sầu

Tâm định nhập Niết Bàn."

Dịch: Đừng để tâm mình buông lung

Nên siêng năng học Thánh pháp

Như vậy là bỏ ái sầu

Tâm định tĩnh nhập Niết bàn.

 

6. Đức Phật Ca Diếp dạy:

"Nhất thiết ác bất tác

Đương phụng hành chư thiện

Tự tịnh kỳ chi ý

Thị danh chư Phật giáo"

Dịch: Tất cả các việc ác chớ làm

Nên làm tất cả các việc thiện

Tự lóng sạch tâm ý

Ấy là lời chư Phật dạy.

 

7. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy:

"Thiện hộ ư khẩu ngôn

Tự tịnh kỳ chi ý

Thân mạc tác chư ác

Thừa tam nghiệp đạo tịnh

Năng đắc Như Lai hành

Thị đại tiên nhân đạo"

Dịch: Khéo gìn giữ lời nói

Tâm ý được thanh tịnh

Thân không làm điều ác

Ba nghiệp được trong sạch

Thực hành tốt như vậy

Là Đạo của bậc Tiên nhân.

Ba ngày Tết đọc lời Phật dạy trong Giới kinh để nhớ lời của Ôn Trí Nghiêm giảng Luật nơi Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang: "Tui chỉ cần quí Thầy thanh tịnh cứ mỗi nửa tháng tới thôi." và lới của Ôn Đổng Minh - người được tán thán "Tịnh Như Băng Tuyết" nói: "Các Thầy học Luật là để thấy mình có tăng tiến trên con đường tu tập hay không, chứ không phải học Luật để có mặc cảm tội lỗi."

Ngoài kia, trước sân chùa, nhánh mai vàng tươi thắm đong đưa với gió xuân như tinh khôi tự thuở nào. Như hằng hữu tự thuở nào. Trên dòng thời gian sinh diệt, có nhánh mai vàng bất sanh bất diệt trên dòng thời gian sinh diệt, thiên lưu.

San Diego, ngày 5 tháng 1 năm 2013

Nguyên Siêu

 

Ngày Xuân Thắp Hương Tưởng Niệm

Nguyên Siêu

 

Ôn Già Lam

 

Trái tim Ôn nồng ấm

Nuôi lớn đàn con

Chọn người làm Phật

Phật đất. Phật đồng

Phật trong tự tánh

Tánh thiện, tánh lành

Tánh như hư không

Ôn dang đôi tay ôm tròn tuổi trẻ.

Tuổi già lụi tàn

Măng mọc đầu non

Ước mộng vuông tròn

Ôn về với Phật.

(PHV Hải Đức - Nha Trang 1973)

 

Đêm khuya Ôn lạy Phật

Từng lời, từng lời Kinh

Nuôi lớn đàn hậu sinh

Thành Tăng tài cho Đạo

Bước chân Ôn nhẹ dạo

Rạng rỡ ngọn Thiền quynh

Nghiêng mình, khuynh tâm

Một đời đền đáp

Công ơn nuôi dưỡng

Sáng tợ trăng rằm.

(Tu viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn - 1980)

 

Ôn Đổng Minh

 

Chống gậy Ôn qua triền núi

Đôi dép mòn ba tháng an cư

Con ốc nhỏ nằm bên bờ suối

Dõi nhìn theo dáng điệu hiền từ

Gập gềnh sỏi đá

Con đường chân như

Ôn đi một sớm phù hư

Ôn về cốc núi ẩn cư tu hành.

(Chùa Tỉnh Hội Nha Trang - 1971)

 

Ôn Trường San

 

Ôn như ánh trăng rằm

Dung nhan Ôn đẹp lạ

Giám sự một lòng thành

Qua bao nhiêu mùa hạ

Ve sầu kêu rĩ rã

Bát Nhã tát bà ha

Ngày tháng cứ trôi qua

Ôn là quả núi già

Kiên cốvững chãi

Độ người số hằng sa

Nhất niệm Di Đà

Ôn về với Phật.

 

(Giám sự PHV Hải Đức Nha Trang - 1970)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1308)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1431)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1331)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1405)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1386)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1284)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1341)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1350)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2037)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1384)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1410)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1279)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1538)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1378)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1240)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1207)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1396)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1129)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1116)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1173)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1313)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1333)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1103)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1220)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1157)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1299)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1285)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1422)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1528)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1269)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1390)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1428)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1342)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1672)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1315)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1318)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1351)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1222)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1354)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1474)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1534)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1697)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1563)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1458)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1235)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant