Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Âm vang mùa hạ

05 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 14391)
Âm vang mùa hạ


Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa. Và rồi khi cơn mưa đầu mùa bất chợt đổ xuống, không gian nhẹ hẳn sau bao ngày nắng nóng khô hanh.

Trăng rằm tháng tư mênh mông một góc trời hư ảo. Ngày lễ Phật đản đã trở thành truyền thống tâm linh của những người con Phật. Một điểm hẹn không thể thiếu cho những ai mong muốn tìm lại chút dư hương cũ bên mái nhà xưa. Một biểu tượng của tình yêu thương bất tận, không ranh giới hận thù… đấu tranh khủng bố.

Âm vang mùa hạ đưa ta trở về nơi xứ Phật xa xôi. Nơi có khu vườn Lâm-tỳ-ni đậm chất huyền thoại tâm linh. Chính tại nơi này - hơn hai mươi lăm thế kỷ trước, khi đưa tay níu lấy cành hoa Vô ưu, Hoàng hậu Maya đã hạ sanh thái tử Tất-đạt-đa. Còn kia là dòng sông Ni-liên hiền hòa theo dòng chảy thời gian, nơi Thái tử đến tắm rửa sau khi thọ bát sữa từ cô gái chăn cừu. Trong đêm ấy, Phật thiền định dưới gốc cây Bồ-đề, bên khu rừng già, quán lý nhân duyên tứ đế, chứng ngộ pháp tối thượng thừa vô sanh bất diệt… Rồi thì khu vườn Nai hiện ra, vắng vẻ yên bình muôn thuở. Sau khi đắc đạo, Phật đã đến đây hóa duyên độ cho năm vị Thánh đệ tử đầu tiên. Từ đó, Phật và chư Thánh chúng bắt đầu con đường hoằng dương chánh pháp, đem giáo lý chơn thường, cứu độ chúng sanh trong chốn Vô thường sanh diệt

Con đường hoằng pháp của Phật là một cuộc hành trình dài không có điểm dừng và cũng không một nơi đến nhất định. Tất cả phát xuất từ tâm tưởng vị tha, tùy duyên tùy thuận. Dọc theo con sông Hằng huyền bí, trải qua chín tháng mùa khô, Phật cùng Tăng chúng, đi qua nhiều làng mạc phố phường, nhiều cánh đồng bất tận. Và khi ánh tà dương khuất bóng, đoàn Tăng lữ dừng chân bên một cánh rừng. Rừng núi về khuya, sương giăng lá đổ. Đoàn khất sĩ ngồi yên lặng dưới gốc cây trong tư thế kiết già. Bóng tối bao trùm. Không gian tĩnh mịch. Từng hơi thở vào ra nhịp nhàng sâu lắng. Không một tiếng khua động hay cựa mình rên rĩ. Giấc ngủ trong niềm tin ánh đạo hoàn toàn bứt ra khỏi chốn mộng mị mê tình…

Trời khuya. Ánh trăng vàng tỏa. Bên khu rừng, chư Tăng còn mải vui trong cảnh giới thiền định. Có vị vừa xả thiền nằm xuống nệm cỏ nghỉ lưng giây lát. Có vị đứng lên đi thiền hành dưới táng cây rậm rạp. Lại có vị ra khỏi thiền định, ngồi yên quán xét màn đêm thâm buốt. Sức sống mới tỏa lan. Lòng người thong thả ngắm trăng. Lúc này, hẳn có vị… hứng khởi ghi vào tâm trí vài câu thơ thiền ý vị. Đời tu sĩ sống hạnh viễn ly, thì hoa lá cỏ cây, bầu trời hay ánh trăng đều toát lên bao vẻ đẹp diệu mầu thâm thúy

Rồi mùa mưa đến. Nước ngập đồng. Ruộng đồng cây cỏ xanh tươi rạng rỡ. Mưa làm lắng dịu không gian và cũng làm cho môi trường sống bị biến đổi. Trên mặt đất, dưới những lùm cây, bướm bay rợp trời, sâu trùng ung dung bò qua lại như để hít thở bầu không khí trong lành sau cơn mưa. Đây quả là thời điểm tốt để chúng sinh sôi nẩy nở... Chúng côn trùng vẫn vô tư, mãi vô tư cả khi bước chân người vô tình dẫm đạp… Không ai nghe thấy tiếng kêu la giẫy giụa của những sanh linh bé nhỏ. Chỉ có Phật với tuệ giác vô thượng là thấu suốt tất cả. Thương chúng sanh bé nhỏ chịu cảnh đau đớn quằn quại, Phật nhập từ bi quan chú nguyện. Lòng từ ban trải. Cảnh khổ lụy trần gian cũng đôi phần vơi nhẹ…

Từ đó, Phật chế định ra pháp ankiết hạ cho Tăng chúng. Ba tháng hạ mưa nhiều, chúng Tăng chuyên tâm vào mục đích tu tập giải thoát tự thân. Không đi lại, không duyên theo trần cảnh thì cũng bớt đi điều hệ lụy và cũng không làm tổn hại đến bao chúng sanh trên đường. Mùa an cư, Tăng đoàn sống thanh tịnh hòa hợp trong giới luật. Giới luật tinh chuyên thì tâm định tĩnh. Tâm định thì phát huệ. Huệ sáng thì hạnh tu mới đạt thành. Hàng cư sĩ nhân đây đem vật thực đến Tinh xá cúng dường và nghe Phật thuyết pháp, vun bồi công đức, gieo nhân tuệ giác về sau…

Rằm tháng tư. Ngày Phật đản. Cũng bắt đầu vào mùa an cư kiết hạ. Với tinh thần nhập thế, người tu sĩ thời nay có tư tưởng thông thoáng cởi mở hơn trong việc tu việc đạo. Công tác Phật sự nhiều, bận rộn và hướng ngoại là điều tất yếu. Nhưng mùa an cư đến, Tăng chúng trụ về các Tu viện, Tinh xá đông đủ hơn lúc nào hết. Sắc áo nâu sòng, áo lam và áo vàng chung sống hòa hợp thanh tịnh dưới một ngôi trường hạ. Nội quy mỗi trường hạ có thay đổi ít nhiều, nhưng vẫn y theo giới luật của Phật chế ra từ hàng ngàn năm trước. Trường hạ là nơi để Tăng ni tụ về tu tập trong mùa hạ. Ngoại duyên không còn, tinh thần học đạo thâm sâu. Chư Tăngthời gian học hỏi kinh luật, trau dồi công đức. Hàng cư sĩ tại gia vui vì cảm nhận y đức nơi các vị Thiên Nhân Sư của mình. Họ đến chùa thường hơn để tụng kinh, làm công quả. Lòng trần thanh thản theo mỗi bước đi về.

Mùa hạ - những sứ giả Như Lai dẫu bôn ba khắp chốn vẫn không quên tìm về môi trường chơn tu thực học. Và tận đâu đó, nơi xứ Phật linh thiêng, dòng người mải không ngừng tìm tới. Người ta mong muốn một lần đi trên đất Phật, một lần nhìn thấy nơi Phật đã từng Đản sanh, Thành đạo, và nhập Niết-bàn. Nhiều hành giả du phương còn thể hiện niềm tin mãnh liệt qua pháp tu khổ hạnh “Tam bộ nhất bái” dưới sức nóng và cát bụi kinh trời. Cuộc hành hương về xứ Phật, cháy bỏng bao niềm tinlẽ sống đời người…

Lễ Vesak Tam hợp, ngày đại lễ Phật đản LHQ được cả thế giới tôn vinh và kính ngưỡng. Hàng tín đồ dù ở trời Âu hay xứ Á đều mong muốn được hội tụ sẻ chia trong tình thân ái. Một thế giới chung sống hòa bình trong ánh đạo từ bi bất diệt. Cảnh nhân gian Cực lạc nào có đâu xa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26941)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9982)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12835)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10930)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 10022)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10334)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11236)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9964)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10218)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9664)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10040)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8803)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8551)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10071)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 10026)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9452)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10597)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9132)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10519)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11319)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8515)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12643)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10162)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8458)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9687)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9523)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8147)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 10003)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9256)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13384)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9572)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8694)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10351)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8659)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8643)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14227)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10237)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8632)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11520)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11884)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8814)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8149)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9451)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10435)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8785)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8870)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16159)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9981)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11464)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10205)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant