Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cổ tích loài bướm

23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13847)
Cổ tích loài bướm
Cuối hè. Cuối mùa giao phối. Loài bướm cũng dành những ngày tồn tại cuối cùng để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng nhất trong đời chúng: sản sinh ra thế hệ tiếp nối.

Trước khi chết, những con bướm chúa khẩn trương đi tìm các cây dâu để đẻ trứng. Lá dâu cũng là nguồn thức ăn tự nhiên duy nhất nuôi con non sau khi chúng ra đời. Những quả trứng nhỏ bằng đầu mũi kim bám vào phiến lá, trắng như sữa và lóng lánh dưới ánh nắng hè như những viên ngọc quý được mài dũa bởi người thợ bậc nhất.

Trong những ngày kế tiếp các quả cầu nhỏ xíu ấy vẫn có vẻ như đang nằm yên bất động. Nhưng bên trong chúng thực ra lại đang diễn biến một quá trình thay đổi lớn lao. Dần dần vỏ trứng chuyển màu sang nâu, rồi đột nhiên có cái gì đó bắt đầu cựa quậy, cố gắng phá vỡ lớp vỏ trứng bên ngoài đang treo chúng trên cây, nhưng vô vọng.

Rồi cũng đến một ngày.

Từng quả trứng một nứt ra đem ánh nắng đến cho những sinh vật đã lớn dần lên trong chúng. Nhưng những cơ thể sống nhỏ xíu kia vẫn chưa hoàn toàn thoải mái. Chúng nhìn nhau chăm chăm, hoảng và sợ. Trông chúng mới đen đúa xấu xí làm sao!

Là ấu trùng, nên chúng đói khiếp. Sau khi chọc thủng lớp vỏ nhộng, chúng chui ra ngoài và lập tức thực hiện ngay mệnh lệnh của bản năng: ăn, ăn nhiều như có thể.
Nhưng trong lúc đang ngấu nghiến gặm lá dâu, lũ sâu trông thấy một đàn bướm tuyệt đẹp bay ngang qua. Khung trời phủ kín những cánh bướm nâu – da cam dập dờn dưới nắng. Một quang cảnh lộng lẫy huy hoàng. Những con sâu nhỏ lặng thinh ngước nhìn. Khi cúi xuống nhìn lại và ngầm so sánh với nhưng sinh vật đang bay trên cao kia, chúng trở nên vô cùng thiểu não. Chúng thấy thù ghét bản thân tới tận ruột gan. Vẻ đẹp trên kia mới đúng thực là báu vật trần gian.

Vào một đêm, sau khi đã chén lá cây mệt nghỉ, những con sâu đau khổ ngừng than vãn về số kiếp hẩm hiuthân hình gớm ghiếc của chúng rồi chìm vào giấc ngủ.

Duy còn lại một con trong số đó trông có vẻ rầu rĩ hơn tất cả những con khác bất giác nhỏ lệ rưng rưng.

“Trông chúng mình thật kinh tởm. Mình nghĩ là trên đời này không có thứ nào xấu xí như mình. Khi nhìn thấy những con bướm tuyệt đẹp bay trên cao, mình đã nghĩ thầm, chắc hẳn họ phải sung sướng lắm khi xinh đẹp như thế. Tất cả mọi sinh vật sẽ phải ganh tị với họ.”

“Đừng có khắt khe với cậu như thế!” - một giọng nói vang lên - “Được sinh ra trên đời là một điều may mắn. Cuộc sống là một quà tặng. Hãy biết ơn vì cậu đã được nhận món quà đó, và hãy cố gắng tận dụng từng khoảng khắc của cuộc đời, như thể đó là khoảnh khắc cuối cùng.”

“Cậu là ai thế?”

“Hãy nhìn lên trên cao ấy!”

Phía trên màn đêm đen là một quả cầu vàng được bao quanh bởi một quầng sáng đẹp lộng lẫy.

“Chào bạn sâu”, quả cầu nói, “tôi là Mặt Trăng. Tôi được chỉ định là luôn ở bên cạnh bạn và soi sáng đường cho bạn."

“Chào mặt trăng”, con sâu nói, “Bạn thật lộng lẫy, thật sáng, thật đẹp….”

“Sao trông bạn lại buồn thế?” - Mặt Trăng hỏi.

“À, hôm nay tôi đã nhìn thấy những con bướm tuyệt đẹp bay trên trời cao, và đến bây giờ, khi gặp bạn, tôi còn cảm thấy khủng khiếp hơn nhiều lần so với lần đầu khi nhìn thấy bộ dạng xấu xí của mình.”

Mặt Trăng mỉm cười: “Bạn sâu yêu quý, đừng để đôi mắt đánh lừa, bởi vẻ đẹp thực sự vẫn còn đang được giấu kín bên trong bạn. Bạn không nhận ra nó, nhưng rồi những điều kì diệu sẽ xảy ra, và khi đó bạn sẽ phải bất ngờ vì bước ngoặt kì diệu đó. Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng “Hãy tận hưởng cuộc sống chừng nào còn có thể, đừng phí thời gian đi tìm kiếm những thứ không bao giờ thuộc về mình. Hãy học để trở thành người bạn tốt nhất của bản thân. Hãy tự hào vì bạn là bạn, và hãy tận dụng từng ngày sống một, như thể sẽ chẳng bao giờ có ngày mai.”


Trong hai tuần sau đó con sâu ăn lá dâu không ngừng nghỉ cho đến khi nó nặng gấp hai ngàn lần trước kia. Nó lớn nhanh đến nỗi mà sau bốn hay năm ngày nó đã phải bỏ đi lớp vỏ cũ không còn thích hợp nữa.

Bây giờ con sâu nhỏ đã phổng phao y như đa số các chị em của nó. Nhưng thay vì trở nên xinh đẹp hơn, trông nó còn xấu xí hơn trước kia. Mặt Trăng nói thì thật dễ, ta phải tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống ư? Tận hưởng ấy à? Tận hưởng thế nào kia, khi mà ta không thể chịu đựng cái hình dạng ghê tởm này thêm nữa?

“Con sâu duy nhất mà cậu phải chiến đấu chính là cậu. Một cuộc chiến công bằng sẽ không hề có đâu.”

“Cậu đấy à? Mặt Trăng?”

“Ừ.”

“Con sâu ngẩng đầu lên, “Mặt Trăng, tại sao mình không thể trở nên đẹp như cậu? Cậu đem đến ánh sáng trong đêm đen, và thứ ánh sáng huy hoàng ấy khiến cho bất cứ kẻ nào cũng phải run lên vì ganh tị.”

“Thứ ánh sáng quý giá nhất mà mỗi người sở hữu là thứ ánh sáng phát ra từ bên trong, chứ không phải là thứ ánh sáng bên ngoài nhìn thấy được.” Mặt Trăng dịu xuống một chút, như thể nó cũng đang buồn. “Bạn sâu thân mến, ước mong của bạn sẽ sớm thành hiện thực thôi, nhưng rồi bạn sẽ nhận ra rằng vẻ đẹp đó cũng sẽ không đem đến cho bạn hạnh phúc đâu, bởi bạn chưa học được cách trân trọng những gì thuộc về bạn.”

Ngày hôm sau con sâu không được yên. Vỏ của nó bắt đầu cứng dần lên, và từ bên trong cơ thể báo hiện một sự thay đổi lớn. Sự biến thái kì diệu bắt đầu.

Con sâu bị thôi thúc phải tìm ngay một nơi an toàn trên cao trước khi da nó trở nên cứng không thể cử động nổi.

Khi đã tìm được một nơi ưng ý, con sâu đặt mình lên một đám lá dâu, xoay lưng xuống phía dưới và cong người lại theo hình chữ J. Nó lột xác lần cuối, thay cho lớp vỏ cũ là một lớp vỏ mới cứng cáp.

Hai tuần sau đó diễn ra những biến chuyển đáng ngạc nhiên trong cơ thể con búp bê bé nhỏ. Con sâu xấu xí chuyên gặm lá dâu cuối cùng cũng đã biến thái thành con bươm bướm xinh đẹp lộng lẫy chuyên hút mật.

Mặt Trăng bình thản dõi theo bước ngoặt vĩ đại đó. Nó nói với con bươm bướm:

“Bạn gái yêu quý của tôi, cuối cùng thì bạn cũng sẽ trở thành thứ mà tạo hoá đã sắp đặt sẵn cho bạn từ khi bạn sinh ra. Một phần lớn cuộc đời mình bạn dùng để căm ghét chính bản thân, trong khi đó lẽ ra bạn đã có thể tận hưởng nó, đơn giản chỉ bằng cách bạn bằng lòng là chính bạn. Ngày mai bạn sẽ là một sinh vật tuyệt đẹp. Bạn sẽ không còn muốn chối bỏ hay phủ nhận hình dung của bạn. Nhưng bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng, quãng thời gian bạn đã đánh mất quý giá biết chừng nào, cái giá bạn phải trả cho việc trở thành một con bướm lớn biết chừng nào. “


Sáng hôm sau con sâu thức dậy. Nó không thể tin được rằng cơ thể nó lại có sự biến chuyển lớn lao đến như thế. Nó xoè rộng đôi cánh màu nâu-da cam lộng lẫy và bắt đầu tập thích nghi với cơ thể mới. Một lúc sau, khi đôi cánh đã trở nên cứng cáp, nó cảm thấy đã đủ sức bay lên. Và nó bắt đầu bay. Chập chờn cánh bướm.

“Ta thật đẹp”, nó nghĩ.

Nhưng bấy giờ tiết trời đang thu, con bướm buộc phải bay về những vùng đất ấm áp hơn để tránh rét. Nó nhìn thấy hàng triệu con bướm khác, cũng đẹp y như nó. Chúng tập trung lại thành đàn cùng bay về phương nam. Đàn bướm quá đông đúc khiến cho con bướm cảm thấy lạc lõng. Vẻ đẹp của riêng nó chẳng có ý nghĩa gì nữa. Nó phải bay đi để sống sót.

Con bướm bay nhiều tuần lễ dài. Mệt mỏi, hao gầy. Giờ nó phải trú tạm dưới một cái cây để dưỡng sức. Xung quanh đó là hàng ngàn con bươm bướm khác đang chen lấn nhau bám vào những chùm nho. Chúng túm tụm lại, xoè rộng cánh ra tạo thành một hệ thống mái che chống chọi lại mưa và giá lạnh. Sức nặng của những chùm nho cũng giữ cho chúng không bị lơi ra và cuốn đi theo gió. Giữa đàn bướm, con bướm xinh đẹp mang một vẻ quyến rũ không tên, trơ trọi.

Vài ngày sau, một cơn gió lạnh từ phương bắc thổi tới cướp đi sinh mạng của những con đã đuối sức trong đàn, trong số đó có cả con bướm của chúng ta, con bướm cả đời chỉ biết thù ghét chính mình. Chỉ một số ít may mắn thoát chết, tụ họp lại và tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng ngay cả những con bướm này cũng sẽ không sống được lâu nữa, bởi cuộc đời của một con bướm chỉ kéo dài khoảng sáu tuần.


***
“Mẹ ơi, nhanh lên mẹ! Xem con tìm được cái gì này!”

Người mẹ chạy đến gầnnhận ra đôi tay nhỏ xíu của con trai đang nâng niu một con bướm chết.

“Đây là một con bướm chúa”, người mẹ nói với con.

“Nó chết rồi hả mẹ?”, cậu bé hỏi.

“Ừ, con ạ.”

“Nó không đẹp hả mẹ?”

“Ừ, không còn đẹp nữa con ạ” , bà mẹ đáp, “ ra đây đi con, chúng ta sẽ nhóm lửa. Hôm nay trăng tròn và đêm đẹp tuyệt diệu.”

Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2753)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2537)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2231)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2661)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2527)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2359)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2673)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2441)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3254)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2321)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2413)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2545)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2469)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2544)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2215)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2580)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3052)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2652)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2720)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 3002)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2565)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2603)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4104)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2776)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3069)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3318)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2291)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2502)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2803)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3004)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2871)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2612)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2637)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3191)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2595)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2272)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2391)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2479)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2598)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2692)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2750)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3271)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2559)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2133)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2601)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2055)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2820)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2908)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2943)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2723)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant