Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lá xa mùa

28 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 15423)
Lá xa mùa

image

Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm, chợt tình cờ nhìn thấy.

hình ảnh đó là tuyệt tác phẩm nghệ thuật.

hình ảnh đó long lanh sâu thẳm tâm linh.


hình ảnh đó là hài hòa tuyệt đối giữa mộng và thực, giữa đạo và đời, giữa mong manh và hùng tráng.


Tự thân đã diễm lệ như thế nên không mấy thiền sư, từ nhà Như Lai bước vào đời hoằng pháp mà không ghé qua cánh cửa thơ mộng của thi ca. Ở đó, hạc trắng vỗ cánh bay lên từng không, rơi rụng đôi vọng âm của làn sáo gió, thánh thót của hạt mưa bay, rạt rào của lớp sóng xô bờ. Ở đó, thiền sư quán công án giữa mênh mang trầm bổng thi ca, một lời thốt lên như hoa nở, tiếng mõ nhịp xuống như sương rơi, giòng chuông ngân dài như hồ biếc. Khi nào thiền là thơ? Khi nào thơ là thiền? Những câu như vầy, từ thi sỹ hay thiền sư:


Một con én, một đoạn đường lây lất


Một đêm dài nghe thác đổ trên cao


Ta bước vội qua dòng sông biền biệt


Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao …


Làm sao để tâm thế gian hạn hẹp phân luận được, khi thi sỹ đã đạt tới tuyệt đỉnh của thơ và thiền giả đã đạt tới không tịch của đạo?


Hãy thử một đêm dài nghe thác đổ trên cao, tìm hào khí ngất trời của người xuống núi với thanh gươm Bát Nhã.


Rồi đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao, thắp lên tình tự cực kỳ thơ mộng của thi nhân.


May ra chúng ta mới biết cám ơn hoa trái nhiệm mầu.


Đã nếm hương đạo vị diệu kỳ, ta sẽ an nhiên, dù đi giữa vô minh. Này nghe:


Bóng ma gọi tên người mỗi sáng


Từng ngày qua, từng tiếng vu vơ


Mưa xanh lên tóc huyền sương nặng


Trong giấc mơ lá dạt xa bờ …


Đó, nhẹ tênh! Tiếng ma gọi hay tiếng cai ngục điểm danh chẳng hơn gì tiếng vu vơ trời đất vì trong mỗi chúng ta đã có sẵn một ngôi nhà Phật tráng lệ, vững vàng. Thế nên, thiền sư tĩnh tọa rồi, lại mơ màng thi sỹ:


Người đứng mãi giữa lòng sông


nhuộm nắng


Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa


Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng


Nhưng về đâu, một chiếc lá xa mùa!


Trời hỡi! Âm thanhhình ảnh của “Lá xa mùa” tuyệt diệu quá! Lá xa mùa là lá đâm chồi quá sớm hay úa tàn quá trễ? Quá sớm cũng đã thấy đọt xanh; quá trễ cũng đã thấy nhuốm vàng, nhưng nhìn kỹ đi, chẳng phải lá ấy mùa xuân mới xanh, mùa thu mới vàng mà ngay khi lá nhuốm vàng đã đang dành lại nhựa sống cho mầm xanh; và lá xanh vươn lên, đem hoa trái cho đời rồi lại cùng với đất, vun bón cây cao. Có chiếc lá nào xa mùa đâu! Xanh hay vàng, lá vẫn ở cùng mùa đấy chứ vì TRONG SINH DIỆT VỐN SẴN MẦM BẤT DIỆT. Ấy vậy mà thi sỹ mơ màng đùa cợt để thiền sư thoáng mỉm nụ cười. Có phải nơi giòng thơ này, chúng ta đã thấy thiền sư và thi sỹ là một, nên ngôn ngữ thi ca và nguồn thiền mới hài hòa tuyệt kỷ đến thế!


Người yêu thơ chưa vơi rung cảm, người tọa thiền chưa xả phút tịnh-như, mà gió thơm đã bát ngát không gian, phả xuống tận đáy lòng giòng tự tại Bát Nhã:


Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng


Người mãi đi như nước chảy xa nguồn


Bến bờ lạ, chút tự tình với bóng


Mây lạc loài ôi tóc cũ ngàn năm.


Thời Phật còn tại thế, một lần, đang tĩnh tọa trong rừng lau, Ngài bỗng nghe những tiếng chân chạy rầm rập rồi, năm, bảy thanh niên xuất hiện. Người đi đầu hỏi Phật:


- Thưa sa môn, ngài ngồi đây lâu chưa? Có thấy một cô gái chạy qua đây không?


Phật hỏi:


- Chuyện gì thế?


Đám thanh niện tranh nhau nói về buổi du ngoạn mà họ tổ chức, có đem theo một vũ nữ để ca múa giúp vui, nhưng khi tiệc tan, thừa lúc họ mệt mỏi nằm nghỉ dưới gốc cây thì người vũ nữ kia đã lén lấy hết tiền bạc và bỏ trốn.


Nghe câu chuyện, Phật ôn tồn bảo:


- Thật sự lúc này các em cần tìm người vũ nữ hay cần tìm chính mình?


Đối với đám thanh niên con nhà giầu ấy, có lẽ chưa từng nghe ai hỏi câu hỏi lạ lùng vậy. Nhưng tự thể câu hỏi đầy trí tuệ đã thu hút họ ngồi xuống quanh Phật để rồi được nghe ngài nói về giá trị của phút giây hiện tại. Sau đó, một thanh niên đã rút ống sáo mang theo, thổi một bản nhạc để cám ơn bài pháp bất ngờ. Dứt tiếng, người thanh niên ấy nâng sáo lên, thưa Phật:

- Sa môn lắng nghe chăm chú lắm, sa môn có từng thổi sáo không?


Phật im lặng mỉm cười, nhận ống sáo. Ngước nhìn vạt nắng lung linh qua khe lá, ngài thong thả đưa sáo lên môi và bắt đầu thổi. Thoạt đầu chỉ là tiếng gió thoảng, rồi thông reo, rồi suối róc rách, rồi âm thanh rời rừng cây, vi vút trên đỉnh non, mênh mang qua đại dương, thong thả vuốt ve vườn thượng uyển thành Kapilavatthu năm nào, nơi công nương Yasodhara sai thị nữ đốt một đỉnh trầm hương thơm ngát và mời Thái Tử Siddhatta ngồi bên nàng, thổi sáo. Hương trầm ngát như thế, kỳ hoa dị thảo rực rỡ như thế, nhưng tiếng sáo vẫn nhẹ nhàng bay đi, bay cao, bay xa với tiếng gọi cực kỳ mầu nhiệm của tâm linh …. 


Đám thanh niên rúng động khi Đức Phật buông ống sáo xuống. Họ kinh ngạc nghe Đức Phật nói rằng khi còn là Thái Tử Siddhatta, ngài đã từng thổi sáo nhưng hơn bẩy năm khoác áo sa môn, ống sáo đã là vật quá khứ! Họ không thể tin rằng bẩy năm không tập dợt mà tiếng sáo còn tuyệt vời đến thế; nhưng sau khi xin thọ giới theo tăng đoàn tu học một thời gian, họ mới hiểu rằng, ta chỉ đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật khi tìm thấy chính mình.


Không còn gì hoài nghi để không tin rằng tác giả bài thơ “Mưa cao nguyên” đã tìm thấy chính mình. Cũng không phải chỉ mới bây giờ, mà như ông đã tìm thấy chính mình tự tiền thân, nên nhân gian đã có Thi sỹ Tuệ Sỹ; và chúng sanhThiền sư Thích Tuệ Sỹ.


Lành thay!

Theo: hoangphap.info

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9494)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8984)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9103)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9476)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9250)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8830)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10104)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10022)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9118)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10890)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9607)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9306)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10036)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11790)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12170)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9386)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11900)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9742)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9694)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11667)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17913)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8716)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9288)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 8960)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9432)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9927)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9230)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9070)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9001)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10920)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7914)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10225)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8807)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8887)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17854)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8128)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8633)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10787)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10112)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8479)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10632)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 8996)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8181)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9252)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9137)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9380)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9637)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7808)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9444)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8405)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant