Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Ân Tình Khó Quên

28 Tháng Hai 201400:00(Xem: 10320)
Những Ân Tình Khó Quên

 

Những Ân Tình Khó Quên

 

Phương Quỳnh - Diệu Thiện

tường trình

 

 Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệtTây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.

 Sáng hôm sau, 16.02.2014, chúng tôi ăn mặc chỉnh tề để lên lễ Phật. Trong khung cảnh trang nghiêm của chánh điện với nhiều cành đào, mai chen lẫn những loại hoa khác muôn màu muôn vẻ tranh nhau khoe sắc rực rỡ cùng đủ loại trái cây dâng lên cúng Phật.

 Vào lúc 10 giờ 30, sau ba hồi chuông trống bát nhã cung thỉnh Chư Tôn Đức, HT. Phương Trượng cùng với ĐĐ. Thích Hạnh Giới và chư Tăng Ni chùa Viên Giác đã bắt đầu khai kinh cho lễ Rằm Tháng Giêng.

 Hơn 500 Phật tử từ các nơi xa xôi như Hòa Lan, Đan Mạch, cũng như từ Leipzig, Zwickau và ở các tiểu bang khác trên nước Đức đã đến chùa bằng những chuyến xe Bus và nhiều phương tiện khác nhau.

nhung_an_tinh_kho_quen__1_-content 

Đông đảo Phật tử khắp nơi đến dự lễ Rằm Tháng Giêng

 Sau thời kinh cầu an, HT. Phương Trượng có một thời pháp ngắn giảng về ý nghĩa của ngày Rằm Tháng Giêng "Lễ quanh năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng". Hòa Thượng cũng có nhắc tinh thần bất bạo động của Thánh Gandhi, vị cha lành của dân tộc Ấn Độ đã kêu gọi nhân dân Ấn Độ đứng lên biểu tình chống lại chế độ thực dân Anh; kết quả Ấn Độ đã giành được độc lập từ năm 1947.

Cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi Trung Quốc xâm chiếm quê hương Tây Tạng, ngài phải đến tỵ nạn và lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ từ năm 1959. Ngài đã ủng hộ triệt để chính sách bất bạo động và hiện nay trong thân phận người tỵ nạn, ngài thường xuyên đi đến các quốc gia trên thế giới để kêu gọi hòa bình và khi có thể ngài nói lên tiếng nói tự do giải phóng cho dân tộc Tây Tạng. Tương tự như vậy, Nelson Mandela trước khi trở thành Tổng Thống dân cử, ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apartheid) và là người đứng đầu phái vũ trang của đảng Đại Hội Dân Tộc Phi (ANC). Mandela đã trải qua 27 năm lao tù và sau khi được trả tự do vào năm 1990, ông đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến đến một nền dân chủ đa sắc tộc năm 1994. Trong nhiệm kỳ Tổng Thống của mình (1994-1999), Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Câu nói để đời của ông "… Sau khi ra tù rồi mà con người còn mang hận thù thì cũng giống như còn sống trong nhà tù". Qua đó, Hòa Thượng cũng nhắc nhở Phật tử luôn luôn hướng về quê hương đất nước, đời sống đồng bào ở quê nhà còn nhiều người nghèo đói khó khăn. Đời sống chúng ta ở hải ngoại đầy đủ no ấm, con cháu phần đông đã thành đạt. Vì thế bổn phận của ông bà cha mẹ phải biết nhắc nhở trao truyền cho con cháu ở thế hệ kế tiếp bằng mọi giá phải biết gìn giữ quê hương, đất liền, biển đảo và bản sắc giống dòng Lạc Việt. "Tiếng Việt còn thì nước Việt còn", qua 4000 ngàn năm lịch sử từ đời Hùng Vương cho đến nay, tổ tiên chúng ta đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ quê hương đất nước. Giặc nào cũng không sợ và kẻ thù nào từ phương Bắc cũng bị đánh tan. Lịch sử ngàn đời còn ghi chiến công hiễn hách của các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi… đã chiến thắng vẽ vang quân Tàu trên sông Bạch Đằng. 4 câu thơ "Nam Quốc Sơn Hà" sau đây của dũng tướng Lý Thường Kiệt còn âm vang mãi mãi:

 Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

 Sau đó, từ 12 giờ là buổi lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" do chùa Viên Giác vừa mới xuất bản vào đầu xuân Giáp Ngọ 2014. Hòa Thượng Phương Trượng giới thiệu Chủ Bút Báo Viên Giác, đạo hữu Nguyên Trí Phù Vân, đã liên tục đóng góp cho tờ báo suốt 30 năm dài. Ông Chủ Bút, với bộ áo dài khăn đóng chữ thọ màu xanh, đúng theo lễ nghi truyền thống của Việt Nam trong những ngày xuân; đã lần lượt giới thiệu 8 cây bút nữ lên trình diện chư Tăng Ni và quý đạo hữu Phật tử: Nguyên Hạnh HTD, Phương Quỳnh, Huỳnh Ngọc Nga, Hoa Lan, Trần Thị Nhật Hưng, Trần Thị Hương Cau, Song Thư TTH, Thi Thi Hồng Ngọc.

 nhung_an_tinh_kho_quen__2_-content

Trình diện 8 cây bút nữ trước đạo tràng

 Mỗi người mỗi vẻ, cả đạo tràng hôm đó ai nấy đều ngạc nhiên, vui cười, trầm trồ khen ngợi: "Sao hôm nay ai cũng đẹp lộng lẫy thế!". Thật ra không phải là 8 người đẹp, nhưng nhờ những chiếc áo dài thuần túy làm tăng thêm nét yêu kiều xinh xinh xắn của người phụ nữ Việt Nam. Đúng như lời người xưa thường nói: "Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân“. Cho dù chiếc áo đầm đẹp thế nào chăng nữa, mong rằng tất cả chị em phụ nữ chúng ta trong những ngày lễ nên mặc chiếc áo dài thuần túy với đôi tà áo thướt tha nói lên nét đẹp dịu dàng và vẻ đoan trang của người phụ nữ Việt.

 Tiếp đến là đại diện chị em 3 miền Trung, Nam, Bắc phát biểu ý kiến. Bà Nguyên Hạnh, người Huế lớn tuổi nhất, chúc Tết Chư Tôn Đức và quý vị Phật tử trong đạo tràng. Sau đó bà giới thiệu 2 cây bút mới trong cuốn "Những Cây Bút Nữ 2" là Phương Quỳnh và Song Thư. Cô Phương Quỳnh, đại diện cho miền Nam, chào mừng Hòa Thượngđạo tràng đồng thời giới thiệu cô Song Thư. Tiếp đến cô Phương Quỳnh nhường lời cho Hoa Lan giới thiệu từng tác giả trong tác phẩm với giọng Bắc Hà Nội thật rõ ràng và dí dỏm.

 Cầm cuốn sách trên tay, mặt trước là tranh màu thật đẹp của cây bút Hương Cau, mặt sau là ảnh màu in nổi của 8 tác giả theo vòng tròn của Bát Chánh Đạo, cô nói "Quý vị nào muốn biết chuyện tình có lối thoát thì đọc Hoa Lan; còn chuyện tình không lối thoát thi đọc Hương Cau. Quý vị nào thích đọc truyện Quỳnh Giao thì đọc Song Thư. Muốn tìm lại những kỷ niệm xưa của xứ Thần Kinh thì đọc Nguyên Hạnh. Muốn biết tình đời, nghĩa đạo thì đọc Phương Quỳnh. Muốn biết tình cha tha thiết thế nào thì đọc Trần Thị Nhật Hưng. Muốn biết tình yêu độc nhất "muôn đời" thì đọc Thi Thi Hồng Ngọc. Ai thích đọc truyện "liêu trai chí dị" thì đọc Huỳnh Ngọc Nga.

 Cuốn sách thật đẹp, chỉ 10 Euro, trong đó quý vị sẽ tìm thấy bóng dáng của mình trên từng trang sách. Hoa Lan còn hứa, sau khi đọc xong, nếu độc giả nào không vừa ý thì chúng tôi sẽ hoàn trả lại 10 Euro. Nhớ liên lạc về địa chỉ hoalan@vãngsanh.com. Cả đạo tràng đều cười vui vẻ và cho một tràng pháo tay thật lớn.

 nhung_an_tinh_kho_quen__3_-content

Chị em nhộn nhịp bán sách

 Vừa giới thiệu xong, đặc biệt có nữ đạo hữu Quảng Minh ở Hòa Lan đã sốt sắng mua ủng hộ liền 10 cuốn về tặng bạn bè vì trước đây 5 năm chị đã mua ủng hộ cuốn "Những Cây Bút Nữ 1". Được biết chị Quảng Minh với câu chuyện “Chiếc bánh của vị Bồ Tát"; nguyên vào năm 1985 vị Bồ Tát đó còn là Đại Đức rất trẻ đem 1.500 Mỹ Kim (lúc bấy giờ vị Bồ Tát đó còn rất nghèo) sang Hồng Kông để mua tặng thức ăn cho 3.000 người Việt tỵ nạn. "Một trái chuối cắt làm ba, một bánh đa nhúng nước để dễ cắt chia" trong buổi lễ được tổ chức tại sân banh đã làm cho chị Quảng Minh cảm động rơi lệ. Sau khi được định cư tại Hòa Lan suốt 30 năm chị vẫn âm thầm hộ trì Tam Bảo. Vị Bồ Tát đó bây giờ chính là Hòa Thượng Thích Như Điển.

 Để tưởng thưởng cho những cây bút nữ đã nhiều năm cộng tác với tờ báo Viên Giác mà không được nhận tiền… nhuận bút, viết "chùa" mà, nên Hòa Thượng đã ưu ái tặng cho từng người, nào là hồng bao, tác phẩm "Hương Lúa Chùa Quê" và DVD tuồng cải lương "Cuộc Đời Liên Hoa Hòa Thượng" do đạo hữu Giác Đạo Dương Kinh Thành chuyển thể tháng 12.2013 từ tác phẩm "Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng" của HT. Thích Như Điển đã được ấn hành từ tháng 12.2010.

 Tiếp đến Hòa Thượng Phương Trượng phát lộc ngày Rằm Tháng Giêng, gồm bao lì xì, tác phẩm mới "Hương Lúa Chùa Quê" của HT. Thích Bảo Lạc và HT. Thích Như Điển, bánh trái đào, các xâu chuổi đeo tay đủ màu sắc. Hòa Thượng cho biết, trong 3 ngày đầu Xuân, Hòa Thượng đã phát gần 9.000 bao lì xì và đến Rằm Tháng Giêng con số tăng lên gần 14.000. Như vậy chứng tỏ rất nhiều bà con lũ lượt về chùa Viên Giác lễ Phật và xin lộc đầu năm.

 Sau đó Hòa Thượng yêu cầu Phật tử xếp hàng đôi lần lượt đến nhận lộc xuân do chính Hòa Thượng phát. Trên nét mặt mọi người đều rạng rỡ niềm vui, đầu năm về chùa lễ Phật lại được HT. Phương Trượng đón tiếp, tặng quà.

 Sau khi nhận quà xong, quý đạo hữu nhộn nhịp đến vây quanh bàn phát hành sách, nhiệt tình mua ủng hộ, có người còn tặng thêm tiền cho tác giả. Số sách hôm đó được các đạo hữu chiếu cố mua ủng hộ đã vượt kỷ lục, trên 75 cuốn. Có một độc giả thắc mắc, trong phần giới thiệu cuốn sách, tình gì cũng có, sao không thấy nhắc đến tình yêu tổ quốc? Các Bút Nữ vội vàng giải thích, làm sao chúng tôi quên được tình yêu thiêng liêng đó. Anh mua về đọc sẽ nhận ra ngay!

 nhung_an_tinh_kho_quen__4_-content

Các cây bút nữ chụp hình lưu niệm với HT.Phương Trượng

 Buổi lễ chấm dứt, các Cây Bút Nữ lãnh phần ăn trưa bằng những Phiếu Ẩm Thực do chùa trao tặng. 

 Buổi chiều, trong buổi tiếp xúc riêng của 8 cây bút nữ với Hòa Thượng Phương Trượng, có sự hiện diện của hai nhân viên văn phòng là bà Lâm Yến Nga và ông Lương Hiền Sanh. Ông Chủ Bút, đại diện trao tặng quà của 8 chị em đến Hòa Thượng, sau đó cô Phương Quỳnh trao lại số tiền của 8 chị em đã lãnh phát hành mỗi người 20 cuốn "Những Cây Bút Nữ 2" cho chùa. Hòa Thượng yêu cầu báo cáo số sách đã phát hành trong lễ Rằm Tháng Giêng hôm nay. Số sách đã bán được là 75 cuốn. Hòa Thượng rất hoan hỷ về kết quả buổi ra mắt sách thành công mỹ mãn. Hòa Thượng tuyên bố, số tiền phát hành được các chị em hãy chia đều cho nhau, coi như là chùa góp phần vào chi phí in ấn của các chị em. Các chị em rất vui mừng cảm ơn lòng từ bi độ lượng của Hòa Thượng. Hòa Thượng cũng hỏi thăm tình hình phát hành sách tại các địa phương trong dịp Tết vừa qua. Hamburg, Müchen, Berlin - là 3 nơi đã về chùa nhận sách trước, và đã phát hành hơn 180 cuốn. Trong ngày họp mặt tại Hamburg, các chị em đã đồng ý san sẻ cho những chị em khác chưa nhận sách để thể hiện tinh thần tương thân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau… Trong dịp này Hòa Thượng có nhắc nhở các chị em dành thì giờ viết bài cho chủ đề "50 năm xuất giahành đạo của Hòa Thượng", tuy nhiên Hòa Thượng nhấn mạnh là chị em chỉ ghi lại những kỷ niệm và cảm niệm; chứ đừng ca tụng hay vinh danh cá nhân Hòa Thượng. Qua cuộc tiếp xúc chân tình này, chị em chúng tôi đã giải tỏa được nhiều ưu tư lắng đọng từ lâu. 

 Sau bữa ăn chiều trong phòng ăn của Chư Tăng Ni, Hòa Thượng Phương Trượng cho phép cả nhóm vào thăm thư phòng của Thầy. Phòng này vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, cũng là nơi kê một giường ngủ nhỏ đơn giản. Thế mà trước đây có tin đồn rằng phòng ngủ của Thầy tráng lệ như một vị vua. Một cô Bút Nữ trong nhóm đã vui cười ví von "giường ngủ của nhà con còn tốt hơn giường ngủ của Thầy nữa!". Hòa Thượng chỉ hiền hòa mỉm cười mà không trả lời.

 Chúng tôi yên lặng lắng nghe những lời bộc bạch chân thành của Thầy. Một người tu mà làm việc có tổ chức như một văn phòng lưu trữ hồ sơ tài liệu của chùa Viên Giác cũng như danh sách những Mạnh Thường Quân và những người đã ủng hộ trong việc xây chùa từ hơn 35 năm nay.

 nhung_an_tinh_kho_quen__5_-content

Chiếc "long sàn“ của HT.Phương Trượng là như thế đó!

 Hôm sau, HT. Phương Trượng lại đi Phật sự ở các địa phương khác; tuy nhiên các chị em cũng được thưởng thức đậu hủ chén đặc biệt của Sư Cô Hạnh Bình, trái cây của Sư Cô Hạnh Ngộ và Thông Chân.

nhung_an_tinh_kho_quen__6_-content

Thầy Hạnh Giới "bếp chính" nấu mì buổi sáng giã từ

 Sáng sớm ngày 18.02.2014 các chị em đều thức dậy sớm tụng thời kinh Lăng Nghiêm trước khi từ giã chùa Viên Giác để về trụ xứ. Đột nhiên được tin Đại Đức Thích Hạnh Giới đang đích thân nấu mì đãi cả nhóm ăn sáng. Vài chị em vội vàng vào bếp để phụ Thầy. Sau đó Thầy cũng đích thân lái xe, theo lịch trình xe lửa, để đưa hai nhóm ra nhà ga Hannover. Các chị em đều cảm thấy hạnh phúc và rất cảm động về sự thương quý và chăm sóc tận tình của Thầy Trụ Trì.

 nhung_an_tinh_kho_quen__7_-content

Thầy Hạnh Giới và nhóm thứ 2 tại sân ga Hannover

 Trước đây 5 năm chúng tôi đã có lần họp mặt tại Hamburg, lần này trước khi về chùa Viên Giác, nhóm chúng tôi cũng gặp lại nhau, dù chỉ vài ngày sống chung bên nhau, tâm tình chia xẻ những vui buồn trong cuộc sống và tập sống đời sống lục hòa để hiểu và thông cảm nhau hơn để cùng ôn lại chặng đường mà các chị em đã đi qua nhằm giúp đỡ, khuyến tấn nhau tu học hầu có thể đóng góp thêm chút gì cho văn học:

 Thân hòa đồng trụ

 Khẩu hòa vô tranh

 Ý hòa đồng duyệt

 Giới hòa đồng tu

 Kiến hòa đồng giải

 Lợi hòa đồng quân.

 nhung_an_tinh_kho_quen__8_-content

Đảnh lễ Sư Bà TN Diệu Tâm tại chùa Bảo Quang Hamburg

 nhung_an_tinh_kho_quen__1_-content

Họp mặt tại nhà Phương Quỳnh Hamburg

 Xin mượn 4 câu thơ của bà Tôn Nữ Hỷ Khương để tạm kết thúc bài tường trình này:

 Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

 Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

 Lợi danh như bóng mây chìm ni

 Chỉ có tình thương để lại đời.

 

 Hamburg, tháng 02.2014

Phương Quỳnh - Diệu Thiện

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13031)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13833)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11265)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11478)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9913)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11382)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9193)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9751)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9837)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
(Xem: 13805)
Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn…
(Xem: 9832)
Đâu hay tất cả đều là sự công bằng tuyệt đối khi ta soi vào nhân duyên nghiệp báo không chỉ ở kiếp này mà từ những kiếp quá khứvị lai được giải thích cặn kẽ trong kinh điển nhà Phật.
(Xem: 12914)
Vận nước như dây quấn, Trời Nam mở thái bình, Vô vi ở điện các, Chốn chốn dứt đao binh...
(Xem: 9914)
Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà)
(Xem: 10475)
"Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại..."
(Xem: 17246)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 9366)
"Từ lúc này cho đến hết ngày hôm nay, tôi sẽ đưa vào sự thực tập những gì tôi tin tưởng một cách tối đa như tôi có thể"...
(Xem: 10597)
Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn...
(Xem: 14277)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10017)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp...
(Xem: 11477)
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó."
(Xem: 9301)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 11413)
Đọc trong “Tưởng Niệm và Tri Ân,” người đọc sẽ thấy nhà thơ trẻ của chúng ta lúc nào, ở đâu và đối với bất cứ điều gì cũng nghĩ đến ân đức và tình nghĩa.
(Xem: 10889)
Bài phát biểu của của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL - MỸ
(Xem: 14612)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 10588)
John Stuart Mill: “Tôi đã học cách tìm hạnh phúc bằng cách giới hạn các ham muốn của mình hơn là nỗ lực để thỏa mãn chúng”
(Xem: 9408)
Có lẽ ngày nay nhân loại đã thực sự thức tỉnhnhận ra rằng, không ai có thể cứu rỗi được cho ai hết. Và sẽ không có một thiên đường nào ở ngày mai...
(Xem: 13479)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 9818)
“Người ngu thấy là ngọt, Khi ác chưa chín muồi; Ác nghiệp chín muồi rồi; Người ngu chịu khổ đau”.
(Xem: 14034)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 20346)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 10236)
Ta giao tiếp với bạn bè điều tối kỵ nhất là nói về lợi và đừng bao giờ dùng thủ thuật về lợi để mưu cầu.
(Xem: 8666)
Bệnh tật là một nỗi khổ căn bản của chúng sanh, sanh lão bệnh tử khổ. Hễ có thân thì có bệnh, mà đã bệnh tật đau yếu thì không ai muốn và chẳng vui chút nào.
(Xem: 9737)
Nghiệp là một thói quen được tích lũy từ ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng hành với chúng ta trong từng hơi thở, gắn bó thủy chung từ khi ta vừa lọt lòng mẹ cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay.
(Xem: 8797)
... những câu chuyện buồn và bất hạnh bao giờ cũng để lại những vết khắc sâu thẳm trong tim, khó mà nguôi ngoai dễ dàng.
(Xem: 11040)
Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận.
(Xem: 12560)
Phật tử, chúng ta cần phải nhận định rõ ràng, đức Phật không phải là một vị thần hay thượng đế để ban ơn, giáng họa cho bất cứ ai.
(Xem: 28110)
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây ra đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình...
(Xem: 10652)
Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những vòng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên giòng nước xanh.
(Xem: 9818)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đềgiác ngộ thành Phật.
(Xem: 11876)
Nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không nói lời từ biệt.
(Xem: 10447)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Đời Đạo.
(Xem: 8906)
Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào.
(Xem: 10566)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu.
(Xem: 9009)
Cuộc đời của đức Phật rất vĩ đại, vô vàn những điều hay, chúng ta không tài nào học hết được.
(Xem: 9976)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever.
(Xem: 9635)
Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có.
(Xem: 14075)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 16217)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 11837)
Hoan hỷ trong mùa Phật Đản đang về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắng không ai bằng.
(Xem: 9097)
Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant